Luận văn thạc sỹ "Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây gỗ bộ đậu và giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây chủ yếu ở tỉnh Quảng trị"

127 1.2K 1
Luận văn thạc sỹ "Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây gỗ bộ đậu và giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây chủ yếu ở tỉnh Quảng trị"

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn hoàn chỉnh về hiện trạng và giải pháp bảo tồn các loài cây gỗ thuộc bộ đậu, đặc biệt các loài quý hiếm, cây gỗ quan trọng có giá trị kinh tế và bảo tồn cao, như Sưa (Dalbergia tonkinensis), Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm lai (D. oliveri), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Gụ mật (Sindora siamensis), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Lim xanh (Erythrophloeum fordii)... phân bố trên địa bàn tỉnh Quảng trị.

LỜI CAM ĐOAN Tôi Lê Công Định, sinh ngày 6 tháng 2 năm 1982 tại Quảng Bình, xin cam đoan luận văn thạc sỹ mang tên “Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây gỗ bộ Đậu và giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây chủ yếu ở tỉnh Quảng Trị” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Tôi xin cam đoan đề tài này là của tôi, các kết quả phân tích nêu trong đề tài là khách quan, trung thực và chưa được công bố. Nếu có thừa kế kết quả nghiên cứu của người khác thì đều được trích dẫn rõ nguồn gốc. Huế, ngày 26 tháng 7 năm 2014 Người cam đoan Lê Công Định i LỜI CẢM ƠN Đề tài luận văn cao học “Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây gỗ bộ Đậu và giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây chủ yếu ở tỉnh Quảng Trị” đến nay đã hoàn thành. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Minh Đức - giáo viên Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ, cán bộ Trung tâm Điều tra Quy hoạch Thiết kế Nông - Lâm tỉnh Quảng Trị, Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị, hạt Kiểm lâm các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Vĩnh Linh, phòng Bảo tồn, phòng Quản lý Bảo vệ rừng, các Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bắc Hướng Hóa, Đakrông, Khu Bảo vệ cảnh quan đường Hồ Chí Minh, các Kiểm lâm địa bàn và các hộ dân đã nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài này. Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ nhiệt tình và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Do điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, địa bàn nghiên cứu rộng, kinh nghiệm còn thiếu nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. Huế, ngày 26 tháng 7 năm 2014 Tác giả Lê Công Định ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ viii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Nghiên cứu thực vật trên thế giới 4 1.2. Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam 6 1.2.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam 6 1.2.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam 8 1.2.3. Văn bản chính sách về công tác bảo tồn đa dạng sinh học 11 1.3. Tài nguyên cây gỗ và một số tư liệu về tiêu chuẩn phân loại gỗ tại Việt Nam 13 1.3.1. Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam 13 1.3.2. Phân loại gỗ tại Việt Nam 15 1.4. Những nghiên cứu về thực vật ở Quảng Trị 17 1.4.1. Thảm thực vật 17 1.4.2. Hệ thực vật 19 1.5. Tình trạng quản lý bảo vệ các thực vật quý hiếm và hoạt động khai thác, buôn bán thực vật quý hiếm, nguy cấp 24 1.5.1. Tình trạng quản lý bảo vệ các thực vật quý hiếm 24 1.5.2. Hoạt động khai thác, buôn bán thực vật quý hiếm, nguy cấp 26 1.6. Những nghiên cứu về các loài cây thuộc bộ Đậu 27 1.7. Các loài thực vật quý hiếm thuộc đối tượng nghiên cứu 30 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1. Mục tiêu cụ thể 34 2.2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 34 iii 2.3. Nội dung nghiên cứu 34 2.4. Phương pháp nghiên cứu 35 2.4.1. Thu thập số liệu nghiên cứu 35 2.4.2. Phương pháp điều tra chuyên ngành ở thực địa 36 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38 3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị 38 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 38 3.1.2. Kinh tế - xã hội 44 3.1.3. Truyền thống văn hóa - tập quán sử dụng tài nguyên rừng 45 3.2. Thành phần loài thực vật thuộc bộ Đậu theo địa phương và tiểu vùng sinh thái 47 3.2.1. Thành phần loài thực vật thân gỗ bộ Đậu tỉnh Quảng Trị 47 3.2.2. Nguồn gốc và phân bố các loài theo vùng sinh thái 51 3.3. Giá trị và công dụng các loài cây gỗ bản địa bộ Đậu 52 3.3.1. Giá trị bảo tồn 52 3.3.2. Giá trị sử dụng 53 3.4. Phân bố, hiện trạng và tình hình gây trồng các loài thực vật quý, hiếm, có giá trị thuộc bộ Đậu 58 3.4.1. Phân bố và hiện trạng các loài thực vật quý, hiếm, có giá trị thuộc bộ Đậu 58 3.4.2. Tình hình gây trồng các loại cây gỗ bộ Đậu 67 3.5. Hiện trạng quản lý bảo tồn và phát triển các loài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 71 3.5.1. Các văn bản chính sách 71 3.5.2. Công tác thừa hành pháp luật của lực lượng kiểm lâm tỉnh Quảng Trị 82 3.5.3. Những kết quả và tồn tại trong công tác bảo tồn và phát triển các loài 84 3.6. Tìm hiểu kỹ thuật nhân giống, gây trồng một số loại cây gỗ bộ Đậu có giá trị 85 3.6.1. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus) 85 3.6.2. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Lim xanh (Erythrophloeum fordii) 86 3.6.3. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Sưa (Dalbergia tonkinensis) 88 iv 3.6.4. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Gụ lau (Sindora tonkinensis) 91 3.6.5. Kỹ thuật nhân giống Gõ đỏ (Afzelia xyclocarpa) 93 3.6.6. Kỹ thuật nhân giống Gụ mật (Sindora siamensis) 95 3.7. Đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thực vật bộ Đậu có giá trị 96 3.7.1. Nhóm giải pháp chiến lược 97 3.7.2. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý và kỹ thuật 98 3.7.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 100 3.7.4. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội 101 3.7.5. Giải pháp bảo tồn chuyển vị đối với một số loài 103 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106 Kết luận 106 Kiến nghị 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHẦN PHỤ LỤC 114 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTTN Bảo tồn thiên nhiên BQL Ban quản lý BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng BVR Bảo vệ rừng CITES Convention of International Trade of Endangered species CR Loài rất nguy cấp (Critically Endangered) DD Loài thiếu dẫn liệu (Data Deficient) ĐDSH Đa dạng sinh học ĐTQH Điều tra quy hoạch EN Loài nguy cấp (Endangered) GMS Greater Mekong Subregion IA Thực vật rừng của nhóm nghiêm cấm khai thác sử dụng IIA Thực vật rừng của nhóm hạn chế khai thác và sử dụng IUCN International Union for the Conservation of Nature LR Loài ít nguy cấp (Lower risk) NĐ32 Nghị định 32/2006NĐ-CP NE Không đánh giá (Not evaluated) NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NXB Nhà xuất bản PCCCR Phòng cháy, chữa cháy rừng QPPL Quy phạm pháp luật SĐVN Sách đỏ Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân UNCED United Nations Conference on Environment and Development UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization VQG Vườn quốc gia VU Loài sẽ nguy cấp (Vulnerable) vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ viii 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km 2 , Việt Nam là một trong 16 nước có tính ĐDSH cao trên thế giới [4]. Đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, đất đai và khí hậu của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính ĐDSH cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới [20]. ĐDSH có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên Trái đất. Theo ước tính giá trị của tài nguyên ĐDSH toàn cầu cung cấp cho con người là 33.000 tỷ đô la mỗi năm (Constan Za et al-1997). Đối với Việt Nam nguồn tài nguyên ĐDSH trong các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản hàng năm cung cấp cho đất nước khoảng 2 tỷ đô la [20]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ĐDSH ở nước ta bị suy giảm mạnh. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần. Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai dẫn tới làm thu hẹp nơi cư trú của các giống loài; khai thác và đánh bắt quá mức, tình trạng buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm; ô nhiễm môi trường. Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, công tác điều tra, đánh giá, kiểm kê tài nguyên ĐDSH thiếu hệ thống, thiếu đồng bộ; việc thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin và chia sẻ thông tin liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH còn nhiều hạn chế; thông tin, dữ liệu nằm phân tán ở nhiều ngành, nhiều địa phương, chưa được tập trung quản lý. Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có công trình nào thống kê chính thức hiện trạng ĐDSH trên quy mô toàn quốc. Đây cũng là những thách thức trong công tác bảo tồn ĐDSH của Việt Nam. Bộ Đậu (Fabales) có 3 họ thực vật là họ Đậu (Fabaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae) và họ Trinh nữ (Mimosaceae). Các họ này có nhiều loài cây gỗ quan trọng có giá trị kinh tế và bảo tồn cao, như Sưa (Dalbergia tonkinensis), Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm lai (D. oliveri), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Gụ 2 lau (Sindora tonkinensis), Gụ mật (Sindora siamensis), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Lim xanh (Erythrophloeum fordii) Nhiều loài thuộc bộ Đậu có giá trị kinh tế cao được bán theo kilôgam như Sưa (Delbergia tonkinensis), Trắc (Delbergia cochinchinesis), Cẩm lai (Dalbergia oliveri) và Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus). Ngoài ra, còn nhiều loài cho gỗ tốt được sử dụng trong xây dựng và đồ mộc đang bị khai thác nghiêm trọng sẽ dẫn đến tuyệt chủng trong tự nhiên như: Lim xanh (Erythrophleum fordii), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Gụ mật (Sindora siamensis), Gụ lau (Sindora tonkinensis) [6]. Quảng Trị là một tỉnh thuộc phía Nam khu vực Bắc Trung Bộ, cũng là một trong những nơi có sự giao lưu giữa hai khu hệ thực vật Bắc và Nam Trường Sơn. Do vậy, ở đây có tính đa dạng cao về thực vật rừng, trong đó có các loài cây gỗ thuộc nhiều bộ, họ khác nhau, đặc biệt là bộ Đậu (Fabales). Qua khảo sát sơ bộ và các tài liệu nghiên cứu cho thấy tại Quảng Trị có nhiều loài cây gỗ quý hiếm thuộc bộ Đậu như: Gụ lau (Sindora tonkinensis), Sưa (Delbergia tonkinensis), Trắc (Delbergia cochinchinesis), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) mọc tự nhiên hoặc được gây trồng ở các quy mô và địa phương khác nhau. Hiện nay, tại Quảng Trị vẫn chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu chuyên sâu nhằm đánh giá đầy đủ tiềm năng và hiện trạng các loài này cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chúng để có kế hoạch quản lý bảo tồn và phát triển hợp lý. Đó là lý do chúng tôi chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây gỗ bộ Đậu và giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây chủ yếu ở tỉnh Quảng Trị”. 2. Mục đích nghiên cứu Cung cấp cơ sở dữ liệu về nhóm loài và loài chủ yếu phục vụ công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên cây gỗ rừng tại địa phương. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a) Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu bổ sung dữ liệu khoa học cho hệ thực vật tỉnh Quảng Trị. - Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất những biện pháp tác động phù hợp nhằm bảo tồn và phát triển những nguồn gen quý hiếm để sử dụng hiện tại và tương lai. - Đề tài là cơ sở luận chứng khoa học giúp cho các nhà quản lý, nhà lập chính sách có căn cứ trong việc hoạch định chính sách, kế hoạch hành động, giải pháp quản lý hữu hiệu tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Trị. [...]... nhiên 1.3 Tài nguyên cây gỗ và một số tư liệu về tiêu chuẩn phân loại gỗ tại Việt Nam 1.3.1 Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam Theo Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh (1993) dựa trên thống kê của các nhà khoa học Pháp thì trong hệ thực vật Đông Dương nhóm cây thân gỗ chiếm khoảng 1.200 loài thuộc trên 100 họ thực vật có hạt Trong số 1.200 loài thì chỉ có khoảng vài trăm loài gỗ có giá trị kinh tế cao và chỉ có... vật học và sinh thái học; (iv) Mùa hoa quả ; (v) Đặc điểm của gỗ (màu sắc, kết cấu, tỷ trọng, tính chất cơ lý, độ bền tự nhiên…) ; (vi) Giá trị sử dụng của gỗ và các giá trị ngoài gỗ đi kèm Đây có thể được xem là công trình toàn diện nhất về các loài cây gỗ kinh tế ở Việt Nam cho đến nay 14 Bảng 1.1 Phân bố số lượng loài cây gỗ theo các họ thực vật chủ yếu Họ Số chi Số loài cây gỗ cây gỗ 1 Họ Đậu (Fabaceae)... các giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển các loài cây quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng tại địa phương - Kết quả nghiên cứu và các tài liệu, số liệu trong đề tài có thể sử dụng lâu dài cho các mục đích khác nhau trên địa bàn nghiên cứu - Đề xuất cơ chế quản lý tài nguyên theo hướng bền vững về môi trường và sinh kế người dân vùng gần rừng 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Nghiên cứu. .. nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đã thống kê được 20 loài thực vật quý hiếm, trong đó có 15 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) và 5 loài ở mức nguy cấp dựa theo những thứ hạng và tiêu chuẩn của Sách đỏ Việt Nam (2007) và IUCN (1994) [52] Hoàng Văn Sâm và cộng sự (2009) đã công bố khu hệ thực vật ở Vườn... điều tra nghiên cứu Một số nhóm tài nguyên quan trọng như cây lấy gỗ, cây thuốc, cây cho tinh dầu, dầu béo cũng được chọn làm đối tượng nghiên cứu của tập thể các nhà thực vật thuộc các Bộ hoặc các Viện chuyên ngành [20] Ở Việt Nam, kết quả thống kê cho thấy thực vật trong bộ Đậu có 103 chi với 430 loài, trong đó nhiều chi có những loài cây lấy gỗ có giá trị và chiếm thành phần quan trọng ở nhiều khu... Việt Nam phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa ghi nhận được 920 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 518 chi và 130 họ Trong số đó có 17 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và 23 loài trong Sách Đỏ Thế giới (IUCN, 1994) Về giá trị sử dụng, đã thống kê được 125 loài cây cung cấp gỗ, 161 loài cây làm thuốc, 44 loài cây làm cảnh và 89 loài cây làm thực phẩm [64] Bảng 1.4 Thành... thiệu được 780 loài cây gỗ và tre nứa khác nhau thuộc 93 họ thực vật có hạt của 2 ngành Thông và Ngọc lan Các loài cây gỗ được giới thiệu bao gồm cây bản địa và cây nhập nội đã được trồng đại trà Các thông tin về loài được thể hiện qua các nội dung chính như: (i) Đặc điểm hình thái (dạng sống, kích thước cây, hình thái tán, thân cây, cành, vỏ cây, lá và hoa quả…); (ii) Nguồn gốc và vùng phân bố tự nhiên... (Mimosaceae) và giới thiệu 4 loài khác mọc ở Việt Nam có tannin [31] Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001) đã thực hiện việc điều tra, khảo sát và đánh giá mức độ đe dọa của 40 loài quý hiếm và đã đưa ra danh mục các loài cây có giá trị kinh tế cao, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng Trong đó bao gồm nhiều loài cây gỗ bộ Đậu như: Trắc, Cẩm lai, Lim xanh, Gụ lau, Gụ mật, Gõ đỏ cần được bảo tồn [37] Một nghiên cứu của Viện... về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5: Tổng số các loài thực vật tại đai cao núi Sa Mù, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị là 542 loài, 268 chi, thuộc 116 họ của 5 ngành thực vật Trong đó có 15 loài thuộc diện loài quý hiếm cần phải được bảo tồn Các taxon bậc họ, chi, loài thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) là đa dạng nhất với 97 họ, 236 chi và 481 loài, tập trung chủ yếu ở lớp Hai lá... liệu) - 63 loài cây thuốc vùng cao; Trạm Tam Đảo - 175 loài; Trung tâm giống cây thuốc Đà Lạt - 88 loài; Đại học Dược Hà Nội 134 loài; Học viện Quân y - 95 loài; Trung tâm Sâm Việt Nam - 6 loài 26 - Ngân hàng giống: Hiện nay ngân hàng giống chủ yếu trong ngành Nông - Lâm nghiệp (với 4 kho lạnh quy mô nhỏ) chủ yếu bảo quản cho các giống cây lâm nghiệp và Cao su Tóm lại, có thể đánh giá hoạt động bảo tồn . tại Quảng Bình, xin cam đoan luận văn thạc sỹ mang tên Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây gỗ bộ Đậu và giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây chủ yếu ở tỉnh Quảng Trị là công trình nghiên. Công Định i LỜI CẢM ƠN Đề tài luận văn cao học Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây gỗ bộ Đậu và giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây chủ yếu ở tỉnh Quảng Trị đến nay đã hoàn thành phát triển một số loài cây chủ yếu ở tỉnh Quảng Trị . 2. Mục đích nghiên cứu Cung cấp cơ sở dữ liệu về nhóm loài và loài chủ yếu phục vụ công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên cây gỗ rừng tại

Ngày đăng: 25/02/2015, 16:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

  • Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 1.1. Nghiên cứu thực vật trên thế giới

  • 1.2. Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam

  • 1.2.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam

  • 1.2.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam

  • 1.2.3. Văn bản chính sách về công tác bảo tồn đa dạng sinh học

  • 1.3. Tài nguyên cây gỗ và một số tư liệu về tiêu chuẩn phân loại gỗ tại Việt Nam

  • 1.3.1. Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam

  • 1.3.2. Phân loại gỗ tại Việt Nam

  • 1.4. Những nghiên cứu về thực vật ở Quảng Trị

  • 1.4.1. Thảm thực vật 

  • 1.4.2. Hệ thực vật

  • 1.5. Tình trạng quản lý bảo vệ các thực vật quý hiếm và hoạt động khai thác, buôn bán thực vật quý hiếm, nguy cấp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan