PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THẺ CỦA VIETCOMBANK

87 4.2K 54
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC   MARKETING   –   MIX   ĐỐI   VỚI   SẢN   PHẨM   THẺ   CỦA VIETCOMBANK

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: Tổng quan ngành ngân hàng Việt Nam 5 1.1.Quy mô ngành 5 1.2.Diễn biến ngành ngân hàng Q2.2012 8 1.3.Triển vọng ngành ngân hàng Q3.2012 11 CHƯƠNG 2: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 14 1.4.Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 14 1.5.Tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh của Ngân hàng VCB 15 1.5.1.Tầm nhìn chiến lược 15 1.5.2.Sứ mạng kinh doanh của VCB 15 1.6.Ngành nghề kinh doanh của VCB : 16 1.6.1.Hoạt động chính là dịch vụ tài chính: 16 1.6.2.Hoạt động phi tài chính: 16 1.7.Các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) của VCB : 16 1.7.1.Huy động vốn: 16 1.7.2.Hoạt động tín dụng 17 1.7.3.Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 17 1.7.4.Các hoạt động khác 17 1.8.1.Ngân hàng ACB: 18 2.5.2.Ngân hàng HSBC: 21 2.5.3.Sản phẩm thẻ của Vietcombank 22 2.6. Vị thế cạnh tranh của Vietcombank 26 1 CHƯƠNG 3: Phân tích hoạt động marketing – mix của ngân hàng Vietcombank 30 1.9.Danh mục sản phẩm 30 1.10.Chiến lược sản phẩm và giá 31 1.10.1.Thẻ ghi nợ nội địa 31 1.10.2.Thẻ ghi nợ Quốc tế : 34 1.10.3.Thẻ ghi tín dụng quốc tế: 39 1.11.Chiến lược phân phối 57 1.11.1.Hệ thống phân phối ATM 57 1.11.2.Điểm phân phối máy POS: 58 1.11.3.Văn phòng giao dịch của ngân hàng Vietcombank: 58 1.11.4.Ngân hàng liên kết: 59 1.12.Chiến lược chiêu thị 60 1.12.1.Khuyến mãi 60 1.12.2.Quảng cáo Ngân hàng Vietcombank 65 1.12.3.Chương trình PR của Vietcombank 74 1.12.4.Chào hàng cá nhân và marketing trực tiếp 77 CHƯƠNG 4: Đánh giá và đề xuất 81 1.13.Ma trận SWOT 81 1.14.Đánh giá 82 1.15.Đề xuất 83 KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xă hội thị trường ngành ngân hàng – tài chính của Việt Nam cũng phát triển sôi động. Các ngân hàng ngày càng thoả măn nhu cầu của khách hàng tốt hơn bằng nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Đi cùng với xu thế phát triển đó sự ra đời của hệ thống thẻ ATM đă mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng trong việc thanh toán cũng như quản lý các khoản chi tiêu của mình. Đầu thế kỉ 21 ngân hàng cho ra mắt hệ thống giao dịch tự động ATM và phát hành thẻ đa năng để góp mặt trong thị trường thẻ ATM của Việt Nam. Trong những năm tiếp theo còn đưa ra những chiến lược Marketing – Mix nhằm phát triển sản phẩm này. Đặc biệt những chiến lược nhằm ưu tiên cho sự phát triển cho cặp thẻ Đa năng và thẻ Tín dụng. với những chiến lược marketing sáng tạo, Vietcombank đã trở thành ngân hàng đứng đầu thị phần về sản phẩm thẻ. Để tìm hiểu những nỗ lực của Vietcombank để đạt được vị trí này, nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài: “PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THẺ CỦA VIETCOMBANK”. 2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài. Đưa ra những giải pháp Marketing – Mix phù hợp đối với thị trường TPHCM nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng Vietcombank. 3. Mục tiêu nghiên cứu • Tổng quan thị trường ngành ngân hàng tại TPHCM • Sơ lược tình hình hoạt động ngân hàng Vietcombank • Phân tích hoạt động marketing- mix của ngân hàng • Phân tích SWOT • Từ việc phân tích SWOT đề ra môt số biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing- mix của ngân hàng 4. Phạm vi nghiên cứu: Tại TP Hồ Chí Minh. 5. Đối tượng nghiên cứu: 3 • Tập trung vào khách hàng của sản phẩm thẻ ATM hiện nay tại TPHCM. • Các ngân hàng đang cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thẻ ATM. • Nghiên cứu những yếu tố thuộc môi trường Marketing ảnh hưởng đến hoạt động dinh doanh sản phẩm thẻ ATM. • Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank 6. Phương pháp thu thập thông tin Thông tin thứ cấp thu thập từ các nguồn: báo, tạp chí, mạng (web). 7. Kết cấu đề tài: gồm 4 chương Chương 1: Tổng quan ngành ngân hàng Việt Nam Chương 2: Tổng quan về ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chương 3: Chiến lược marketing – mix đối với sản phẩm thẻ của ngân hàng Vietcombank Chương 4: Đánh giá và đề xuất 4 CHƯƠNG 1: Tổng quan ngành ngân hàng Việt Nam 1.1. Quy mô ngành Nhiều ngân hàng với qui mô nhỏ và tín dụng tăng trưởng nóng: Tính đến cuối năm 2010, thị trường Việt Nam có 100 Ngân hàng và chi nhánh NH nước ngoài, bao gồm ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước, ngân hàng nước ngoài (NHNNg) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể, có 5 NHTM quốc doanh (bao gồm cả VCB và CTG), 37 NHTM cổ phần, 53 NH 100% vốn nước ngoài và chi nhánh NHNNg và 5 NH liên doanh. Trong đó, chỉ có 11/42 (26,2%) NHTM trong nước có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện có quá nhiều ngân hàng có qui mô nhỏ, xuất phát điểm là các NHTM nông thôn nhưng lại vươn ra hoạt động tại thành thị, do đó có tốc độ tăng trưởng tài sản và danh mục cho vay phát triển quá nóng. Kèm theo đó là hệ thống quản lý rủi ro và kỹ năng quản lý hoạt động ngân hàng còn tương đối kém, gây tác động không tốt đến sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Mạng lưới hoạt động: Không chỉ phát triển về số lượng, qui mô mạng lưới của các NHTM cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch (CN, PGD) và ATM của các NH còn khá chênh lệch nhau do chiến lược phát triển và đặc trưng của từng ngân hàng. Riêng 4 NHTMQD đã chiếm 35,7% tổng số lượng ATM của toàn hệ thống. VBARD giữ vai trò chủ đạo trong phát triển đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nên có mạng lưới hoạt động rộng khắp với 2.300 CN, PGD và 1.704 ATM trong năm 2010. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động ATM của Agribank chưa cao tương ứng với qui mô. Trong khi đó, các NH như VCB và Đông Á với thế mạnh là hoạt động thẻ cómạng lưới ATM lớn thứ 3 và 4 trong khi qui mô về CN, PGD thấp hơn nhiều. 5 Khối NHTMQD chiếm ưu thế về vốn và nhà nước vẫn nắm quyền chi phối tại một số NH đã cổ phần hóa: Các NHTMQD là các NH thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc đã được cổ phần hóa một phần nhưng chủ sở hữu chính vẫn là Nhà nước. Hầu hết các NH trong khối này đều có lợi thế về qui mô vốn, với tổng vốn điều lệ của 4 NH lớn tại 31/12/2010 là 64.037 tỷ đồng, dẫn đầu là VBARD với 21.042 tỷ đồng. Khách hàng truyền thống của khối này là các Tổng công ty nhà nước, tuy nhiên việc cho vay các DN quốc doanh tiềm tàng nguy cơ nợ xấu nhiều hơn so với các DN khác. Theo thống kê của NHNN, trong 2,5% nợ xấu toàn ngành của năm 2010, có tới 60% là nợ xấu của các DN quốc doanh. Thị phần tín dụng của khối này đã sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2005 – 2010 mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Riêng 4 NH quốc doanh là BIDV, Agribank (VBARD), Vietcombank (VCB) và Viettinbank (CTG) chiếm tới 48,3% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành trong năm 2010. Tính thêm NH Phát triển nhà ĐBSCL (MHB), tổng thị phần tín dụng của nhóm các NHTMQD là 49,3%. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với 74,2% tại thời điểm 2005. Thị phần huy động cũng sụt giảm từ 74,2% xuống 47,7% trong giai đoạn 2005 – 2010. Khối NHTMCP có hoạt động linh hoạt và dần chiếm lĩnh thị phần của khối NHTMQD: Các NHTMCP có cơ cấu cổ đông đa dạng hơn các NHTMQD, tập trung vào hoạt động cho vay các DN vừa và nhỏ và hoạt động ngân hàng bán lẻ. Thị phần của khối này tăng nhanh trong những năm gần đây do chiếm lĩnh được từ khối NHTMQD, chiếm 37,1% thị phần tín dụng của toàn ngành trong năm 2010 với tổng số vốn điều lệ lên tới 151.590 tỷ đồng. Tuy nhiên, qui mô của nhóm NH này vẫn nhỏ hơn nhiều so với các NHTM quốc doanh. Dẫn đầu vềvốn điều lệ trong nhóm này là Eximbank (EIB) với 10.560 tỷ đồng, theo sau đó là ACB với 9.377 tỷ đồng và Sacombank (STB) với 9.179 tỷ đồng. Một số NHTMCP khác 6 cũng có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng bao gồm NH Quân đội (MB), NH Kỹ thương (TCB), NH Hàng Hải Việt Nam (MSB) và NH Đông Nam Á (SEAB). Hầu hết các NHTMCP còn lại đều có vốn điều lệ quanh mức 2.000 - 3.000 tỷ đồng. Trong điều kiện lạm phát tăng cao của năm 2011, nhiều NH yếu về thanh khoản bắt buộc phải huy động bằng mọi giá để đảm bảo hoạt động, dẫn đến tình trạng chạy đua lãi suất như thời gian vừa qua. Khối NHNN & LD Khối NHTM CP Khối NHTM QDCÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK BÁO CÁO NGÀNH NGÂN HÀNG Khối NHNNg và liên doanh có những động thái tích cực nhằm thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam: Thế mạnh của khối NH này là mảng ngân hàng bán lẻ với chất lượng dịch vụ vượt trội và sản phẩm cung cấp đa dạng hơn so với các NHTM trong nước. Đây cũng là mảng thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển mà các NH trong nước chưa khai thác được. Trong thời gian vừa qua, các NH lớn như HSBC, Citibank (Citi), ANZ, Standard Chartered (S.C) và Deutsche Bank đều không ngừng mở rộng hoạt động của mình. Citi và S.C chính thức triển khai hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Hà Nội vào tháng 10/2010, trong khi HSBC khai trương 2 chi nhánh mới tại Đà Nẵng và Cần Thơ trong T9.2010. Một loạt các chi nhánh NHNN khác như Huanan, Chinatrust và Mizuho cũng tăng mạnh vốn được cấp vào thời điểm cuối năm 2010. Ngoài ra, một vài NHNNg vẫn đang nắm giữ cổ phần tại các NHTM trong nước.Thị phần của khối NHNNg và liên doanh không có nhiều biến động, đặc biệt là thị phần huy động do các NHNNg bị hạn chế về huy động vốn trên mức vốn được cấp. Thị phần huy động và cho vay của nhóm NH này trong 2010 lần lượt là 8,9% và 13,6%. Mặc dù bắt đầu từ năm 2011, hạn chế về huy động tiền gửi được xóa bỏ nhưng khối NH này sẽ cần một thời gian nhất định để có thể thay đổi miếng bánh thị phần do về tương quan qui mô mạng lưới của các NHNNg vẫn còn rất nhỏ so với các NHTM trong nước. 7 1.2. Diễn biến ngành ngân hàng Q2.2012 Trần lãi suất huy động giảm mạnh. Lãi suất cho vay kỳ vọng tiếp tục giảm xuống dưới 15%. Trần lãi suất huy động giảm mạnh 4% trong Q2 và có khả năng ổn định đến cuối năm. Lãi suất cho vay đang tiệm cận dần tới mức kỳ vọng của doanh nghiệp. Cùng với đà giảm của lãi suất huy động, lãi suất cho vay cũng được các ngân hàng giảm mạnh từ mức 20% -22%/năm vào cuối Q1 xuống mức 14% - 17%/năm vào cuối Q2. Có thể thấy, lãi suất cho vay đang tiệm cận dần với mức chấp nhận được của doanh nghiệp (14% - 15%). Tuy nhiên, đây chỉ là mức lãi suất dành cho các khoản cho vay mới, trong khi các khoản vay cũng vẫn phải chịu mức lãi suất cao hơn tương đối nhiều. Nhằm tháo gỡ khó khăn này, Thống đốc NHNN đã yêu cầu các NHTM giảm lãi suất các khoản vay cũ xuống 15% từ ngày 15/07/2012. Tín dụng được cải thiện trong Q2 Tín dụng tăng trưởng dương 0,76% trong 6T2012. Tuy nhiên hoạt động cho vay chủ yếu tập trung ở một số ngân hàng lớn, chưa được cải thiện đồng đều trên toàn hệ thống. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định nhưng dòng tiền vẫn quanh quẩn trong hệ thống và chưa đến được với doanh nghiệp 8 Sự sôi động của thị trường trái phiếu, tín phiếu với tỷ trọng tham gia cao của các ngân hàng cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng tương đối dồi dào. (1) Trên thị trường trái phiếu, tổng lượng trái phiếu Kho bạc Nhà nước và Chính phủ bảo lãnh phát hành trên thị trường sơ cấp đạt 87,464 nghìn tỷ đồng (+22% y- o-y). 67,8% tổng số TPCP được mua bởi các NHTM trong nước. Trên thị trường thứ cấp, tổng giao dịch trái phiếu lên tới 71,112 nghìn tỷ đồng, tăng 2,07 lần so với cùng kỳ năm trước. (2) Thị trường tín phiếu sau một thời gian dài chỉ có tín phiếu Kho bạc Nhà nước được phát hành (giá trị 7.371 tỷ đồng với kỳ hạn 1 năm trong 6T2012), kể từ cuối Q1, NHNN cũng đã phát hành tín phiếu với các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, và 6 tháng nhằm rút một lượng tiền lớn đã cung ra nền kinh tế để mua ngoại hối đưa vào dự trữ. (3) Thị trưởng mở với hoạt động bơm tiền qua nghiệp vụ thông thường có xu hướng giảm mạnh trong Q2. Sau khi một lượng tiền lớn được cung ra cho dịp Tết Nguyên đán, NHNN đã liên tục rút tiền về trên thị trường mở. Theo đó, số dư trên thị trường này đã giảm mạnh từ mức gần 80 nghìn tỷ đồng sau Tết xuống còn 1 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, việc tham gia nhiều vào thị trường trái phiếu của các ngân hàng hơn mức dùng cho quản trị thanh khoản cũng cho thấy dòng tiền vẫn quanh quẩn trong hệ thống ngân hàng, chưa đến được với các doanh nghiệp và do đó, không hỗ trợ được nhiều cho mức tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua. Tuy vậy, chúng tôi cho rằng tín dụng doanh nghiệp sẽ được mở rộng thêm khi lãi suất cho vay trong tương quan với rủi ro đã bắt đầu hấp dẫn hơn tỷ suất sinh lời trên thị trường trái phiếu Siết chặt hoạt động trên thị trường liên ngân hàng Ngày 18/06/2012, NHNN ban hành Thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ 1/9/2012.Một số điểm chính ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng được đề cập dưới đây: 9 (1) TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được gửi tiền, nhận tiền gửi (trừ tiền thanh toán) tại TCTD, chi nhánh NH nước ngoài khác. Quan hệ gửi và nhận tiền được chuyển sang vay và cho vay, kéo theo các NHTM giao dịch liên ngân hàng sẽ bị hạn chế một số quy định như tăng trích lập dự phòng rủi ro và phải có hợp đồng mua bán chứ không dựa trên uy tín như trước đây. (2) Các TCTD muốn được giao dịch liên ngân hàng phải không có các khoản nợ quá hạn đối với các giao dịch từ 10 ngày trở lên tại thời điểm thực hiện giao dịch (đối với bên đi vay). Quy định này nhằm hạn chế tình trạng nợ xấu xảy ra trên thị trường liên ngân hàng như trong thời gian gần đây. Theo đó, việc thực hiện Thông tư 21 sẽ giúp thị trường liên NH đi vào quy củ, hoạt động lành mạnh, an toàn hơn. (3) Các TCTD phải thực hiện phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý các khoản vay theo quy định. Điều này có thể làm tăng chi phí đối với các NHTM. Nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể phải trích lập dự phòng bao nhiêu, nên chưa thể xác định được mức ảnh hưởng đối với NHTM. Nợ xấu tăng mạnh trong Q2 nhưng các biện pháp giải quyết không có tiến triển mới. Nợ xấu toàn hệ thống đạt 8,6% vào cuối tháng 4. Việc thành lâp công ty mua bán nợ xấu sẽ không thể xảy ra trong thời gian ngắn. Một loạt các con số về nợ xấu được công bố trong Q2, trong đó 2 con số gần đây nhất là 4,47% tại 31/05/2012 (tương đương hơn 117.000 tỷ đồng) theo báo cáo của các TCTD và 8,6% tại 31/03/2012 (tương đương hơn 202.000 tỷ đồng) theo kết quả giám sát của cơ quan thanh tra NHNN NHNN công bố một loạt thông tin quan trọng. Tổng dư nợ cho vay đạt 2.617.320 tỷ đồng tính đến 30/042012. Cho vay xây dựng và bất động sản chiếm 14,74%. Tổng tài sản của toàn hệ thống là 4.868.650 tỷ đồng, trong đó khối NHTMQD chiếm 39,8% và NHTMCP chiếm 45,4%. Tỷ lệ CAR đạt 14,55% với mức cao nhất thuộc về khối NHLD (32,54%). Tổng tín dụng đối với nền kinh tế đạt 2.617.320 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cho vay lĩnh vực xây dựng và bất động sản chiếm 14,74%. 10 [...]... Vietcombank Danh mục sản phẩm 30 1.10 Chiến lược sản phẩm và giá 1.10.1 .Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ Vietcombank Connect24 Thẻ Vietcombank Connect24 chính thức được phát hành tháng 04.2002 và qua 7 năm phát hành, NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã đạt được gần 4 triệu thẻ Thẻ Vietcombank Connect24 là sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên góp phần to lớn trong việc thay đổi nhận thức của đại bộ phận dân chúng về sử... giao dịch - Chuyển khoản 1.10.2 .Thẻ ghi nợ Quốc tế : - Thẻ ghi nợ Quốc tế Vietcombank MasterCard – thẻ phong cách Thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank Mastercard là loại thẻ liên kết với thương hiệu thẻ quốc tế Mastercard, 34 thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank Mastercard ra mắt với chức năng chính để kết nối khả năng thanh toán của người Việt ra toàn thế giới, đó là các thẻ tín dụng với việc chấp nhận thanh toán... Vietcombank Connect24 Trung bình 2 Thẻ Vietcombank SG24 Tháng 4/2002 Năm 2006 B Thẻ ghi nợ quốc tế Thấp 3 Thẻ Vietcombank Connect24 Visa Năm 2007 4 Thẻ Vietcombank Mastercard Năm 1996 C Thẻ tín dụng quốc tế 5 Thẻ Vietcombank Visa Năm 1997 6 Thẻ Vietcombank MasterCard Cội Nguồn Năm 2004 7 Thẻ Vietcombank American Express (truyền thống) Năm 2003 8 Thẻ Vietcombank Vietnam Airlines American Express... sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của Quý khách trong và ngoài nước BIỂU PHÍ PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG THẺ VIETCOMBANK CONNECT24 Loại phí Mức phí Phí phát hành thẻ thông thường (thẻ 50.000 VNĐ /thẻ chính ,thẻ phụ) 33 Phí phát hành nhanh (chưa bao gồm phí 50.000 VNĐ /thẻ phát hành/phát hành lại thẻ) Phí phát hành lại/thay thế thẻ 50.000 VNĐ/lần /thẻ Phí cấp lại PIN 10.000 VNĐ/lần /thẻ Phí đòi bồi hoàn 50.000 VNĐ/giao... trí của công ty trên ma trận GE, xác định phương án chiến lược cho công ty Ngân hàng Vietcombank có vị trí là (3.7; 3.4) trên ma trận GE thì đây là vị thế cạnh tranh mạnh và ngành kinh doanh có mức hấp dẫn trung bình nên phương án thích hợp là doanh nghiệp nên đầu tư có chọn lọc nhằm mục đích để tăng trưởng CHƯƠNG 3: 1.9 Phân tích hoạt động marketing – mix của ngân hàng Vietcombank Danh mục sản phẩm. .. hành (thẻ chính, thẻ phụ) Dịch vụ phát hành nhanh (chưa bao gồm phí phát hành /gia hạn/phát hành lại thẻ) Phí gia hạn thẻ/ phát hành lại thẻ Phí cấp lại PIN Phí duy trì tài khoản thẻ Phí chuyển đổi ngoại tệ 50.000 VNĐ /thẻ 50.000VNĐ /thẻ 50.000VNĐ/lần /thẻ 10.000 VNĐ/lần /thẻ 5.000 VNĐ/tháng/ thẻ 2% giá trị giao dịch 35 thống Phí đòi bồi hoàn Phí cung cấp bản sao hóa đơn giao dịch: - Tại ĐVCNT của Vietcombank. .. 9.000 tỷ USD, tổng tài sản thế giới và được dự báo sẽ tăng nhiều hơn nữa Phân khúc khách hàng cao cấp tại khu vực châu Á có tốc độ tăng trưởng gộp hằng năm là 12%, cao gấp ba lần tỷ lệ ở thị trường phương Tây 2.5.3 .Sản phẩm thẻ của Vietcombank A Nhóm thẻ tín dụng 1 Thẻ ghi tín dụng quốc tế: thẻ vietcombank vietnam airlines platinum american express Giá: phí thường niên 800 000 VND 2 Thẻ bông sen vàng:... quả của cá nhân đóng góp – được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi Triết lý kinh doanh - An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế; - Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội; - Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank Slogan: Nâng giá trị cuộc sống Các nhóm sản phẩm thẻ: A Nhóm sản phẩm thẻ tin dụng 3.ACB Visa Platinum Thẻ Chip ACB Visa Platinum là thẻ. .. giá nhất Thẻ Vietcombank Connect24 là thẻ ghi nợ nội địa duy nhất trên thị trường hiện nay cho phép thanh toán trực tuyến – mua hàng trên các website liên kết với Vietcombank một cách nhanh chóng, an toàn và bảo mật thông tin bằng mật khẩu dùng một lần Hiện nay, thẻ ATM Connect 24 của Vietcombank đã được chấp nhận thanh toán trực tuyến trên các website kết nối với cổng thanh toán OnePAY Chủ thẻ Vietcombank. .. nhu cầu sử dụng thẻ, đáp ứng các điều kiện phát hành, sử dụng thẻ do Vietcombank và Pháp luật quy định - Đối với chủ thẻ chính phải đủ 18 tuổi trở lên - Có tài khoản mở tại Vietcombank Thủ tục phát hành Hoàn thiện hồ sơ phát hành thẻ bao gồm các giấy tờ sau: - Yêu cầu phát hành thẻ và hợp đồng sử dụng thẻ (Chi tiết ) - Bản sao Giấy chứng minh nhân dân /Hộ chiếu (mang theo bản chính để đối chiếu) - Giấy

Ngày đăng: 28/02/2015, 18:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: Tổng quan ngành ngân hàng Việt Nam

  • CHƯƠNG 2: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

  • CHƯƠNG 3: Phân tích hoạt động marketing – mix của ngân hàng Vietcombank

  • CHƯƠNG 4: Đánh giá và đề xuất  

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan