Thực trạng kiến thức và hành vi về tai nạn thương tích của người dân xã Thị Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012

57 1K 5
Thực trạng kiến thức và hành vi về tai nạn thương tích của người dân xã Thị Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Tai nạn thương tích (TNTT) là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng trên toàn cầu. Hiện nay trên thế giới, tình hình tai nạn thương tích đang ngày là một vấn đề nan giải không chỉ riêng đối với các nước đang phát triển mà còn là cả vấn đề của mọi quốc gia, đòi hỏi toàn thế giới cần phải chung tay hành động để thực hiện công tác phòng chống TNTT. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hàng năm có khoảng 5 triệu người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến TNTT, chiếm tới 9% tỷ lệ tử vong toàn cầu. Phòng chống TNTT cũng được đề cập đến trong nhiều chương trình nghị sự cũng như mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới[13]. Tại Việt Nam, TNTT cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Mặc dù trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách, công tác về tuyên truyền, giám sát, đào tạo nhân lực, mô hình phòng chống TNTT …đạt được những kết quả nhất định nhưng tình hình TNTT vẫn rất phức tạp. Theo thống kê của ngành Y tế, trung bình hàng năm có đến 34.000 trường hợp tử vong do TNTT, chiếm 11-12% tổng số tử vong. Trong đó tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp mắc và tử vong. Đặc biệt nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc và tử vong khá cao là nhóm tuổi 15-19. Ngoài nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông thì còn có các nguyên nhân khác cũng rất quan trọng như: ngộ độc, bỏng, chết đuối, điện giật…[2]. Tuy vậy, thực trạng tử vong này chỉ là phần nổi của tảng băng gánh nặng bệnh tật do TNTT. Hàng năm vẫn có hàng nghìn người phải nhập viện, phải chịu hậu quả lâu dài về sức khỏe, tâm lý hay thậm chí là những khuyết tật suốt đời. Ngoài ra TNTT sẽ làm mất đi cơ hội việc làm cũng như tạo thu nhập và góp phần đẩyhọ vào cuộc sống đói nghèo. Đó không chỉ là gánh nặng của mỗi cá nhân, gia đình mà còn là gánh nặng của toàn thể cộng đồng, xã hội. Xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam là một xã bao gồm 8420 nhân khẩu, 1952 nóc nhà trải dài trên địa bàn 4km có quốc lộ 21A và sông Đáy đi qua. Đây là một xã trọng điểm của tỉnh, được chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và phát triển kinh tế. Trên địa bàn xã có trên 100 cơ sở kinh doanh ăn uống, có khu công nghiệp với trên 20 doanh nghiệp đang hoạt động khai thác đá. Cùng với chuyển mình mạnh về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện song việc nhận thức, hiểu biết về TNTT của người dân địa phương vẫn còn hạn chế. Tuy chính quyền và y tế địa phương đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm nâng cao kiến thức, hành vi của người dân để phòng chống TNTT nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Nhận thấy TNTT là một trong những vấn đề bức thiết, ưu tiên hàng đầu của xã, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức và hành vi về tai nạn thương tích của người dân xã Thị Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012” với các mục tiêu: 1.Mô tả thực trạng tai nạn thương tích của người dân tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012. 2.Mô tả thực trạng kiến thức và hành vi của người dân về tai nạn thương tích tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012.

. tả thực trạng tai nạn thương tích của người dân tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012. 2. Mô tả thực trạng kiến thức và hành vi của người dân về tai nạn thương tích tại xã Thi Sơn,. thiết, ưu tiên hàng đầu của xã, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Thực trạng kiến thức và hành vi về tai nạn thương tích của người dân xã Thị Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012 với các mục. H NI VIN O TO Y HC D PHềNG V Y T CễNG CNG B MễN DCH T HC *** MC NG TUN THựC TRạNG KIếN THứC Và HàNH VI Về TAI NạNTHƯƠNG TíCH CủA NGƯờI DÂN Xã THI SƠN HUYệN KIM BảNG, TỉNH Hà NAM NĂM 2012 KHểA

Ngày đăng: 07/03/2015, 21:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • CHƯƠNG 2

  • ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • CHƯƠNG 3

  • KẾT QUẢ

  • CHƯƠNG 4

  • BÀN LUẬN

  • KẾT LUẬN

  • KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan