skkn thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học ngữ văn 11 (học kỳ i) bằng microsoft frontpage

15 382 3
skkn thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học ngữ văn 11 (học kỳ i) bằng microsoft frontpage

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI  :  Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)   !! "#$ %&&''&( Người thực hiện: NGUYỄN HIẾU Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: Công nghệ thông tin  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2013-2014 )*+*,*-&( I/THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : NGUYỄN HIẾU 2. Ngày tháng năm sinh : 08- 03 - 1968 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Trường THPT Thống Nhất , Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại : 3867623 (CQ), 3766155(NR), 01223745614 (DĐ) 6. Fax: Không E-mail: Nguyenhieudung1968@gmail.com 7. Chức vụ: Giáo viên – Thư kí hội đồng 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất . II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1989 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn . III/KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy Ngữ văn - Số năm có kinh nghiệm : 23 - Các đề tài khoa học và sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: +Thiết kế web góp phần giáo dục pháp luật an toàn giao thông trong trường THPT (năm 2009) . +Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 12 theo chuẩn KTKN - Tập I (năm 2010) . +Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 9 theo chuẩn KTKN (năm 2011) +Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 12 theo chuẩn KTKN - Tập II (năm 2012) . .Một số mô hình tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh THPT góp phần thực hiện Phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường ( năm 2013). 2 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI +/  Đề tài :  !!"#$ %&&''&( Giáo viên : NGUYỄN HIẾU 0*,1&234 - Năm học 2013-2014 được xác định là “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Thực hiện đánh giá học sinh theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh, giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích với các hoạt động học tập ” theo tinh thần công văn số: 5478/BGDĐT- GDTH V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2013-2014 ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ GD&ĐT. Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng tiếp tục được đặt ra đối với giáo dục nói chung, với Giáo dục THPT nói riêng. Việc giáo dục học sinh ý thức tự học, khơi gợi niềm đam mê, sáng tạo là một trong những tiêu chí của tinh thần đổi mới đó. Người thầy không những dạy chữ mà còn là dạy người, thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết trong tâm hồn học sinh. Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” không những hướng về phía những kĩ sư tâm hồn mà còn lan toả đến học sinh. Thầy làm gương, các em noi theo. Thầy bắc nhịp cầu để các em bước qua những đoạn đường gập ghềnh, trắc trở. Với môn Ngữ Văn ( trong đó có Ngữ Văn 11), việc hỗ trợ các em tự học và sáng tạo theo tinh thần đổi mới đã trở thành niềm trăn trở của bản thân tôi cũng như của các đồng nghiệp ở trường THPT. - Và tôi đã chọn công nghệ thông tin làm công cụ hỗ trợ. Đề tài “  !!"#$% &&''&(” được viết trên cơ sở ứng dụng phần mềm của Microsoft. Tính năng của phần mềm này vượt trội hơn so thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft PowerPoint mà bấy lâu nay giáo viên thường dùng. Phần mềm cho phép dạy trực tiếp trên lớp, đưa lên mạng Internet hoặc đóng gói trên CD_ROM để học sinh tự học. Tính chuyên nghiệp, tính siêu liên kết, tính hệ thống và tiết kiệm về thời gian, tiền bạc nhưng hiệu quả cao là sự ưu việt của đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. 0)5*,*67384 1. Cơ sở lý luận : Ngày 4-11-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, 3 kỹ năng, phát triển năng lực… Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Như vậy, việc đổi mới giáo dục, trong đó có giáo dục Trung học phổ thông phải bắt đầu từ việc đổi mới phương pháp dạy và học, không những đổi mới cách dạy của giáo viên mà còn thay đổi cách học của học sinh, từ bị động sang chủ động, từ áp đặt sang sáng tạo. Việc ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong dạy học, nhất là giúp học sinh tự học là việc làm ngỡ như đã cũ nhưng thực ra vẫn có ý nghĩa thiết thực trong thời đại bùng nổ và phát triển khoa học công nghệ hiện nay. - Công văn số: 5478/BGDĐT-GDTH V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2013-2014 ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo: “Học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu học tập trên lớp, sử dụng có hiệu quả các tài liệu bổ trợ ”. Bộ GD&ĐT ngay từ đầu năm học đã đặt ra yêu cầu tạo điều kiện cho học sinh tự học có sự hướng dẫn của giáo viên. Đồng thời, Bộ GD cũng chỉ đạo: “Khai thác các nguồn lực nhằm tăng cường các TBDH hiện đại, thiết bị dạy học có yếu tố công nghệ thông tin”. Tiếp thu tinh thần đó, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài góp phần nhỏ để thêm thiết bị dạy học trong ngành, nhất là với môn Ngữ văn khối 11. 2. Cơ sở thực tiễn: a. Thuận lợi : Thế kỉ XXI là thế kỉ của công nghệ thông tin, của kĩ thuật số. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lí, dạy và học trở thành chủ trương lớn của ngành giáo dục mà các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương đều quan tâm chỉ đạo. Hiện nay, với phương tiên kỹ thuật hiện đại, cơ sở vật chất được trang bị cho các trường học tương đối đầy đủ, giáo viên dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo. Hoc sinh được học trong điều kiện đa số là trường chuẩn Quốc gia nên có đầy đủ phương tiện nghe nhìn, dễ dàng tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn. b. Khó khăn : - Như trên đã nêu, bấy lâu nay giáo viên chỉ có thói quen sử dụng giáo án điện tử bằng trình chiếu PowerPoint (.ppt) chứ chưa đủ thời gian, điều kiện, năng lực và tâm huyết, nhiệt tình để thiết kế website phục vụ bài giảng. Bởi lẽ, thiết kế website bằng ngôn ngữ HTML khó hơn viết bằng .ppt. Nếu để sai sót những dòng mã (code) hoặc liên kết thông tin không chính xác thì trang web sẽ không chạy chương trình được. - Trong các năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung, trong giờ Ngữ Văn nói riêng đã trở thành phong trào rộng khắp. Sự đa dạng hình thức thiết kề bài giảng như PowerPoint, bài giảng điện tử e-Learning đến thiết kế website … chứng tỏ công nghệ ngày càng đa dạng và phát triển, đồng nghĩa độ khó trong ứng dụng ngày càng cao. Nếu không có tinh thần tự học và sáng tạo ở mỗi giáo viên thì không thể theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin. Bên cạnh có kiến thức chuyên môn vững vàng, giáo viên Ngữ Văn cần có không ít kiến thức về tin học để ứng dụng vào việc dạy học. Một bộ phận giáo viên Ngữ văn vì lí do khách quan hoặc chủ quan chưa có thể tiếp thu kịp hoặc nâng cấp trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của mình trong việc giảng dạy bộ môn. Từ đó, việc hỗ trợ cho học sinh tự học Ngữ văn bằng ứng dụng CNTT càng khó khăn hơn. c. Số liệu thống kê : Dạy và học Ngữ Văn 11 trong trường THPT hiện nay chỉ có : - 01 bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 11 4 - 01 số sách tham khảo bài tập tự luận và trắc nghiệm. - Một vài hình ảnh minh họa trong sách và băng đĩa rời phục vụ bài giảng. Nhận xét: Qua thống kê, bản thân nhận thấy tư liệu để dạy Ngữ văn 11 còn ít ỏi hoặc giá thành cao nên khó phổ biến rộng rãi đến tất cả giáo viên và học sinh. Vì thế, đề tài này mang tính ứng dụng, tháo gỡ những khó khăn trên, mở ra triển vọng dùng website để giảng dạy Ngữ văn, đặc biệt cung cấp cho học sinh ngữ liệu Ngữ văn 11 để giúp các em tự học trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa chưa có đủ cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy và học. d. Giới hạn đề tài: Trang website Ngữ văn 11 này tập trung vào chương trình học kỳ I, gắn liền với sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I. 0 9:;4 1. Các bước thực hiện quá trình thiết kế trang website Ngữ văn 11 ( học kì I) <=>?@ABCDEFGHDIJG4 Do một Website có nhiều trang Web, ta phải thiết lập một trang chủ (Homepage) được liên kết đến một hoặc nhiều trang Web khác. Trong đề tài SKKN, trang chủ có tên là: Trang Chu_HomePage.htm Trong trang chủ này, ta thiết kế 4 trang web khác như sau: - Trang Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 - Trang Hình ảnh - Trang Nhạc - Trang Cùng đọc hiểu văn bản Trong mỗi trang web khác, ta tiếp tục tạo các thư mục con. Cụ thể: - Trang Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11: + Ngữ văn – HKI +Tiếng Việt-HKI + Tập làm văn-HKI - Trang Hình ảnh + Văn học trung đại Việt Nam + Văn học cận hiện đại Việt Nam-VHNN - Trang Nhạc + Audio văn học trung đại + Video văn học trung đại + Video văn học nước ngoài - Trang Cùng đọc hiểu văn bản + Đọc văn bản- HKI + Bài tập Đọc hiểu Ngữ văn 11-HKI + Dàn ý Nghị luận xã hội. 5 H=>?@ KBCLHM 4 Phần này dành cho thiết kế 02 trang web khác là Bài tập trắc nghiệm và Cùng đọc hiểu văn bản. Sau khi một trang mới đã được mở, định dạng .htm, ta đưa dữ liệu vào như lập văn bản Word, hoặc ta viết sẵn trên trang word, lưu dạng .doc, sau đó copy và paste vào trang web. b.1/ Phần Bài tập trắc nghiệm của trang web gồm có: b.1.1/ Phần Văn (tập I) : gồm 24 bài với 234 câu trắc nghiệm -Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác): 10câu - Câu cá mùa thu ( Nguyễn Khuyến):10 câu -Tự tình II ( Hồ Xuân Hương): 10 câu -Thương vợ ( Tú Xương): 10 câu -Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến): 10 câu -Vịnh khoa thi Hương (Tú Xương ) : 04 câu -Bài ca ngất ngưởng( Nguyễn Công Trứ) : 10 câu -Sa hành đoản ca ( Cao Bá Quát) : 10 câu -Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu ) : 10 câu -Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu ) : 10 câu -Hương Sơn phong cảnh (Chu Mạnh Trinh ) : 10 câu -Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm): 10 câu -Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ) : 10 câu -Ôn tập văn học trung đại: 10 câu -Khái quát VHVN từ thế kỉ XXđến 1945 : 10 câu -Hai đứa trẻ (Thạch Lam ) : 10 câu -Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân) : 10 câu -Chí Phèo (Nam Cao ) : 10 câu -Cha con nghĩa nặng(Hồ Biểu Chánh): 10 câu -Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) : 10 câu -Tình yêu và thù hận ( Sếch-xpia): 10 câu 6 -Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc): 10 câu -Vĩnh biệt Cửu trùng đài ( Nguyễn Huy Tưởng): 10 câu - Ôn tập học kì I ( 10 câu) b.1.2/Trắc nghiệm Tiếng Việt (tập I) : gồm 07 bài với 70 câu trắc nghiệm - Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân : 10 câu - Thành ngữ, điển cố : 10 câu - Nghĩa của từ trong sử dụng : 10 câu - Ngữ cảnh : 10 câu - Phong cách ngôn ngữ báo chí: 10 câu - Lựa chọn các bộ phận trong câu: 10 câu - Một số kiểu câu trong văn bản: 10 câu b.1.3/Trắc nghiệm Làm Văn (tập I) : gồm 04 bài với 40 câu trắc nghiệm 7 -Phân tích đề, lập dàn ý văn nghị luận : 10 câu -Thao tác lập luận phân tích : 10 câu -Bản tin : 10 câu -Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn: 10 câu Mục đích phần trắc nghiệm khách quan là hỗ trợ học sinh tự học thông qua tự kiểm tra kiến thức đã học. Làm bài tập trắc nghiệm, học sinh chỉ cần đưa trỏ chuột vào các thanh tiêu đề, liên kết với các bài, đánh dấu chọn vào câu đúng. Mỗi đề đưa ra đều có 04 lựa chọn. Học sinh khi tự học, sẽ làm bài trực tiếp trên máy tính. Cuối bài tập đều có đáp án và tính câu đúng theo tỉ lệ %, bao nhiêu phần trăm đúng là sẽ tính ra điểm. Ví dụ: đúng 100% được tính 10 điểm. b.2/ Phần Cùng đọc hiểu văn bản của trang web gồm có: 03 thư mục . Cụ thể : b.2.1/ Đọc văn bản: gồm tất cả văn bản trong chương trình Ngữ văn 11-HKI, giúp học sinh tự học thông qua đọc lại Ngữ liệu văn bản để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Ngoài ra, những văn bản trích đoạn, trang web sẽ cung cấp toàn bộ các chương còn lại để học sinh có cái nhìn bao quát về tác phẩm. b.2.2/Bài tập Đọc hiểu Ngữ văn 11-HKI: Đây là phần bài tập được biên soạn theo hướng mới, gắn với chủ trương của Bộ GD&ĐT là thay đổi cách ra đề thi Tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT năm 2014, nhất là dạng bài Đọc hiểu. Toàn bộ bài tập và có đáp án gợi ý trả lời xem như tập dợt cho các em làm quen với sự thay đổi này. Chỉ cần liên kết vào trong từng bài, trong mỗi bài Ngữ văn 11(HKI), có ít nhất 05 câu hỏi. Học sinh tự học sẽ được gợi ý câu hỏi và hướng trả lời theo chuẩn kiến thức-kĩ năng. b.2.3/ Nghị luận xã hội: gồm 15 đề nghị luận về tư tưởng đạo lí và 15 đề nghị luận về hiện tượng đời sống, có gợi ý dàn bài trả lời để tham khảo. Với phương châm “đào tạo từ xa”( Ý kiến của thầy Nguyễn Văn Ưng – Tổ trưởng Ngữ Văn trường THPT Lê Hồng Phong, Biên Hoà), tuy trong chương trình Ngữ Văn 11 chỉ học các thao tác nghị luận là chủ yếu, nhưng với những bài tập Nghị luận xã hội trong 8 trang web, học sinh sẽ tự học và dựa trên dàn ý được gợi, các em sẽ viết thành bài văn hoàn chỉnh, chuẩn bị kiến thức và kĩ năng khi bước vào lớp 12 sẽ học và thi tốt hơn. Ví dụ minh hoạ phần Bài tập đọc hiểu. Sau khi mở trang web, giáo viên hướng dẫn học sinh link vào thanh tiêu đề Cùng đọc hiểu văn bản, chọn phần Bài tập đọc hiểu Ngữ văn 11-HKI . Trang web sẽ xuất hiện phía bên trái danh mục các bài tập được xếp theo thứ tự như phụ lục SGK Ngữ văn 11 tập I. Giả sử chọn bài Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương, xuất hiện 5 câu hỏi như hình ảnh dưới đây: Để trỏ chuột vào từng câu hỏi, nhấn OK, sẽ xuất hiện bài gợi ý trả lời. Cụ thể: Câu 1: Những điểm chính về tác giả Hồ Xuân Hương : Hồ Xuân Hương(?-?) là nữ sĩ tài năng, là hiện tượng văn học trung đại Việt Nam, song cũng là nhà thơ mà cuộc đời còn rất nhiều bí ẩn. Bà là con ông Hồ Phi Diễn, một nhà nho nghèo quê ở Nghệ An. Ông Hồ Phi Diễn ra Bắc dạy học và lấy vợ lẽ, rồi sinh ra Hồ Xuân Hương. Gia đình bà từng sống ở Thăng Long và bà từng dựng ngôi Cổ Nguyệt đường để đón tiếp, giao du với khách văn chương. Bà giao du rộng rãi, đường tình duyên của bà gặp nhiều trắc trở. Câu 2: Nêu xuất xứ và nội dung chính bài thơ "Tự tình II" của Hồ Xuân Hương? - Xuất xứ: "Tự tình II" nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương. -Nội dung chính bài thơ "Tự tình II" của Hồ Xuân Hương: Bài thơ thể hiện hai tâm trạng tưởng chừng như trái ngược nhưng thống nhất trong bản lĩnh và tính cách Hồ Xuân Hương: vừa buồn tủi, vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn đọng lại trong nỗi xót xa. Câu 3: Phân tích ý nghĩa từ "trơ" và nhịp thơ của câu thơ thứ hai "Trơ cái hồng nhan với nước non"? 9 Động từ trơ được đẩy lên đầu câu đứng ngay trước chủ thể "hồng nhan". "Trơ" là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác.Từ hồng nhan (sắc mặt hồng) chỉ dung nhan người phụ nữ, cũng là khái niệm chỉ phụ nữ nói chung thiên về ngợi khen vẻ đẹp. Thế mà lại "trơ cái hồng nhan". Chủ thể đã mất hoàn toàn cảm giác, trơ ra trước cuộc đời. Đã vậy từ hồng nhan lại nằm ngay sau từ cái vốn không đi liền với danh từ chỉ người. Câu thơ mỉa mai, rẻ rúng đến xót xa. Nhịp câu thơ 1/3/3 chắc khoẻ như gân lên ở đầu câu nhưng lại chùng xuống ở cuối câu như muốn ngân thêm mãi cảm giác bẽ bàng. Câu 4: Hãy chỉ ra nét nghĩa từ "Xuân"và từ "lại" trong hai câu kết bài thơ "Tự tình II" ? Trong câu thơ "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại", "Xuân" mang lại hai nét nghĩa, vừa là "mùa xuân" vừa là tuổi xuân. Xuân đi rồi xuân lại, nhưng tuổi xuân qua thì không bao giờ trở lại. Từ "lại" thứ nhất là thêm lần nữa, từ "lại" thứ hai là trở lại, sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của mùa xuân.Nhịp câu thơ kéo dài như nỗi chán chường, sự cô đơn bất tận của nhân vật trữ tình. Câu 5: Nêu thành công nghệ thuật và ý nghĩa văn bản "Tự tình II"? 1. Về nghệ thuật: - Hệ thống hình ảnh, từ ngữ giàu cảm xúc, giàu khả năng biểu cảm. Lối đảo ngữ cùng với những động từ mạnh và gợi cảm thể hiện rõ hơn nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn của nhân vật trữ tình, khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do. - Nhà thơ đã dùng nhiều từ ngữ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc với sắc thái tả mạnh để bộc lộ chính xác tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tâm trạng uất ức bị dồn nén dường như được thoát ra, trải dài cùng nhưng hình ảnh và tữ ngữ táo bạo ấy. - Nghệ thuật lặp từ ( xuân) và phép tăng tiến ( san sẻ-tí-con con). - Nghệ thuật sử dụng sóng đôi các cặp từ trái nghĩa, góp phần biểu lộ trạng thái bế tắc: say-tỉnh, khuyết-tròn, đi-lại 2. Ý nghĩa văn bản: Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc. …………………………………………………………………………………… @=>?@JNOJP<QRKMK4 Sau khi đã sưu tầm được một số hình ảnh minh hoạ cho từng bài Đọc văn 11 (HKI), xếp chúng theo tên tác giả hoặc tác phẩm, ta tiến hành đưa hình ảnh vào trang web. S@K  ATU: Di chuyển dấu nháy đến vị trí cần chèn hình, mở menu Insert/Picture/From file. Trong hộp thoại Picture, chọn file hình rồi chọn OK. Ta có thể chèn các file ảnh khác nhau (GIF, JPG, BMP, PNG) vào website. Trong mỗi hình, dùng ngôn ngữ Java để viết phần chú thích. Phần RKMK trong trang web: gồm 02 mục. Cụ thể : - Hình ảnh về Văn học trung đại Việt Nam : 63 hình; - Hình ảnh về Văn học trung đại Việt Nam và Văn học nước ngoài : 50 hình. Học sinh khi tự học chỉ cần đưa trỏ chuột vào các hình ảnh, ý nghĩa chú thích của hình ảnh sẽ trực tiếp hiện ra. 10 [...]... trang website để tự học ở nhà hoặc ở trường) nhưng hiệu quả chất lượng dạy và học văn được nâng cao Trong điều kiện máy tính không nối mạng, học sinh cũng có thể sử dụng trang web độc lập để tự học 13 V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Thiết kế website phục vụ việc dạy và học, nhất là đối với môn Ngữ văn là việc làm còn mới mẻ Bản thân tôi trong các năm học trước đã thực hiện các trang web Ngữ văn. .. làm thiết bị dạy học, đặc biệt tự thiết kế website phục vụ việc dạy và học, trong đó có môn Ngữ Văn - Thiết kế web nói chung, web Ngữ Văn nói riêng chỉ là một trong những ứng dụng của bộ Microsoft Office XP Vấn đề quan trọng của trang web là phần nội dung mang tính chuyên môn, gắn liền với đặc trưng bộ môn Ngữ Văn Cho nên, một khi đã chọn hình thức là thiết kế web Ngữ văn, giáo viên cần có chuyên môn... ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học Ngữ Văn 11 ( Học kỳ I) bằng Microsoft Frontpage Họ và tên tác giả: NGUYỄN HIẾU Chức vụ: Giáo viên- Thư kí hội đồng Đơn vị: THPT THỐNG NHẤT Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Văn  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: Công nghệ... giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11Trần Kim Dung, Nguyễn Lê Huân, Nguyễn Thuỵ Kha- NXB Giáo dục 2010 4 Ngữ Văn 11- Tập I- NXB Giáo dục 2007 5 Thiết kế Website bằng Micosoft Frontpage Tạp chí e-chip 6 Phần video, audio, hình ảnh… liên quan trong trang web được trích từ nguồn youtube.com VII PHỤ LỤC Đính kèm : 1/ Sản phẩm phần mềm: dĩa CD web Ngữ văn 11 ( Học kì I) 2/ Đoạn video clip do Đài PTTH... bộ môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đồng Nai phổ biến áp dụng trong toàn ngành từ năm 2010 ( web Ngữ văn 10) Chính vì thế, nay với đề tài Thiết kế website Ngữ văn 11, mặc dù mới hoàn thành phần học kỳ I nhưng trang web có khả năng triển khai tiếp tục ở các trường THPT Trên cơ sở đó, tôi xin khuyến nghị: -Tạo phong trào thi đua mạnh mẽ trong ngành giáo dục, vận động các thầy cô giáo tự làm thiết bị dạy học, đặc... Audio Văn học 11- HKI: có 10 bài; b/Phần Video Văn học Việt Nam 11- HKI : có 19 video clip; c/ Phần Video Văn học nước ngoài lớp 11- HKI : có 02 video clip; 11 e/Bước tạo liên kết (link) văn bản, Hình ảnh và Nhạc: Sau khi đã tạo xong trang chủ (Homepage) và các trang web khác về Ngữ văn lớp 11 ( HKI), ta tiến hành tạo liên kết giữa chúng với nhau Một liên kết là một lệnh HTML được nhúng trong trang... còn biết cách hướng dẫn học sinh sử dụng trang web để tự học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11- Đỗ Ngọc Thống (chủ biên)-Phạm Thị Thu Hiền - Nguyễn Văn Hiệp – Nguyễn Thành Thi - NXB Giáo dục 2007 2 BÀI TẬP TỰ LUẬN NGỮ VĂN 11 - Đỗ Ngọc Thống (chủ biên)-Phạm Thị Thu Hiền - Nguyễn Thị Hồng Vân - NXB Giáo dục 2008 3 Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo... tử được thiết kế trên cơ sở bám sát chương trình Ngữ văn 11 Tập I Việc chuyển từ bài giảng trình chiếu PowerPoint sang giảng dạy Ngữ Văn bằng website đã làm phong phú sự ứng dụng CNTT có hiệu quả trong nhà trường phổ thông Về hiệu quả giáo dục, trang web khi ứng dụng trong nhà trường sẽ hỗ trợ cho giáo viên có một phương tiện hữu ích, không tốn thời gian truy cập trên mạng, tích hợp, liên kết nhanh... hơn, học sinh được tự học trên trang website, có đầy đủ dữ liệu để các em tìm hiểu và tự làm bài tập, tự kiểm tra việc nắm kiến thức chuẩn của mình với bất cứ lúc nào Về hiệu quả kinh tế, đây là trang web có mã nguồn mở, có thể sao chép, chỉnh sửa, cập nhật, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của thực tế xã hội và văn học Vì thế, việc đầu tư kinh phí để phổ biến trang web sẽ rất thấp ( Mỗi học sinh. .. bằng ứng dụng CNTT của thầy Nguyễn Hiếu tại trường THPT Thống Nhất Người thực hiện 14 BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị: THPT THỐNG NHẤT ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Thống Nhất, ngày 03 tháng 05 năm 2014 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2013-1014 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế website . 2009) . +Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 12 theo chuẩn KTKN - Tập I (năm 2010) . +Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 9 theo chuẩn KTKN (năm 2 011) +Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 12 theo. 2014 67lv] LUKw@4^x!cX!x!f ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học Ngữ Văn 11 ( Học kỳ I) bằng Microsoft Frontpage. Họ và tên tác giả: NGUYỄN HIẾU Chức vụ: Giáo viên-. việc hỗ trợ cho học sinh tự học Ngữ văn bằng ứng dụng CNTT càng khó khăn hơn. c. Số liệu thống kê : Dạy và học Ngữ Văn 11 trong trường THPT hiện nay chỉ có : - 01 bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 11 4 -

Ngày đăng: 28/02/2015, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan