Lý luận của Lê nin về chủ nghĩatư bản nhà nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng lý luậnđó vào Việt Nam hiện nay

30 342 2
Lý luận của Lê nin về chủ nghĩatư bản nhà nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng lý luậnđó vào Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 01/03/2015, 08:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • “Lý luận của Lê -nin về chủ nghĩa

  • tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ

  • lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng lý luận

  • đó vào Việt Nam hiện nay.”

  • Theo Lênin, Chủ nghĩa tư bản nhà nước là hình thức kinh tế cao hơn so với sản xuất nhỏ. Việc sử dụng Chủ nghĩa tư bản nhà nước là cần thiết để phát triển lực lượng sản xuất. Vì khi sử dụng hình thức này nhà nước vô sản huy động được vốn, vật tư kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của các nhà tư bản và cuối cùng thay thế được Chủ nghĩa tư bản bằng Chủ nghĩa xã hội một cách êm thấm mà những người tư sản vẫn có thể chấp nhận được. Chính vì thế nền kinh tế Tư bản nhà nước ra đời là tất yếu khách quan và nó là cầu nối giữa nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa. Vấn đề này được thể hiện rất rõ trong lý luận của Lênin về Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện nước ta hiện nay việc vận dụng lý luận của Lê nin vào thực tiễn với những điều kiện, đặc thù riêng là rất cần thiết.

  • Lênin đánh giá cao Chủ nghĩa tư bản nhà nước và coi nó là một hình thức kinh tế quan trọng để đưa một nước tiểu nông kinh tế lạc hậu, kém phát triển quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, muốn vậy phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày nay, với xu thế hội nhập toàn cầu, cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão thì việc vận dụng Chủ nghĩa tư bản nhà nước đang là vấn đề cần được nghiên cứu một cách công phu, tỉ mỉ để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của đất nước ta.

  • 1.1. Lý luận của Lênin về Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội

  • 1.1.1. Thực trạng của nước Nga Xô Viết và bàn về thuế lương thực (năm 1918)

  • Thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội ở nước Nga theo Lênin, trong chế độ đó bất cứ ai cũng thừa nhận là có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của Chủ nghĩa Tư bản và Chủ nghĩa Xã hôi. Vậy rõ ràng trong tình hình này Chủ nghĩa Tư bản nhà nước về kinh tế cao hơn nhiều so với nền kinh tế hiện nay. Chủ nghĩa Tư bản nhà nước không có gì là đáng sợ đối với chính quyền Xô Viết vì nước Xô Viết là một nước mà trong đó chính quyền của công nhân và dân nghèo đã được bảo đảm.

  • Năm 1918-1920 diễn ra cuộc nội chiến ở Nga tình trạng kinh tế bị tàn phá nặng nề đã kìm hãm sự phục hồi của lực lượng sản xuất làm cho chính giai cấp vô sản hao tổn sức lực. Thêm vào đó, nạn mất mùa năm 1920 đã đẩy nền kinh tế Nga vào tình trạng suy thái nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng đó bắt buộc phải dùng những biện pháp cấp tốc, cấp thiết nhất để cải thiện đời sống nhân dân, không thể làm như vậy được nếu không có sự sửa đổi trong chính sách lương thực. Một trong những điều sửa đổi là thay thế chế độ trưng thu bằng thuế lương thực. Thực chất của việc thay thế đó là hình thức quá độ từ chế độ cộng sản thời chiến sang chế độ trao đổi sản phẩm Xã hội chủ nghĩa bình thường. Chính sự suy thoái nghiêm trọng đó đã là bước quá độ trở thành cần thiết và cấp bách vì thế không thể khôi phục được nhanh chóng nền đại công nghiệp. Chỉ có chính sách thuế lương thực mới phù hợp với những nhiệm vụ của giai cấp vô sản, mới có thể củng cố được cơ sở vật chất Chủ nghĩa xã hội và đưa Chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi hoàn toàn.

  • Vậy tại sao phải thay việc trưng thu bằng thuế lương thực? Vì việc trưng thu tỏ ra cực kỳ nặng nề và bất tiện cho người nông dân. Thuế lương thực thấp hơn sơ với việc trưng thu hai lần, người dân nào cũng biết rõ số thuế phải nộp. Do đó sẽ ít có tình trạng lộng quyền khi thu thuế, nông dân sẽ được hưởng thành quả của mình sau khi nộp thuế nên họ chăm lo sản xuất.

  • Như vậy, thuế lương thực giúp vào việc cải thiện nền kinh tế nông dân. Bây giờ nông dân sẽ bắt tay vào việc một cách yên tâm hăng hái hơn vì lợi ích của chính mình đó chính là điểm chủ yếu.

  • 1.1.2. Chính sách kinh tế mới và sự cần thiết sử dụng Chủ nghĩa Tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.

  • Như đã nói ở trên, việc thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ “cộng sản thời chiến” sang chính sách “kinh tế mới “.Có nghĩa là nông dân đã được tự do mua bán những nông sản thừa ngay sau khi đã nộp thuế, mà thuế lương thực chỉ chiếm một phần rất nhỏ các sản phẩm. Tức là “sau khi đã nộp đầy đủ thuế hiện vật, nông dân có quyền tự do trao đổi số lúa mì còn lại của anh ta”. Sự trao đổi mua bán được coi là”một hình thức mới của chủ nghĩa tư bản, là sự lập lại chủ nghĩa tư bản ở mức độ nào đó, là một thứ chủ nghĩa tư bản được giai cấp công nhân tự giác cho phép tồn tại và hạn chế. Lênin nhấn mạnh nhiều lần rằng nếu có kinh tế nhỏ, có tự do trao đổi là chủ nghĩa tư bản xuất hiện và phát triển, không thể nào tránh khỏi sự thật đó”. Như vậy, chủ nghĩa tư bản nhà nước nếu hiểu một cách ngắn gọn “là một thứ chủ nghĩa tư bản mà chúng ta có thể hạn chế, có thể quy định giới hạn, chủ nghĩa tư bản Nhà nước gắn liền với Nhà nước, mà Nhà nước chính là giai cấp công nhân, là bộ phận tiên tiến của công nhân, là đội tiên phong của chúng ta”.

  • Trong thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới( NEP) ở nước Nga Xô viết, Lênin đã chỉ rõ rằng việc khuyến khích tự do buôn bán trên cơ sở thừa nhận sự tồn tại của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trong một nước tiểu nông thì tính tự phát tiểu tư sản sẽ chiếm ưu thế. Theo đó sự phát triển của kinh tế tiếp theo tất yếu sẽ là sự phát triển Tư bản chủ nghĩa nhưng không thể ngăn cấm mà chính sách đúng đắn duy nhất là hướng sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản vào con đường Chủ nghĩa Tư bản nhà nước. Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến lớn để chiến thắng tình trạng vô chính phủ và là giải pháp hữu hiệu để tiến lên Chủ nghĩa xã hội bằng con đường chắc chắn nhất. Chủ nghĩa Tư bản nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho Chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào Chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử mà giữa nó và Chủn nghĩa xã hội không còn nấc thang nào nữa ở giữa.

  • 1.1.3. Chủ nghĩa tư bản nhà nước không đối chọi với Chủ nghĩa xã hội mà là giai cấp tiểu tư sản cộng với tư bản tư nhân cùng đấu tranh chống lại cả Chủ nghĩa Tư bản nhà nước và Chủ nghĩa xã hội.

  • Giai cấp tiểu tư sản chống lại bất cứ sự can thiệp, kiểm kê và kiểm soát nào của Nhà nước, dù là chủ nghĩa tư bản nhà nước hay chủ nghĩa xã hội nhà nước. “ Đó là sự thật không thể tranh cãi vào đâu được”, một sự thật mà không hiểu nó thì gây ra nhiều sai lầm về kinh tế.

  • Người tiểu tư sản tàng trữ một số ít tiền, vài nghìn rúp, tích luỹ được một cách “chính đánh” và nhất là một cách không chính đáng trong thời kỳ chiến tranh. Đấy là loại thành phần kinh tế tiêu biểu với tính cách là cơ sở của tệ đầu cơ và chủ nghĩa tư bản tư nhân. Người tiểu tư sản cất giữ vài nghìn rúp là kẻ thù của chủ nghĩa tư bản nhà nước, họ chỉ muốn dùng những khoản tiền ấy cho riêng họ thôi, chống lại dân nghèo, chống lại bất cứ sự kiểm soát chung nào của Nhà nước nhưng số tiền vài nghìn rúp ấy lại đem lại cơ sở hàng tỷ cho tệ đầu cơ đang phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta.

  • 1.1.4. Chủ nghĩa Tư bản nhà nước muốn phát triển đi lên và thúc đẩy sự tiến tới Chủ nghĩa xã hội đều phải thông qua con đường “sự kiểm kê và kiểm soát của toàn dân đối với xản xuất và phân phối sản phẩm”.

  • Lênin đã từng khẳng định vai trò to lớn của sự kiểm kê kiểm soát. Ở nước Nga Xô viết, chủ nghĩa tư bản tiểu tư sản chiếm ưu thế, từ Chủ nghĩa tư bản tiểu tư sản đi đến Chủ nghĩa tư bản nhà nước với quy mô lớn cũng như đi đến Chủ nghĩa xã hội, đều phải trải qua cùng một con đường, thông qua cùng một cái trạm chung gian, đó là “sự kiểm kê kiểm soát của toàn dân đối với sản xuất và phân phối sản phẩm”. Ai không hiểu điều ấy thì người đó sẽ mắc phải sai lầm không thể tha thứ được trên vấn đề kinh tế, hoặc là không biết tình hình thực tế, không nhìn thấy sự vật hiện có, không biết nhìn thẳng vào sự thật, hoặc là chỉ là sự hạn chế ở chỗ đem Chủ nghĩa Tư bản đối lập một cách trừu tượng với Chủ nghĩa xã hôi, chứ không nghiên cứu những hình thức cụ thể và các giai đoạn phát triển của thời kỳ quá độ ấy. Trong lúc ấy, ở nước Nga nếu không trải qua một cái gì chung cho Chủ nghĩa Tư bản nhà nước và Chủ nghĩa xã hội (sự kiểm kê, kiểm soát của toàn dân) thì không thể vượt khỏi tình trạng kinh tế thời đó. Cho nên, họ dọa người và dọa mình bằng câu “tiến hoá về phía Chủ nghĩa Tư bản nhà nước” là một điều hoàn toàn phi lý về lý luận. Cái đó thực ra có nghĩa là suy nghĩ “thoát ly khỏi” con đường thực tế của “tiến hoá”, không hiểu con đường ấy trong thực tiễn, như vậy chẳng khác gì kéo lùi về phía Chủ nghĩa tư sản tiểu tư hữu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan