skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường thpt xuân mỹ

46 902 2
skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường thpt xuân mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT XUÂN MỸ  Mã số : ……………………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT XUÂN MỸ Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THU OANH Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục X - Phương pháp dạy học bộ môn  - Lĩnh vực khác  Có đính kèm:  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2013 - 2014 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC - 1 - ******* I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN :  Họ và tên : NGUYỄN THỊ THU OANH  Ngày tháng năm sinh : 24-03-1981  Nam, nữ: Nữ  Địa chỉ : Tổ 9 - Ấp Cẩm Sơn – Xuân Mỹ - Cẩm Mỹ - Đồng Nai  Điện thoại: 0987051774  Chức vụ: Phó hiệu trưởng  Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Mỹ II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:  Học vị : Cử Nhân Khoa Học  Năm nhận bằng: 2005  Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục chính trị; Quản lý văn hóa – tư tưởng III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC • Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy GDCD, quản lý • Số năm kinh nghiệm: 08 năm • Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 04 - Sơ đồ hóa kiến thức trong giảng dạy môn GDCD lớp 10 - Sơ đồ hóa kiến thức trong giảng dạy môn GDCD lớp 11 - Lồng ghép giáo dục pháp luật trong giảng dạy môn GDCD - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay - 2 - MỤC LỤC Trang I. Lý do chọn đề tài………………………………………………………….5 II. Cơ sở lý luận và thực tiễn………………………………………………. 5 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn……………………………………………….5 2- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………7 2.1 Mục đích nghiên cứu………………………………………………… 7 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: …………………………………………………7 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….8 3.1 Đối tượng……………………………………………………………….8 3.2 Phạm vi…………………………………………………………………8 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu……………………………….8 4.1 Cơ sở lý luận…………………………………………………………….8 4.2 Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………… 8 5 Ý nghĩa của đề tài…………………………………………………………8 II.Thực trạng của công tác chủ nhiệm ở Trường THPT Xuân Mỹ……………………………………………………………………………….9 2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế -xã hội và giáo dục của huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai…………………………………………………………… 9 2.1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế- xã hội của huyện Cẩm Mỹ…………… 9 2.1.2 Tình hình giáo dục của huyện Cẩm Mỹ……………………………….9 2.1.3 Đặc điểm chung của Trường THPT Xuân Mỹ……………………….10 2.1.3.1 Thuận lợi……………………………………………………………10 2.1.3.2 Khó khăn ………………………………………………………… 11 2.2 Thực trạng của công tác chủ nhiệm ở trường THPT Xuân Mỹ năm học 2012 – 2013………………………………………………………………………….12 2.2.1 Số lượng và cơ cấu trong công tác chủ nhiệm ………………………12 2.2.2 Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác chủ nhiệm… 12 2.2.3 Nhận thức của phụ huynh về công tác chủ nhiệm…………………… 12 2.2.4 Nhận thức của học sinh……………………………………………… 12 2.3 Những mặt đạt được và hạn chế của công tác chủ nhiệm ở Trường THPT Xuân Mỹ………………………………………………………………………13 2.3.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân………………………………….13 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân……………………………………… 13 2.4 Những vấn đề đặt ra cho công tác chủ nhiệm ở trường THPT Xuân Mỹ 15 III. Tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở Trường THPT Xuân Mỹ………………………………………… 16 3.1 Cần đề cao vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm:…………………16 3.2 Cần quán triệt đầy đủ nội dung của công tác chủ nhiệm:…………………20 3.2.1 Tìm hiểu học sinh: 20 - 3 - 3.2.2 Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm học:……………………… 23 3.2.3 Xây dựng tập thể học sinh thành một tập thể đoàn kết, tự quản và học tập tốt: 24 3.3 Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể cũng như các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường…………………………………………25 3.4 Tổ chức chỉ đạo, thực hiện tốt công tác chủ nhiệm trong nhà trường…… 27 3.4.1 Đối với Hiệu trưởng…………………………………………………….27 3.4.2 Đối với Phó Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác chủ nhiệm lớp………………………………………………………………………27 3.4.3 Đối với tổ chức Đoàn thanh niên, quản sinh…………………………….28 IV. Hiệu quả áp dụng……………………………………………………… 29 V. Đề xuất, khuyến nghị…………………………………………………… 33 Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………….35 Phụ lục…………………………………………………………………………36 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ - 4 - CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT XUÂN MỸ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, đạt nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn là vấn đề toàn xã hội quan tâm. Từ những ảnh hưởng đó số lượng học sinh bỏ học với tỷ lệ khá cao, bỏ học có nhiều lý do, nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến là do hoàn cảnh gia đình khó khăn, do công tác tuyên truyền giáo dục trong phụ huynh học sinh chưa tốt, sự kết hợp giữa các lực lượng xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động chưa chặt chẽ… nhưng sự bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa nhất là chất lượng của công tác chủ nhiệm lớp chưa tốt, từ đó dẫn đến học sinh bỏ học nhiều. Do vậy, tôi thấy đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác chủ nhiệm trong trường học. Chúng ta cần xác định rõ công tác này có vai trò rất quan trọng trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong thời gian qua công tác này được sự quan tâm của các cấp trong ngành, song hiệu quả vẫn chưa cao do nhiều nguyên nhân. Trước thực tế trên, sự cần thiết nghiên cứu nguyên nhân, xác định chức năng, nhiệm vụ và tìm ra biện pháp phù hợp giúp cho công tác chủ nhiệm lớp ở trường học đạt hiệu quả cao là một việc mang tính cấp thiết cần được tổ chức thực hiện. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Một trong những tư tưởng đổi mới GD & ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục toàn diện cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, triển khai thực hiện Chương trình hành động đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân - 5 - lực để đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước; Ngành Giáo dục và đào tạo xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Mần non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là: “Tăng cường công tác giáo dục toàn diện và quản lý học sinh, sinh viên. Chú trọng và tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, công tác chăm sóc sức khỏe; chú trọng công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học; giáo dục an toàn giao thông; phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, đuối nước, dịch bệnh đối với học sinh, sinh viên”. Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ vai trò quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh; Nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp trong tổ chức, phối hợp giáo dục toàn diện học sinh, tại hướng dẫn số 5289/ BGDĐT - GDTrH ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Bộ giáo dục và đào tạo nêu rõ: “ Tích cực triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học; chú trọng bồi dưỡng năng lực giáo dục đạo đức, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán các bộ môn; tăng cường vai trò và các hoạt động của tổ bộ môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức, phối hợp giáo dục toàn diện quản lý học sinh”. Xuất phát từ thực tiễn trong nhà trường nói chung và trong trường THPT Xuân Mỹ nói riêng: giáo viên chủ nhiệm lớp phần lớn là giáo viên trẻ, tuổi nghề ít do đó thiếu kinh nghiệm trong công tác chuyên môn đặc biệt trong công tác chủ nhiệm lớp nên chất lượng của công tác này chưa cao, một trong những nguyên nhân đó là chưa có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm. - 6 - Xuất phát từ thực trạng trên, và qua thực tiễn công tác quản lý và giảng dạy học sinh ở trường THPT Xuân Mỹ, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm trong nhà trường là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của toàn ngành giáo dục và của toàn xã hội. Hơn nữa bản thân tôi là một giáo viên dạy môn GDCD và là người quản lý trong đó có quản lý công tác chủ nhiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi mong muốn góp một phần công sức của mình vào công tác này. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở Trường THPT Xuân Mỹ”. Những giải pháp mà tôi đưa ra có giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có và có giải pháp đã được áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng tại đơn vị mình mà tôi đã thực hiện và có hiệu quả. 2- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Đánh giá được thực trạng của công tác chủ nhiệm ở Trường THPT nói chung và Trường THPT Xuân Mỹ nói riêng, thông qua đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, góp phần vào quá trình phát triển toàn diện cho học sinh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Phân tích vai trò và ý nghĩa của công tác chủ nhiệm lớp, những nhân tố tác động tới quá trình này. Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận của công tác chủ nhiệm lớp, tiến hành điều tra thực trạng của công tác này, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công này để từ đó đề ra biện pháp phù hợp. 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng - 7 - Nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT. Nghiên cứu về thực trạng và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 3.2 Phạm vi Công tác chủ nhiệm ở trường THPT Xuân Mỹ - huyện Cẩm Mỹ - Tỉnh Đồng Nai 4- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu các Văn kiện Đại hội Đảng, Hiến pháp, Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục, Sở GD - ĐT Đồng Nai. Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp thống kê; phương pháp quan sát; phương pháp lôgíc và lịch sử; phương pháp phân tích và tổng hợp 5- Ý nghĩa của đề tài Góp phần trình bày có hệ thống một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài đã giúp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý xác định đúng tầm quan trọng của công tác này ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục toàn diện học sinh, từ đó giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này để ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức. - 8 - II.THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT XUÂN MỸ. 2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế -xã hội và giáo dục của huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai 2.1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế- xã hội của huyện Cẩm Mỹ Cẩm Mỹ là một huyện mới của tỉnh Đồng Nai, được thành lập vào năm 2004, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp Thị xã Long Khánh và huyện Xuân Lộc, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông giáp huyện Xuân Lộc, phía Tây giáp huyện Thống Nhất và huyện Long Thành. Tổng diện tích tự nhiên 467,95 km 2 với hơn 160.000 dân. Huyện có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: Xuân Quế, Sông Nhạn, Xuân Đường, Thừa Đức, Nhân Nghĩa, Long Giao, Xuân Mỹ, Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray và xã Lâm San. Một huyện có khí hậu và đất đai thuận lợi cho phát triển trồng và chế biến nông sản như cà phê, tiêu, điều là địa bàn có đầu mối giao thông thuận lợi, có điều kiện giao lưu hàng hoá với các tỉnh. Tuy nhiên đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. 2.1.2 Tình hình giáo dục của huyện Cẩm Mỹ Trên toàn huyện Cẩm Mỹ có 64 trường của các cấp học trong đó có ba trường THPT. Huyện mới được thành lập mới tròn 10 năm (2004 – 2014) nên còn khó khăn nhiều mặt nhưng các cấp lãnh đạo luôn chăm lo cho công tác giáo dục của huyện nhà. Do vậy nên công tác giáo dục của huyện luôn đạt được những kết quả khả quan. Phong trào thi đua dạy tốt học tốt luôn được xem trọng nên giáo viên được tạo mọi điều kiện thuận lợi để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có nhiều cơ hội, nhiều cuộc thi được tổ chức để giáo viên được thể hiện mình. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động phong trào nhằm nâng cao thể lực, trí lực và ý thức đạo đức. - 9 - Hội khuyến học của huyện luôn chăm lo động viên kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó khăn có ý chí vươn lên trong học tập tạo động lực tinh thần để các em có thêm nghị lực vượt lên những khó khăn trong cuộc sống. Hội khuyến học của các xã cũng hoạt động rất có hiệu quả nhằm chung tay, chung sức chăm lo cho công tác giáo dục của huyện nhà. Các tổ chức xã hội khác như Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh cũng luôn quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài của địa phương nên cũng có rất nhiều những hoạt động thiết thực đem lại hiệu quả cao. 2.1.3 Đặc điểm chung của Trường THPT Xuân Mỹ Trường THPT Xuân Mỹ nằm trên địa bàn của xã Xuân Mỹ, trường được tách ra từ trường cấp II-III Xuân Mỹ từ năm 2003. Năm học 2013 - 2014 trường có 31 lớp với 1084 học sinh. Mấy năm qua trường giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến cấp tỉnh”. Tập thể CB-GV-CNV nhà trường có 76 người trong đó Ban giám hiệu là 04 gồm 01 đồng chí Hiệu trưởng, 03 đồng chí Phó hiệu trưởng; giáo viên là 63, công nhân viên 09, đáp ứng tương đối đủ cho việc phân công giảng dạy. Tỷ lệ học sinh lên lớp và đỗ tốt nghiệp hàng năm đạt trên tỷ lệ chung của Tỉnh. Từ năm 2009 đến nay tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp của Trường luôn dẫn đầu huyện. Học sinh lớp 12 đỗ vào Đại học, Cao đẳng hằng năm từ mức 60% trở lên. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt hàng năm luôn được duy trì từ 85.0% đến 90.0 %. Tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm loại trung bình và yếu hàng năm giảm. 2.1.3.1 Thuận lợi Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Sở GD - ĐT Đồng Nai, sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình các ban ngành đoàn thể địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đội ngũ cán bộ và giáo viên của trường đều qua trường lớp sư phạm chính quy từ chuẩn đến trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. - 10 - [...]... NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT XUÂN MỸ Xuất phát từ thực trạng của công tác chủ nhiệm ở Trường THPT Xuân Mỹ, qua việc nghiên cứu lý luận, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn tôi xin được đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm trong nhà trường như sau: 3.1 Cần đề cao vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Ban giám hiệu, giữa... nhở những giáo viên chủ nhiệm còn thờ ơ với công tác chủ nhiệm để lớp chủ nhiệm có biểu hiện sa sút Ban thi đua đưa ra những quy định về điểm trừ và điểm cộng trong công tác chủ nhiệm thì phải tổ chức phân công chấm điểm đảm bảo công bằng, Ban giám hiệu phải đảm bảo chế độ trực thường xuyên để quản lý tốt công tác chủ nhiệm Ví dụ như quy định giáo viên chủ nhiệm đi sinh hoạt 15 phút đầu giờ lớp chủ nhiệm. .. đó trong công tác chủ nhiệm thiếu sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình để giáo dục toàn diện cho học sinh 2.4 Những vấn đề đặt ra cho công tác chủ nhiệm ở trường THPT Xuân Mỹ Qua phân tích những kết quả đã đạt được cùng những tồn tại, thách thức thì đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm hết sức cần thiết, để công tác này đạt kết quả tốt thì cần thực hiện tốt những giải pháp sau... giáo viên chủ nhiệm của mình, đó chính là phần thưởng quý giá nhất của những giáo viên làm công tác chủ nhiệm tận tụy, hết lòng với học sinh của mình Bởi chính vai trò quan trọng đó nên nhà trường luôn quan tâm công tác chủ nhiệm, muốn công tác chủ nhiệm đạt kết quả cao thì cần phải có người giáo viên chủ nhiệm tốt Nếu xem nhà trường là một xã hội thu nhỏ thì mỗi lớp học được xem như là một gia đình,... thực hiện tốt công tác chủ nhiệm trong nhà trường 3.4.1 Đối với Hiệu trưởng Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm ngay đầu năm học Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân và có kiểm tra đánh giá định kỳ hoặc đột xuất Phải thường xuyên nắm tình hình công tác chủ nhiệm một cách cụ thể và có hướng khắc phục kịp thời để công tác này đạt hiệu quả Thực hiện... thường xuyên mỗi tháng một lần nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp Nhắc nhở kịp thời khi thấy giáo viên chủ nhiệm ít quan tâm tới lớp hay chưa có phương pháp quản lý lớp phù hợp dẫn tới lớp chủ nhiệm sa sút, học sinh ý thức kém, thường hay vi phạm, từ đó nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp về mọi mặt, đó là kết quả đạt được sau khi triển khai thực hiện giải pháp thứ tư Do thời gian... trong công tác chủ nhiệm: 3 2 Cần quán triệt đầy đủ nội dung của công tác chủ nhiệm: Vào đầu năm học để có thể bắt đầu công tác chuyên môn thì điều đầu tiên rất quan trọng phải hoàn thành đó là ổn định tổ chức lớp, do vậy đầu năm sau khi phân công giáo viên chủ nhiệm xong Ban giám hiệu tổ chức ngay buổi họp giáo - 21 - viên chủ nhiệm để phân công nhiệm vụ, phát một số biểu mẫu và quán triệt một số nội... tục nâng cao nhận thức về vai trò của công tác chủ nhiệm trong nhà trường Cần phải kiện toàn bộ máy tổ chức lớp, bên cạnh đó tăng cường chỉ đạo, thực hiện Kết hợp tốt các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác chủ nhiệm Bên cạnh đó Ban giám hiệu cũng thường xuyên kiểm tra hồ sơ, giáo án, chỉ đạo thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, - 15 - III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU... học sinh Giải pháp trên được triển khai thực hiện trong nhà trường đem lại hiệu quả cao so với trước vì trường vừa được bổ nhiệm một phó hiệu trưởng phụ trách các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong đó có công tác chủ nhiệm và bổ sung hai cán bộ đoàn và hai quản sinh nên đã hỗ trợ tích cực trong việc thực hiện giải pháp này - 31 - IV HIỆU QUẢ ÁP DỤNG: Qua hai năm triển khai thực hiện những giải pháp trên... của công tác chủ nhiệm lớp Các em cho rằng: một giáo viên chủ nhiệm giỏi, có phương pháp quản lý lớp phù hợp sẽ giúp tập thể lớp học ngày một tiến bộ về mọi mặt, khắc phục được những hạn chế còn ngược lại nếu công tác chủ nhiệm chưa tốt thì có là lớp tốt thì kết quả cuối cùng vẫn không cao Do đó đa số các em học sinh kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường, đạt kết quả . ra cho công tác chủ nhiệm ở trường THPT Xuân Mỹ 15 III. Tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở Trường THPT Xuân Mỹ ……………………………………… 16 3.1 Cần đề cao vai. về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT. Nghiên cứu về thực trạng và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 3.2 Phạm vi Công tác chủ. số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở Trường THPT Xuân Mỹ . Những giải pháp mà tôi đưa ra có giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có và có giải pháp đã được áp dụng ở đơn vị

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • IV. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:

  • Qua hai năm triển khai thực hiện những giải pháp trên tại đơn vị, công tác chủ nhiệm có sự chuyển biến rõ nét, cụ thể tỷ lệ học lực và hạnh kiểm của học sinh năm học 2013 – 2014 cụ thể là:

  • Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên mỗi năm, tỷ lệ học sinh thi lại, ở lại được hạn chế (năm học 2012 – 2013 toàn trường có 120 thi lại) và về mặt hạnh kiểm cũng có sự thay đổi rõ nét, năm học vừa qua nhà trường không có học sinh vi phạm pháp luật, không có học sinh phải rèn luyện trong hè vì hạnh kiểm yếu.

  • Nhà trường quán triệt thực hiện giải pháp thứ nhất, đa số giáo viên nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của mình khi được Ban giám hiệu phân lớp chủ nhiệm. Bởi chính vai trò to lớn ấy mà mỗi giáo viên chủ nhiệm luôn phấn đấu vương lên để tự hoàn thiện mình trên mọi lĩnh vực như không ngừng học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn, có kỹ năng trong công tác chủ nhiệm, luôn phấn đấu để trở thành tấm gương sáng cho học trò noi theo.

  • Triển khai thực hiện giải pháp hai, đa số giáo viên cũng xác định được là muốn công tác chủ nhiệm đem lại kết quả thì phải thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, phải thực hiện đầy đủ nội dung của công tác chủ nhiệm như phải nắm rõ tình hình học sinh lớp mình chủ nhiệm như về học lực, hạnh kiểm, sở thích, hoàn cảnh gia đình học sinh….từ đó tìm ra giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn, tồn tại của lớp. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm cũng phải hoàn thành tốt các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định và nộp về cho Ban giám hiệu kiểm tra. Qua hai năm triển khai thực hiện thì hầu như đa số giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt các loại hồ sơ theo quy định chung và một số sổ sách theo quy định riêng của nhà trường, định kỳ hàng tháng có kiểm tra, theo dõi của Ban giám hiệu. Qua các loại hồ sơ, biên bản đó mà Ban giám hiệu nắm được tình hình học sinh của từng lớp và có hướng khắc phục phù hợp.

  • Để công tác chủ nhiệm đạt kết quả cao thì giáo viên đã thực hiện tốt việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục học sinh, biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, của phụ huynh…trong công tác chủ nhiệm lớp, đó là kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp thứ ba.

  • Ban giám hiệu luôn đặc biệt quan tâm đến công tác chủ nhiệm, nên thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác này, tổ chức họp thường xuyên mỗi tháng một lần nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp. Nhắc nhở kịp thời khi thấy giáo viên chủ nhiệm ít quan tâm tới lớp hay chưa có phương pháp quản lý lớp phù hợp dẫn tới lớp chủ nhiệm sa sút, học sinh ý thức kém, thường hay vi phạm, từ đó nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp về mọi mặt, đó là kết quả đạt được sau khi triển khai thực hiện giải pháp thứ tư.

  • Qua hai năm học (2012 – 2013 và 2013 – 2014) áp dụng các giải pháp trên vào công tác chủ nhiệm tại đơn vị thì tình hình thực tế của nhà trường đã có sự thay đổi tích cực, chất lượng công tác chủ nhiệm nâng cao qua mỗi năm, do vậy xin được đề xuất một số ý sau đây:

    • LÝ LỊCH HỌC SINH

    • Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngày ……….tháng ………năm 2014

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan