Đa Truy Nhập Trong Mạng Di Động 4GLTE (có code)

62 1.2K 4
Đa Truy Nhập Trong Mạng Di Động 4GLTE (có code)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XX, thông tin di động được coi như là mộtthành tựu tiên tiến trong lĩnh vực thông tin viễn thông. Thành công của con người trong lĩnh vực thông tin di động không chỉ dừng lại trong việc mở rộng vùng phủ sóng phục vụ thuê bao ở khắp nơi trên toàn thế giới, mà các nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức nghiên cứu phát triển công nghệ di động đang nỗ lực hướng tới một hệ thống thông tin di động hoàn hảo, các dịch vụ đa dạng, chất lượng cao: điển hình như 3G, HSPA, 4G.Vào tháng 122007, hãng Nokia Siemens Networks đã công bố thử nghiệm thành công công nghệ LTE với tốc độ lên đến 173Mbits trong môi trường đô thị với nhiều thuê bao cùng lúc. Trên băng tần 2,6GHz với 20MHz băng thông, tốc độ này đã vượt xa tốc độ yêu cầu là 100Mbits. Cuộc gọi thoại đầu tiên giữa 2 điện thoại LTE đã được trình diễn vào Hội nghị Thế giới di động được tổ chức vào tháng 22008 tại Barcelona, Tây Ban Nha, mở đầu cho thời kỳ tiến lên hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4. Khác với 3G, giao tiếp vô tuyến trong LTE là một hệ thống mới hoàn toàn dựa trên OFDMA ở đường xuống và SCFDMA ở đường lên. Nhận thấy được tầm quan trọng của OFDMA và SCFDMA trong LTE em đã chọn đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu.Nội dung đề tài được chia làm 4 chương như sau :Chương 1: Lộ Trình Phát Triển Thông Tin Di Động 3G Lên 4G : Trình bày tổng quát hệ thống 3G, HSPA; đặc điểm, cấu trúc hệ thống LTE khi tiến lên 4G.Chương 2: OFDMA Trong LTE : Nội dung trình bày phương pháp đa truy nhập đường xuống dựa trên OFDM sử dụng trong hệ thống thông tin di động băng rộng thay thế cho CDMA.Chương 3: SCFDMA Trong LTE : Chương này trình bày phương pháp đa truy nhập đường lên sử dụng DFTSOFDM với tên gọi SCFDMA nhằm giảm PAPR so với OFDMA.Chương 4: Mô Phỏng Ứng Dụng OFDM Nhằm Cải Thiện Chất Lượng Trong LTE: Mô phỏng tín hiệu OFDM trong miền thời gian với phương pháp cắt biên độ nhằm giảm PAPR, đánh giá BER qua hai kênh truyền AWGN và Rayleigh Fading.Em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới thầy Nguyễn Tấn Nhân đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý giúp em hoàn thành đồ án này. Em cũng xin cảm ơn toàn thể các thầy cô Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Tp.HCM đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu trong thời gian em theo học tại trường.Do thời gian nghiên cứu ngắn, tài liệu tham khảo không nhiều và trình độ kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô cùng toàn thể các bạn

Ngày đăng: 05/03/2015, 11:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan