đề tài marketing xa hội những chứ P MỚI

33 225 0
đề tài  marketing xa hội những chứ P MỚI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Marketing xã hội: Những chữ P mới Marketing xã hội ra đời vào những năm 1970. Khi đó, Philip Kotler và Gerald Zaltman định nghĩa “marketing xã hội” là “Khác với các khu vực marketing khác chỉ ở chỗ đối tượng của các nhà marketing và tổ chức của họ. Marketing xã hội tác động đến hành vi của xã hội mà không mang lại lợi nhuận cho các marketer, nhưng mang lại lợi nhuận cho khách hàng mục tiêu và cho xã hội nói chung”. Marketing xã hội được sử dụng rộng rãi trong các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các biện pháp tránh thai, lạm dụng ma túy Hàng trăm chương trình marketing xã hội đã và đang được áp dụng tại rất nhiều nước nhằm thay đổi hành vi của công dân: không hút thuốc lá nơi công cộng, chống vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, ngừng tiêu diệt tê giác sừng đen Những chương trình marketing xã hội lớn ở VN có thể kể đến chiến dịch tuyên truyền toàn dân đi bầu cử, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Hay còn nhiều chương trình marketing xã hội khác cũng để lại dấu ấn, như tuyên truyền phân loại rác, ăn thực phẩm chín để chống cúm gia cầm Đặc biệt, tổ chức DKT International đã có một chương trình marketing xã hội hiệu quả với sản phẩm bao cao su OK. Một hệ thống biển tấm lớn (quảng cáo ngoài trời), những slogan trên xe buýt (quảng cáo di động) thu hút sự chú ý của người dân Gần như từ phổ thông tiếng Anh “OK” được hiểu là “bao cao su” tại VN. Chiến dịch marketing xã hội của DKT thành công lớn: Gần 100 triệu bao cao su đã được tiêu thụ hết thay vì phân phát miễn phí khó khăn như trước đó. Từ đó, “OK” cũng tác động đáng kể đến nhận thức của người dân trong việc sử dụng “bao cao su” để kế hoạch hóa gia đình cũng như phòng chống bệnh Hiệu quả của marketing xã hội cho thấy kỹ thuật này có thể ứng dụng để thực hiện nhiều chương trình xã hội khác. Nó có thể ứng dụng để hỗ trợ các hoạt động trong Năm Văn minh đô thị, kêu gọi người dân không xả rác, chửi thề, nói tục; hay kêu gọi người dân ủng hộ hàng do DN VN sản xuất Thời gian gần đây trên đường phố xuất hiện nhiều khẩu hiệu kêu gọi người dân sống văn minh, phòng cháy, hay nhắc nhớ về lịch sử có đi kèm logo của nhiều DN. Đó có thể là sự lồng ghép khéo léo giữa marketing thương mại và marketing xã hội. Cũng giống như marketing thương mại, mục tiêu đầu tiên của marketing xã hội là khách hàng. Marketing hướng tới cộng đồng nhưng không vì mục tiêu bán sản phẩm là đầu tiên. Mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm được thể hiện qua các yếu tố P quen thuộc của marketing hỗn hợp: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (nơi bán hàng), Promotion (quảng bá) Tuy nhiên, để có chương trình marketing xã hội hiệu quả, theo xu hướng mới, cần có những chữ “P” mới: Public (công chúng) Công chúng ở đây đề cập đến cả nhóm trong và ngoài chương trình. Những thành viên tham gia bên ngoài như khách hàng mục tiêu, các cơ quan tổ chức trong khi những thành viên bên trong là những người tham gia ủng hộ hoặc tiến hành chương trình. Parnership (đối tác) Các vấn đề về xã hội thường rất phức tạp và cần rất nhiều nhóm hay tổ chức cần tham gia. Vì vậy, cần kết hợp với nhiều tổ chức khác nhau để tạo nên hiệu quả cao cho công việc. Policy (chính sách) Các chương trình marketing xã hội có thể thúc đẩy các cá nhân trong cộng đồng thay đổi thái độ nhưng rất khó để duy trì thái độ ấy nếu như môi trường sống của họ lại thay đổi. Vì vậy, sự thay đổi chính sách là cần thiết để phù hợp hơn với những thay đổi của ngoại cảnh. Purse (tiền vốn) Hầu hết các chương trình marketing xã hội thường được bảo trợ từ các tập đoàn, trợ cấp của chính phủ hay các quỹ từ thiện. Đây cũng là một vấn đề cần chú ý để các đơn vị thực hiện có đủ tiền cho chương trình. Quantritructuyen.net – Theo hoidoanhnhan.vn Marketing xã hội và bối cảnh Việt Nam Nguồn tin: Marketing Vietnam Marketing xã hội chính thức được coi là một lĩnh vực marketing kể từ năm 1971, khi huyền thoại marketing thế giới Philip Kotler và Gerald Zaltman cùng xuất bản cuốn "Social Marketing: An Approach to Planned Social Change" (tạm dịch: Marketing xã hội: một cách tiếp cận những thay đổi xã hội có kế hoạch). Khác với marketing thương mại (commercial marketing), marketing xã hội được thực hiện không phải bởi các công ty nhằm mục đích lợi nhuận, mà bởi chính phủ hoặc các tổ chức xã hội, vì lợi ích chung và phi lợi nhuận Marketing không phải khái niệm mới ở Việt Nam, nhưng marketing xã hội (social marketing) thì vẫn còn rất mới mẻ. Vứt rác, khạc nhổ và đi bậy nơi công cộng, phóng nhanh giành đường vượt ẩu, chen lấn xô đẩy mỗi chỗ xếp hàng… Ai ai cũng có thể kể ra hàng chục thói xấu của người Việt. Nhưng đâu phải có những dân tộc sinh ra đã thích nhổ bậy và chen hàng. Vấn đề nằm ở ý thức, và ý thức lại là cái có thể thay đổi. Đây chính là khi marketing xã hội ra tay. Marketing không phải khái niệm mới ở Việt Nam, nhưng marketing xã hội (social marketing) thì vẫn còn rất mới mẻ. Nó được định nghĩa là việc ứng dụng marketing hướng vào và nhằm thay đổi hành vi của một nhóm người hoặc toàn xã hội, để đạt được lợi ích chung cho nhóm người hoặc toàn xã hội đó. Trong khi còn mới với Việt Nam thì ở trên thế giới, marketing xã hội đã phát triển rất mạnh. Hàng trăm chương trình marketing xã hội đã và đang được áp dụng tại rất nhiều nước nhằm thay đổi hành vi của các công dân: không hút thuốc lá nơi công cộng, chống vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, ngừng tiêu diệt tê giác sừng đen v.v. Các chương trình thường được thực hiện một cách cực kỳ ấn tượng và sáng tạo nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Một tổ chức chống thuốc lá ở Mỹ từng thiết kế một chương trình marketing xã hội lớn, sử dụng phương tiện quảng cáo trên ấn phẩm (printed ad.). Hình ảnh nổi tiếng gắn với chương trình này là bức ảnh (ghép kỹ xảo) chụp một người đàn ông hút thuốc, đứng cách anh ta không xa là cả một lũ kền kền đang chờ đợi; chúng sẽ không phải chờ lâu vì điếu thuốc sẽ rút ngắn tuổi thọ của anh ta. Để chống thói xấu phóng nhanh vượt ẩu của các "ma tốc độ", cơ quan giao thông tại bang New South Wales (Australia) cũng thực hiện marketing xã hội. Thông điệp được truyền tải qua một đoạn phim vui, trong đó mỗi khi thấy một anh lái xe phóng ẩu, cánh phụ nữ bên đường lại cười bảo nhau: "Chắc gã này "có vấn đề", thiếu tự tin nên phải làm thế để chứng tỏ bản lĩnh đàn ông". Marketing xã hội ở Việt Nam Điều có thể khiến nhiều người ngạc nhiên là tuy chưa bao giờ được đề cập một cách chính thức ở Việt Nam (và do đó còn mới mẻ), nhưng marketing xã hội thật ra đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu. Đó chính là các chương trình tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, chống "ma túy và mại dâm – con đường dẫn tới HIV/AIDS", hoặc vận động toàn dân đi bầu cử. Hình thành đã từ lâu, nhưng những chiến dịch ấy không được chú trọng với tư cách marketing xã hội. Chúng được coi là các chương trình tuyên truyền, vận động của các cơ quan chính phủ. Cách thể hiện cũng ở mức khá đơn giản, kiểu "marketing thô sơ": kẻ chữ, trương áp phích, băng rôn khẩu hiệu, và đơn giản nhất là… sử dụng hệ thống loa phường, loa xã với âm thanh vang dội hang cùng ngõ hẻm. Nếu không tính đến yếu tố "chuyên nghiệp, sáng tạo, ấn tượng", chỉ xét về hiệu quả, thì các chương trình marketing xã hội đã thực hiện ở Việt Nam không phải là không thành công. Tác dụng của marketing xã hội trong việc làm thay đổi hành vi của người dân là không thể phủ nhận. Và chuyện bây giờ mới kể DKT International là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, có trụ sở ở Washington DC. Họ là tổ chức tiên phong về marketing xã hội trong nhiều lĩnh vực, như: tránh thai bằng các phương pháp khoa học, chống HIV/AIDS. Năm 1993, DKT International vào Việt Nam (văn phòng của họ hiện đóng tại Trung Hòa Nhân Chính – Hà Nội). Những năm đầu thập niên 90 đó, Việt Nam mở cửa chưa lâu, đã phải đối mặt với nguy cơ bùng nổ dân số, sự gia tăng tệ nạn xã hội và đại dịch HIV/AIDS. Công việc của DKT là hỗ trợ Việt Nam thực hiện một chương trình phân phối bao cao su trên toàn quốc. Sản phẩm được trợ giá, bán rất rẻ để tạo ra một mạng lưới an toàn cho người dân trước căn bệnh thế kỷ AIDS. Vấn đề vấp phải là khi ấy, người dân hãy còn thiếu thông tin về các biện pháp an toàn tình dục. Người ta không ý thức được mức độ quan trọng của việc sử dụng bao cao su trong phòng chống AIDS. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất chính là tâm lý ngượng ngùng của người Á Đông. Kể cả khi được cấp phát miễn phí, người ta vẫn ngại, nói gì tới việc chủ động hỏi mua bao cao su. Hiểu được "cái khó" đó, DKT Việt Nam đã có một chiến lược marketing xã hội có thể nói là rất khôn ngoan. Hãy nói "OK"! Vì cụm từ "bao cao su" với người Việt Nam thật khó nói, các nhà marketing xã hội có sáng kiến thay nó bằng một từ rất ngắn gọn, phổ biến, dễ đọc: OK. Họ hiểu rằng, phải làm sao để người đi mua bao cao su có thể nói tránh cụm từ "nhạy cảm" ấy. Thay vì hỏi mua bao cao su, anh ta chỉ cần bảo người bán hàng: "Tôi muốn mua mấy cái OK". Chiến dịch quảng cáo cho bao cao su OK tập trung vào khẩu hiệu "Nhà vô địch". DKT Việt Nam phát triển khẩu hiệu này dựa vào một cuộc điều tra về nhận thức thương hiệu. Họ nhận thấy, đối với sản phẩm bao cao su, người tiêu dùng thích sức bền và độ mỏng hơn tất cả các tiêu chí khác. Khẩu hiệu "Nhà vô địch" thể hiện hai tiêu chí chất lượng này. Chương trình marketing xã hội của DKT Việt Nam diễn ra rầm rộ: Tháng 11/1994, bao cao su OK được giới thiệu ở Việt Nam như một sản phẩm hữu ích và tiện lợi. Một hệ thống biển tấm lớn (quảng cáo ngoài trời), những slogan trên xe buýt (quảng cáo di động) thu hút sự chú ý của người dân. Quảng cáo trên truyền hình, báo giấy cũng vào cuộc mà không vấp phải rào cản "liệu có vi phạm thuần phong mỹ tục?". Logo OK với chữ OK màu trắng như bông hoa giữa hai chiếc lá xanh, nổi bật trên nền đỏ tươi, tạo cảm giác vui nhộn, gần gũi. Chiến dịch marketing xã hội của DKT Việt Nam thành công lớn: Gần 100 triệu bao cao su đã được tiêu thụ hết thay vì phân phát miễn phí khó khăn như trước đó. Ngày nay, với người Việt Nam, OK có nghĩa là bao cao su. Nó chắc chắn sẽ luôn là "người bạn đồng hành" của xã hội trong cuộc chiến chống căn bệnh thế kỷ. Cần lắm những chương trình marketing xã hội Câu chuyện trên đây chỉ là một trong vô vàn ví dụ cho thấy sự quan trọng, cần thiết, và cả sự thú vị của marketing xã hội ở Việt Nam. Chúng ta đã nói nhiều về những thói hư tật xấu của "người Việt xấu xí": nói tục chửi bậy, xả rác bừa bãi, chen lấn xô đẩy nơi công cộng… Có cả những thói xấu nhẹ nhàng hơn, như chăm hút thuốc uống rượu, lười tập thể dục! Nhưng nói không thôi chưa đủ, phải hành động. Hành động để thay đổi hành vi của cộng đồng. Và đây chính là lúc cần đến marketing xã hội. Vì hành vi xấu còn nhiều, nên đất để marketing xã hội phát huy hiệu quả cũng còn rất rộng. Chúng ta cần lắm những nhà marketing xã hội, những chương trình marketing xã hội đi vào lòng người và làm thay đổi lòng người. Theo vietnamnet Marketing xã hội và ích lợi cộng đồng Cập nhật: 16:15:18 20/10/2008 (Nguoilanhdao) - Trong hai thập kỉ gần đây, lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đang thay đổi một cách nhanh chóng. Sự thành công của lĩnh vực này có một phần đóng góp rất hiệu quả của marketing xã hội. Vậy marketing xã hội là gì? Thay vì những thông tin tuyên truyền một cách giáo điều như trước đây, thì các tổ chức chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đã làm theo cách thức của marketing là lắng nghe những mong muốn, nhu cầu của những cộng đồng mục tiêu trong xã hội sau đó xây dựng các chương trình có liên quan. Họ tập trung đi sâu nghiên cứu và đánh giá lại những yếu tố của kế hoạch với trọng tâm là “khách hàng”- những người sử dụng dịch vụ chăm sóc đó. Trên thực tế, nghiên cứu và đánh giá luôn đi song song với nhau và làm nền tảng cho quá trình marketing. Vào năm 1970, Philip Koltler và Gerald Zaltman đã cho ra đời thuật ngữ mới “Social marketing” hay marketing xã hội cũng có những quy tắc tương tự như loại hình marketing thông thường dùng để quảng bá và bán sản phẩm. Hai ông đã định nghĩa marketing xã hội khác với các lĩnh vực marketing khác ở chỗ là không chỉ nhằm vào mục tiêu bán sản phẩm, hàng hoá cho doanh nghiệp, mà marketing xã hội là sự kiếm tìm những ảnh hưởng đối với cách ứng xử của cộng đồng, không làm lợi cho nhà tiếp thị mà gây dựng lợi ích cho những nhóm khách hàng mục tiêu và xã hội nói chung. Kỹ thuật marketing này đã được sử dụng một cách tỷ mỷ trong các chương trình chăm sóc sức khoẻ quốc tế, đặc biệt là tuyên truyền cho việc sử dụng các biện tránh thai, huấn luyện hô hấp nhân tạo cũng như trong các chương trình tuyên truyền phòng chống tệ nạn sử dụng chất kích thích, bệnh tim và tự nghuyện hiến tặng nội tạng. Cũng giống như marketing thương mại, mục tiêu đầu tiên của marketing xã hội là khách hàng, tìm hiểu xem họ muốn gì, cần gì. Marketing sẽ hướng tới cộng đồng, không vì mục tiêu bán sản phẩm là đầu tiên. Mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm được thể hiện qua các yếu tố P quen thuộc của marketing hỗn hợp (marketing mix). Product (Sản phẩm) Sản phẩm của marketing xã hội không nhất thiết phải là những sản phẩm vật chất thông thường. Nó có thể bao gồm những sản phẩm hữu hình đến dịch vụ kiểm tra sức khoẻ định kì hay các cuộc huấn luyện như hướng dẫn các bà mẹ cho trẻ sơ sinh bú, hô hấp nhân tạo, chế độ dinh dưỡng và ăn kiêng hoặc những sản phẩm mang tính vô hình như tuyên truyền bảo vệ môi trường. Mục đích của marketing xã hội là làm cho cộng đồng nhận thức được những vấn đề chung của xã hội và đưa ra những giải pháp cho những vấn đề đó. Vai trò của việc nghiên cứu ở đấy là tìm hiểu thái độ của cộng đồng trước một vấn đề cũng như thái độ của họ với các sản phẩm liên quan và họ cảm thấy vấn đề đó quan trọng như thế nào và thấy cần phải hành động những gì. Price (Giá cả) “Price”- giá cả đề cập đến việc khách hàng phải trả một mức phí để có được những sản phẩm của marketing xã hội. Điều này có thể tốn khá nhiều tiền hoặc làm khách hàng phải bỏ thời gian, công sức, làm cho họ cảm thấy bất hợp tác hoặc ngượng ngùng. Nếu như khách hàng thấy được ít hơn mất họ sẽ không bao giờ chấp nhận điều này. Tuy nhiên họ phải hiểu rằng, bao giờ giá trị mà họ nhận được từ các sản phẩm marketing xã hội bao giờ cũng có nhiều hơn và cơ hội để thử cũng như chấp nhận sản phẩm đó là rất nhiều. Thiết lập giá một sản phẩm không phải là điều dễ dàng vì có rất nhiều vấn đề cần cân nhắc. Nếu sản phẩm có giá rẻ, hay khuyến mại và phân phát miễn phí thì tâm lí chung của khách hàng sẽ nhận định là sản phẩm này có chất lượng không tốt. Mặt khác nếu giá cao thì nhiều người không có khả năng chi trả. Các nhà tiếp thị xã hội sẽ phải cân bằng những vấn đề này và quyết định sao cho giá cả vừa cân bằng tâm lý người tiêu dùng vừa không ảnh hưởng đến lợi nhuận thông qua nghiên cứu thị trường. Place (Nơi bán hàng) “Place” – địa điểm bán hàng ở đây được coi là nơi mà khách hàng có thể tiếp cận được sản phẩm của doanh nghiệp. Các sản phẩm hữu hình được sắp xếp theo một quy trình từ nhà kho, vận chuyển đến chỗ phân phối bán hàng sau đó là các của hàng bán lẻ. Các sản phẩm vô hình gồm ít các công đoạn hơn nhưng lại cần có sự quyết định một địa điểm rõ ràng để phù hợp với chức năng cung cấp thông tin và tập huấn. Đó có thể là phòng khám của bác sĩ, khu mua sắm, phương tiện truyền thông. Các địa điểm này phải đảm bảo chất lượng khi dịch vụ được tiến hành. Qua việc tìm hiểu những thói quen và hoạt động của các nhóm khách hàng mục tiêu cũng như những trải nghiệm và sự thoả mãn của họ đối với dịch vụ, các nhà nghiên cứu thị trường có thể tìm ra được những thông tin cốt lõi nhất để lập kế hoạch. Promotion (Quảng bá) Chữ “P” cuối cùng chính là quảng bá sản phẩm. Bởi vì đây là bước có thể nhìn thấy rõ nhất nên nó thường hay bị nhầm lẫn như là cả một quá trình thực hiện việc marketing xã hội. Tuy nhiên như đã nói ở trên, đây chỉ là một khâu mà thôi. Phương thức quảng bá bao gồm các động tác như quảng cáo, PR, chiêu thị, hỗ trợ quảng cáo của phương tiện thông tin hệ thống bán lẻ. Điểm mấu chốt ở đây là tính ổn định và sự sáng tạo với các nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ. Marketing xã hội và những chữ “P” mới Publics (Công chúng) Các nhà hoạt động tiếp thị xã hội thường có nhiều nhóm khách hàng khác nhau tham gia vào chương trình của mình. Công chúng ở đây đề cập đến cả nhóm trong và ngoài chương trình. Những thành viên tham gia bên ngoài như khách hàng mục tiêu, các cơ quan tổ chức trong khi những thành viên bên trong là những người tham gia ủng hộ hoặc tiến hành chương trình. Parnership (Đối tác) Các vấn đề về xã hội và sức khoẻ thường rất phức tạp và cần rất nhiều nhóm hay tổ chức cần tham gia. Chúng ta cần kết hợp với nhiều tổ chức khác nhau để tạo nên hiệu quả cao cho công việc. Bạn nên tìm kiếm những tổ chức có những mục đích hoạt động tương tự mình và tìm cách làm việc cùng nhau. Policy (Chính sách) Các chương trình marketing xã hội có thể thúc đấy các cá nhân trong cộng đồng thay đổi thái độ của mình nhưng rất khó để duy trì thái độ ấy nếu như môi trường sống của họ lại thay đổi. Thông thường sự thay đổi chính sách là cần thiết để phù hợp hơn với những thay đổi của ngoại cảnh. Purse (Tiền vốn) Hầu hết các tổ chức phát triển các chương trình marketing xã hội thường được bảo trợ bởi các nguồn tài chính như tập đoàn, trợ cấp của chính phủ hay các quỹ từ thiện. Đây cũng là một vấn đề cần chú ý để tổ chức của bạn luôn có đủ tiền cho chương trình tiến hành một cách hiệu quả. Sau đây là một số ví dụ về các chiến lược marketing hỗn hợp trong marketing xã hội cho chiến dịch phòng chống ung thư vú ở tuổi phụ nữ trung niên: - Tuyên truyền phổ biến 3 thói quen là chụp chiếu vùng ngực hàng năm, khám sức khoẻ định kì và kiểm tra ngực hàng tháng. - Giá cả của việc sử dụng những dịch vụ này bao gồm tiền chụp chiếu định kì và kiểm tra hàng tháng. - Địa điểm là những phòng mạch, các trung tâm chăm sóc và giáo dục y tế hay những cơ sở y tế lưu động, có thể di chuyển một cách linh động để đến với từng nhóm cộng đồng mục tiêu khác nhau. - Chiến dịch quảng bá được thực hiện thông qua các thông báo của các dịch vụ cộng đồng, các biển quảng cáo, thư điện tử, các sự kiện truyền thông. Đối tượng hướng tới cần phải rõ ràng, như ở đây nhóm cộng đồng mục tiêu là những phụ nữ trung niên từ 40 đến 65 tuổi có thu nhập thấp, thường quyết định dựa trên những tác động ngoại cảnh như gia đình, đồng nghiệp hay qua tuyên truyền của báo đài. - Chương trình có thể hợp tác với các hội phụ nữ địa phương, các tổ chức từ thiện, tổ chức y tế hay các công ty truyền thông hoặc trung tâm dịch vụ công cộng. - Mục đích của chiến dịch có thể hướng tới việc tăng nhận thức về việc khám sức khoẻ nhất là vùng ngực với phụ nữ trung niên thông qua chính sách hỗ trợ giá, bảo hiểm. - Nguồn tài chính được hỗ trợ bởi trợ cấp của chính phủ như bộ y tế hay các tổ chức chống ung thư. Những yếu tố của marketing hỗn hợp có thể được áp dụng một cách hiệu quả trong những chương trình phục vụ vì lợi ích cộng đồng. Trong những năm gần đây, marketing xã hội đang ngày càng trở nên là một công cụ đắc lực cho việc tuyên truyền, nâng cao các hành vi ứng xử xã hội, cũng như nắm bắt được nhu cầu cốt lõi của cộng đồng, tạo đà phát triển cho marketing thương mại. Ngọc Thuỷ (Theo Social-marketing) Khái niệm Markeng xuất hiện đầu những năm 1900. Nó được hiểu là một khâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều công ty sử dụng Markeng để giúp khâu sản xuất “tống khứ” đi sản phẩm. Họ quan niệm Markeng chính là việc bán hàng. Đây là một cách hiểu rất sai lệch nhưng lại đang khá phổ biến trong phạm vi kinh doanh cũng như trong suy nghĩ của nhiều người. Thực tế, Markeng và bán hàng hầu như đối lập với nhau. Bán hàng chỉ tập trung vào việc bán càng nhiều sản phẩm càng tốt nhưng Markeng được hiểu chính xác là bộ phận tạo ra khách hàng cho công ty. Nhưng bản chất của Markeng và việc bán hàng hiểu một cách đầy đủ là thế nào? Làm sao để phân biệt Markeng với bán hàng ? Quan điểm kinh doanh tập trung vào bán hàng Đây là quan điểm cho rằng người tiêu dùng bảo thủ và do đó có sức ỳ hay thái độ ngần ngại, chần chừ trong việc mua sắm hàng hóa. Vì vậy để thành công, doanh nghiệp cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ và khuyến mãi, phải tạo ra các cửa hàng hiện đại, phải huấn luyện được đội ngũ nhân viên bán hàng biết lôi kéo và thuyết phục khách hàng nhanh chóng vượt qua trở ngại về tâm lý bằng bất cứ cách thức nào. Đẩy được nhiều hàng và thu được nhiều tiền từ phía khách hàng là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác Quan điểm kinh doanh theo cách thức marketing Quan điểm này khẳng định chìa khóa để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp phải xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu (khách hàng) từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Có nghĩa là Marketing hướng các nhà quản trị doanh nghiệp vào việc trả lời hai câu hỏi : (1) liệu thị trường có cần hết-mua hết số sản phẩm doanh nghiệp tạo ra? (2) Liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có đủ tiền để mua hay không? Kinh doanh theo cách thức Marketing tức là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường- nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. So sánh quan điểm bán hàng và quan điểm Marketing Có thể so sánh Marketing với việc bán hàng dựa trên 4 tiêu chí sau: điểm xuất phát, trung tâm chú ý, các biện pháp thực hiện, và mục tiêu đạt tới của mỗi hình thức. - Một là điểm xuất phát: Trong khi xuất phát điểm của việc bán hàng là tại nhà máy thì Marketing lại là thị trường mục tiêu- lấy nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm xuất phát điểm của hoạt động kinh doanh. - Hai là trung tâm chú ý: trọng tâm chú ý của việc bán hàng là sản xuất ra sản phẩm theo chủ ý của nhà kinh doanh. Trái ngược lại, Marketing tập trung hoàn toàn vào việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Sự tương phản giữa bán hàng và Marketing được nêu rõ trong phát biểu của Lester Wunderman, một nhà Marketing nổi tiếng: “Bản tụng ca của cuộc Cách mạng Công nghiệp là bản tụng ca của nhà sản xuất, họ nói rằng “Đây là cái do tôi làm ra, sao bạn không vui lòng mua nó đi?” Còn trong thời đại thông tin hiện nay thì lại là người mua hàng đang hỏi: “Đây là cái tôi muốn, sao bạn không vui lòng sản xuất?” ” - Ba là các biện pháp thực hiện: hoạt động Marketing đòi hỏi sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp (marketing hỗn hợp) chứ không chỉ các biện pháp liên quan đến khâu bán hàng. Các biện pháp marketing hỗn hợp bao gồm marketing đối ngoại-marketing với khách hàng và marketing đối nội. Marketing khách hàng tức là doanh nghiệp phải tìm các cách thức để tìm ra nhu cầu của khách hàng và biến nhu cầu đó thành việc mua hàng hóa của doanh nghiệp. Marketing đối nội tức là doanh nghiệp phải làm tốt các khâu như tuyển dụng, huấn luyện, quán triệt và động viên tới mọi bộ phận, mọi nhân viên của doanh nghiệp vì một mục tiêu hoạt động chung là làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Để tạo sự thành công cho doanh nghiệp, marketing đối nội phải đi trước marketing đối ngoại. - Bốn là mục tiêu lợi nhuận: Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa marketing với việc bán hàng. Mục tiêu của bán hàng là tăng lợi nhuận nhờ tăng lượng bán sản phẩm. Tuy nhiên, mục tiêu của marketing mang tầm vĩ mô, hướng tăng lợi nhuận bằng cách doanh nghiệp phải làm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Marketing là phải tạo ra giá trị bằng cách cung cấp những giaai pháp tốt hơn, giúp giảm bớt thời gian và sức lực cho việc tìm mua hàng của khách. Nhờ đó đưa đến cho xã hội một tiêu chuẩn sống cao hơn. Theo Kienthuckinhte.com NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MARKETING 1. Những khái niệm cốt lõi của marketing 2. Quản trị marketing 3. Những đinh hướng phát triển của marketing 1. Những khái niệm cốt lõi của marketing Có nhiều cách định nghĩa Marketing khác nhau. Marketing là quá trình tổ chức lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa do công ty sản xuất ra. Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng. Marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Hay Marketing là làm thị trường, nghiên cứu thị trường để thỏa mãn nó. Chúng ta cũng có thể hiểu rằng Marketing là các cơ chế kinh tế và xã hội mà các tổ chức và cá nhân sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình thông qua quy trình trao đổi sản phẩm trên thị trường. Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong [...]... sản phẩm hay dịch vụ luôn sẵn có… Như vậy, để bán được hàng thì trước đó phải tiến hành một số hoạt động marketing như đánh giá nhu cầu, nghiên cứu marketing, phát triển sản phẩm, đánh giá và phân phối Nếu người làm marketing thực hiện tốt việc xác định những nhu cầu của người tiêu dung, phát triển sản phẩm thích h p, rồi định giá, phân phối rồi khuyến mại chúng một cách có hiệu quả, thì những sản phẩm... khách hàng Thứ hai là, marketing phải được phối h p chặt chẽ với các bộ phận khác nhau trong công ty Marketing không thể phát huy tác dụng khi tất cả các cán bộ công nhân viên đều hiểu rõ ảnh hưởng mà họ gây ra đối với sự thỏa mãn của khách hàng như David Packard của công ty Hewlett Packard đã phát biểu: Marketing là vô cùng quan trọng đến mức độ không thể phó thác nó cho bộ phận marketing IBM khi xác... đang làm marketing! trong trường h p cả hai bên đều tích cực tìm cách trao đổi, thì ta nói rằng cả hai bên đều là người làm marketing và gọi trường h p đó là marketing lẫn nhau Trong trường h p bình thường người làm marketing là một công ty phục vụ thị trường người sử dụng cuối cùng đối mặt với các đối thủ cạnh tranh Công ty và các đối thủ cạnh tranh đều gửi sản phẩm tương ứng và thông đi p cho người... lý sản phẩm, nghiên cứu marketing. v.v phải được phối h p với nhau Rất hay xảy ra tình trạng lực lượng bán hàng phải điên đầu vì những người quản lý sản phẩm để đề ra “giá quá cao” hay “chỉ tiêu khối lượng quá lớn, hay giám đốc quảng cáo và người quản lý nhãn hiệu không thể nhất trí với nhau về một chiến dịch quảng cáo tốt nhất cho nhãn hiệu đó Những chức năng marketing này phải được phối h p với nhau... công ty Marketing phối h p Đáng tiếc không phải là tất cả nhân viên của một công ty đều được huấn luyện và động viên để làm việc vì khách hàng Một kỹ sư phàn nàn rằng các nhân viên bán hàng “lúc nào cũng bảo vệ khách hàng mà không nghĩ đến quyền lợi của công ty”! Anh ta còn tỏ ra bực tức với khách hàng vì “đòi hỏi quá nhiều” Tình huống sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề phối h p: Phó chủ tịch phụ trách marketing. .. ty này đều t p trung vào khách hàng và được tổ chức để có thể đ p ứng một cách có hiệu quả những nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng Họ không chỉ tổ chức bộ phận marketing với đội ngũ nhân viên giỏi, mà còn đảm bảo được tất cả những bộ phận khác, như sản xuất, tài chính, nghiên cứu và phát triển, nhân sự, cung ứng, đều theo đúng quan điểm khách hàng là vua Các tổ chức này đều có một nề n p marketing. .. vào tất cả các bộ phận và chi nhánh của mình Hầu hết các công ty đều chưa đạt tới trình độ hoàn toàn thành thục về marketing Họ nghĩ là họ có làm marketing vì họ có phó chủ tịch phụ trách marketing, những người quản lý sản phẩm, lực lượng bán hàng, ngân sách quảng cáo Thế nhưng bộ phận marketing thì chưa chắc chắn công ty đó theo đúng quan điểm marketing Công ty có những đặc điểm marketing, điều đó... sử, hàng ngày một người phải đi làm xa 3 dặm Có một số sản phẩm có thể thoả mãn được nhu cầu này: patanh, xe đ p, xe gắn máy, ô tô, taxi và xe buýt Những phương án này tạo nên một t p khả năng lựa chọn sản phẩm Giả sử người đó muốn thoả mãn một số nhu cầu phụ thêm trên đường đi làm, cụ thể là tốc độ, an toàn, thoải mái và tiết kiệm Ta gọi đó là t p nhu cầu Bây giờ thì mỗi sản phẩm có một khả năng khác... nhìn triển vọng từ trong ra ngoài Nó xuất phát từ nhà máy, t p trung vào những sản phẩm hiện có của công ty và đòi hỏi phải có những biện ph p tiêu thụ căng thẳng và khuyến mãi để đảm bảo bán hàng có lời Quan điểm marketing thì nhìn triển vọng từ ngoài vào trong Nó xuất phát từ thị trường được xác định rõ rang, t p trung vào những nhu cầu của khách hàng, phối h p tất cả những hoạt động nào có tác động... có một bên trong vụ trao đổi tiềm ẩn suy tính về những mục tiêu và phương tiện để đạt được những phản ứng mong muốn từ phía bên kia Ta sẽ sử dụng khái niêm sau đây về quản trị marketing mà đã được hội marketing Mỹ ch p nhận năm 1985 Quản trị marketing là quá trình l p kế hoạch, và thực hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm . đến marketing xã hội. Vì hành vi xấu còn nhiều, nên đất để marketing xã hội phát huy hiệu quả cũng còn rất rộng. Chúng ta cần lắm những nhà marketing xã hội, những chương trình marketing xã hội. là sự lồng ghép khéo léo giữa marketing thương mại và marketing xã hội. Cũng giống như marketing thương mại, mục tiêu đầu tiên của marketing xã hội là khách hàng. Marketing hướng tới cộng đồng. hoidoanhnhan.vn Marketing xã hội và bối cảnh Việt Nam Nguồn tin: Marketing Vietnam Marketing xã hội chính thức được coi là một lĩnh vực marketing kể từ năm 1971, khi huyền thoại marketing thế

Ngày đăng: 28/02/2015, 18:08

Mục lục

  • Khái niệm Marketing xuất hiện đầu những năm 1900. Nó được hiểu là một khâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều công ty sử dụng Marketing để giúp khâu sản xuất “tống khứ” đi sản phẩm. Họ quan niệm Marketing chính là việc bán hàng. Đây là một cách hiểu rất sai lệch nhưng lại đang khá phổ biến trong phạm vi kinh doanh cũng như trong suy nghĩ của nhiều người. Thực tế, Marketing và bán hàng hầu như đối lập với nhau. Bán hàng chỉ tập trung vào việc bán càng nhiều sản phẩm càng tốt nhưng Marketing được hiểu chính xác là bộ phận tạo ra khách hàng cho công ty. Nhưng bản chất của Marketing và việc bán hàng hiểu một cách đầy đủ là thế nào? Làm sao để phân biệt Marketing với bán hàng ?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan