BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC HIỆN LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2004

110 2.9K 6
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC HIỆN LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2004

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐI TÁC HỖTRỢ NGÀNH LÂM NGHIỆP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC HIỆN LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2004 12-2013 LỜI CẢM ƠN Các tác giả trân trọng tỏ lòng biết ơn tới TS. Hà Công Tuấn - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đã có ý kiến chỉ đạo về việc hoàn thiện báo cáo này. Các tác giả trân trọng biết ơn tới PGS. TS. Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bà Nguyễn Tường Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng Cục Lâm Nghiệp và tất cả các cán bộ của FSSP CO đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm tư vấn hoàn thành nhiệm vụ. Chân thành cám ơn các tổ chức JICA, GIZ và SRD vì đã hỗ trợ tài chính kịp thời và có hiệu quả cho đợt đánh giá này. Các Tác giả cũng chân thành cảm ơn các mạng lưới lâm nghiệp vùng, một số cơ sở lâm nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản, dự án lâm nghiệp tại 10 tỉnh, thành phố (Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định, Đắc Lắc, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Tuyên Quang, Yên Bái), các nhà quản lý, các chuyên gia và các nhà khoa học về các ý kiến tham vấn cho báo cáo này. Các tác giả i CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB &TMLS Chế biến và Thương mại Lâm sản CLPTLN Chiến lược phát triển lâm Nghiệp 2006-2020 EUTR Quy định về gỗ của EU FSSP CO Văn phòng đối tác hỗ trợ ngành Lâm Nghiệp LA Luật Lacey của Mỹ BV & PTR Bảo vệ và phát triển rừng QPPL Quy phạm pháp luật NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân RSX Rừng sản xuất RPH Rừng phòng hộ RĐD Rừng đặc dụng QLR Quản lý rừng GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất TCLN Tổng cục lâm nghiệp CBLS Chế biến lâm sản ii MỤC LỤC TÓM TẮT BÁO CÁO 1 MỞ ĐẦU 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 4 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4 1. Mục tiêu tổng quát 4 2. Mục tiêu cụ thể 5 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5 1. Đối tượng nghiên cứu 5 2. Phạm vi nghiên cứu 5 2.1. Về không quan 5 2.2. Về thời gian 5 2.3. Về nội dung 5 IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 1. Cách tiếp cận 6 2. Phương pháp nghiên cứu 6 2.1. Công tác chuẩn bị và hình thành báo cáo sơ bộ 6 2.2. Tham vấn, khảo sát tại địa phương 7 2.3. Tổng hợp báo cáo 7 2.4. Hoàn thành báo cáo 7 NỘI DUNG BÁO CÁO 8 I. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN LUẬT BV & PTR NĂM 2004 8 1. Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật 8 1.1. Kết quả đạt được 8 1.2. Tồn tại, hạn chế 9 2. Thực hiện quyền của Nhà nước về BV & PTR 9 2.1. Quy hoạch, kế hoạch BV & PTR 9 2.2. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng12 2.3. Thống kê, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, định giá rừng18 3. Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học 20 3.1. Kết quả đạt được 20 3.2. Tồn tại, hạn chế 21 4. Phát triển rừng, sử dụng rừng 25 4.1. Phát triển rừng 25 4.2. Khai thác rừng 27 4.3. Chính sách hưởng lợi 28 5. Thực hiện các quyền của chủ rừng 28 iii 5.1. Kết quả thực hiện 29 5.2. Tồn tại, hạn chế 29 6. Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp 33 6.1. Kết quả đạt được 33 6.2. Tồn tại, hạn chế 34 7. Một số vấn đề khác có liên quan đến BV & PTR 36 7.1. Chế biến và thương mại lâm sản 36 7.2. Đầu tư, tín dụng, tài chính 39 7.3. Hội nhập quốc tế 43 8. Mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật BV & PTR với một số luật chuyên ngành khác 46 8.1. Tương quan giữa Luật BV & PTR và Luật bảo vệ môi trường 46 8.2. Tương quan với Luật đất đai 46 8.3. Tương quan với Luật đa dạng sinh học 47 8.4. Mức độ cân bằng giữa bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường chưa được thể hiện rõ trong Luật BV & PTR 47 8.5. Tương quan với các công ước quốc tế liên quan 48 9. Tóm tắt Luật lâm nghiệp một số nước trên thế giới 48 9.1. Liên bang Nga 48 9.2. Brazil 50 9.3. Indonesia 51 9.4. Thụy Điển 52 9.5. Hoa Kỳ 53 10. Đánh giá chung 54 10.1. Những mặt đạt được 54 10.2. Tồn tại, hạn chế chủ yếu 55 10.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế 57 11. Luận giải sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật BV & PTR năm 2004 58 II. ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT BV & PTR NĂM 2004 62 1. Mục tiêu sửa đổi, bổ sung Luật BV & PTR 62 2. Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo về sửa đổi, bổ sung Luật 62 3. Đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung Luật 63 3.1. Vấn đề chung 63 3.2. Đề xuất cụ thể 64 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam 21 Bảng 1.2: Các hạng khu bảo tồn ở Việt Nam theo các quy định khác nhau 22 Bảng 1.3: Các loại khu bảo tồn khác nhau theo các bộ luật 23 Bảng 1.4: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam 37 Bảng 1.5: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trong lâm nghiệp 40 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên theo chủ quản lý tính đến năm 2012 12 Hình 1.2: Kết quả cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp đến tháng 12/2011 13 Hình 1.3: Diện tích rừng dã chuyển đổi mục đích sử dụng các năm 2005-2012 14 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01: Các chuyên đề kèm theo báo cáo 87 PHỤ LỤC 02: Định hướng quy hoạch đất lâm nghiệp đến năm 2020 87 PHỤ LỤC 03: Diễn biến diện tích và che phủ rừng giai đoạn 1943 – 2011 88 PHU LỤC 04: Danh mục các văn bản QPPL liên quan đến lâm nghiệp tính đến tháng 10/2013 88 v TÓM TẮT BÁO CÁO Luật BV & PTR đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, khóa XI ngày 3/12/2004. Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sừ dụng rừng (gọi tắt là BV & PTR); quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Luật có 88 Điều và được cấu trúc thành 8 chương. Trong khuôn khổ hỗ trợ của Chương trình đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP), Nghiên cứu “Đánh giá 10 năm thực hiện Luật BV&PTR năm 2004” đã được tiến hành. Mục tiêu của nghiên cứu là trên cơ sở đánh giá thực hiện Luật, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung Luật BV & PTR năm 2004 phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp, tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong thời gian tới. Vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, việc đánh giá thực hiện Luật thông qua 5 nhóm vấn đề chính, đó là: (1)-Quyền của nhà nước về BV & PTR; (2)-Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; (3)-Phát triển rừng, sử dụng rừng; (4)-Quyền và nghĩa vụ của chủ rửng; (5)-Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp. Ngoài ra còn nghiên cứu một số vấn đề có liên quan, như: chế biến và thương mại lâm sản; đầu tư, tín dụng, tài chính; hội nhập quốc tế; một số thông tin về pháp luật bảo vệ rừng ở một số quốc gia trên thế giới cũng được đề cập trong báo cáo. Phương pháp nghiên cứu được bắt đầu từ việc thu thập, rà soát, hệ thống hóa các văn bản QPPL liên quan đến BV & PTR, hình thành Bản báo cáo sơ bộ “ Đánh giá 10 năm thực hiện Luật BV&PTR năm 2004”; tham vấn, khảo sát tại địa phương; 6 chuyên gia tư vấn trong nước đã tham gia 4 cuộc họp mạng lưới lâm nghiệp vùng để tham vấn, lấy ý kiến góp ý vào Bản báo cáo sơ bộ, khảo sát thực tế tại một số cơ sở lâm nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản ở 10 tỉnh, thành phố; Báo cáo “Đánh giá 10 năm thực hiện Luật BV&PTR năm 2004” được hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến tại Hội thảo tham vấn quốc gia tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy, về khía cạnh lập pháp, Luật BV & PTR năm 2004 đã tạo ra được nền tảng luật định khá toàn diện cho hoạt động lâm nghiệp, đã có khá nhiều qui định luật hóa một số yêu cầu của kinh tế thị trường, đặc biệt là các qui định liên quan đến giao rừng, cho thuê rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, vai trò của cộng đồng, khai thác, sử dụng rừng, chính sách hưởng lợi từ rừng; đã nội luật hóa một số qui phạm, một số nguyên tắc của công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ môi trường mà Việt Nam đã tham gia. Về khía cạnh thực tiễn, Luật BV & PTR năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý ngành và từng bước thực hiện những chuyển đổi quan trọng, 1 từ nền lâm nghiệp lấy quốc doanh làm chính sang nền lâm nghiệp có nhiều thành phần kinh tế tham gia, chuyển lâm nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác, lợi dụng rừng tự nhiên sang bảo vệ, nuôi dưỡng, gây trồng rừng, thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về lâm nghiệp và từng bước thực hiện quản lý rừng theo nguyên tắc bền vững. Bước đầu đã xây dựng một số chính sách có tính đột phá, như chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất, chi trả dịch vụ môi trường rừng, thử nghiệm cơ chế đồng quản lý rừng; hỗ trợ đầu tư bảo vệ rừng tại cấp xã…. Các quyền của chủ rừng đã được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm thực hiện đã làm cho chủ rừng gắn bó hơn với rừng, yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh để tăng hiệu quả sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Công tác quản lý nhà nước về BV & PTR đã có nhiều chuyển biến, hệ thống tổ chức ngành lâm nghiệp từng bước được củng cố, tăng cường. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra được những tồn tại, hạn chế chủ yếu của Luật BV& PTR năm 2004, như: Luật này vẫn mang tính định hướng với nhiều tuyên bố hơn là các qui phạm. Điều này đã dẫn đến việc ban hành khoảng gần 100 văn bản dưới luật đề qui định cụ thể, tạo ra một lĩnh vực pháp luật về BV & PTR đa tầng, cồng kềnh, có không ít mâu thuẫn và chồng chéo. Tính minh bạch, tính khả thi chưa cao thể hiện chưa làm rõ cơ chế thực hiện các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu rừng tự nhiên và cơ chế thực hiện các quyền của chủ rừng. Các quy định về khai thác rừng chưa tạo điều kiện phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của chủ rừng; cơ chế chính sách hưởng lợi còn nhiều bất cập, thiếu chính sách khuyến khích phát triển chế biến và thương mại lâm sản; cơ chế, chính sách đầu tư, tín dụng, tài chính còn bất cập chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất lâm nghiệp. Một số qui định trong Luật khó áp dụng, nhất là các qui định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, cơ chế quản lý rừng đặc dụng. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, có khá nhiều sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật BV& PTR với một số luật chuyên ngành khác, như: Luật bảo vệ môi trường, Luật đất đai, Luật đa dạng sinh học về các nội dung, như: phân loại đất, phân loại rừng, phân loại phân khu bảo tồn đa dạng sinh học với việc phân loại rừng đặc dụng, qui định liên quan đến qui chế pháp lý về khu bảo tồn trong Luật đa dạng sinh học và các qui định về quản lý rừng đặc dụng. Luật BV & PTR nói riêng và pháp luật BV & PTR nói chung vẫn còn có một số điểm chưa phù hợp hoặc thiếu cụ thể với một số công ước quốc tế có liên quan như CITES, RAMSAR, Công ước về đa dạng sinh học… Kết quả nghiên cứu khảng định việc xem xét sửa đổi, bổ sung Luật BV & PTR năm 2004 là cần thiết và cấp bách. Bảo cáo nghiên cứu cũng dành một phần nội dung đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung Luật BV&PTR năm 2004. Cụ thể: - Về mục tiêu: nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung Luật cần phải đáp ứng yêu cầu 2 phát triển lâm nghiệp trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện chiến lược và tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về lâm nghiệp. - Về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo: nhấn mạnh việc sửa đổi Luật phải phù hợp với cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường, tái cơ cấu nền kinh tế, chiến lược tăng trưởng xanh, tăng cường quản lý tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế; thể chế hóa quan điểm rừng vừa là tài nguyên, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước; chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế trong kinh doanh rừng và nghề rừng; nâng cao giá trị kinh tế của rừng; xã hội hóa công tác BV & PTR; giải quyết mối quan hệ giữa quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng rừng, quyền quản lý, quyền khai thác và quyền hưởng lợi từ rừng. Các quy định của luật phải dựa trên cơ sở khoa học lâm sinh, khoa học xã hội - nhân văn, tôn trọng quy luật của cơ chế thị trường, quan tâm đến những đặc điểm kinh doanh rừng, quản lý rừng và nghể rừng. Kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật BV & PTR năm 2004, bổ sung những quy định mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có liên quan. Cần sửa đổi các qui định trong các Luật chuyên ngành theo hướng các vấn đề liên quan đến rừng, đất rừng, quản lý rừng cần được ưu tiên đáp ứng yêu cầu của Luật BV& PTR với tư cách là luật chuyên ngành. - Về hướng sửa đổi, bổ sung Luật: ngoài đề cập đến một số vấn đề chung, như tên luật, phạm vi điều chỉnh, kết cấu Luật, đã đưa ra những đề xuất cụ thể, trong đó có nhiều nội dung có thể lựa chọn đưa vào Luật BV & PTR năm 2004 (tùy thuộc vào việc xây dựng luật theo hướng xây dựng Luật khung, hay Luật có nội dung chi tiết). Các nội dung đề xuất, như: định nghĩa về rừng, tiêu chí xác định thành rừng trồng cho các loại rừng khác nhau, phân loại rừng, tiêu chuẩn định hình đối với rừng phòng hộ; quy hoạch, kế hoạch BV & PTR; giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, định giá rừng; bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học;phát triển rừng, khai thác rừng; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng; tổ chức ngành lâm nghiệp. Báo cáo còn đề nghị bổ sung vào Luật BV&PTR năm 2004 các quy định liên quan đến chế biến và thương mại lâm sản; đầu tư, tín dụng, tài chính; chi trả dịch vụ môi trường rừng; bồi thường thiệt hại về đa dạng sinh học rừng. 3 MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Luật BV & PTR được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, khóa XI ngày 3/12/2004. Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sừ dụng rừng (gọi tắt là BV & PTR); quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Luật có 88 Điều và được cấu trúc thành 8 chương. Sau khi Luật được ban hành, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương đã ban hành khoảng gần 100 văn bản QPPL hướng dẫn thi hành luật; ngoài ra còn có các văn bản QPPL khác liên quan, như: đất đai, đầu tư, tín dụng, tài chính, thương mại, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học ). Giữa pháp luật BV & PTR với các lĩnh vực pháp luật khác nêu trên luôn tồn tại mối quan hệ tương hỗ trong cùng một hệ thống pháp luật. Qua gần 10 năm thực hiện, Luật BV & PTR đã đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình vận dụng vào thực tế, một số quy định của Luật đã bộc lộ những hạn chế, không còn phù hợp với thực tiễn, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước. Mặt khác, xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu với những thách thức và cơ hội mới cho ngành lâm nghiệp đòi hỏi Luật cũng cần được bổ sung những quy đinh mới nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Xuất phát từ thực trạng trên, việc đánh giá thực hiện Luật BV & PTR 2004 là hết sức cần thiết. Bộ NN & PTNT (Tổng cục lâm nghiệp) đã yêu cầu Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP) tiến hành một đánh giá độc lập về 10 năm thực hiện luật này. FSSP là một diễn đàn đối thoại chính sách với chức năng chia sẻ kinh nghiệm từ quốc tế và tư vấn cho ngành lâm nghiệp Việt Nam những vấn đề mới nổi và được coi là một kênh thông tin quan trọng cho lãnh đạo ngành lâm nghiệp cân nhắc và đưa ra các quyết định. Suốt 10 năm đồng hành với sự phát triển của ngành, FSSP đã hỗ trợ ngành rất thành công trong việc nghiên cứu, xây dựng Luật BV & PTR năm 2004, Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 và xây dựng nhiều văn bản QPPL khác. Kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp cho Bộ một cách nhìn khách quan từ phía nhà tài trợ, các chuyên gia tư vấn và các mạng lưới chính sách lâm nghiệp vùng làm căn cứ nghiên cứu, xem xét việc sửa đổi, bổ sung Luật BV & PTR sau này. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật BV & PTR năm 2004 phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và 4 [...]... 01 Báo cáo Đánh giá 10 năm thực hiện Luật BV & PTR năm 2004 - Tham vấn tại Hội thảo quốc gia về các báo cáo nghiên cứu 2.4 Hoàn thành báo cáo Nhóm chuyên gia tư vấn hoàn thiện các báo cáo chuyên đề và báo cáo chung trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý nhận được thông qua hội thảo và lấy ý kiến của các bên liên quan Báo cáo cuối cùng sẽ được gửi cho Văn phòng FSSP 7 NỘI DUNG BÁO CÁO I ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN... chưa thực sự thu hút được lực lượng cộng đồng dân cư địa phương tham gia trong các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học 4 Phát triển rừng, sử dụng rừng Phần này tập trung đánh giá việc thực hiện các quy định tại Chương IV Luật BV & PTR năm 2004 4.1 Phát triển rừng 4.1.1 Kết quả đạt được - Tổng diện tích rừng đã tăng từ 12,306 triệu ha năm 2004 lên 13,515 triệu ha năm 2011 Độ che phủ rừng. .. gia và di sản thiên nhiên thế giới, tuy nhiên Luật Di sản văn hóa chưa đề cập tới công tác quản lý và bảo vệ các di sản này b) Tồn tại và hạn chế trong các quy định bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học - Quy định trách nhiệm của chủ rừng về bảo vệ rừng còn chung chung Quy định trong quy chế và hoạt động bảo vệ rừng chưa được chi tiết đối với một số loại rừng đặc thù, như đối với rừng phòng hộ và rừng. .. triệu ha rừng, giai đoạn 2006- 2 010, đã khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 922.768 ha, sau 5 năm thực hiện đã có 540.000 ha thành rừng, trồng được 1.132.990 ha Từ năm 2011, thực hiện Kế hoạch BV & PTR, năm 2011 kết quả đạt được: trồng rừng 219.054 ha, bảo vệ rừng 2.659.531ha, khoanh nuôi tái sinh 376.193 và chăm sóc rừng 260.553ha; năm 2012 kết quả đạt được: trồng rừng 197.408 ha, bảo vệ rừng 4.956.414... BV & PTR Phần này tập trung vào việc đánh giá thực hiện các quy định được thể hiện tại Chương II của Luật BV & PTR năm 2004 2.1 Quy hoạch, kế hoạch BV & PTR 2.1.1 Kết quả đạt được a) Việc lập, xét duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triên rừng ở cấp tỉnh và huyện đã dần đi vào nền nếp, tuân thủ các nguyên tắc, căn cứ, trình tự, nội dung mà pháp luật quy định Các tỉnh đã xây... phần thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp, tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong thời gian tới 2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực hiện Luật BV & PTR năm 2004; phát hiện tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức triển khai Luật vào thực tiễn - Đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung Luật phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện. .. 3 Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học Phần này tập trung đánh giá thực hiện các quy định tại Chương III Luật BV & PTR năm 2004 3.1 Kết quả đạt được a) Đã tiến hành rà soát, quy hoạch ổn định 164 khu rừng đặc dụng trong toàn quốc, trong đó có 30 Vườn quốc gia, 69 khu Bảo tồn thiên nhiên, 45 khu Bảo vệ cảnh quan và 20 khu rừng Thực nghiệm, Nghiên cứu khoa học (Bảng 1.1) Trong đó, khoảng 80% số khu rừng. .. chuyển rừng và đất lâm nghiệp sang trồng cao su; quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường; tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm; chính sách về tăng cường công tác bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, đầu tư phát triển rừng sản xuất và rừng đặc dụng; quỹ BV & PTR; quy định về tổ chức và quản lý hệ thống rừng. .. Nông nghiệp và PTNT năm 2013 Hình 1.1: Diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên theo chủ quản lý tính đến năm 2012 Theo số liệu của Bộ NN và PTNT, diện tích rừng đã giao cho các đối tượng đến năm 2004 là 12,3 triệu ha trong đó 10, 1 triệu ha rừng tự nhiên và 2,2 triệu ha rừng 12 trồng Diện tích rừng đã giao cho các đối tượng đến năm 2012 là 13,862 triệu ha trong đó 10, 423 triệu ha là rừng tự nhiên và 3,438... lên 39,7% năm 2011 Cơ cấu diện tích 3 loại rừng cũng thay đổi theo hướng tăng diện tích rừng sản xuất, giảm diện tích rừng phòng hộ và ít thay đổi đối với rừng đặc dụng Diện tích rừng tự nhiên thay đổi ít, 10, 088 triệu ha năm 2004 lên 10, 285 triệu ha năm 2011 Diện tích rừng trồng tăng mạnh, từ 2,218 triệu ha năm 2004 lên 3,229 triệu ha năm 2011, mỗi năm tăng 144.429 ha Trong khuôn khổ thực hiện Dự án

Ngày đăng: 28/02/2015, 14:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÓM TẮT BÁO CÁO

  • MỞ ĐẦU

  • I. ĐẶT VẤN ĐỀ

  • II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

  • 1. Mục tiêu tổng quát

  • 2. Mục tiêu cụ thể

  • III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

  • 1. Đối tượng nghiên cứu

  • 2. Phạm vi nghiên cứu

  • 2.1. Về không quan

  • 2.2. Về thời gian

  • 2.3. Về nội dung

  • IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 1. Cách tiếp cận

  • 2. Phương pháp nghiên cứu

  • 2.1. Công tác chuẩn bị và hình thành báo cáo sơ bộ

  • 2.2. Tham vấn, khảo sát tại địa phương

  • 2.3. Tổng hợp báo cáo

  • 2.4. Hoàn thành báo cáo

  • NỘI DUNG BÁO CÁO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan