QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC

17 1.6K 8
QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có 3260km bờ biển, 2630 con sông có chiều dài từ 10km trở lên và 26 phân lưu của các sông lớn, lớn nhất là vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, hàng ngàn hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo, với hơn 4 triệu ha đất trồng lúa… đã tạo nên các hệ sinh thái đất ngập nước phong phú và đa dạng trong cả nước. Đất ngập nước (ĐNN) gồm nhiều loại hình từ ao hồ, sông ngòi, đầm lầy, đồng lúa… đến rừng ngập mặn phát triển trên đất lầy mặn ven biển, rừng tràm phát triển trên đất chua phèn, các đầm ao nuôi trồng thủy sản, các bãi cá, rạn san hô đã tạo nên các sinh cảnh đẹp, trù phú, đem lại nguồn lợi to lớn cho đất nước. Chúng cung cấp cho xã hội nhiều loại sản phẩm nông – lâm nghiệp, thủy sản có giá trị kinh tế cao, cung cấp lương thực, thực phẩm, nước dùng trong sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Đồng thời đây cũng là nơi sống, nơi cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật hoang dã. ĐNN là nơi có đa dạng sinh học cao, đặc biệt là các loài chim nước, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm. Mặc dù có vai trò to lớn về nhiều mặt, nhưng đất ngập nước thường rất nhạy cảm với các hoạt động của con người và các tác động của thiên nhiên. Do đó việc quản lý ĐNN một cách khôn ngoan, sao cho vừa khai thác hợp lý các tài nguyên ĐNN để phục vụ cho cuộc sống của con người nhưng vẫn duy trì được các chức năng và thuộc tính của chúng đang trở thành mối quan tâm của các nhà quản lý, những nhà ra quyết định đối với ĐNN. 1. Khái quát về đất ngập nước 1.1. Định nghĩa Trên thế giới hiện đã có trên 50 định nghĩa về đất ngập nước (Mitsch and Gosselink, 1986 & 1993; Dugan, 1990) theo nhiều mức độ và mục đích khác nhau. Theo Công ước RAMSAR thì "Đất ngập nước bao gồm: những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp” Bản đồ đất ngập nước toàn cầu Liên đoàn bảo vệ thiên nhiên thế giới IUCN năm 1971 định nghĩa “Đất ngập nước là những vùng đất bão hòa nước hoặc thường xuyên bị ngập nước, dù là tự nhiên, nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc định kỳ, dù là nước tĩnh hoặc nước chảy, nước ngọt nước lợ hoặc nước mặn. Những vùng ngập nước như những đầm lầy, vũng lầy, đầm rừng, than bùn, cửa sông, vịnh biển, eo biển, ao hồ, đầm phá, sông, hồ chứa”. Những định nghĩa theo nghĩa hẹp, nhìn chung đều xem đất ngập nước như đới chuyển tiếp sinh thái (ecotones), những diện tích chuyển tiếp giữa những môi trường trên cạn và thủy sinh, những nơi mà sự ngập nước của đất gây ra sự phát triển của một hệ thực vật đặc trưng (Cowardin et al., 1979; Enny, 1985). Ở Việt Nam có rất nhiều khu vực đất ngập nước. Vùng đất ngập nước lớn nhất của Việt Nam là châu thổ sông Cửu Long bao gồm hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt, những cánh đồng bát ngát, rừng ngập mặn, rừng chàm, các bãi triều, ao nuôi tôm, cá. Ở miền Trung, các vùng đất ngập nước là các đầm phá ven biển, các hồ chứa nước nhân tạo. Ở miền Bắc, đất ngập nước là các hồ trong hệ thống lưu vực sông Hồng, những bãi triều rộng lớn, những cánh rừng ngập mặn của châu thổ. Tổng diện tích đất ngập nước của Việt Nam ước tính khoảng 7 triệu đến 10 triệu ha. 1.2. Các đặc điểm tự nhiên hình thành đất ngập nước ở Việt Nam: 1.2.1. Đặc điểm địa mạo: 2/3 diện tích tự nhiên Việt Nam là đồi núi, có hướng nghiêng chung từ Tây sang Đông. Đồng bằng Bắc bộ và Nam Bộ là những vùng trũng, tạo nên 2 vùng ĐNN tiêu biểu cho địa mạo vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. 1.2.2. Đặc điểm khí hậu: thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao, độ ẩm tương đối lớn, lượng mưa dồi dào. Sự khác nhau về chế độ khí hậu giữa các vùng, đặc biệt là chế độ nhiệt-ẩm có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của từng vùng như thời gian ngập nước, độ sâu ngập nước, chế độ nhiệt của nước dẫn đến sự khác nhau giữa các loại hình đất ngập nước. 1.2.3. Thổ nhưỡng: có 15 nhóm đất trong đó có 7 nhóm đất liên quan đến các đặc trưng của các vùng đất ngập nước, đó là đất ngập mặn, đất phèn, đất phù sa, đất than bùn, đất xám và đất cát. Do các đặc điểm khác nhau trên đã hình thành các đặc trưng về thực vật của các vùng ĐNN với hai dạng điển hình là thực vật vùng ĐNN mặn và thực vật vùng ĐNN ngọt. 1.2.4. Đặc điểm thủy văn: chế độ dòng chảy 1.3. Các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước 1.3.1. Các sông suối Nước ta có trên 2500 con sông, trong đó số sông dài trên 10 km là 2360; số sông có lưu vực từ 500 - 1000 km2 là 166. Số sông có lưu vực nhỏ hơn 500 km2 chiếm 92,55% tổng số sông. Số sông có lưu vực nhỏ hơn 100 km2 là 1556 chiếm 66,35% tổng số sông. 1.3.2. Các hồ chứa Theo các tài liệu hiện có, cả nước ta hiện có tổng số 68 hồ chứa nước, với tổng diện tích 242.725 ha thuộc địa bàn 38 tỉnh thành ở miền Bắc, miền Trung và Đông Nam bộ với nhiều hồ tự nhiên nổi tiếng như: Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Hồ Chử (Phú Thọ) Hồ Tây (Hà Nội), Biển Hồ (Gia Lai), Hồ Lăk (Đaklac), Hồ Biển Lạc (Bình Thuận). 3.3. Các hồ chứa nước nhân tạo Trước năm 1945, ở Việt Nam chỉ có một số hồ chứa nước và nhà máy thuỷ điện nhỏ như Tà Sa (825kw), Nà Ngần (750kw), Bản Thi (140kw), Bồng Miêu Ở miền Bắc sau năm 1954, nhiều hồ chứa nước đã được xây dựng như: Thác Bà, Đại Lải, Suối Hai, Núi Cốc Hiện nay cả nước có trên 3600 hồ chứa nước nhân tạo do nhiều ngành tham gia xây dựng với mục tiêu chống lũ, phát điện, cung cấp nước cho sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản. Tính riêng các hồ chúa nước có qui mô vừa và lớn (dung tích trên 1 triệu m3, hoặc có chiều cao đập trên 10m) thì có khoảng 460 hồ (chiếm 13% tổng số hồ chứa). Hồ có diện tích lớn nhất là Dầu Tiếng 72.000 ha, hồ chứa có công suất lắp máy lớn nhất là Hoà Bình: 1920 MW, tiếp theo là Trị An 420 MW, Đa Nhim: 160MW, Thác Bà: 108 MW, Dray - Hling: 12MW. Tổng công suất là 2620 MW. Trong số 460 hồ chứa nước này có 285 hồ (62%) được xây dựng sau năm 1979. Gần đây cũng đã xây dựng 4 công trình thuỷ điện ở các hồ chứa nước lớn là: Thác Mơ: 150MW, Vĩnh Sơn 66 MW, Sông Hinh 66 MW và Yaly: 690 MW. Tổng công suất là 972 MW 1.3.4. Đất ngập nước vùng đồng bằng châu thổ các sông Việt Nam có 2 vùng châu thổ của 2 con sông lớn: Sông Hồng và sông Cửu Long. Châu thổ sông Hồng: có độ cao so với mặt biển: 0 - 5m, diện tích 1.743.200 ha. Sông Hồng là một con sông lớn, mỗi năm có lượng phù sa đổ ra biển khoảng 115 triệu tấn. Cây trồng chính ở đây là lúa nước với sản lượng 3 triệu tấn thóc/ năm. Châu thổ sông Cửu Long (Mê Kông): có độ cao so với mặt biển khoảng 5m. Diện tích 3.900.000 ha trên lãnh thổ Việt Nam và khoảng 1.600.000 ha trên lãnh thổ Campuchia. Sông Cửu Long (Mê Kông) chảy qua biên giới 6 nước, lượng phù sa của sông tương đối thấp nhưng hàm lượng phù sa lại cao, tạo nên năng suất thứ cấp vô cùng lớn của sông này. 1.3.5. Đất ngập nước theo mùa không thường xuyên Bao gồm các khu vực rừng tràm và các đồng cỏ ngập nước, đầm lầy. Rừng tràm phân bố ở một số vùng như: Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên, một phần tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và rải rác ở một số tỉnh miền Trung. Riêng rừng tràm ở Đồng Tháp Mười có diện tích tự nhiên 800.000 ha, chiếm 15,8% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và rừng tràm U Minh có diện tích 142.520 ha. Rừng tràm là nơi có giá trị kinh tế lớn và nhiều mặt. Thảm thực vật rừng tràm cung cấp nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao. Cây tràm vừa là cây cho gỗ xây dựng, đóng đồ đạc, làm củi, vừa là cây cho tinh dầu với chất lượng cao dùng trong y học và mỹ phẩm. Trong rừng tràm cũng có rất nhiều loài cá và chim nước sinh sống. Rừng tràm còn là nơi dự trữ nước ngọt trong mùa mưa và điều tiết nước vào mùa khô nhờ tầng thảm mục dầy được tích luỹ trên mặt đất rừng. 1.3.6. Các bãi triều và triều lầy vùng cửa sông ven biển Các bãi triều và triều lầy ở nước ta thường phát triển trên các vùng cửa sông, phân bố ở độ sâu 0 m hải đồ đến mức nước triều cao nhất. Nơi đây xẩy ra sự tương tác của khối nước sông - biển và sự ngập nước hàng ngày. Đây là vùng đất ngập mặn rộng, bao gồm các bãi triều bùn, bùn- cát, có thảm thực vật bao phủ. Nơi có thảm thực vật thường tạo nên một hệ sinh thái đặc thù. Đó là hệ sinh thái rừng ngập mặn. Tổng diện tích các bãi triều- triều lầy của nước ta có trên 1 triệu hecta, chủ yếu phân bố tại các của sông lớn: - Vùng cửa sông châu thổ sông Hồng: Từ Đồ Sơn đến Lạch Trường, tổng diện tích 52.000 ha, trong đó bãi triều lầy 25.000 ha, triều bùn cát không có thảm thực vật 27.000 ha. Tốc độ lấn biển là 30m/năm đối với bãi triều bùn cát (giai đoạn 1940 - 1995) (N. D. Cự, 1993, P.N. Hồng và cs, 1999). - Vùng cửa sông châu thổ sông Cửu Long (Mê Kông) có diện tích rất rộng, khoảng 600.00 - 800.00ha, trong đó 70 -80% là bãi triều lầy. Tốc độ lấn biển rất lớn, đạt 50m/năm trong khoảng 30- 50 năm qua (N.V. Phổ, 1983). 1.3.7. Rừng ngập mặn Trên các bãi triều lầy vùng cửa sông ven biển có thực vật bao phủ tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn. Trước chiến tranh Việt Nam có khoảng 408.500 ha rừng ngập mặn, chủ yếu là ở Nam Bộ (250.000 ha). Từ năm 1960 đến 1971 do chiến tranh, bom đạn và chất độc hoá học của Mỹ đã huỷ diệt gần 150.000 ha rừng ngập mặn. Sau giải phóng năm 1975, diện tích và chất lượng rừng ngập mặn tiếp tục bị suy giảm. (Theo GS. Phan Nguyên Hồng ) 1.4. Chức năng của đất ngập nước. 1.4.1. Chức năng nạp, tiết nước ngầm: vào mùa mưa, khi dư lượng nước mặt lớn, các vùng ĐNN có tác dụng như một bể chứa nước để sau đó nước ngấm dần vào lòng đất trong mùa khô. Quá trình này diễn ra liên tục nhằm bổ sung lượng nước cho các tầng nước ngầm. Mặt khác, quá trình nạp và tiếp nước lien tục giữa vùng ĐNN với các tang nước ngầm cũng góp phần thấm lọc, làm cho các tầng nước ngầm trở nên sạch hơn. Ví dụ như, những vùng ĐNN dưới rừngTràm (U Minh Thượng), đóng vai trò giữ nước, điều hòa độ ẩm, giữ cho lớp than bùn ẩm ướt. Thêm vào đó, có tác dụng hạn chế quá trình phèn hóa, cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt quanh năm cho người dân và động vật. 1.4.2. Chức năng lắng đọng trầm tích, độc tố: các vùng ĐNN (đặc biệt là hồ, rừng ngập mặn,bãi triều, vùng vịnh ven bờ…) có tác dụng như là các bể lắng giữ lại trầm tích, các chất ô nhiễm, độc hại và chất thải nói chung, góp phần làm sạch nước và ô nhiễm môi trường nước biển. 1.4.3. Chức năng tích lũy chất dinh dưỡng: giữ lại các chất dinh dưỡng (nitơ, phốt pho, các nguyên tố vi lượng…) cho sinh vật, phát triển nguồn lợi thủy sản và lâm nghiệp, hạn chế bớt hiện tượng phú dưỡng như ở các vùng ĐBSH, ĐBSCL và các thủy vực khác. 1.4.4. Chức năng điều hòa vi khí hậu: đặc biệt, ở vùng có cỏ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô, góp phần cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu địa phương (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) và giảm hiệu ứng nhà kính. Theo tính toán của Jim Enright vàYadfon Association (2000), rừng ngập mặn có khả năng tích lũy CO2 ở mức độ cao, rừng ngập mặn 15 tuổi giảm được 90,24 tấn CO2/ ha/năm, tác dụng lớn làm giảm hiệu ứng nhà kính. 1.4.5. Chức năng hạn chế lũ lụt: ĐNN ( rừng ngập mặn, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo…) có thể đóng vai trò như bồn chứa lưu giữ, điều hòa lượng nước mưa và long chảy mặt, góp phần giảm lưu lượng dòng chảy lũ và hạn chế lũ lụt ở các vùng lân cận như hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà, hồ Trị An,… 1.4.6. Chức năng sản xuất sinh khối:Là nơi sản xuất sinh khối, tạo nguồn thức ăn cho các loại thủy sản, gia súc, động vật hoang dã hoặc vật nuôi. Ngoài ra, một phần các chất dinh dưỡng này có từ các động thực vật đã chết sẽ được các dòng chảy bề mặt chuyển đến các vùng hạ lưu và các vùng nước ven biển, làm giàu nguồn thức ăn cho các vùng đó. 1.4.7. Chức năng duy trì ĐDSH: nhiều vùng ĐNN, đặc biệt là các vùng ĐNN có rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, là môi trường thích hợp cho việc cư trú, đẻ trứng, sinh sống và phát triển của nhiều loài động, thực vật hoang dã. ĐNN là nơi duy trì nhiều nguồn gen, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có giá trị không chỉ ở Việt Nam. 1.4.8. Chức năng chắn sóng, chắn gió bão ổn định bờ biển, chống xói lở, hạn chế sóng thần: nhờ có thảm thực vật, đặc biệt thảm thực vật rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô mà các vùng ĐNN ven biển có chức năng bảo vệ bờ biển khỏi bị tác động của sóng, thủy triều, xói lở, sóng thần. Mặt khác, chúng còn tạo ra môi trường thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa, góp phần ổn định và mở rộng bãi bồi. Các rạn san hô ngầm rộng lớn đã giảm cường độ sóng tác động đến bờ biển, các vùng ven đảo trong thời kỳ dông bão, sóng thần. 1.4.9. Giá trị kinh tế của ĐNN: Góp phần quan trọng cho sự phát triển của các ngành nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, năng lượng, giao thông thủy. Các dòng chảy thường xuyên tạo các vùng châu thổ rộng lớn phì nhiêu (là vùng sản xuất nông nghiệp trù phú), có khu hệ cá phong phú với sản lượng cao, là nguồn lợi cung cấp cho nhiều cộng đồng dân cư sống xung quanh. 1.4.10. Giá trị văn hóa của ĐNN: ĐNN có những giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng và khảo cổ quan trọng đối với cộng đồng địa phương cũng như quốc gia. Rất nhiều biểu tượng nổi tiếng mang ý nghĩa quốc gia có liên quan đến ĐNN như: Hoa Sen được chạm khắc trong các đền chùa, trong các điệu múa, bài ca dao, là biểu tượng mới của Hàng không Việt Nam; chim Hạc (Sếu) và Rồng là hai trong bốn loài sinh vật quý có ý nghĩa, có đời sống liên quan đến ĐNN, còn là vật thời thiêng liêng. Rối nước ở Việt Nam là loại hình nghệ thuật độc đáo, duy nhất. 1.5. Đa dạng hệ sinh thái đất ngập nước Hệ sinh thái nước ngọt có khoảng 2611 loài thủy sinh vật, 1403 loài tảo, 190 loài giáp xác, 147 loài trai, ốc và 547 loài cá…. Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển( rừng ngập mặn, rạn san hô, cửa sông….) có khoảng 350 loài san hô tạo rạn (bao gồm các nhóm động vật thân mềm và giáp xác), 15 loài cỏ biển ( cỏ Nàn, cỏ Xoan đơn, cỏ Xoan, cỏ Vic, cỏ lá dừa, cỏ lươn nhật, cỏ kim…), 667 loài rong biển , 94 loài thực vật ngập mặn ( Sếu Cổ Trụi, cây Tráng, rừng tràm, rừng đước…) ĐNN vùng cửa sông là nơi cư trú của các loài chim định cư và di cư có nét độc đáo về sinh cảnh tự nhiên, chưa đựng giá trị đa dạng sinh thái lớn. Hiện nay sản lượng khai thác thủy sản rất cao ( Việt Nam đạt 2536 triệu tấn), chủ yếu là các loài tôm, cua, cá…. Duy trì và cung cấp các loài gen quý hiếm như Trai Ngọc, Bào ngư, Đồi mồi, Bò biển 2. TÌNH TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC Số lượng kiểu loại và diện tích đất ngập nước nhân tạo tăng lên nhưng diện tích các kiểu đất ngập nước tự nhiên giảm đi ngày càng mạnh; Chất lượng môi trường các hệ sinh thái đất ngập nước bị suy thoái ngày càng mạnh, đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước có xu hướng giảm; Rừng ngập mặn, trong gần 5 thập kỷ qua, diện tích đã giảm hơn 70% do chất độc hóa học (trước đây) và phong trào nuôi tôm công nghiệp (gần đây). Hệ sinh thái biển và nguồn lợi hải sản cũng bị suy thoái và là một trong những vấn đề môi trường bức súc nhất, đặc biệt là các HST san hô và cỏ biển. Kết quả điều tra từ năm 2004 đến 2007 tại 7 vùng rạn san hô trọng điểm của Việt nam cho thấy chỉ 2,9 % diện tích rạn san hô được đánh giá trong điều kiện phát triển rất tốt, 11,6% - tốt và 44,9% xấu và rất xấu. Tài nguyên nước trong các hệ thống sông, hồ chứa trên cả nước đang bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng. Hai nguyên nhân chủ yếu là do sự khai thác quá mức cho những mục đích khác nhau và BĐKH. Các đe doạ đối với đất ngập nước có xu hướng gia tăng như thiên tai, sức ép dân số, khai thác quá mức và bất hợp lý, bất cập về phương thức, quá trình đô thị hóa, các hoạt động công – nông nghiệp, biến đổi khí hậu, cơ chế, bộ máy quản lý, thiếu sự kết hợp giữa chiến lược phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường [...]... nhỏ trong công tác quản lý, bảo tồn đất ngập nước như - Số lượng kiểu loại và diện tích đất ngập nước nhân tạo tăng lên nhưng diện tích các kiểu đất ngập nước tự nhiên giảm đi ngày càng mạnh; - Chất lượng môi trường các hệ sinh thái đất ngập nước bị suy thoái ngày càng mạnh, đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước có xu hướng giảm; - Các đe doạ đối với đất ngập nước có xu hướng gia tăng như thiên tai,...3 QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC 3.1 Nguyên tắc, định hướng: • Khai thác sử dụng ĐNN một cách khôn khéo, không làm biến đổi các chức năng • Tiến hành quản lý tổng hợp, nhất là quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng • Xây dựng thể chế, chính sách, quy hoạch, căn cứ pháp lý • Quy hoạch và triển khai các hoạt động bảo vệ các vùng ĐNN... cho sự tái sinh tự nhiên của các quần xã thực vật ĐNN, tái thiết lập nơi ở một cách tự nhiên của các động vật, và khôi phục lại thủy văn và nền đất của ĐNN 4 Xây dựng các vùng đất ngập nước: - Xây dựng các vùng đất ngập nước là việc tạo ra một vùng ĐNN ở nơi mà trước đó nó chưa từng tồn tại – thường là một việc khó khăn -Thách thức lớn nhất trong dự án xây dựng các vùng đất ngập nước là đem nước tới... lý và thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế của chúng Kết hợp với các công ước Đa dạng sinh học (CBD); Công ước về... vùng đất ngập nước đã ra đời, góp phần định hướng quan trọng trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước ở Việt Nam; - Đến năm 2005, khu Ramsar thứ 2 của Việt Nam đã được chính thức công nhận đó là khu Bàu Sấu và các vùng đất ngập nước theo mùa thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên đây chúng ta cũng gặp một số thách thức không nhỏ trong công tác quản lý, ... trong sự nghiệp bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước như: - Nhận thức về chức năng và giá trị của các vùng đất ngập nước ngày càng được nâng cao; - Số lượng các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, các dự án liên quan đến bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái ĐNN đã được tăng lên đáng kể và mang lại những kết quả nhất định; - Cách tiếp cận, công cụ quản lý ĐNN ngày càng hiện đại, khoa học và đa dạng... liệu, đánh giá, kiểm kê, quan sát sự thay đổi của hệ sinh thái 2 Quản lý sử dụng bền vững Việc sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN là một trong những phương pháp quản lý, bảo tồn HST ĐNN hiệu quả và khả thi nhất; thỏa mãn cả những nhu cầu phát triển và những mục tiêu bảo vệ bền vững HST ĐNN Theo đó, tùy theo từng loại hình ĐNN mà ta đưa ra những cách thức quản lý phù hợp Ví dụ: Duy trì và tái tạo những đặc... ruộng muối Khôi phục lại các HST ĐNN đang bị suy thoái nghiêm trọng Những đầm phá ven biển là nước mặn hay nước lợ - Mỗi đầm phá trong hệ thống đầm phá ven biển có đặc điểm riêng, rất nhạy cảm về môi trường, giàu về tài nguyên sinh vật, do đó cần có chế độ quản lý, khai thác hợp lý để nguồn lợi sinh vật tự tái sinh kết hợp nuôi trồng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao - Chống ô nhiễm trong HST đầm... tác quản lý 3.2.1 Quản lý bằng các văn bản, hệ thống pháp luật Hiện nay vẫn chưa có quy chế quản lý ĐNN riêng phù hợp với đặc thù của các loại hình ĐNN nhưng trong thời gian qua, Nhà nước đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động liên quan đến bảo tồn và phát triển ĐNN, trong đố có một số văn bản chính sau: • Công ước Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và... zones placement), - Quản lý trong thời gian dài (long-term management) 5 Công tác trồng rừng và phòng chống cháy rừng 6 Nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục và nhận thức về đất ngập nước Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về ĐNN, về vai trò ĐNN đến nhũng vấn đề liên quan tới quản lý ĐNN, chính sách và thể chế ở cấp Trung ương và cấp địa phương về bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên ĐNN

Ngày đăng: 25/02/2015, 22:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan