MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN SỨC MẠNH CHÂN BẰNG CÁCH BẬT XA TRONG MÔN NHẢY XA CỦA HỌC SINH LỚP 8

12 1.1K 2
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN SỨC MẠNH CHÂN BẰNG CÁCH BẬT XA TRONG MÔN NHẢY XA CỦA HỌC SINH LỚP 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN DẦU TIẾNG TRƯỜNG THCS MINH TÂN TỔ TỰ NHIÊN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN SỨC MẠNH CHÂN BẰNG CÁCH BẬT XA TRONG MÔN NHẢY XA CỦA HỌC SINH LỚP 8 Giáo viên:Hoàng Anh Tuấn Năm học:2009-2010 Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Anh Tuấn ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN SỨC MẠNH CHÂN BẰNG CÁCH BẬT XA TRONG MÔN NHẢY XA CỦA HỌC SINH LỚP 8 A/LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Qua quá trình tập luyện và giảng dạy trực tiếp trên lớp tôi có nảy sinh ra sáng kiến “Tập lực chân khi thực hiện chạy đà nhảy xa bằng cách bật xa”. 1.Lí luận:”Học đi đôi với hành”đó là nguyên lí đúng đắn trong mục tiêu đào tạo con người mới,phải có đầy đủ năng lực,trí tuệ,có phẩm chất đạo đức lớn cũng như lời dạy của Bác. -Tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước và có tập thể dục thường xuyên thì khí huyết lưu thông,tinh thần đầy đủ,cơ bắp nở nang rắn rỏi,sức khỏe được bồi bổ.Có tập thể dục mới minh mẫn yêu đời,yêu cuộc sống,hoạt bát nhanh nhẹn.Tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước vì”Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt,mỗi người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khỏe,tập thể dục là để phát triển nòi giống”. -Nhiệm vụ đào tạo những con người mới là niềm vinh quang của mỗi giáo viên.Nhưng đào tạo thế nào để tạo ra những nhân tài cho đất nước đó là những trắc trở của những người giáo viên thể chất,trăn trở tìm tòi mọi cách để đạt được mục đích cao.Như lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác”Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà,xây dựng đời sống mới ,việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công.Mỗi người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt,mỗi người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe”. “Vậy nên tập luyện thể dục bồi bổ sức khỏe là bổ phận của mỗi người dân yêu nước.Việc đó không tốn kém khó khăn gì,gái trai ,già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được,ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông tinh thần đầy đủ vậy là có sức khỏe. Tôi mong đồng bào ta ai cũng tập thể dục tự tôi ngày nào cũng tập” Trích lời kêu gọi của Bác 27/03/1946 2.Thực tiễn: -Là giáo viên thể dục tôi nhất trí với phương pháp giảng dạy mới,giúp giáo viên linh động,tìm tòi phương pháp mới phù hợp với môn dạy của mình phụ trách.Qua đó tôi đã rút ra kinh nghiệm vận dụng phương pháp tập lực chân trong giậm nhảy xa cũng như quỹ đạo bay khi giậm nhảy .Tránh đi sự thụ động và bản năng ban đầu của học sinh khi nhảy xa.Phương pháp này luôn kết hợp sự cần cù chịu khó của các em,học luôn đi đôi với hành giúp các em phát huy được khả năng của mình trong hoạt động học. -Qua kinh nghiệm giảng dạy và kết quả đạt được của học sinh,tôi mạnh dạn vạch ra nhữnh kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong giảng dạy môn thể dục.Qua đề tài “Kinh nghiệm vận dụng các phương pháp tập lực chân Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Anh Tuấn trong chạy đà khi giậm nhảy xa”trong chương trình thể dục lớp 8 để các đồng nghiệp cùng tham khảo. B/ NỘI DUNG THỰC HIỆN: I/ Thuận lợi: -Được sự quan tâm của BGH nhà trường cũng như trang thiết bị dụng cụ học đầy đủ. -Nội dung SGK có hệ thống, hình mẫu kĩ thuật đầy đủ. -Đa số học sinh chăm chỉ tập luyện theo hướng dẫn của GV. -Sân bãi đầy đủ để thực hiện các bài tập. -Bản thân GV được dự lớp bồi dưỡng. -Được SGD hướng dẫn nghiên cứu thảo luận phương pháp mới. -Được BGH tạo điều kiện giúp đỡ để thực hiện thành công khâu chuẩn bị ban đầu. II/ Khó khăn: -Một số học sinh còn chểnh mảng chuyện học hành ,đi học không đầy đủ đa số các em là con nhà công nhân cao su,học sinh cũng như phụ huynh không chú trọng với môn thể dục nên việc hổ trợ giúp đở con em đi học chưa đều. -Vì trường là đơn vị vùng sâu vùng xa nên điều kiện để được quan tâm của quý phụ huynh chưa nhiều. -Học sinh chưa chú trọng môn thể dục nên thường bỏ tiết,các em thường lợi dụng tiết thể dục để bỏ đi chơi.Giáo viên phải mời phụ huynh,đến gia đình thông báo mới tránh được nhữnh hiện tượng trên. III/Phương pháp thực hiện: 1.Nghiên cứu chương trình: -Trong các buổi học không phải buổi nào học sinh cũng thực hiện tốt bài học theo đúng với biên độ kĩ thuật mà PGD đưa ra. -Phương pháp trực quan trong giảng dạy môn thể dục rất cần thiết, có những lúc học sinh thực hiện chưa đúng biên độ và sử dụng lực khi giậm nhảy nên rất cần sự hợp tác giữa học sinh và giáo viên mới giải quyết được.Do đó cần tổ chức học một cách tập trung và nhiệt tình cao độ từ đó các em xẽ rút ra những điểm yếu mà mình chưa thực hiện được để đạt được kết quả tốt trong học tập. 2 Điều tra đối tượng:Từ đầu năm,khi nhận lớp giáo viên bộ môn kết hợp với gíáo viên chủ nhiệm điều tra đối tượng học sinh qua đó đề nghị giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở các em đi học đều đặn đúng giờ quy định tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn tách từng trường hợp học sinh để không làm gián đoạn tiết dạy của giáo viên. a. Phân loại đối tựơng: -Đối tượng 1:Học sinh thực hiện đúng quy định -Đối tượng 2:Học sinh thực hiện đúng quy định kĩ thuật -Đối tượng 3:Học sinh thực hiện còn hơi yếu b.Thống kê chất lượng năm học trước của môn nhảy xa lớp 8: Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Anh Tuấn THỐNG KÊ KẾT QUẢ MÔN NHẢY XA NĂM HỌC 2007-2008 Lớp S số Điểm % Điểm % Điểm % Điểm % 9-10 7-8 5-6 3-4 8a 1 38 8 21.1 10 26.3 14 36.8 6 15.8 8a 2 38 6 15.8 12 31.6 16 42.1 4 10.5 8a 3 39 7 17.9 11 28.3 16 41 5 12.8 Tổng 115 21 18.3 33 28.7 46 40 15 13 3.Vạch kế hoạch chỉ tiêu cho môn học: -Dựa vào chỉ tiêu của trường mà kế hoạch môn thể dục như sau: +Điểm trung bình đạt trên 93%. +Điểm dưới trung bình không quá 7%. +Không có học sinh yếu kém. 4.Biện pháp cụ thể cho tiết dạy: -Vì trong môn thể dục đối với học sinh lớp 8 thường lồng ghép nhiều nội dung trong một tiết dạy nên đối với giáo viên cần: +Giáo viên cần nghiên cứu bài học ít nhất là một tuần để đủ thời gian chuẩn bị và cách bố trí tiết học sau cho phù hợp,đồng thời yêu cầu học sinh chuẩn bị dụng cụ,trang bị giầy đầy đủ,giáo viên luôn chú trọng nhắc nhở học sinh từ tiết học trước. +Giáo viên làm mẫu động tác cho học sinh quan sát nhiều lần . +Giáo viên cần theo dõi kĩ từng cá nhân học sinh để kịp thời điều chỉnh cho đúng kĩ thuật tránh tình trạng các em không tập mà đứng chơi hoặc chọc ghẹo bạn bè. +Để tránh tình trạng nói trên giáo viên cần cho từng hàng,từng nhóm học sinh thực hiện.Nhưng cũng có thể thay đổi cách tập luyện trên bằng cách cho học sinh chơi trò chơi như:Bật xa tiếp sức hay lò cò tiếp sức để tránh sự nhàm chán trong tiết dạy cũng như giúp học sinh có tinh thần đoàn kết ,tích cực hăng say trong tập luyện. +Những học sinh chăm chỉ tập luyện,thực hiện đúng sẽ được biểu dương trước lớp,những học sinh lười biếng sẽ bị phê bình nhắc nhở và sẽ bị phạt nếu đùa nghịch,chọc ghẹo các bạn trong giờ học. +Trong khi áp dụng phương pháp tập luyện này cần phải kết hợp giữa 2 nội dung cho phù hợp với lượng vận động của học sinh. VD:Như nhóm học sinh bật xa.Nhóm học sinh thực hiện kĩ thuật giậm nhảy xa để các em kịp thời nắm bắt và kết hợp cả 2 kĩ thuật với nhau. 5.Vận dụng phương pháp bật xa và gốc độ,tốc độ chạy đà trong giậm nhảy nhảy xa. Mỗi tiết học trong môn thể dục nói chung và môn nhảy xa nói riêng tôi đều vận dụng phương pháp cho phù hợp với từng tiết dạy. a.Hình thức học theo nhóm: +Tuỳ theo từng buổi tập giáo viên có thể đưa ra từng bài tập cho phù hợp với nhận thức và lượng vận động phù hợp với các em. Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Anh Tuấn +Tất cả các nhóm được giao thực hiện các động tác mà giáo viên đưa ra. b.Các bước tiến hành: -Bước 1: +Giáo viên làm mẫu kĩ thuật của từng động tác cho hs quan sát. +Giáo viên thực hiện kĩ thuật kết hợp với phân tích động tác cho các em hiểu và thực hiện được. VD:Kĩ thuật hạ trọng tâm khi giậm nhảy và kết hợp với tốc độ chạy đà trong giậm nhảy xa. - Bước 2: + Làm mẫu kỹ thuật động tác đúng ,đẹp. + Họs sinh chú ý thực hiện theo. + Giáo viên theo dõi giúp các em sửa sai . - Bước 3: + Học sinh thực hiện theo nội dung bài tập, giáo viên quan sát . + Cả lớp thực hiện động tác kỹ thuật tại chỗ giậm nhảy xa. + Nhắc nhở những học sinh thực hiện còn sai tư thế,động viên những học sinh còn yếu. + Qua quá trình học nhảy xa ở lớp 7 đa số các em đã nắm được tư thế giậm nhảy còn góc độ bay,cách sử dụng lực chân mà quan trọng hơn nữa là tốc độ chạy đà trong giậm nhảy xa thì đa phần các em thực hiện theo bản năng là chính.Qua đây tôi có sáng kiến cho các em tập luyện sức mạnh chân qua động tác bổ trợ là bật xa.Từ đó kết hợp điều chỉnh việc sử dụng lực chân cũng như quỹ đạo bay như thế nào ? và từ đó nâng dần tốc độ chạy đà cho học sinh để đạt kết quả cao. * Qua đây tôi có bài tập cụ thể như sau: - Bước 1: Cho học sinh đứng tại chỗ thực hiện động tác bổ trợ là bật xa (khoảng từ 10- 20 lần trong một buổi học ). + Đội hình : X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Giáo viên quan sát +Giáo viên hướng dẫn tư thế đúng. +Học sinh thực hiện động tác theo tuần tự bài học. Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Anh Tuấn +Học sinh thực hiện cụ thể theo hình mẫu qua các bước sau: Hình 1.0 -Bước 2: +Qua động tác đã học ở bước 1,giáo viên cho học sinh thực hiện đà 1 chân giậm nhảy xa cũng như cho học sinh chạy đà tự do nhảy xa. +Giáo viên phân tích ý nghĩa của việc đo đà và tốc độ chạy đà. +Hướng dẫn học sinh cách đo đà rồi cho học sinh thực hiện lần lượt từ 3 bước, 5 bước rồi 7 bước đà nhảy xa. +Đội hình:Học sinh tập hợp 4 hàng ngang bên hố cát. Hố cát X X X X X X X X X ← X X X X X X X X X X X X X X X X X Giáo viên X Ván giậm nhảy X X X X +Giáo viên cho từng hàng lên thực hiện các nội dung trên.Giáo viên quan sát sửa sai kĩ thuật và giúp các em khác rút kinh nghiệm.Tùy từng buổi tập với các nội dung khác nhau cũng nhưtùy từng tình hình sức khỏe học sinh mà áp dụng lượng vận động cho thích hợp. Hình ảnh minh họa: Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Anh Tuấn Hình 1.1 +Qua quá trình các em thực hiện kĩ thuật cũng như tiến đến hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích ở bước 2:Giáo viên sẽ phân tích làm mẫu động tác kế tiếp. +Đội hình:Học sinh tập hợp 4 hàng ngang ngồi lắng nghe. X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X ∆ GV +Giáo viên phân tích thường các em thực hiện còn sai nhiều ở chổ giậm nhảy sai chân,mà nếu sai nên đổi chân ở vạch xuất phát;còn nếu phạm qui thì lùi điểm xuất phát bằng với khoảng cách mà mình phạm qui;còn trong quá trình chạy đà chân giậm chưa tới ván thì di chuyển điểm xuất phát về phía trước với một khoảng cách bằng khoảng thừa đó.Khi bay trên không thì còn thẳng người,tiếp đất thì không nên ngã người ra sau thì khi đó thành tích sẽ giảm.Mà quan trọng trong nhảy xa là tốc độ chạy đà cần thực hiện nhanh dần và đạt tốc độ cao nhất khi giậm nhảy.Vì vậy để thực hiện tốt các giai đoạn trên thì các em cần tập luyện tốt sức mạnh của chân khi chạy đà cũng như giậm nhảy trong nhảy xa. -Bước3:Ngoài ý tưởng là tận dụng sân trường rộng rãi để thực hiện động tác bật xa tập lực chân cho học sinh tôi còn nảy sinh ý tưởng là tận dụng các bật tam cấp(cao khoảng 30-40 cm) ở các dãy phòng mà học sinh không học như phòng thiết bị,thư viện…để các em tập thêm động tác tại chổ giậm nhảy một chân chạm đất và một chân chạm nhẹ vào thành tam cấp và cứ Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Anh Tuấn thế giậm nhảy đổi chân liên tục.Làm như vậy để tránh sự nhàm chán trong luyện tập khi chỉ chú trọng vào động tác bật xa và cũng có thể lồng ghép là các trò chơi bổ trợ cho nhảy xa nhằm giúp các em hăng hái hơn và quên đi sự mệt mỏi.Nhưng tuỳ nội dung buổi học và tình hình sức khỏe của học sinh mà áp dụng một lượng vận động cho thích hợp .Từ đó giúp các em tăng cường thể lực mà đặt biệt là tăng sức mạnh chân thì từ đó các em có tốc độ cao khi chạy đà và giậm nhảy tốt để đem lại kết quả cao trong nhảy xa và các hoạt động khác. Với luyện tập bật xa thì lượng vận động khoảng từ 10-20 lần trong một buổi học,ngoài ra còn tập thêm động tác giậm nhảy đổi chân với bật tam cấp khoảng từ 15-25 lần và cũng có thể thay đổi lượng vận động tăng hay giảm tuỳ tình hình của mỗi buổi học cho thích hợp. *Trên đây tôi đã trình bày việc vận dụng các phương pháp tập luyện sức mạnh chân của môn nhảy xa lớp 8. 6.Trong quá trình tập luyện tôi đã quan sát giúp đỡ các em đồng thời xem xét tình hình học tập cũng như về tinh thần thái độ tập luyện của các em.khen thưởng những học sinh tích cực,nhắc nhở những học sinh còn yếu và chưa tích cực trong tập luyện. C .KẾT QUẢ: -Qua việc thực hiện các phương pháp nêu trên tôi đã đạt được kết quả như sau: 1.Đối với giáo viên: Trong năm học tôi đã dạy 2 tiết cho thanh tra trường dự kết quả 2 tiết giỏi và tôi có tham gia thi giáo viên giỏi cấp trường và đạt loại giỏi cấp trường. 2.Đối với học sinh: Qua kết quả kiểm tra môn nhảy xa đã đạt kết quả như sau: KẾT QUẢ MÔN NHẢY XA KHỐI 8 NĂM HỌC 2008-2009 Lớp S số Điểm % Điểm % Điểm % Điểm % 9-10 7-8 5-6 3-4 8a 1 38 14 36.8 15 39.5 8 21.1 1 2.6 8a 2 38 11 28.9 16 42.2 11 28.9 0 0 8a 3 39 13 33.3 15 38.5 10 25.6 1 2.6 Tổng 115 38 33.1 46 40 29 25.2 2 1.7 D/BÀI HỌC KINH NGHIỆM: *Qua nghiên cứu giảng dạy tôi rút ra kinh nghiệm: -Nghiên cứu bài trước khi lên lớp. -Kế hoạch rõ ràng cụ thể,chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp. -Giáo viên nắm rõ được đối tượng học sinh,quan sát kỹ khi các nhóm tâp luyện.Bao quát nhóm và lớp học.Khen thưởng kịp thời đối với nhóm,cá nhân thực hiện tốt và động viên nhắc nhở kịp thời đối với các em còn yếu. Học sinh cần chuẩn bị trước ở nhà vì thời gian trên lớp còn hạn chế,các em cần thực hiện ở nhà khi rảnh rỗi. E/ KẾT QUẢ: Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Anh Tuấn -Trên đây là một số kinh nghiệm về phương pháp bật nhảy tập lực chân.Phương pháp được rút ra sau quá trình thực hiện mong rằng sẽ góp phần vào việc giảng dạy môn nhảy xa. -Chắc chắn trong sáng kiến này vẫn còn những khiếm khuyết, mong các bạn đồng nghiệp bổ sung thêm cho phương pháp ngày một hoàn thiện hơn,hiệu quả hơn trong giảng dạy cũng như trong học tập của các em. Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Anh Tuấn MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A/LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 B/NỘI DUNG THỰC HIỆN 2 I.Thuận lợi 2 II.Khó khăn 2 III.Biện pháp 3 C/KẾT QUẢ 7 D/BÀI HỌC KINH NGHIỆM 7 E/KẾT LUẬN 7 Trang 10 [...]...Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Anh Tuấn Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………… Trang 11 Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Anh Tuấn Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP PHÒNG GIÁO DỤC …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… . môn nhảy xa đã đạt kết quả như sau: KẾT QUẢ MÔN NHẢY XA KHỐI 8 NĂM HỌC 20 08- 2009 Lớp S số Điểm % Điểm % Điểm % Điểm % 9-10 7 -8 5-6 3-4 8a 1 38 14 36 .8 15 39.5 8 21.1 1 2.6 8a 2 38 11 28. 9 16 42.2. 7 -8 5-6 3-4 8a 1 38 8 21.1 10 26.3 14 36 .8 6 15 .8 8a 2 38 6 15 .8 12 31.6 16 42.1 4 10.5 8a 3 39 7 17.9 11 28. 3 16 41 5 12 .8 Tổng 115 21 18. 3 33 28. 7 46 40 15 13 3.Vạch kế hoạch chỉ tiêu cho môn. nhảy xa lớp 8: Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Anh Tuấn THỐNG KÊ KẾT QUẢ MÔN NHẢY XA NĂM HỌC 2007-20 08 Lớp S số Điểm % Điểm % Điểm % Điểm % 9-10 7 -8 5-6 3-4 8a 1 38 8 21.1 10 26.3 14 36 .8 6

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan