hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực 1

102 366 0
hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực 1 tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận...

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế lao động LỜI NÓI ĐẦU Nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý là đòi hỏi khách quan đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp và có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi lẽ những đối tượng của nó là những người làm việc trong lĩnh vực quản lý, những người làm công tác chuẩn bị và lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh về mọi mặt, mà hoạt động lao động của họ có tác dụng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu quản lý. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp là nhằm hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh với chất lượng cao, tiết kiệm tối đa thời gian lao động, sử dụng có hiệu quả các yếu tố cấu thành của quá trình kinh doanh, đồng thời làm cho bộ máy quản lý năng động, gọn nhẹ, hoạt động nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý không phải là một việc làm đơn giản, mà nó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách kỹ lượng dựa trên những luận cứ khoa học. Hoàn thiện tổ chức lao động, phối hợp và sử dụng lao động một cách hợp lý và có hiệu quả là một vấn đề lớn và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế và tăng năng suất lao động. Ở nước ta ngành Bưu chính - Viễn thông đã có từ khá lâu, song Công ty dịch vụ viễn thông chỉ mới ra đời cách đây vài năm. Do vậy, phần lớn bộ máy quản lý các đơn vị thuộc Công ty còn nhiều mặt hạn chế và kém năng động. Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý các đơn vị này có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của Công ty dịch vụ viễn thông. Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực I là đơn vị trực thuộc Công ty, cũng như nhiều đơn vị khác, bộ máy quản lý còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “ Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực I” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp. Nội dung của bài viết này bao gồm các phần chính như sau: Chương 1: Lý luận cơ bản và ý nghĩa của việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực I Chương 2: Tình hình tổ chức bộ máy quản lý ở Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực I 11 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế lao động Chương 3: Một vài biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực I. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KHU VỰC I 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Quản lý 1.1.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm duy trì hoạt động của hệ thống, sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng sẵn có, các cơ hội để đưa hệ thống đi đến mục tiêu đã đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. Quản lý doanh nghiệp là quá trình vận dụng những quy luật kinh tế, quy luật tự nhiên trong việc lựa chọn và xác định các biện pháp về kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật để tác động lên tập thể lao động. Từ đó tác động đến các yếu tố vật chất của sản xuất kinh doanh. Mục đích của quản lý doanh nghiệp: một mặt nhằm đạt được năng suất cao nhất trong sản xuất kinh doanh, mặt khác không ngừng cải thiện điều kiện tổ chức lao động. Thực chất của quản lý hệ thống là quản lý con người, vì con người là yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất. Quy mô của hệ thống càng lớn thì vai trò quản lý cần phải được nâng cao, có như vậy mới đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống. Quản lý con người gồm nhiều chức năng phức tạp. Bởi vì con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: yếu tố sinh lý, yếu tố tâm lý, yếu tố xã hội Các yếu tố này luôn tác động qua lại hình thành nhân cách con người. Vì vậy, muốn 33 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế lao động quản lý tốt, con người phải vừa là một nhà tổ chức, vừa là nhà tâm lý, vừa là nhà xã hội, vừa là nhà chiến lược. Do đó, có thể kết luận rằng quản lý đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp các hoạt động mang tính chất cộng đồng nói chung và mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp nói riêng để đạt hiệu quả tối ưu. 1.1.1.2. Chức năng quản lý Chức năng quản lý là những hoạt động riêng biệt của quản lý, thể hiện những phương pháp tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu quản lý. Việc phân loại chức năng quản lý nhằm làm cho quá trình quản lý được trọn vẹn ở từng chức vụ quản lý, ở từng cấp quản lý trong doanh nghiệp. Nó tạo điều kiện để xác định khối lượng công việc và số lượng lao động quản lý, từ đó làm cơ sở để tổ chức bộ máy theo hướng chuyên tinh, gọn nhẹ, công tác quản lý được tiến hành có khoa học và phân bố lao động một cách hợp lý. Có hai cách phân loại chức năng quản lý như sau: Theo nội dung quá trình quản lý, quản lý được chia thành 5 chức năng sau: • Chức năng dự kiến (kế hoạch hóa): Là dự đoán có căn cứ khoa học sự phát triển có thể xảy ra của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó lập ra kế hoạch hành động cho doanh nghiệp. • Chức năng tổ chức: Là kết hợp, liên kết các bộ phận riêng rẽ trong doanh nghiệp thành một hệ thống, kết hợp các yếu tố sản xuất với nhau để tiến hành sản xuất kinh doanh. • Chức năng phối hợp: Là việc lắp đặt các bộ phận khác nhau vào đúng vị trí và đảm bảo vận hành nhịp nhàng và ăn khớp với nhau để đạt hiệu quả cao. 55 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế lao động • Chức năng chỉ huy: Đây là chức năng quan trọng, phải nắm được các lý thuyết ra quyết định, để đưa ra một quyết định đúng đắn về một vấn đề cần có thông tin, kiến thức về vấn đề đó. Người quản lý mà do dự khi quyết định sẽ có thể bỏ qua thời cơ, quyết định không tính toán chu đáo sẽ dẫn doanh nghiệp đến bờ vực thẳm của sự phá sản. • Chức năng kiểm tra: Là xem xét toàn bộ những diễn biến trong quá trình sản xuất so với kế hoạch chương trình, phát hiện, tìm nguyên nhân và tìm những biện pháp khắc phục những sai lệch. Theo mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh: • Chức năng quản lý kỹ thuật: Gồm tất cả những công việc liên quan đến chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, chuyển giao công nghệ, quản lý quy trình, quy phạm kỹ thuật, tham gia và trực tiếp xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý máy móc thiết bị, nghiên cứu để phát triển kỹ thuật, ứng dụng phương pháp công nghệ mới, thiết kế sản phẩm mới • Chức năng quản lý kinh tế: Bao gồm chức năng kế hoạch hóa và điều động sản xuất; chức năng thương mại; chức năng tổ chức lao động và thù lao lao động; chức năng tài chính, kế toán, hành chính pháp chế và bảo vệ doanh nghiệp 1.1.1.3. Mối quan hệ giữa quản lý và đối tượng quản lý Theo quan điểm điều khiển học, nền kinh tế quốc dân cũng như bất kỳ một đơn vị kinh tế nào đều có thể coi là một hệ thống quản lý bao gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý (hay còn gọi là bộ phận quản lý và bộ phận bị quản lý). Bộ phận quản lý bao gồm các chức năng quản lý, đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý, các phương tiện quản lý và hệ thống các phương tiện quản lý. Bộ phận bị quản lý bao gồm hệ thống các phân xưởng, các bộ phận sản xuất, hệ thống máy móc thiết bị, các phương tiện công nghệ. Hai bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Có thể minh họa mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý qua sơ đồ sau: 77 Chủ thể quản lý Đối tượng quản lý LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế lao động Các mục tiêu Mối quan hệ ngược Chủ thể quản lý trên cơ sở các mục tiêu đã xác định, tác động lên đối tượng quản lý bằng những quyết định quản lý của mình và thông qua hành vi quản lý - mối quan hệ ngược mà chủ thể quản lý có thể điều chỉnh quyết định đưa ra. Trong mỗi một tổ chức, một doanh nghiệp khi được thành lập đều có bộ phận chịu trách nhiệm điều hành những công việc thuộc phạm vi chuyên môn của bộ phận đó và tổng thể các bộ phận chuyên trách như vậy đã tạo nên bộ máy quản lý doanh nghiệp. 1.1.2. Lao động quản lý 1.1.2.1. Khái niệm Theo C.Mác: “ Lao động quản lý là một dạng lao động đặc biệt của lao động sản xuất, để hoàn thành các chức năng sản xuất khác nhau, cần thiết phải có quá trình đó ”. Lao động quản lý là những cán bộ quản lý đang làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh; có nhiệm vụ điều hành sản xuất, trao đổi, mua bán một số loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời tạo công ăn việc làm và thu nhập cho cả tập thể đơn vị mình. Tất cả những người lao động hoạt động trong bộ máy quản lý được hiểu là lao động quản lý. Bộ máy quản lý hoạt động tốt hay xấu phụ thuộc vào lao động quản lý có thực hiện tốt chức năng quản lý hay không. 1.1.2.2. Tính chất và đặc điểm của lao động quảnlý 99 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế lao động * Tính chất: Lao động quản lý có các tính chất sau: - Tính kỹ thuật: thể hiện ở các công việc thiết kế, phân tích chuyên môn. - Tính hành chính: biểu hiện ở sự thực hiện các công việc nhằm tổ chức thực hiện các phương án thiết kế, các quyết định, như việc lập kế hoạch, hướng dẫn các công việc điều chỉnh, kiểm tra và đánh giá công việc. - Tính sáng tạo: thể hiện ở việc thực hiện các công việc như suy nghĩ, khai thác, tìm tòi và phát minh ra các sáng kiến mới, các quyết định và các phương pháp hoàn thành công việc. - Tính thực hành đơn giản: đó là thực hiện các công việc đơn giản theo các quy định, hướng dẫn sẵn có. - Tính hội họp và sự vụ khác: như tham gia các cuộc họp về chuyên môn hoặc giải quyết các công việc có tính chất thủ tục. * Đặc điểm: Đối với các loại lao động quản lý khác nhau song đều có chung các đặc điểm sau: - Hoạt động của lao động quản lý là loại lao động trí óc và mang tính chất sáng tạo. - Hoạt động của lao động quản lý mang đặc tính tâm lý xã hội cao. - Thông tin vừa là đối tượng lao động, vừa là kết quả lao động và vừa là phương tiện của lao động quản lý. - Hoạt động lao động quản lý là các thông tin, các tư liệu phục vụ cho việc hình thành và thực hiện các quyết định quản lý. 1.1.2.3. Chức năng của lao động quản lý Lao động quản lý bao gồm các chức năng sau: + Nhân viên quản lý kỹ thuật: Là những người được đào tạo ở các trường kỹ thuật hoặc đã được rèn luyện trong thực tế sản xuất, có trình độ tương đương được cấp trên thừa nhận bằng văn bản, đồng thời phải là người trức tiếp 1111 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế lao động làm công tác kỹ thuật, trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật trong doanh nghiệp. Loại này bao gồm: - Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật, Quản đốc hoặc Phó quản đốc phụ trách kỹ thuật, Trưởng phòng và Phó phòng, Ban kỹ thuật. - Các kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên làm ở phòng kỹ thuật. + Nhân viên quản lý kinh tế: Là những người làm công tác tổ chức, lãnh đạo, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: - Giám đóc hoặc Phó Giám đốc phụ trách về kinh doanh, Kế toán trưởng. - Các cán bộ, CNV công tác ở các phòng, ban, bộ phận như: kế toán, tài vụ, kế hoạch, thống kê, lao động - tiền lương Ngoài ra, nếu phân theo vai trò thực hiện chức năng quản lý, lao động quản lý được chia thành: + Cán bộ lãnh đạo: Là những người lao động quản lý trực tiếp thực hiện chức năng lãnh đạo. Bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Quản đốc, Phó quản đốc, các Trưởng ngành, Đốc công, Trưởng và Phó các phòng ban trong bộ máy quản lý doanh nghiệp. Nói tóm lại, cán bộ lãnh đạo là những người lao động quản lý được chính thức giao quyền hạn và trách nhiệm điều khiển những người khác hoàn thành công tác. + Các chuyên gia: Là những lao động thực hiện công việc chuyên môn, không thực hiện chức năng lãnh đạo trực tiếp. Bao gồm: các cán bộ kinh tế, kỹ thuật viên, cán bộ thiết kế và các cộng tác viên khoa học (nếu có) hoạt động của họ mang tính chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các chức năng riêng, trong công tác quản lý tham mưu giúp các cấp lãnh đạo thực hiện các mục đích quản lý chung. + Các nhân viên thực hành kỹ thuật: Là những lao động quản lý thực hiện các công việc đơn giản, thường xuyên lặp đi lặp lại, mang tính chất thông tin nghiệp vụ và kỹ thuật nghiệp vụ. Bao gồm các nhân viên làm công tác hoạch toán và kiểm tra (như kỹ thuật viên kiểm nghiệm đo lường; nhân viên 1313 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế lao động giao nhận, viết hóa đơn; nhân viên kế toán, thủ kho ), các nhân viên làm công tác hành chính chuẩn bị tài liệu như kỹ thuật can in, kỹ thuật viên đánh máy và lưu trữ, ; các nhân viên làm công tác phục vụ như kỹ thuật viên điện thoại, bảo vệ cung ứng 1.1.3. Bộ máy quản lý 1.1.3.1. Khái niệm Bộ máy quản lý của một tổ chức là hệ thống các con người cùng với các phương tiện của tổ chức được liên kết theo một số nguyên tắc và quy tắc nhất định mà tổ chức thừa nhận để lãnh đạo quản lý toàn bộ các hoạt động của hệ thống nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Hay nói cách khác, bộ máy quản lý chính là chủ thể quản lý của hệ thống. 1.1.3.2. Yêu cầu của tổ chức bộ máy quản lý Tổ chức bộ máy quản lý trong một tổ chức phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thứ nhất, phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện đầy đủ, toàn diện các chức năng quản lý của đơn vị. Thứ hai, phải đảm bảo nghiêm túc chế độ thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của tập thể lao động trong đơn vị. Thứ ba, phải phù hợp với khối lượng công việc, thích ứng với đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của đơn vị. Thứ tư, Phải đảm bảo chuyên tinh, gọn nhẹ và có hiệu lực. 1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 1.1.4.1. Khái niệm Nếu hiểu một cách khái quát nhất, cơ cấu phản ánh sự cấu tạo và hình thức bên trong của một hệ thống. Một trong những nội dung đầu tiên và rất quan trọng của tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là xác định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 1515 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế lao động Cơ cấu bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao những nhiệm vụ nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện chức năng quản lý hệ thống. Cơ cấu bộ máy quản lý được hình thành bởi các bộ phận quản lý và các cấp quản lý. Hiểu một cách khác, cơ cấu là sự phân chia tổng thể ra các bộ phận nhỏ hơn theo những tiêu thức chất lượng khác nhau. Những bộ phận đó thực hiện từng chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau phục vụ mục tiêu chung của tổ chức. Tổ chức là một chỉnh thể hoạt động tương đối độc lập, riêng rẽ, có mục tiêu riêng, có bộ phận hợp thành. Tổ chức là sự liên kết những cá nhân, những quá trình hoạt động trong hệ thống nhằm hoàn thiện mục đích đề ra của hệ thống, dựa trên cơ sở các nguyên tắc, quy tắc quyết định quản trị. 1.1.4.2. Các kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Lý thuyết và thực tế quản trị doanh nghiệp đã hình thành nên nhiều cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo nhiều cấp khác nhau, mỗi kiểu cơ cấu gọi là một hệ thống cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Mỗi hệ thống cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp là sự phân chia các cấp quản trị mà ở đó các nơi làm việc được phân cấp với nhau theo quan hệ phân quyền (uỷ quyền), ra mệnh lệnh. Mối quan hệ đẳng cấp giữa các nơi làm việc cá biệt được hình thành với tư cách bình đẳng hay trên dưới. Có nhiều mẫu hình mà theo đó hệ thống tổ chức doanh nghiệp được hình thành. Sau đây là một số hệ thống có tính chất điển hình: 1/ Hệ thống cơ cấu trực tuyến: Hệ thống cơ cấu trực tuyến là một kiểu phân chia tổ chức doanh nghiệp dựa theo nguyên tắc của Fayol về tính thống nhất, phân chia nhiệm vụ theo nguyên tắc. 1717 Người lãnh đạo Người lãnh đạo tuyến 1 Đối tượng quản lý Người lãnh đạo tuyến 2 Đối tượng quản lý LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế lao động Hệ thống cơ cấu trực tuyến hình thành một đường thẳng rõ ràng về quyền ra lệnh và trách nhiệm từ Lãnh đạo doanh nghiệp đến đối tượng quản lý. Hệ thống này được mô tả theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Hệ thống cơ cấu trực tuyến Đây là loại cơ cấu đơn giản nhất, có một cấp trên và một số cấp dưới. Người lãnh đạo các tuyến phải thực hiện tất cả các chức năng về quản lý. Mối liên hệ được thực hiện theo chiều thẳng đứng. Kiểu cơ cấu này thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cơ cấu không phức tạp. Ưu điểm: - Cơ cấu tổ chức trực tuyến thể hiện chế độ tập quyền, tập trung. - Quy trách nhiệm rõ ràng, cho phép giải quyết công việc nhanh chóng, gọn nhẹ. - Duy trì tính kỷ luật và kiểm tra. - Người lãnh đạo chịu hoàn toàn trách nhiệm về các kết quả hoạt động của cấp dưới quyền. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chế độ “ thủ trưởng”. Nhược điểm: 1919 [...]... qun lý ca mỡnh Túm li, trong nhng nhõn t quyt nh s phỏt trin ca mt h thng, ú l cụng tỏc qun lý thc hin tt cụng tỏc qun lý thỡ phi xut phỏt t mt b mỏy qun lý n nh v thớch hp Do ú, hon thin t chc b mỏy qun lý ca Trung tõm l hp xu th chung CHNG 2 TèNH HèNH T CHC B MY QUN Lí TRUNG TM DCH V VIN THễNG KHU VC I 2 .1 NHNG C IM Cể LIấN QUAN N HON THIN T CHC B MY QUN Lí TRUNG TM DCH V VIN THễNG KHU VC I 2 .1. 1... hng, gm: 1/ Trung tõm iu hnh thụng tin Tr s chớnh ti: ng s 1 khu A, Nam Thnh Cụng, qun ng a, thnh ph H Ni 2/ Trung tõm tớnh cc v dch v khỏch hng Tr s chớnh ti: ng s 1 khu A, Nam Thnh Cụng, qun ng a, thnh ph H Ni 59 Chuyờn ngnh LUN VN TT NGHIP Kinh t lao ng 3/ Trung tõm dch v vin thụng khu vc I Tr s chớnh ti: ng s 1 khu A, Nam Thnh Cụng, qun ng a, thnh ph H Ni 4/ Trung tõm dch v vin thụng khu vc II... vic tỡm ra im yu, im khim khuyt trong chớnh sỏch ca i th cnh tranh, Trung tõm ó ng chõn c vo th trng v cho n hụm nay Trung tõm c xỏc nh l mt n v phỏt trin hựng mnh, úng gúp nhiu doanh thu cho Cụng ty 61 Chuyờn ngnh LUN VN TT NGHIP Kinh t lao ng 2 .1. 2 Phõn tớch chc nng, nhim v ca Trung tõm dch v vin thụng khu vc I 2 .1. 2 .1 Chc nng ca Trung tõm dch v vin thụng khu vc I - T chc qun lý, bo dng v vn hnh khai... ng ch yu ca Trung tõm l phc v trong lnh vc thụng tin di ng, nhn tin v in thoi dựng th m bo tt chc nng nhim v c giao, Trung tõm phi cú mt c cu t chc b mỏy qun lý hp lý v nng ng Do ú vic hon thin t chc b mỏy qun lý l cn thit Nm 19 97, Cụng ty Dch v Vin thụng thc hin phõn cp qun lý v Trung tõm tr thnh mt n v qun lý c lp, cú ti khon v con du riờng Do phõn cp cha lõu, nờn mi cụng tỏc qun lý ca Trung tõm cũn... qun lý (iu l, ni quy, quy ch); i vi vic hon thin c cu t chc ang hot ng, cn phi bt u nghiờn cu k lng c cu hin ti v tin hnh ỏnh giỏ hot ng ca nú theo nhng cn c nht nh C cu t chc qun lý v cỏc b phn ca nú thng c biu th di dng s T ú s ch rừ quan h ph thuc ca tng b phn v tng chc nng m nú phi thi hnh 1. 1.5 Vai trũ v cỏc nhõn t nh hng n t chc b mỏy qun lý doanh nghip 1. 1.5 .1 Vai trũ ca b mỏy qun lý 31 Chuyờn... ti: 12 5 Hai B Trng, qun 1, thnh ph H Chớ Minh 5/ Trung tõm dch v vin thụng khu vc III Tr s chớnh ti: 45 Trn Phỳ, thnh ph Nng 3) Cỏc n v s nghip trc thuc - Ban qun lý d ỏn GPC Trung tõm dch v vin thụng khu vc I (sau õy gi l Trung tõm) l n v sn xut kinh doanh, hch toỏn ph thuc Cụng ty dch v vin thụng (sau õy gi l Cụng ty) theo iu l t chc v hot ng ca Cụng ty, c phờ chun ti quyt nh s 19 0/QT-TCCB, ngy 12 /08 /19 97... doanh nghip - Mc chuyờn mụn hoỏ v tp trung húa cỏc hot ng qun tr - Trỡnh c gii húa v t ng húa cỏc hot ng qun tr, trỡnh nng lc qun lý ca cỏn b qun lý - Quan h ph thuc gia s lng ngi b lónh o, kh nng kim tra ca lónh o i vi hot ng ca nhng ngi cp di - Chớnh sỏch ói ng ca doanh nghip i vi i ng qun lý 1. 1.6 Ni dung c bn ca t chc b mỏy qun lý trong doanh nghip 1. 1.6 .1 Xỏc nh chc nng c th cn thc hin Xut phỏt... phỏt trin ca Trung tõm 2 .1. 3 Nhng c im c bn nh hng n t chc b mỏy qun lý ca Trung tõm dch v vin thụng khu vc I 1/ c im sn xut kinh doanh Trong nhng nm qua, tp th CBCNV trong Trung tõm luụn phn u thc hin tt k hoch sn xut kinh doanh hng nm do Cụng ty dch v vin thụng giao trong vic khai thỏc, phỏt trin v qun lý cỏc loi hỡnh dch v mt cỏch cht ch v mang li hiu qu rừ rt Trung tõm dch v vin thụng khu 65 LUN... thng 1. 2 í NGHA CA VIC HON THIN T CHC B MY QUN Lí TRUNG TM DCH V VIN THễNG KHU VC I Trung tõm Dch v Vin thụng khu vc I (gi l Trung tõm) l n v trc thuc Cụng ty Dch v Vin thụng (gi l Cụng ty), cn c vo quyt nh ca Tng Giỏm c Tng Cụng ty Bu chớnh Vin thụng Vit nam v chc nng nhim v v quyn hn ca Trung tõm, thỡ Trung tõm l mt n v cú v trớ v vai trũ rt quan trng trong c cu t chc ca Cụng ty, hot ng ca Trung. .. tớch v tng hp nhim v 1. 1.6.2 La chn c cu b mỏy qun lý Trờn c s ũi hi v quy mụ, c cu, c im ngnh ngh kinh doanh, mc phc tp ca mụi trng kinh doanh m doanh nghip tin hnh xỏc nh c cu b mỏy qun lý C cu phi hp lý v cú tớnh h thng, to thnh mt tng th hot ng nhp nhng, cú hiu lc, cho phộp s dng t u cỏc ngun lc phc v hot ng sn xut kinh doanh 1. 1.6.3 Phõn chia quyn lc S phõn chia quyn lc tp trung theo hai hng: . VIỆC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KHU VỰC I 1. 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 1. 1 .1. Quản lý 1. 1 .1. 1. Khái niệm quản lý Quản lý. sau: Chương 1: Lý luận cơ bản và ý nghĩa của việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực I Chương 2: Tình hình tổ chức bộ máy quản lý ở Trung tâm dịch vụ viễn thông khu. thông khu vực I 11 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế lao động Chương 3: Một vài biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực I. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN

Ngày đăng: 19/02/2015, 17:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

    • LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

    • KHU VỰC I

      • 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP

        • 1.1.1. Quản lý

        • 1.1.2. Lao động quản lý

        • 1.1.3. Bộ máy quản lý

        • 1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

        • 1.1.5. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

        • 1.1.6. Nội dung cơ bản của tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp

        • 1.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KHU VỰC I

        • CHƯƠNG 2

          • TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KHU VỰC I

            • 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KHU VỰC I

              • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực I

              • 2.1.2. Phân tích chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực I

              • 2.1.3. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực I

              • 2.1.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực I

              • 2.2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KHU VỰC I

                • 2.2.1. Phân tích cơ cấu tổ chức quản lý và phân chia chức năng quản lý của Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực I

                • 2.2.2. Phân tích chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và mối quan hệ của các đơn vị trực thuộc Trung tâm

                • 2.2.3. Phân tích tình hình lao động của Trung tâm

                • 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KHU VỰC I

                  • 2.3.1. Những thành quả đạt được

                  • 2.3.2. Những tồn tại chính

                  • 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên

                  • CHƯƠNG 3

                    • MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KHU VỰC I

                      • 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ PHƯƠNG THỨC HOÀN THIỆN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan