Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh

116 852 10
Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ TRANG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỐNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Thái Nguyên - 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ TRANG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỐNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 60.62.01.16 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đình Hòa Thái Nguyên - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Học viên Nguyễn Thị Trang ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các đơn vị, gia đình và bạn bè để tôi hoàn thành bản Luận văn của mình. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Bùi Đình Hòa đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới UBND, Phòng NN&PTNT, Chi cục thống kê huyện Thạch Hà và chi nhánh Ngân hàng Agribank, chi nhánh Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà, cán bộ các QTDND địa phương và hộ nông dân ở 3 xã Thạch Tiến, Thạch Việt và Thị trấn Thạch Hà đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Thạch Hà, ngày tháng năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Trang iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 2.1. Mục tiêu chung 3 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 1.1.1. Khái quát về tín dụng, tín dụng nông thôn và hệ thống tín dụng nông thôn.4 1.1.2. Bản chất, chức năng và hình thức tín dụng 7 1.1.3. Vai trò của vốn tín dụng đối với kinh tế hộ nông dân và cấu trúc hệ thống tín dụng chính thống ở nông thôn 10 1.1.4. Nâng cao khả năng tiếp cận vốn và các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân 14 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 17 1.2.1. Tín dụng trong nông nghiệp nông thôn ở một số nước trên thế giới 17 1.2.2. Tín dụng chính thống trong nông nghiệp nông thôn và nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân ở Việt Nam 20 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 24 2.3. Nội dung nghiên cứu 24 2.3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và hộ nông dân 24 2.3.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Thạch Hà 24 2.3.3. Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Hà 25 2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông trên trên địa bàn huyện Thạch Hà 25 2.3.5. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Hà 25 2.4. Phương pháp nghiên cứu 25 2.4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống và khung phân tích 25 iv 2.4.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 29 2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu 30 2.4.4. Xử lý số liệu 32 2.4.5. Phương pháp phân tích 32 2.4.6. Phương pháp đánh giá nông dân có sự tham gia (PRA) 32 2.4.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 33 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và hộ nông dân 35 3.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35 3.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân 38 3.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Thạch Hà 42 3.2.1. Đặc điểm hệ thống tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Thạch Hà 42 3.2.2. Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng chính thống 46 3.2.3. Tình hình cho vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thống 48 3.2.4. Tình hình dư nợ của các tổ chức tín dụng chính thống 61 3.3. Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Hà 64 3.3.1. Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thống với hộ nông dân Thạch Hà 64 3.3.2. Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân tại huyện Thạch Hà 65 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Hà 80 3.4.1. Nhóm nhân tố đặc điểm của hộ nông dân 80 3.4.2. Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng 84 3.5. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Hà 89 3.5.1. Về đặc điểm của chủ hộ 90 3.5.2. Giải pháp về nguồn lực 90 3.5.3. Giải pháp về cơ chế chính sách 93 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95 1. Kết luận 95 2. Khuyến nghị 96 v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn HND : Hội Nông dân HPN : Hội Phụ nữ HTTD : Hệ thống tín dụng HTTDNT : Hệ thống tín dụng nông thôn HTX : Hợp tác xã NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại PCT : Phi chính thống QTDND : Qũy tín dụng nhân dân TCTD : Tổ chức tín dụng TCTDVM : Tổ chức tín dụng vi mô TDCT : Tín dụng chính thống vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Thạch Hà giai đoạn 2011-2013 36 Bảng 3.2. Thông tin chung về các hộ nông dân điều tra 39 Bảng 3.3. Đặc điểm của các tổ chức tín dụng chính thống 45 Bảng 3.4. Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng chính thống huyện Thạch Hà năm 2011-2013 47 Bảng 3.5. Tình hình cho vay đến các ngành sản xuất của Agribank từ năm 2011 - 2013 52 Bảng 3.6. Lãi suất cho vay và huy động của Agribank huyện Thạch Hà 53 Bảng 3.7. Tình hình cho vay theo ngành của QTDND TT. Thạch Hà 54 Bảng 3.8. Tình hình cho vay theo ngành của QTDND xã Thạch Việt 55 Bảng 3.9. Tình hình cho vay theo ngành của QTDND xã Thạch Tiến 55 Bảng 3.10. Diễn biến lãi suất cho vay của QTDND xã Thạch Tiến 56 Bảng 3.11. Diễn biến lãi suất cho vay của QTDND xã Thạch Việt 56 Bảng 3.12. Diễn biến lãi suất cho vay của QTDND Thị trấn Thạch Hà 56 Bảng 3.13. Tình hình cho vay theo ngành của Ngân hàng Chính sách xã hội 59 Bảng 3.14. Tình hình dư nợ của các tổ chức tín dụng (đến 31 tháng 12 hàng năm)61 Bảng 3.15. Thực trạng khả năng nhận được khoản vay tín dụng chính thống của hộ nông dân huyện Thạch Hà 66 Bảng 3.16. Tổng hợp các khoản vay TDCT phân theo tổ chức cho vay 68 Bảng 3.17. Mức độ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Hà 70 Bảng 3.18. Đặc điểm của các hộ có/không vay vốn từ nguồn vốn tín dụng chính thống 72 Bảng 3.19. Kết quả về khoản vay hộ nhận được tại các TCTDCT 73 Bảng 3.20. Kết quả điều tra về kỳ hạn vay vốn của các hộ tại địa phương 74 Bảng 3.21. Đặc điểm của khoản vay, mục đích sử dụng và nguồn cung cấp 76 Bảng 3.22. Quy mô trung bình của các khoản vay theo nguồn so với thu nhập bình quân của hộ 78 Bảng 3.23. Tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng cố định về khả năng tiếp cận vốn vay TDCT theo loại và mục đích sử dụng 80 Bảng 3.24. Tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ nông dân về chính sách tín dụng tại các tổ chức tín dụng chính thống 85 Bảng 3.25. Ý kiến đánh giá của các hộ nông dân về chính sách ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho vay 89 vii DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Hình 2.1. Khung phân tích nghiên cứu hệ thống tín dụng chính thống 29 Hình 3.1. Biểu đồ tình hình sử dụng vốn huy động và hoạt động cho vay 48 Hình 3.2. Sơ đồ quy trình cho vay của Agribank huyện Thạch Hà 50 Hình 3.3. Sơ đồ quy trình cho vay của QTDND huyện Thạch Hà 53 Hình 3.4. Sơ đồ quy trình cho vay của ngân hàng chính sách xã hội 57 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ dư nợ phân theo tổ chức cho vay (%) 62 Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ qua các năm 63 Hình 3.7. Sơ đồ mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thống với hộ nông dân Thạch Hà 64 Hình 3.8. Biểu đồ cơ cấu tiếp cận thông tin vốn vay của hộ nông dân 65 Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ % khoản vay/tổng khoản vay TDCT 68 Hình 3.10. Biểu đồ những vấn đề quan tâm của hộ khi tham gia vay vốn 84 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở các quốc gia có thu nhập thấp, những lựa chọn kinh tế của hộ gia đình nghèo thường bị hạn chế bởi thị trường tài chính địa phương hoạt động không hiệu quả (Banerjee và Duflo, 2007) [18]. Một vấn đề quan trọng là khả năng các hộ gia đình có thể tiếp cận với các sản phẩm tài chính, đặc biệt là ở các khu vực chính thống. Ví dụ, việc tiếp cận các khoản vay để đầu tư tăng năng suất có tiềm năng dẫn đến tăng trưởng kinh tế thông qua giúp đỡ nông dân và các nhà đầu tư phát triển sản xuất theo quy mô và tạo ra nguồn lợi nhuận cần thiết đưa họ thoát khỏi đói nghèo. Tại các quốc gia đang phát triển, giải pháp ứng phó điển hình cho sự thiếu vắng này là việc thành lập các tổ chức tài chính vi mô. Những tổ chức này đa phần hoạt động trên cơ sở phi lợi nhuận, cung cấp các khoản vay nhỏ cho người dân, những người không vay được vốn từ các tổ chức tài chính chính thống. Các tổ chức này chứng tỏ được hiệu quả trên nhiều khía cạnh nhưng lại bị chỉ trích vì không tiếp cận được đến những đối tượng rất nghèo và thiếu hiệu quả về mặt chi phí (Cull và cộng sự, 2009) [21]. Một cách tiếp cận khác nhằm khắc phục thất bại của những tổ chức tài chính chính thống trong việc tiếp cận tới những người nghèo nhất và dễ tổn thương nhất là việc Chính phủ đảm bảo tiếp cận tín dụng. Tại Việt Nam, tầm quan trọng của tín dụng cho nông dân được thừa nhận rõ ràng trong các chính sách của Chính phủ liên quan tới việc cung cấp tín dụng. Tín dụng chính thống được cung cấp cho các hộ gia đình nông thôn thông qua hai ngân hàng nhà nước chính: Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank). Trong khi Agribank hoạt động trên cơ sở thương mại thì NHCSXH hoạt động giống một tổ chức tài chính vi mô và được coi như một công cụ chính sách xã hội chính trong việc tiếp cận đến những người nghèo ở nông thôn. NHCSXH cung cấp những chương trình cho vay ưu đãi với lãi suất thấp (đôi khi bằng 0) cho những hộ gia đình mục tiêu bao gồm người nghèo, hoàn cảnh khó khăn [...]... chính thống của các hộ nông dân huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh Từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất - kinh doanh của các hộ nông dân 2.2 Mục... hộ nông dân huyện Thạch Hà - Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân, bao gồm: + Phân tích khả năng nhận được các khoản vay của hộ nông dân tại từ khu vực tín dụng chính thống + Lượng vốn vay hộ nông dân nhận được từ các tổ chức tín dụng chính thống 2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông trên trên địa bàn huyện Thạch Hà - Nhóm nhân... động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân 1.1.4.1 Khái quát về khả năng tiếp cận nguồn TDCT của các hộ nông dân - Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ: Là hộ nông dân có đủ các điều kiện để được vay vốn từ một TCTD cụ thể nào đó Một hộ nông dân có khả năng tiếp cận tín dụng từ một nguồn cụ thể nào đó nếu có thể vay vốn từ nguồn đó Một hộ nông dân thoả mãn được các điều kiện để... hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống và đặc điểm hộ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Hà - Đánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Hà - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài... các hướng sau: - Tiếp cận theo sự quản lý sử dụng vốn tín dụng: nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của cơ chế tín dụng của các tổ chức tín dụng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu - Tiếp cận theo loại hình sản xuất của hộ: hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, hộ nông nghiệp và hộ kiêm - Tiếp cận theo phương thức vay vốn của hộ: các hộ tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức TDCT... giữa hộ nông dân với các tổ chức tín dụng trong hệ thống tín dụng chính thống, từ đó cho thấy sự khác biệt về khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống giữa các nhóm đối tượng vay vốn tại huyện Thạch Hà Đề tài có thể là cơ sở để có những định hướng nhằm nâng cao năng lực tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân, đồng thời đảm bảo duy trì hoạt động bền vững của các tổ chức tín dụng. .. động của các tổ chức tín dụng chính thống, bao gồm: Tình 25 hình hoạt động huy động vốn, cho vay, lãi suất và dự nợ của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn và cụ thể là 3 xã điểm: Xã Thạch Tiến, xã Thạch Việt và Thị trấn Thạch Hà 2.3.3 Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Hà - Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thống với hộ nông dân. .. cho hộ nông dân nghèo vay vốn Như vậy ở Philippin không chỉ các hộ nông dân được tiếp cận đầy đủ với vốn TDCT mà ngay cả 20 các hộ nông dân nghèo cũng rất được quan tâm cho vay vốn để yên tâm sản xuất (Joann Ledgerwood, 2001) [7] 1.2.2 Tín dụng chính thống trong nông nghiệp nông thôn và nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân ở Việt Nam Từ sau đổi mới, hệ thống tín dụng Việt... vốn từ một tổ chức tín dụng mà họ muốn vay, ví dụ như có tài sản thế chấp, có dự án sản xuất, có khả năng hoàn trả nợ v.v Các điều kiện mà các TCTD đưa ra càng chặt chẽ thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ càng khó - Tham gia tín dụng: Là hộ nông dân đã được vay vốn từ nguồn tín dụng nào đó Một hộ nông dân tham gia tín dụng nếu họ thực sự vay từ nguồn tín dụng đó Một hộ nông dân có khả năng tiếp. .. điểm của hộ nông dân - Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng - Nhóm nhân tố chính sách Nhà nước 2.3.5 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Hà - Về đặc điểm của chủ hộ - Giải pháp về nguồn lực - Giải pháp về cơ chế chính sách 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống và khung phân tích 2.4.1.1 Phương pháp tiếp cận . tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh . 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ. nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân tại huyện Thạch Hà 65 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Hà. tín dụng chính thống của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Hà 64 3.3.1. Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thống với hộ nông dân Thạch Hà 64 3.3.2. Thực trạng khả năng tiếp cận

Ngày đăng: 20/02/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan