Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY

113 1.5K 12
Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yên HIỆN NAY PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yênbền VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆPNÔNG NGHIỆP ở TỈNH HƯNG yênCƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆPTHỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊNGIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH HƯNG YÊN TRONG THỜI GIAN TỚI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN PHẠM THỊ MY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP 10 1.1. Phát triển bền vững trong nông nghiệp và những nội dung cơ bản của nó 10 1.2. Các yếu tố cấu thành nông nghiệp phát triển bền vững và nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững trong nông nghiệp 17 1.3. Một số mô hình xây dựng nông nghiệp phát triển bền vững ở các nước 28 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN 40 2.1. Những tiền đề và điều kiện cho phát triển bền vững trong nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên 40 2.2. Thực trạng phát triển bền vững trong nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2008 – 2013 44 Chương 3 GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH HƯNG YÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 77 2 3.1. Những quan điểm cơ bản trong phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2011 - 2020 77 3.2. Một số giải pháp cơ bản phát triển bền vững trong nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên 82 KẾT LUẬN 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH Ban chấp hành CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GTSX Giá trị sản xuất HTCT Hệ thống chính trị HTX Hợp tác xã KHCN Khoa học công nghệ LLSX Lực lượng sản xuất MTTQ Mặt trận Tổ quốc QHSX Quan hệ sản xuất UBND Ủy Ban Nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa. KTTT Kinh tế trang trại KHKT Khoa học kỹ thuật 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển bền vững là mục tiêu, nhu cầu cấp bách đối với mọi nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, trong những năm gần đây thế giới đang trải qua nhiều cuộc khủng hoảng: khủng hoảng năng lượng, nguyên liệu, khủng hoảng tài chính, khủng hoảng môi trường, từ đó xuất hiện tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, đói nghèo đe dọa cuộc sống của nhân loại hiện tại và tương lai, mà nguyên nhân chủ yếu là phát triển thiếu bền vững. Vì vậy, tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển bền vững được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janerio (Braxin), các nhà hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị đại diện cho 179 nước tham gia Hội nghị đã thống nhất về quan điểm phát triển bền vững. Coi phát triển bền vững là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại. Nói đến phát triển bền vững là nói đến sự phát triển hài hòa cả ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường. Đó là sự phát triển không chỉ tăng trưởng kinh tế mà phải đảm bảo các mục tiêu ổn định xã hội, giữ gìn môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của cả thế hệ hôm nay mà không ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của thế hệ mai sau. Trong phát triển bền vững, thì phát triển nông nghiệp bền vững có vai trò quan trọng đối với nước ta. Bởi lẽ, Việt Nam là một nước nông nghiệp, gắn liền với nền văn minh lúa nước. Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội nước ta đã cho thấy, sự phát triển, tiến bộ và phồn vinh của đất nước không thể bỏ qua, tách rời sự phát triển của nông nghiệp. Cho nên, phát triển nông nghiệp 4 bền vững luôn được Đảng và nhà nước ta đặt ở vị trí trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành, như Nghị quyết Trung Ương 5 khóa IX về CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, gần đây nhất là ngày 5/08/2008, Hội nghị lần thứ bẩy BCH Trung ương khóa X, đã ban hành Nghị quyết số 26 -NQ/TW về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Trong đó xác định: “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt cũng như lâu dài” các chủ trương của Đảng đã được Nhà nước thể chế hóa bằng các chính sách và được các cấp, các ngành triển khai trong thực tế. Trong định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam của Chính Phủ cũng đã khẳng định phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Thậm chí đây là nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững ở nước ta. Hưng Yên là một tỉnh nông nghiệp, nằm trong cái nôi của nền văn minh lúa nước khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng. Tỉnh có diện tích tự nhiên 92.309 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 61.037 ha. Với hơn 70 % dân số sống ở nông thôn và hơn 50% lao động tham gia lĩnh vực nông nghiệp. Tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ thống sông ngòi phong phú, là cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội có đường giao thông thuận lợi. Với điều kiện như vậy, Hưng Yên hoàn toàn có thể khai thác lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế phát triển nông nghiệp ở Hưng Yên còn nhiều bất cập: trình độ và chất lượng lao động thấp, quá trình CHH – HĐH hóa nông nghiệp nông thôn diễn ra chậm, lao động thủ công vẫn chiếm ưu 5 thế, tỉ lệ thất nghiệp trong nông nghiệp vẫn cao, nhiều diện tích đất đai bỏ hoang không canh tác, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, đầu ra của các sản phẩm nông sản không ổn định, công nghiệp chế biến chưa phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi, do sử dụng thuốc trừ sâu… diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần… đặt ra nhiều thách thức cho ngành nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên. Vì vậy, làm thế nào để phát triển bền vững nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay là vấn đề đặt ra không chỉ với địa phương mà là trách nhiệm chung của cả nước. Việc nghiên cứu nhằm góp phần tìm hướng giải quyết cho vấn đề này là một nội dung có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. Do đó, tác giả chọn vấn đề: “Phát triển bền vững trong nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Một số công trình khoa học nghiên cứu như: + “CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi” Đề tài KX - 02 - 07 do GS.TS Nguyễn Kế Tuấn làm chủ nghiệm. Đây là công trình đề cập chủ yếu đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta thời gian qua; đề xuất phương hướng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời gian tới. Tuy nhiên công trình mới chỉ đề cập đến khía cạnh phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững trong quá trinh công nghiệp hóa. + Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (2003) do PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc chủ biên, Nxb Thống kê. Công trình này đã khái quát một cách tổng quan quá trình đổimới, phát triển nông nghiệp, nông thôn từ 1986 đến năm 2002; đặt ra một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời gian tới. + Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững, Nxb Chính trị 6 Quốc gia (2004), doTS Nguyễn Từ chủ biên. Đây là cuốn sách với nhiều bài viết có giá trị bàn về vị trí và vai trò của ngành nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế bền vững chung của đất nước. Đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam”, Vũ Văn Nâm, luận văn Thạc sỹ kinh tế. Đây là đề tài đã nêu khái quát về phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam nói chung, chưa đề cập sâu tới các vùng, miền và địa phương cụ thể, Mặc dù, có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững ở các góc độ khác nhau nhưng chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu cụ thể về nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh Hưng Yên hiện nay dưới góc độ kinh tế chính trị. Nói như vậy, đây là một đề tài mới, lần đầu tiên đề cập một cách đầy đủ và hệ thống về phát triển bền vững trong nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn - Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn tình hình phát triển bền vững trong nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn hiện nay trên các góc độ: Phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường ở tỉnh Hưng Yên hiện nay. - Đề xuất quan điểm, định hướng và những giải pháp cơ bản để phát triển bền vững trong nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Nghiên cứu nông nghiệp phát triển bền vững của tỉnh Hưng Yên, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân để có những giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc phát triển bền vững trong nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên. Với mục tiêu nêu trên, luận văn hướng vào trả lời các câu hỏi sau: 7 Thế nào là phát triển bền vững trong nông nghiệp ?Nội dung của phát triển bền vững trong nông nghiệp là gì? Những nhân tố cấu thành đến nông nghiệp phát triển bền vững và những yếu tố tác động đến phát triển bền vững trong nông nghiệp? Thế giới đã phát triển nông nghiệp bền vững như thế nào? Việt Nam nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng có thể vận dụng, học tập những kinh nghiệm gì của họ? Thực tế những cơ hội và khó khăn, thách thức của nông nghiệp Hưng Yên trong việc tiếp cận mô hình phát triển bền vững? Và đâu là giải pháp cho những khó khăn này? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là ngành sản xuất nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi và các yếu tố có liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Hưng Yên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Hưng Yên dưới góc độ kinh tế chính trị, không đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề có tính vi mô của từng ngành cụ thể. Đề tài nghiên cứu nông nghiệp phát triển bền vững giới hạn trong phạm vi tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2008 - 2013. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về phát triển nông nghiệp bền vững. 5.2. Cơ sở thực tiễn Luận văn dựa trên cơ sở thực tiễn là quy hoạch tổng thể phát triển kinh 8 tế - xã hội tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2020 theo nghị quyết số 217/NQ - HĐND ngày 13/12/2010 của HĐND tỉnh Hưng Yên, chiến lược phát triển tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020. Sử dụng các báo cáo của Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hưng Yên, Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Hưng Yên và các báo cáo có liên quan khác. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trừu tượng hóa khoa học.Ngoài ra, sử dụng phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học. 6. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn - Góp phần làm rõ và cung cấp những căn cứ khoa học về phát triển bền vững trong nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để các cấp chính quyền trong tỉnh Hưng Yên vận dụng trong hoạch định chính sách; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển bền vững trong nông nghiệp theo chương trình nghị sự 21 về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, kết cấu của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP 1.1. Phát triển bền vững trong nông nghiệp và những nội dung cơ bản của nó 1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững và phát triển bền vững trong nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất năm 1992 tổ chức tại Rio Janeiro đã đưa ra khái niệm vắn tắt về phát triển bền vững và được nhiều quốc gia sử dụng đó là: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Hay nói cách khác: “Phát triển bền vững đó là sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường ở các thế hệ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sống của con người”. 1.1.1.2. Khái niệm về phát triển bền vững trong nông nghiệp - Theo G.A. Cô - dơ - lốp và S.P.Pe - Rơ - Vu - Sin và các tác giả của cuốn Từ điển kinh tế do Nhà xuất bản Chính Trị quốc gia Liên Xô xuất bản năm 1953, trong mục từ “nông nghiệp”, sau khi định nghĩa Nông nghiệp là một nghành kinh tế quan trọng, còn cho rằng: “Trong nông nghiệp việc sản xuất sản phẩm không những gắn liền với quá trình kinh tế, mà cũng gắn liền với các quá trình tự nhiên của tái sản xuất. Muốn kinh doanh nông nghiệp một cách đúng đắn, điều quan trọng là hiểu biết và khéo vận dụng các quy luật kinh tế của sự phát triển xã hội và các quy luật sinh vật học của sự phát triển động vật và thực vật” [43,trang 385]. 10 [...]... nghiệp cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển Phát triển bền vững trong nông nghiệp là phát triển nền sản xuất bảo đảm được công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, tạo được cơ sở vật chất cho phát triển nông thôn mới Đây là nội dung rất quan trọng của phát triển bền vững trong nông nghiệp, vì nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động, nhưng lao động nông nghiệp lại có... tài nguyên thiên nhiên, không làm cạn kiệt và hủy hoại chúng nhằm thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng tới các thế hệ tương lai 1.1.2 Nội dung của phát triển bền vững trong nông nghiệp 1.1.2.1 Phát triển bền vững trong nông nghiệp về kinh tế Phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế là sự phát triển đảm bảo tăng trưởng, ổn định, lâu dài về mặt kinh tế của nông nghiệp, ... hưởng có hại do biến đổi khí hậu, tích cực phòng chống, thiên tai, phát triển nền nông nghiệp sinh thái… - Thành thị hóa nông thôn, xây dựng nông thôn văn minh loại trừ những tiêu cực gây ô nhiễm môi trường xã hội Nông thôn là môi trường sống 25 của nông dân, chủ thể của nền nông nghiệp phát triển bền vững Phát triển nông nghiệp bền vững thì đồng thời phải phát triển nông thôn bền vững Xây dựng nông. .. được viết và xuất bản trước khi nhân loại đề cập đến khái niệm phát triển bền vững nhiều năm.Các tác giả cũng không hề đề cập một từ nào về phát triển bền vững, nhưng nếu căn cứ vào những nội dung của phát triển bền vững ngày nay, thì thực chất ở đây đã bàn về phát triển bền vững trong nông nghiệp Theo quan điểm hiện đại về phát triển bền vững thì với cách đặt vấn đề của tác giả “việc sản xuất sản phẩm... vào trong sản xuất để phát triển nông nghiệp bền vững Đến lượt nó, sự phát triển bền vững trong nông nghiệp lại đặt ra yêu cầu đòi hỏi người lao động có trình độ cao hơn 1.1.2.3 Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường Là phải khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường Để phát triển bền vững trong. .. cho nhu cầu phát triển khác Thị trường mở ra khả năng vô cùng rộng lớn, cho phép phát triển tối đa năng lực sản xuất nông nghiệp chứ không còn bó hẹp trong sản xuất manh mún, “tự cấp, tự túc” nữa, từ đó thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng Tăng trưởng là yếu tố cấu thành trong phát triển bền vững Cho nên, phát triển bền vững trong nông nghiệp không thể thiếu vai trò của thị trường Thông qua phát triển thị... tế nông nghiệp hợp lý là cơ cấu đảm bảo tỷ trọng phù hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa các loại cây trồng, giữa chăn nuôi các loại con…trên cơ sở lợi thế cạnh tranh và sự cân đối trong phát triển nông nghiệp ở từng vùng, từng địa phương 1.1.2.2 Phát triển bền vững trong nông nghiệp về xã hội Phát triển bền vững trong nông nghiệp về xã hội đó chính là sự đóng 16 góp cụ thể của nông nghiệp cho phát. .. HTCT ở nông thôn vững mạnh Việc tổ chức thực hiện xây dựng nông nghiệp phát triển bền vững là ở cơ sở HTCT ở nông thôn bao gồm cơ quan hành chính (chính quyền), tổ chức đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội là chủ thể trực tiếp lãnh đạo, đưa phát triển bền vững vào trong cuộc sống Cho nên HTCT ở cơ sở là cực kỳ quan trọng Vai trò của HTCT ở nông thôn thể hiện ở chỗ trực tiếp tổ chức cho nhân dân thực hiện. .. biến, phát triển nông nghiệp sinh thái, bảo vệ thực vật Muốn vậy, phải đẩy mạnh CNH, HĐH trong sản xuất nông nghiệp .để có năng suất, chất lượng, hiệu quả mà vẫn đảm bảo nuôi dưỡng, tái tạo, phát triển các nguồn lực cho sự phát triển lâu dài 15 Phát triển bền vững trong nông nghiệp là phát triển nền nông nghiệp, trong đó, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng Các... nghiệp là phát triển một nền nông nghiệp trong đó đòi hỏi trình độ của người lao động ngày càng cao Yêu cầu của nông nghiệp phát triển bền vững là sự phát triển vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế vừa đảm bảo mục tiêu ổn định xã hội và bảo vệ môi trường Trong khi đó, người lao động là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp Do đó, muốn phát triển bền vững trong nông nghiệp người lao động phải . tới phát triển bền vững trong nông nghiệp 17 1.3. Một số mô hình xây dựng nông nghiệp phát triển bền vững ở các nước 28 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN. phát triển bền vững trong nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Nghiên cứu nông nghiệp phát triển bền vững của tỉnh Hưng Yên, tìm ra những hạn chế và nguyên. phát triển bền vững trong nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên 40 2.2. Thực trạng phát triển bền vững trong nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2008 – 2013 44 Chương 3 GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN

Ngày đăng: 27/02/2015, 16:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP

    • 1.1. Phát triển bền vững trong nông nghiệp và những nội dung cơ bản của nó

      • 1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững và phát triển bền vững trong nông nghiệp

        • 1.1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững

        • 1.1.1.2. Khái niệm về phát triển bền vững trong nông nghiệp

        • 1.1.2. Nội dung của phát triển bền vững trong nông nghiệp

          • 1.1.2.1. Phát triển bền vững trong nông nghiệp về kinh tế

          • 1.1.2.2. Phát triển bền vững trong nông nghiệp về xã hội

          • 1.1.2.3. Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường

          • 1.2. Các yếu tố cấu thành nông nghiệp phát triển bền vững và nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững trong nông nghiệp

            • 1.2.1. Các yếu tố lực lượng sản xuất trong cấu thành nông nghiệp phát triển bền vững

            • 1.2.2. Các yếu tố quan hệ sản xuất trong cấu thành nông nghiệp phát triển bền vững

            • 1.2.3. Các yếu tố về môi trường tự nhiên và xã hội cấu thành nông nghiệp phát triển bền vững

            • 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững trong nông nghiệp

              • 1.2.4.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

              • 1.2.4.2. Nhóm nhân tố về tổ chức - kỹ thuật

              • 1.2.4.3. Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội

              • 1.3. Một số mô hình xây dựng nông nghiệp phát triển bền vững ở các nước

                • 1.3.1. Mô hình nông nghiệp phát triển bền vững của Ấn Độ

                • 1.3.2. Mô hình nông nghiệp bền vững của Trung Quốc

                • 1.3.3. Mô hình nông nghiệp bền vững của Thái Lan

                • 1.3.4. Một số bài học cho Việt Nam và tỉnh Hưng Yên

                  • 1.3.4.1. Nội dung và tầm quan trọng của phát triển bền vững phải được nhận thức thông suốt từ cấp hoạch định chính sách đến cấp thực thi cụ thể

                  • 1.3.4.2. Coi trọng việc xác định rõ định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững cho phù hợp để thực hiện

                  • 1.3.4.3. Nâng cao năng lực quy hoạch phát triển vùng

                  • 1.3.4.4. Quan tâm đến sự bền vững về môi trường kinh tế - xã hội

                  • 1.3.4.5. Quan tâm đến sự bền vững về môi trường sinh thái

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan