skkn BIỆN PHÁP GIÁO dục kỹ NĂNG GIỮ gìn vệ SINH cá NHÂN CHO học SINH nội TRÚ”

28 4.4K 21
skkn BIỆN PHÁP GIÁO dục kỹ NĂNG GIỮ gìn vệ SINH cá NHÂN CHO học SINH nội TRÚ”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ LIÊN HUYỆN TÂN PHÚ-ĐỊNH QUÁN  Mã số: ……………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ GÌN VỆ SINH CÁ NHÂN CHO HỌC SINH NỘI TRÚ” Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hường Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  - Lĩnh vực khác: Quản lý y tế trường học  Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2013-2014 1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I/THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Vũ Thị Thu Hường 2. Ngày tháng năm sinh: 23/07/1970 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Tổ 15 khu 10 thị trấn Tân Phú – huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại (CQ) 0613.856483 ĐTDĐ(CN): 01627164507 6. Chức vụ: Nhân viên y tế 7. Đơn vị công tác: Trường PT. DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán II/TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Trung cấp Y tế - Năm nhận bằng (chứng nhận): 1990 - Chuyên ngành đào tạo: Y sỹ đa khoa – CK Sản Nhi III/KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác y tế học đường - Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh - Số năm có kinh nghiệm: 19 năm - Các kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: * Một số kinh nghiệm trong việc quản lý chăm sóc sức khoẻ học sinh ở trường PTDTNT ( NH 2010 - 2011). * Một số biện pháp làm tốt công tác VS trường học (NH 2011 - 2012). * Một số kinh nghiệm xử lý bệnh Hystaria ở học sinh nữ (NH 2012 - 2013). 2 Sáng kiến kinh nghiệm BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ GÌN VỆ SINH CÁ NHÂN CHO HỌC SINH NỘI TRÚ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết Con Người là vốn quý nhất của xã hội, sức khỏe là vốn quý nhất của Con Người. Con Người muốn có sức khỏe tốt thì công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phải được quan tâm ưu tiên hàng đầu. Học sinh là mầm non tương lai của đất nước. Để có một thế hệ kế cận có đầy đủ năng lực, trí tuệ, sức khỏe cống hiến cho xã hội, thì nhiệm vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho học sinh là một trách nhiệm lớn của ngành Giáo dục. Chính vì thế công tác chăm sóc sức khỏe học sinh trong nhà trường hiện nay được đánh giá là một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện con người cả về thể chất và tinh thần, nhằm góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, cải tạo giống nòi cho dân tộc, cho đất nước. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe trong trường học là giáo dục, hướng dẫn các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh. Đây là một trong những yếu tố quyết định liên quan đến sức khỏe, nền nếp sống và sinh hoạt của thế hệ tương lai. Trường PTDTNT liên huyện Tân Phú - Định Quán là một loại hình trường chuyên biệt làm nhiệm vụ nuôi và dạy học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn hai huyện. Đối tượng học sinh là người dân tộc, sống ở vùng sâu vùng xa, nếp sống vệ sinh cá nhân còn mang nhiều thói quen, tập tục lạc hậu, bản thân các em đã là học sinh cấp II, nhưng các kỹ năng vệ sinh cá nhân cũng như giữ gìn vệ sinh môi trường nói chung chưa được các bậc phụ huynh quan tâm hướng dẫn, giáo dục. Khi các em đến trường ăn, ở nội trú, sự thiếu hiểu biết về các kỹ năng vệ sinh cá nhân đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, vệ sinh môi trường. Kỹ năng vệ sinh không tốt sẽ là nguồn ủ bệnh, lây truyền bệnh cho nhau từ đó ảnh hưởng rất lớn đến học tập và sinh hoạt của các em hàng ngày. Đồng thời đây cũng là một yếu tố làm cho công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho các em trong những năm qua gặp nhiều khó khăn. Xác định được việc giáo dục hướng dẫn các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho các em là rất quan trọng, nó có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh thực hiện nếp sống văn minh sạch đẹp. Đồng thời nó có tác động rất lớn đến kết quả phòng chống bệnh tật, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh nội trú, do đó tôi chọn đề tài: “ Biện pháp giáo dục kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh nội trú” để làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, góp phần hoàn thành nhiệm vụ nuôi và dạy con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn mà Đảng và Nhà nước giao phó. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa: “Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ không có bệnh hoặc thương tật”. 3 - Quan điểm về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe của chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ ngay từ trong thời kỳ đầu, giai đoạn cực kỳ khó khăn gian khổ, nhân dân ta tham gia kháng chiến chống quân xâm lược giành độc lập chủ quyền dân tộc, xây dựng đời sống mới. Bác đã dạy: "Mình dù nghèo, ai cấm mình ăn ở sạch sẽ"; "Sạch sẽ tức là một phần đời sống mới. Sạch sẽ thì ít đau ốm, sức khỏe thì làm được việc, làm được việc thì có ăn. Xem đó thì biết rằng ai cũng nên làm đời sống mới". Đối với thế hệ trẻ, trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, Bác đã dạy các cháu phải: “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”. - Căn cứ vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi: cơ thể trẻ em là nền tảng vật chất của trí tuệ và tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển tốt: “thân thể khỏe mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt và ngược lại tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”. Trong cuộc sống thực tế cho thấy những đứa trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ lại, phụ thuộc vào những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ mình mà lẽ ra chính bản thân trẻ phải tự lập dần như bắt đầu là tự vệ sinh cá nhân. - Căn cứ tài liệu giáo dục vệ sinh cá nhân cho học sinh của NGNN.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh (Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội). - Căn cứ thông tư số: 03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT, ngày 01/03/2000 của liên bộ Y tế - GD&ĐT về quy định nhiệm vụ y tế trường học. - Căn cứ Chỉ thị số 40/2008/BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát động phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Căn cứ phương hướng nhiệm vụ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh của trường PT. DTNT liên huyện Tân Phú - Định Quán. Đối với nhà trường, song song với sự ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật từ nguy cơ ô nhiễm môi trường, các dịch bệnh lây nhiễm tràn lan ngoài xã hội, đó là việc nhận thức và ý thức về vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh môi trường chung của học sinh và các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế do đó sức khỏe của học sinh bị ảnh hưởng rất nhiều nếu như không chủ động giáo dục trang bị những kiến thức giữ gìn vệ sinh cá nhân cho các em . Quan sát nền nếp sinh hoạt hàng ngày của học sinh tôi phát hiện thấy nhiều em còn lúng túng trong việc thực hiện vệ sinh cá nhân và các em còn có nhiều thói quen xấu, lạc hậu chưa phù hợp với hoàn cảnh sống, môi trường sống hiện tại như: - Vệ sinh răng miệng: Học sinh không đánh răng hoặc chải răng động tác chưa đúng, chưa cọ hết các vùng răng trong khoang miệng, đặc biệt làm qua loa, chiếu lệ chưa đủ để làm sạch răng, miệng. - Học sinh rửa mặt: đa số không dùng khăn mà rửa bằng tay; - Học sinh tắm gội chỉ xả nước không kỳ cọ, thậm chí học sinh nữ mặc nguyên quần áo để tắm; 4 - Trang phục mặc chưa phù hợp: đi học, chơi thể thao, đi ngủ mặc đồng phục đi học, rồi sáng hôm sau lại mặc bộ đồng phục đó đi học buổi sau, không chịu thay, giặt hàng ngày - Học sinh nữ, phần lớn các em lớp 6, 7 đầu còn có chấy; - Học sinh còn thói quen xả rác và khạc nhổ bừa bãi; - Thói quen thích đi chân đất, thói quen đi vệ sinh không dội nước, dùng cây que, đá (Học sinh lớp 6 mới vào trường) để lau chùi, đi xong không rửa tay Bằng biện pháp quan sát, kiểm tra hàng ngày, phát phiếu thăm dò một số kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân của học sinh thu được kết quả tổng hợp như sau: STT Các kỹ năng giữ gìn VSCN của HS Số lượng HS Kết quả Đạt Chưa đạt Tỷ lệ (%) đạt 1 Kỹ năng rửa tay sạch bằng xà phòng 80 32 em 48 em 40% 2 Kỹ năng rửa mặt, VS Mắt, Mũi, Tai 40 10 em 30 em 25% 3 Kỹ năng tắm, gội 30 12 em 18 em 40% 4 Kỹ năng VS trang phục( mặc, giặt, phơi, xếp quần áo) 271 120 em 151 em 44,3% 5 Kỹ năng vệ sinh răng miệng 74 24 em 50 em 32,4% 6 Kỹ năng giữ vệ sinh trong ăn uống 150 86 em 64 em 57,3% 7 Kỹ năng vệ sinh trong học tập 271 172 em 99 em 63,5% 8 Kỹ năng giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục. 80 34 46 42,5% Biện pháp “Giáo dục kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh nội trú” tôi thực hiện trong năm học này là những giải pháp thay thế một phần những giải pháp đã thực hiện tại đơn vị trước đây mà chưa có hiệu quả cao. Chính vì thế, tôi đưa ra những giải pháp cải tiến, đi sâu vào thực tế đời sống sinh hoạt của học sinh, trong năm học này đạt được nhiều kết quả thiết thực hơn so với những năm học trước đây. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng tình hình thực hiện các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân của học sinh, tôi xin trình bày một số biện pháp giáo dục kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh như sau: 5 1. Giải pháp 1: Công tác tham mưu chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, vật dụng phục vụ học sinh thực hiện vệ sinh cá nhân. Đây là việc làm rất quan trọng đối với mỗi trường học, đặc biệt là trường có học sinh ở nội trú. Để đảm bảo cho học sinh thực hiện tốt công tác vệ sinh chung cũng như vệ sinh cá nhân nói riêng, ngay từ đầu năm học, tôi tham mưu cho lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra cơ sở vật chất, chuẩn bị sửa chữa, mua sắm vật dụng trang bị cơ sở vật chất nhà vệ sinh và việc cung cấp nước sạch, đồng thời đưa ra ý kiến trong hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm về việc trang bị, mua sắm, các vật dụng cá nhân để phục vụ tốt đời sống của học sinh nội trú bao gồm các điều kiện sau: - Tất cả các nhà vệ sinh, nhà tắm phải đảm bảo sạch sẽ và cung cấp đầy đủ nước sạch cho học sinh sinh hoạt. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt công tác vệ sinh chung cũng như vệ sinh cá nhân mỗi học sinh; - Đảm bảo phòng ở sạch sẽ thoáng mát có đầy đủ giường, chiếu, mùng mền cho học sinh ( Nhà trường đã bố trí 8 em/phòng, 1em/giường được trang bị mùng, mền, chiếu khi mới vào lớp 6); - Quần áo, yêu cầu mỗi học sinh ít nhất phải có 2 bộ đồng phục đi học, 1 bộ quần áo thể dục, 2 bộ quần áo mát mặc lúc nghỉ ngơi, kèm theo quần áo lót đầy đủ theo nhu cầu sử dụng; - Giày, dép mỗi thứ ít nhất 1 đôi; - Khăn mặt, bàn chải răng, thau, ca đảm bảo đủ mỗi thứ 1 chiếc; - Xà phòng tắm, rửa tay, dầu gội đầu, giấy vệ sinh và các dụng cụ khác . Tất cả các điều kiện trên là những điều kiện tối thiểu cần có để các em học sinh nội trú sinh hoạt và thực hiện vệ sinh cá nhân hàng ngày. Để thực hiện tốt việc nuôi dạy học sinh, tạo đều kiện tốt nhất cho các em sinh hoạt nội trú trong suốt năm học, tôi tham mưu cho lãnh đạo nhà trường phân công phân nhiệm cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận, học sinh từng lớp về sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất trong nhà trường để các công trình vệ sinh luôn đảm bảo sạch sẽ, cung cấp đầy đủ nước sạch và an toàn cho học sinh sử dụng. Còn đối với các vật dụng cá nhân của học sinh, ngay từ đầu năm học tôi cùng quản sinh kiểm tra, thống kê vật dụng cá nhân từng em, rồi tham mưu cho lãnh đạo nhà trường, thông qua hội nghị cha mẹ học sinh để trang bị cho những em thiếu, đồng thời xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra thường xuyên mỗi tháng một lần tất cả các vật dụng cá nhân như quần, áo, giày, dép, khăn mặt, bàn chải răng, thau ca để phát hiện hư hỏng kịp thời sửa chữa, mất tìm lại bổ sung ngay để các em có cái sử dụng. Qua những đợt kiểm tra trong năm cho thấy sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất phục vụ học sinh trong năm học này được quan tâm trang bị đầy đủ hơn, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của học sinh. Các đồ dùng vật dụng của học sinh sau những lần kiểm tra đã khắc phục dần những hạn chế lần trước, chứng tỏ học 6 sinh có ý thức giữ gìn vật dụng cá nhân tốt hơn, khẳng định ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân có chuyển biến rõ rệt. 2. Giải pháp 2: Xác định nội dung các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cần hướng dẫn giáo dục cho học sinh. Như chúng ta đã biết con người sinh ra và lớn lên không phải điều gì cũng biết mà phần nhiều do giáo dục, dạy dỗ mà nên. Các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng thế, đối với học sinh cấp II, có thể đã được hướng dẫn từ lứa tuổi mầm non, tiểu học, được cha mẹ dạy hoặc các em tự học và làm theo người lớn. Nhưng sự tiếp thu, bắt chước làm theo đúng hay sai phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh mỗi con người. Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhất cả về thể chất và tinh thần, nhưng ở lứa tuổi này sự quan tâm của cha mẹ đã ít nhiều đã giảm đi ở cả những gia đình có điều kiện, hoặc không còn quan tâm nữa đối với những gia đình khó khăn, mà đối tượng học sinh dân tộc thì hầu như các em đều bị phó mặc cho tự nhiên, đa số các em thích sống tự do hoang dã. Do đó việc thực hiện vệ sinh cá nhân của các em phần lớn làm theo thói quen lạc hậu và bản năng vốn có, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường sống. Qua tìm hiểu nếp sống sinh hoạt của các em hàng ngày, tôi xác định nội dung các kỹ năng vệ sinh cần thiết để hướng dẫn giáo dục cho học sinh gồm: - Kỹ năng rửa tay sạch bằng xà phòng: như chúng ta đã biết, đôi bàn tay hàng ngày làm rất nhiều việc, tiếp xúc với rất nhiều bề mặt ( cả sạch lẫn bẩn) do đó đôi bàn tay bẩn vô tình là trung gian đưa vi khuẩn vào cơ thể người qua ăn, uống, tiếp xúc với da (gãi, sờ)… đối với các em học sinh nội trú, tôi thực hiện khảo sát bằng cách quan sát trực tiếp (không cho học sinh thấy) trong 10 em ngẫu nhiên có 3 em rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh đạt 30%; Quan sát lớp 6a ngày 4/9/2013 có 34 học sinh, trong giờ ăn chỉ có 7 em rửa tay trước khi ăn đạt 20%… số lượng học sinh biết ý thức rửa tay sạch còn quá ít. Ngành y tế đã cảnh báo nguy cơ lây bệnh từ đôi bàn tay bẩn rất cao, vậy giáo dục cho học sinh phải giữ cho đôi bàn tay luôn sạch bằng cách rửa tay với xà phòng diệt khuẩn đúng cách để phòng bệnh là rất cần thiết. - Kỹ năng rửa mặt, vệ sinh Mắt, Mũi, Tai: Rửa mặt để khuôn mặt sạch, đẹp, sáng sủa là động tác đơn giản mà ta phải thực hiện hàng ngày, nhưng đối với các em học sinh nội trú chưa ý thức được điều này, các em rửa mặt bằng tay vã nước lên mặt rồi vuốt qua vuốt lại là xong. Đây là động tác rất nguy hiểm, kém vệ sinh do đó phải hướng dẫn các em rửa mặt bằng khăn đúng cách (phải dùng mỗi người một khăn mặt riêng). Mắt, mũi, tai là những bộ phận trên khuôn mặt, đây là những bộ phận quan trọng trên cơ thể mỗi con người, mỗi bộ phận có chức năng, cấu tạo riêng. Giữ gìn vệ sinh tốt cho các bộ phận này sẽ giảm các nguy cơ nhiễm các bệnh nan y như mù, điếc, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm xoang…, ảnh hưởng chức năng nhìn, nghe, ngửi, trao đổi dưỡng khí…Vì vậy cần giáo dục các em khi rửa mặt phải chú ý vệ sinh mắt, mũi, tai đúng cách. 7 - Kỹ năng tắm, gội: Để giữ gìn vệ sinh da và tóc, chúng ta cần tắm gội thường xuyên( nhất là về mùa hè) để cho da tóc luôn sạch sẽ, thơm tho và không bị các bệnh thường gặp ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, viêm da, chấy rận…Do tắm gội chưa đúng cách cho nên tỷ lệ bệnh ngoài da qua đợt kiểm tra sức khỏe đầu năm học là 19 em chiếm 7%; đầu có chấy là 22 em chiếm 9% (đa số ở các em nữ). - Kỹ năng vệ sinh răng miệng: Duy trì đánh răng hàng ngày, đánh răng sạch sẽ, sẽ làm cho răng không bị sâu, lợi không bị viêm chảy máu, miệng thơm tho, răng trắng đẹp. Mỗi ngày tối thiểu đánh răng 2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy. Nên đánh răng sau khi ăn 5-10 phút. Tỷ lệ bệnh sâu răng ở học sinh trong đợt kiểm tra sức khỏe đầu năm là: 39 em chiếm 14,40%. Đây là tỷ lệ bệnh cao nhất trong các bệnh mắc phải, nếu tiếp tục không biết giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe phát sinh nhiều bệnh khác liên quan tới răng miệng. - Kỹ năng giữ vệ sinh trang phục: Vệ sinh trang phục nhằm phục vụ sức khỏe, bảo vệ da, giúp cho da làm tốt chức năng của mình là bảo vệ các bộ phận bên trong cơ thể không bị nhiễm bệnh hoặc thương tích, góp phần điều hòa nhiệt độ cơ thể. Vệ sinh trang phục còn thể hiện sự văn minh, lịch sự của mỗi cá nhân khi tham gia sinh hoạt với cộng động. Ở nội trú học sinh thường mặc quần, áo lẫn của nhau nhất là các em học sinh nam, do đó tỷ lệ lây các bệnh ghẻ, lở, hắc lào, lang pen… rất cao. Vậy cần giáo dục học sinh biết thay giặt sạch sẽ trang phục hàng ngày, mặc trang phục phù hợp và tuyệt đối không mặc lẫn lộn quần áo của nhau để tránh lây nhiễm các bệnh ngoài da. - Kỹ năng vệ sinh trong học tập: Phần lớn các chức năng của cơ thể (hơn 50 chức năng) đều biến đổi theo quy luật thời gian trong ngày. Các chỉ số trao đổi chất, tim mạch, hô hấp và điều hòa thân nhiệt thường giảm về đêm và tăng ở ban ngày. Các nhịp biến đổi theo thời gian hàng ngày như vậy gọi là nhịp sinh học ngày đêm. Khả năng học tập của học sinh cao hay thấp, phụ thuộc vào thời gian, vị trí, tư thế ngồi học… Căn cứ vào nhịp sinh học ngày và đêm này để xây dựng chế độ học tập, sinh hoạt, giải trí cho học sinh phù hợp. Vậy việc giáo dục cho học sinh ý thức vệ sinh trong học tập trước hết các em phải tuân thủ thời gian biểu trong ngày do nhà trường xây dựng, cung cấp các điều kiện chuẩn về bàn ghế, ánh sáng, phòng học, bảng, hướng dẫn cho các em tư thế ngồi học … - Kỹ năng giữ vệ sinh trong ăn uống: Ăn uống vệ sinh, văn minh, lịch sự sẽ là điều kiện để ngăn chặn sự phát sinh các bệnh truyền nhiễm đường tiểu hoá như tiêu chảy, tả, lỵ, giun sán… Giữ vệ sinh trong ăn uống góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường như không vứt thức ăn thừa bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho các côn trùng trung gian truyền bệnh phát triển. Ăn uống vệ sinh còn tạo điều kiện để ăn ngon, ăn đủ suất, khắc phục được nếp sống lạc hậu. - Kỹ năng giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục. 8 Bộ phận sinh dục nam và nữ đều có hai chức năng là đào thải nước tiểu và hoạt động tình dục. Riêng bộ phận sinh dục nữ còn có chức năng mang thai, sinh đẻ. Dù là nam hay nữ, bộ phận sinh dục của cả hai giới này đều nằm ở phía trước xương chậu, giữa hai đùi và cận kề với hậu môn là nơi đào thải phân của bộ máy tiêu hóa ở phía sau. Với những đặc điểm chung như vậy, việc chăm sóc, gìn giữ vệ sinh cho bộ phận sinh dục ngay từ khi còn nhỏ đã là việc rất cần thiết, đòi hỏi sự hiểu biết đầy đủ của các bậc phụ huynh (các thầy cô giáo) và bản thân các em để luôn giữ được sạch sẽ và tránh được các thương tổn do không giữ được vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài các kỹ năng trên còn một số các kỹ năng khác như: vệ sinh giấc ngủ, vệ sinh trong rèn luyện thân thể… là những kỹ năng cần thiết phải giáo dục hướng dẫn cho các em học sinh, thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đầy đủ, đảm bảo cho các em có sức khỏe tốt để tham gia học tập. Tất cả các kỹ năng trên tôi soạn thảo chi tiết nội dung từng kỹ năng. Tôi tìm, đọc, sưu tầm kiến thức vệ sinh cá nhân ở các tài liệu tập huấn công tác y tế học đường, tài liệu sức khỏe và vệ sinh cá nhân ở các giáo khoa cấp I, cấp II, tài liệu trên sách báo và đặc biệt đi sâu quan sát cách thức sinh hoạt vệ sinh cá nhân hàng ngày của các em để soạn nội dung tuyên truyền, đồng thời sưu tầm tranh ảnh về hoạt động vệ sinh cá nhân sao cho có sức thuyết phục học sinh. Tự liên hệ, so sánh xem trong thực tế học sinh đã thực hiện các kỹ năng trên ở mức độ nào, hạn chế ở phần nào, từ đó mình cần hướng dẫn các em những gì ? 3. Giải pháp 3: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh. Như trên tôi đã chuẩn bị nội dung tất cả những kỹ năng giữ gìn vệ sinh cần hướng dẫn cho các em. Để chuẩn bị tốt cho việc tuyên truyền tôi xin ý kiến ban giám hiệu đưa vào kế kế hoạch công tác hàng tháng như sau: -Tháng 8 : Giáo dục hướng dẫn cho học sinh lớp 6,7 các kỹ năng: Rửa tay sạch bằng xà phòng, rửa mặt, vệ sinh Mắt, Mũi, Tai, Vệ sinh răng miệng, vệ sinh tắm giặt. (Chú ý: Hướng dẫn học sinh lớp 6 ăn, ở, sử dụng công trình vệ sinh trong nhà trường). - Tháng 9: Giáo dục hướng dẫn cho học sinh toàn trường tất cả các kỹ năng: Rửa tay sạch bằng xà phòng, rửa mặt, vệ sinh Mắt, Mũi, Tai, Vệ sinh răng miệng, vệ sinh tắm giặt ( mục đích nhắc nhở lại cho học sinh thực hiện tốt). - Tháng 10: Giáo dục hướng dẫn học sinh giữ gìn vệ sinh trang phục, vệ sinh ăn uống, vệ sinh trong học tập. Nhận xét việc thực hiện các kỹ năng tháng 8, 9 đã tuyên truyền. - Tháng 11: Giáo dục hướng dẫn học sinh giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục (nội dung này chia riêng đối tượng nữ 6,7 một tiết, nữ 8, 9 một tiết; học sinh nam toàn trường một tiết). 9 -Các tháng còn lại đi sâu kiểm tra, nhận xét, bổ sung những hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày của học sinh. Bước tiếp theo là tổ chức các hình thức tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn cho học sinh thực hiện các kỹ năng trên. 3.1/Hình thức tuyên truyền miệng: Các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân trên là những kỹ năng cơ bản mà tất cả các em học sinh nội trú phải biết, phải làm được để phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày. Khi các em bước vào môi trường nội trú, sống tập trung, tự lập đòi hỏi tất cả các em phải tuân thủ theo những quy định chung. Vậy việc tuyên truyền giáo dục các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho các em phải thực hiện ngay từ những ngày đầu đến trường. Chính vì thế tôi thực hiện theo kế hoạch trên. Trong những buổi tuyên truyền này phải mời sự tham gia hỗ trợ của lực lượng giáo viên chủ nhiệm, quản sinh, tổng phụ trách cùng tham gia để giáo dục, hướng dẫn, theo dõi các em thực hiện vệ sinh cá nhân trong suốt trong quá trình năm học. Buổi tuyên truyền đầu tiên tổ chức vào ngày 19 tháng 8 năm 2013, đối tượng để tuyên truyền là các em lớp 6,7. Trong buổi tuyên truyền này trước hết phải hướng dẫn nhắc nhở lại cho các em quy trình các khu vực vệ sinh, cách sử dụng nhà vệ sinh tự hoại (nhiều học sinh ở vùng sâu vùng xa khi đến trường là lần đầu em tiếp cận với nhà vệ sinh này). Sau đó từng bước giáo dục hướng dẫn tất cả các kỹ năng: Tắm giặt, gội đầu, rửa tay sạch, rửa mặt mũi, mắt, tai; vệ sinh ăn uống cần giáo dục kỹ hơn về các kỹ năng như: đánh răng, rửa mặt, tắm gội , Buổi tuyên truyền thứ 2 tổ chức vào ngày 6/9/2013, đối tượng là tất cả học sinh toàn trường. Nội dung tuyên truyền lại tất cả những kỹ năng đã tuyên truyền ở tháng 8 mục đích nhắc lại và khắc sâu cho các em ghi nhớ. Trong buổi tuyên truyền, trước khi đưa ra vấn đề, tôi tìm hiểu xem các em học sinh có biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân không?, hàng ngày các em đã thực hiện vệ sinh cá nhân như thế nào và kết quả làm như thế đã sạch chưa? Trong khi các em trả lời tôi khen ngợi những câu trả lời đúng, trả lời hay nhưng không chê bai những câu trả lời chưa đúng mà gợi mở cho các em thấy được mình trả lời sai ở chỗ nào, đồng thời tôi cho các em tự liên hệ xem các hoạt động vệ sinh cá nhân của bản thân hoặc bạn bè đã làm như thế nào? Nội dung tuyên truyền tôi giáo dục tập chung xoáy sâu trọng điểm vào những hạn chế mà mình đã nhìn nhận thấy trong sinh hoạt hàng ngày của các em như: đánh răng đúng cách, rửa mặt bằng khăn riêng, tắm gội sạch sẽ . Lý giải các câu hỏi “tại sao?” như: “Tại sao phải đánh răng ngày ít nhất 2 lần?”; “Tại sao phải rửa tay sạch bằng xà phòng?”; “Tại sao phải tắm giặt hàng ngày?” và lợi ích của việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân hàng ngày Sau đó tôi kết thúc vấn đề bằng cách tóm tắt các ý kiến đã được thống nhất để đạt được mục đích mình cần tuyên truyền giáo dục hướng cho các em thực hiện tốt hơn. Tiếp theo hàng tháng kế hoạch nhà trường giành cho tổ nội trú một buổi ngoại khóa để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong đó nhiệm vụ giáo dục kỹ năng bảo vệ sức khỏe do tôi phụ trách, tôi chủ động nội dung tuyên truyền vệ sinh trong trang phục mặc lúc nghỉ ngơi, mặc lúc đi học, mặc khi chơi thể thao Nhấn 10 [...]... CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 04 + Giải pháp 1: Công tác tham mưu chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, vật dụng phục vụ học sinh thực hiện vệ sinh cá nhân 05 + Giải pháp 2: Xác định nội dung các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cần hướng dẫn giáo dục cho học sinh 06 + Giải pháp 3: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh 08 + Giải pháp 4: Thực... tốt của kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân do đó công tác vệ sinh chung có những bước đột phá mới, trường học luôn luôn xanh - sạch - đẹp Trong năm học đã kiểm soát được nhiều dịch bệnh, hạn chế các bệnh lây lan ở nội trú, từ đó chất lượng sức khỏe học sinh nâng cao *Sau đây là bảng kiểm tra đối chứng sau khi thực hiện các biện pháp giáo dục các kỹ năng vệ sinh cá nhân cho học sinh trong năm học a) Trước... hạn chế về nhận thức vệ sinh cá nhân lại hay quên, thích sống tự do hoang dã Với các biện pháp cải tiến trong rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đồng thời lực lượng giáo dục nhà trường luôn phải sâu sát tỷ mỷ trong sinh hoạt hàng ngày, sát cánh cùng với học sinh nên việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giữ gìn vệ sinh cho học sinh trong năm học này đạt kết quả tốt đẹp hơn 4 Giải pháp 4: Thực hiện tốt... 245 em 26 em 90.4% 5 Kỹ năng vệ sinh răng miệng 74 68 em 6 em 91.8% 6 Kỹ năng giữ vệ sinh trong ăn uống 150 150 em 0 em 100% 7 Kỹ năng vệ sinh trong học tập 271 228 em 43 em 84,1% 8 Kỹ năng giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục 80 72 8 90% *Bảng so sánh kết quả những bệnh liên quan đến vệ sinh cá nhân của học sinh trước và sau thực hiện đề tài( số liệu báo cáo theo dõi bệnh trên 271 học sinh) : Trước khi thực... mỗi cá nhân trong trường nội trú, do đó tất cả đội ngũ đều phối hợp thực hiện tốt IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Giáo dục giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh nói chung và học sinh nội trú trong nhà trường nói riêng là một biện pháp đã đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác chăm sóc giáo dục sức khỏe ban đầu cho học sinh Đặc biệt trong năm học 2013 - 2014, sau khi áp dụng những biện pháp giáo dục kỹ năng. .. những nội dung thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sát thực với sinh hoạt hàng ngày của học sinh vào xây dựng các tiêu chí thi đua “lớp học tiên tiến”; “ phòng ở văn minh lịch sự”; “bàn ăn văn minh” Đồng thời để phối hợp tốt công tác tuyên truyền giáo dục hướng dẫn các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, tôi chuẩn bị tốt những nội dung cần hướng dẫn, những kỹ năng cơ bản về vệ sinh cá nhân (ở... sinh trong ngày Quản sinh luôn theo sát và hướng dẫn, giáo dục cho các em tất cả những kỹ năng sống trong đó có kỹ năng giữ vệ sinh cá nhân, giáo dục nhắc nhở các em bảo quản đồ dùng cá nhân, ngăn chặn tình trạng học sinh mặc đồ lẫn lộn của nhau dễ lây các bệnh ngoài da Bản thân tôi phối hợp chặt chẽ với lực lượng này, viết những bài tuyên truyền về vệ sinh cá nhân để các thầy cô tuyên truyền cho các... Năm học: 2013 - 2014 Tên sáng kiến kinh nghiệm: “BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ GÌN VỆ SINH CÁ NHÂN CHO HỌC SINH NỘI TRÚ” Họ và tên tác giả: Vũ Thị Thu Hường Chức vụ: Nhân viên y tế Đơn vị: Tổ Quản lý nội trú; Trường phổ Thông Dân tộc Nội trú liên huyện Tân Phú - Định Quán Lĩnh vực: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: Quản lý y tế trường học. .. năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh như trên đồng thời sâu sát quan tâm hướng dẫn từng kỹ năng nhỏ cho các em, dưới sự chỉ đạo nghiêm túc của lãnh đạo và sự đồng thuận của tập thể đội ngũ quản lý, giáo dục nhà trường cùng chung tay vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe học sinh, việc thực hiện vệ sinh cá nhân của học sinh trong nhà trường đã có nhiều tiến bộ, tác động tốt đến ý thức giữ vệ sinh của các... một số nội dung như sau: 19 a) Đối với nhà trường: - Tiếp tục tăng cường trang bị, bảo quản và sử dụng tốt các trang thiết bị, công trình vệ sinh công cộng trong trường học, đảm bảo tốt việc cung cấp nước sạch cho học sinh -Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cũng như kỹ năng vệ sinh cá nhân cho học sinh một cách đồng bộ, sâu sát với thực tế sinh hoạt hàng ngày của các em -Tăng cường các biện pháp phối . tình hình thực hiện các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân của học sinh, tôi xin trình bày một số biện pháp giáo dục kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh như sau: 5 1. Giải pháp 1: Công tác. vệ sức khỏe cho học sinh nội trú, do đó tôi chọn đề tài: “ Biện pháp giáo dục kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh nội trú” để làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, . cụ thể làm cho học sinh dễ tiếp thu, dễ học theo nhất là đối với các em học sinh hiếu động thích học hỏi. Để tuyên truyền giáo dục các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh nội trú trong

Ngày đăng: 27/02/2015, 16:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan