Nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư ở Vườn quốc gia Bạch Mã (TT)

24 587 2
Nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư ở Vườn quốc gia Bạch Mã (TT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Việt Nam là nước có tính đa dạng cao về ĐDSH, trong đó có các loài lưỡng cư. Những kết quả nghiên cứu cho đến nay đã xác định được khoảng 208 loài lưỡng cư, trong đó từ năm 1996 đến 2009, có 95 loài lưỡng cư mới được phát hiện (Nguyen et al. 2009). Từ sau năm 2009 đến nay, số lượng đã tăng thêm 31 loài. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào sự đa dạng, phân loại học của các cá thể trưởng thành. Những nghiên cứu về nòng nọc và quá trình biến thái của các loài lưỡng cư còn rất hạn chế. VQG Bạch Mã có toạ độ địa lý 16005' - 16016' vĩ độ Bắc và 107043' - 107054' kinh độ Đông. Đây là khu vực cuối của khu địa lý động vật Bắc Trung Bộ và dãy núi Bạch Mã - đèo Hải Vân được xem là ranh giới khí hậu hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát ở Bạch Mã đã được tiến hành bởi các tác giả trong và ngoài nước như Bourret (1927 - 1942), Ngô Đắc Chứng (1995), Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng (1999); Lê Vũ Khôi và cs. (2004), Hoàng Xuân Quang và cs. (2007, 2012). Hiện ghi nhận ở VQG Bạch Mã có tổng số 44 loài lưỡng cư. Về nòng nọc, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở khu vực này. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư ở Vườn quốc gia Bạch Mã”. 1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm đánh giá tính đa dạng nòng nọc các loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã, trên cơ sở đó cung cấp thông tin phục vụ cho công tác bảo tồn các loài lưỡng cư ở VQG này. Mục tiêu cụ thể của đề tài như sau: - Xác định nòng nọc các loài lưỡng cư ở KVNC; - Mô tả đặc điểm hình thái và phân loại nòng nọc các loài lưỡng cư; - Đặc điểm môi trường sống và phân bố của nòng nọc. 2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu sự đa dạng nòng nọc của các loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã. - Phân tích đặc điểm hình thái phân loại nòng nọc các loài lưỡng cư ở KVNC. - Mô tả đặc điểm các GĐ phát triển của nòng nọc loài Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis ở KVNC. Đây là loài bị đe dọa cấp toàn cầu ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2014) ở bậc VU (sẽ bị đe dọa). - Đặc điểm môi trường sống và phân bố của nòng nọc ở VQG Bạch Mã:  Phân tích các yếu tố môi trường sống của nòng nọc các loài.  Sự phân bố nòng nọc các loài theo độ cao ở KVNC. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Lần đầu tiên mô tả đặc điểm hình thái và các GĐ phát triển nòng nọc các loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã. - Cung cấp thông tin môi trường sống và phân bố của nòng nọc các loài lưỡng cư làm cơ sở cho việc quy hoạch bảo tồn. 4. Những đóng góp mới của đề tài - Mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu miệng và răng sừng của nòng nọc của 21 loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã. - Bổ sung cho danh sách lưỡng cư của VQG Bạch Mã thêm 3 loài dựa vào phân loại hình thái nòng nọc. - Đặc điểm các GĐ phát triển từ GĐ 25 đến GĐ 46 của nòng nọc loài Rhacophorus annamensis ở KVNC. - Xác định đặc điểm phân bố nòng nọc của 21 loài theo sinh cảnh nơi sống và độ cao của KVNC.

. phân bố của nòng nọc. 2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu sự đa dạng nòng nọc của các loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã. - Phân tích đặc điểm hình thái phân loại nòng nọc các loài lưỡng cư ở KVNC. -. cứu nòng nọc các loài lưỡng cư ở Vườn quốc gia Bạch Mã . 1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm đánh giá tính đa dạng nòng nọc các loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã, trên cơ sở đó cung cấp thông tin phục. kê sinh học. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đa dạng nòng nọc các loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã Bảng 3.1. Danh sách các loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã thu được nòng nọc TT Tên khoa học Tên phổ thông 1.

Ngày đăng: 05/03/2015, 09:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan