câu hỏi ôn tập marketing du lịch

10 5.8K 15
câu hỏi ôn tập  marketing du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1 Anh (Chị) hãy bình luận và phân tích câu nhận định sau: “Marketing du lịch vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật, đồng thời là một nghề”. Marketing là một ngành khoa học non trẻ bắt đầu được hình thành từ những năm 1900 và vẫn đang trong quá trình phát triển để ngày một hoàn thiện hơn nữa. Marketing du lịch là một chuyên ngành của Marketing và Du lịch, nó là sự áp dụng những lý thuyết của Marketing vào trong lĩnh vực du lịch. Marketing du lịch phát triển sau dựa trên nền tảng là những lý thuyết, khái niệm nguyên lýv.v…của Marketing nói chung nhưng phải có những điểm khác biệt phù hợp với lĩnh vực du lịch. Marketing du lịch là một khoa học vì: - Marketing du lich là tổng hợp hài hoà của hai ngành khoa học: khoa học Marketing và khoa học du lich. - Có quá trình lịch sử hình thành, nghiên cứu và phát triển. - Có đối tượng nghiên cứu rõ ràng và những phương pháp nghiên cứu. Marketing được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Kinh doanh hệ thống bán lẻ, ngân hàng, bảo hiểm, các công ty sản xuất hàng tiêu dùng…và du lịch. Lịch sử phát triển du lịch có từ rất lâu đời nhưng du l lịch chỉ thực sự bùng nổ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, đã đòi hỏi phải nghiên cứu Marketing ứng dụng vào du lịch một các tỉ mỉ có hệ thống. Sản phẩm của du lịch đa phần là dịch vụ nên có những đặc điểm khác biệt so với sản phẩm cụ thể hữu hình, các mối quan hệ trong kinh doanh cũng hết sức phong phú đa dạng. Nếu chỉ đơn thuần là ứng dụng những nguyên lý kiến thức Marketing nói chung vào kinh doanh du lịch thì không thể giải quyết hết những yêu cầu, vướng mắc. Bản thân những người nghiên cứu khoa học du lịch cũng đã nhìn thấy tầm quan trọng của ứng dụng Marketing, những người trực tiếp kinh doanh du lịch càng thấy được tầm quan trọng của Marketing. Chính vì thế đã hình thành nên Marketing du lịch là một ngành khoa học độc lập. Những nhà khoa học nghiên cứu Marketing thì quan tâm đến ứng dụng vào du lịch, những người nghiên cứu về Du lịch thì tìm hiểu để có thể áp dụng linh hoạt lý thuyết Marketing căn bản sao cho phù hợp nhất, từng phía nghiên cứu độc lập thì không thể cho một kết quả hoàn thiện nên cả hai phía phải kết hợp để cho ra đời một môn khoa học mới Marketing du lịch. Theo UWTO (Tổ chức du lịch quốc tế) đưa ra định nghĩa về Maketing du lịch như sau: “ Marketing du lịch là một triết lý quản trị, mà nhờ đó tổ chức du lịch nghiên cứu.dự đoán và lựa chọn dựa trên nhu cầu của du khách để từ đó đem sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp với mong muốn của thị trường mục tiêu, thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch đó.” Marketing du lịch vẫn đang tiếp tục được các nhà khoa học nghiên cứu phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển lớn mạnh của kinh tế du lịch. Lịch sử phát triển của Marketing du lịch của Việt Nam còn rất non trẻ và đi sau thế giới rất nhiều. Từ những năm 80, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã thành lập khoa Marketing - Du lịch là nơi đầu tiên đào tạo chuyên ngành kinh tế du lich. Những cử nhân đầu tiên về du lịch được đào tạo tại Việt Nam không phải là những cử nhân du lịch học mà là những cử nhân Marketing-Du lịch. Điều đó đã tạo những tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của Marketing du lịch và giúp những người kinh doanh trong ngành du lịch rất nhiều. Marketing du lịch là một nghệ thuật thể hiện rõ nhất trong sự ứng dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những lý thuyết, nguyên lý của nó trong hoạt động du lịch. Ứng dụng Marketing rất sâu rộng trong hoạt động du lịch, mỗi quốc gia có hoạt động Marketing riêng, mỗi vùng mỗi địa phương, công ty du lịch từ lớn đến nhỏ đều có chiến lược Marketing riêng, mang những dấu ấn sáng tạo. Lý thuyết là những cái cố định khô cứng trong khi đó sự ứng dụng của nó thì muôn hình muôn vẻ. Từng người lại có những cách riêng của mình để ứng dụng Marketing trong công việc kinh doanh. Tất cả các công ty đều có bộ phận Marketing, có bao nhiêu công ty thì có bấy nhiêu cách làm khác nhau. Có những công ty làm ăn thuận lợi hiệu quả kinh doanh cao nhờ những chiến lược Marketing hợp lý nhưng có nhưng công ty thua lỗ phá sản cũng là do chiến lược Marketing thất bại. Nói đến nghệ thuật kinh doanh của các công ty du lịch hiện nay cũng có thể ngầm hiểu trong đó nói chủ yếu đến nghệ thuật Marketing.Không phải bất cứ ai được học và đào tạo bài bản về Marketing đều có thể thành công, chỉ có những người hiểu về nó và ứng dụng nó một cách linh hoạt tài tình thì mới có thành công. Trong quá trình hoạt động của mình không một tổ chức, công ty nào chỉ có duy nhất một chiến lược, tuỳ theo hoàn cảnh tuỳ từng thời kỳ phát triển của mình mà công ty phải có những điều chỉnh. Nếu những người làm Marketing và những người lãnh đạo không nhanh nhậy với những biến đổi thì công ty sẽ gặp khó khăn trong thời kì cạnh tranh khôc liệt. Nắm vững kiến thức về Marketing sẽ giúp công ty đưa ra được những chiến lựoc kinh doanh phù hợp với từng thời kì phát triển. Không chỉ là vận dụng một cách linh hoạt những gì sẵn có mà trong quá trình làm việc các công ty hoặc các cá nhân càng cần sự sáng tạo để tạo ra các chiến lược nhằm thu hút khách hàng nhiều nhất Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt thì “Nghề” là “Công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội”.Tử lâu trên thế giới và Việt Nam đã công nhận rằng đã có những người chuyên làm về Marketing. Tại các công ty nhỏ thì có nhân viên Marketing thuộc phòng kinh doanh, công ty lớn hơn thì có bộ phận Marketing, lớn hơn nữa là phòng Marketing riêng biệt. Trong môi trường kinh doanh hiện đại Marketing là một công việc rất quan trọng đóng góp rất lớn vào sự thành bại của các công ty.Trong kinh doanh du lịch thì marketing càng có ý nghĩa hơn. Có khoa học Marketing thì sẽ có những cơ sở đào tạo nghề từ trình độ thấo đến cao và sẽ đào tạo ra những người có chuyên môn để làm về Marketing du lịch. Để trở thành những người làm Marketing chuyên nghiệp tài giỏi không chỉ đơn thuần là được đào tạo mà còn đòi hỏi sự say mê, tự học hỏi rèn luyện và đôi khi là phải có năng khiếu.Nghề Marketing cũng như bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có lòng say mê, lòng yêu nghề thì mới có thể thành công được.Marketing đã trở thành một thuật ngữ thông dụng trên toàn thế giới, chỉ cần nhắc đến là từng người đã có thể hình dung ra đó là công việc như thế nào nhằm mục đích gì và phải làm những công việc cụ thể như thế nào để thực hiện. Từ những phân tích và bình luận trên có thể khẳng định nhận định “Marketing du lịch vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật, đồng thời là một nghề” là hoàn toàn chính xác. Du lịch mang lại nguồn lợi nhuận không chỉ cho những thành phần kinh tế trực tiếp tham gia mà còn cho các thành phần kinh tế khác có liên quan, đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách và lợi ích của cồng đồng.Ngoài những lợi ích về kinh tế du lịch còn đóng góp và có ảnh hưởng đến nhiều mặt khác của xã hội như chính trị văn hoá. Nhưng do những đặc thù riêng biệt của mình nên kinh doanh du lịch ẩn chứa rất nhiều những khó khăn và rủi ro. Từ nhiều định nghĩa về Marketing du lịch có thể thấy hoạt động Marketing đóng vai trò định hướng chỉ đạo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế những người làm Marketing càng trở nên quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Câu 2: Hãy phân tích môi trường Marketing du lịch của một doanh nghiệp cụ thể mà anh chị biết. Môi trường Marketing của một công ty bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô - Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố: +Môi trường nhân khẩu +Môi trường kinh tế +Môi trường tự nhiên +Môi trường khoa học kỹ thuật +Môi trường chính trị +Môi trường văn hoá -Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố: +Môi trường công ty +Trung gian thị trường +Dư luận của các nhóm lợi ích +Những nhà cung ứng +Khách hàng +Đối thủ cạnh tranh Dựa vào sự phân chia trên để áp dụng phân tích môi trường Marketing của Công ty du lịch Hải Phòng- chi nhánh Hà Nội. Môi trường vi mô của công ty + Bản thân công ty Bao gồm các bộ phận: Ban giám đốc, bộ phận văn phòng, phòng kế toán, phòng điều hành, bộ phận thị trường. Bộ phận thị trường chịu trách nhiệm về nghiên cứu thị trường, nguồn khách, bộ phận chịu trách nhiệm về hoạt động Marketing là văn phòng.Sự phân công như vậy là không hợp lí, công ty không coi trọng hoạt động Marketing, Marketing chỉ là một công việc trong hàng loạt các công việc khác mà bộ phận văn phòng phải làm. thị trường nội địa là các nguồn khách quen thuộc từ lâu ở các công ty nhà nước, khách quốc tế là khách Trung Quốc. Chiến lược Marketing của công ty dựa chủ yếu vào công ty mẹ là Công ty du lịch Hải Phòng.Công ty mẹ hàng năm tham gia các hội trợ du lịch trong nước và quốc tế quảng bá cho hình ảnh của các công ty con.Dựa vào lợi thế là một công ty du lịch của nhà nước trực thuộc Tổng cục du lịch nhưng bản thân công ty thực chất là một chi nhánh đại diện nên hoạt động Marketing không được đầu tư nhiều. + Nhà cung ứng Công ty du lịch Hải Phòng có hệ thống nhà hàng khách sạn riêng, đó là những nhà cung ứng chủ yếu cho chi nhánh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty vì sẽ tạo sự cạnh tranh về giá nhưng nhà hàng khách sạn của công ty không phải là những nơi có chất lượng phục vụ tôt, và chủ yếu lại nằm ở Hải Phòng, nên công ty chỉ có thể phục vụ được những khách có khả năng chi trả trung bình và thấp. + Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh của công ty là những công ty có quy mô vừa và nhỏ khai thác thị trường khách nội địa và khách Trung Quốc, Thái Lan đi du lịch bằng đường bộ. Những công ty du lịch như vậy trên địa bàn Hà Nội rất nhiều nên mức độ cạnh tranh vô cùng gay gắt.Khi khai thác thị trường khách Thái thì lại bị cạnh tranh gay gắt của các công ty du lịch Miền trung vốn có nhiếu lợi thế khi khai thác thị trường khách Thái đi du lịch bằng đường bộ qúa nhiều của khẩu tại miền Trung. Công ty chỉ có lợi thế đối với những khách du lịch trong hành trình có Hải Phòng là điểm đến. + Trung gian thị trường Công ty có sự hộ trợ của nhiều cách chi nhánh ngang hàng khác như: Chi nhánh Lạng Sơn, chi nhánh Quảng Ninh cũng thuộc công ty du lịch Hải Phòng. Do trực thuộc tổng cục du lịch nên công ty cũng có được sự hỗ trợ đáng kể từ các dự án thúc đẩy phát triển du lịch, sự giúp đỡ trong hoặch định chính sách và nguồn ngân sách nhà nước. + Khách du lịch Công ty tập trung vào khai thác nguồn khách nội địa ở các công ty nhà nước, đó là nguồn khách khá ổn định. Trong những năm gần đây mỗi năm công ty có khoảng hơn 1000 khách Trung Quốc nhưng chủ yếu là khách đường bộ ở cách tỉnh giáp biên giới, đi du lịch chủ yếu là du lịch các tỉnh Bắc bộ có biển ở nước ta. Hiện nay công ty đang đẩy mạnh khai thác thị trường khách Thái, và một số thị trường khách có khả năng thanh toán cao như Nhật Bản, Pháp nhưng bản thân công ty cũng nhận định là chỉ có thị trương khách Thái là có tiềm năng nhiều nhất. Đó là do quan hệ của công ty với một số công ty lữ hành Thái Lan khá tốt và chặt chẽ + Nhóm lợi ích Là một doanh nghiệp nhà nước được xây dựng và hình thành từ lâu nên công ty có quan hệ khá tốt với các nhóm lơi ích giới báo chí, quan chức, nhân dân địa phương. Trong thời buổi cạnh tranh khôc liệt này thì điều làm nên thành công và phát triển phải là chất lượng sản phẩm dịch vụ. Môi trường vĩ mô + Môi trường nhân khẩu Khi mức sống không ngừng được năng cao đặc biệt ở các thành phố lớn thì đi du lịch trở thành một nhu cầu cần thiết. Nhu cầu du lịch có ở khắp các thành phần lứa tuổi chứ không chỉ tập trung ở lứa tuổi nào cả. Dân số Việt Nam là dân số trẻ, trong khi mức độ tiêu dùng của giới trẻ không ngừng được tăng lên trong tất cả các mặt đặc biệt là giải trí và du lịch. + Môi trường kinh tế Kinh tế không ngừng tăng trưởng mạnh tạo cho bộ mặt đời sống đất nước hoàn toàn thay đồi. Nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường, đặc biệt sau khi ra nhập WTO càng tạo điều kiện cho làn sóng đầu tư và cơ hội hội nhập vươn xa ra thế giới đã khiến cho luợng khách du lịch quốc tế tăng mạnh.Các yếu tố của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng. kỹ thuật đựoc xây dựng theo hướng hiện đại hộ trợ ngày một tốt hơn cho ngành du lịch phát triển. + Môi trường tự nhiên Việt Nam là một nước có tài nguyên tự nhiên có thể khai thác cho hoạt động du lịch rất phong phú. Môi trường tự nhiên còn khá hoang sơ cũng là điểm thu hút. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng báo động ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển du lịch. + Môi trường văn hoá Con người Việt là những người cởi mở, thân thiện và mềm dẻo dễ tiếp nhận những cái mới. Bản thân nền văn hoá Việt Nam có những nét rất riêng đậm đà bản sắc dân tộc hấp dẫn khách du lịch trên toàn thế giới. + Môi trường chính trị Nhà nước coi trợng hoạt động du lịch coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều chính sách thuận lợi cho các công ty du lịch tư nhân và nhà nuớc cùng phát triển. Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định được coi là một điểm đến an toàn hàng đầu. + Môi trường khoa học kĩ thuật Việt Nam đang cố gắng bắt kịp nhịp phát triển của khoa học kĩ thuật trên thế giới. Nhờ có các phương tiện thông tin hiện đại thế giời biết đến Việt Nam nhiều hơn và ngược lại.Công nghệ thông tin cũng làm cho hoạt động của các doanh nghiệp hoạt đông kinh doanh du lịch cũng dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều. Qua những phân tích trên có thể rút ra những kết luận sau: Du lịch Việt Nam đang hội nhập nên có rât nhiều cơ hội cho công ty Du lịch Hải Phòng chi nhánh Hà Nội phát triển. Công ty có rất nhiều lợi thế:là một công ty du lịch nhà nước được nhà nước đầu tư hỗ trợ về vốn, hưởng nhiều chính sách ưu đãi, được các tổ chức du lịch quốc gia giúp đỡ, có hệ thống cơ sở vất chất đa dạng( công ty mẹ có khách sạn, nhà hàng…), được thành lập từ lâu nên có uy tín nhất định. Bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức đối với công ty. Khả năng cạnh tranh kém do ì ạch chậm đổi mới, nguồn nhân lực kém năng động hạn chế về trình độ, do là doanh nghiệp nhà nước nên nhiều khi còn dựa dẫm, ỷ lại. Mức độ cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Nếu khắc phục được những điểm yếu này thì công ty mới có thể tồn tại và phát triển được.

Ngày đăng: 28/02/2015, 18:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan