ứng dụng vi điều khiển 89c52 mô phỏng máy bán hàng tự động

31 951 2
ứng dụng vi điều khiển 89c52 mô phỏng máy bán hàng tự động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín LỜI NÓI ĐẦU Sự ra đời của các máy rút tiền tự động,các bảng quảng cáo sử dụng quang báo,hệ thống hẹn giờ tắt mở trong các hệ thống giao thông… gần đây tại Việt Nam đã càng khẳng đinh sự ứng dụng mạnh mẽ của kỹ thuật vi xử lý.Nó thực sự đã đi vào đời sống và phục vụ nhu cầu của chúng ta. Từ yêu cầu của môn học Kỹ thuật vi xử lý và thực tiễn trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài thiết kế phần hiển thị của máy bán hàng tự động. Trong quá trình lập trình và thiết kế, nhóm chúng em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo bộ môn – thầy Trần Trung Tín.Đây là lần đầu tiên nhóm chúng em thực hiện đề tài này, nên việc thiếu sót là không thể tránh khỏi.Chính vì thế, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô cùng các bạn để hoàn thiện đề tài này. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! Đà Nẵng, tháng 12 năm 2012 Nhóm thực hiện đồ án Nguyễn Nhật Phúc Trần Viết Tuấn SVTH: Trần Viết Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 1 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín MỤC LỤC SVTH: Trần Viết Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 2 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU MẠCH 1.1. Sơ đồ khối toàn mạch 1.1.1. Sơ đồ khối Hình 1.1 Sơ đồ khối mạch 1.1.2. Chức năng từng khối + Khối xử lý: nhằm xử lý số liệu nhận được, xuất dữ liệu và điều khiển việc hiển thị dùng IC 89c52 + Khối hiển thị: nhằm hiển thị LCDtheo mạch đã thiết kế. + Khối nguồn: nhằm cung cấp nguồn cho IC 89c52 5v và bảng hiển thị 12v. 1.2. Các linh kiện trong mạch + Vi điều khiển 89c52. + IC 7805 ổn dòng 5V. + Led đơn.led 7 đoạn + Điện trở, trở kéo,diot + Thạch anh 12MHz, tụ gốm 33pF, tụ hóa 10µF. + LCD 16x2 + IC 74ls47 1.2.1.Vi điều khiển 89c52 1.2.1.1. Các đặc điểm 8051 + 8KB ROM. SVTH: Trần Viết Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 3 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín + 128 bytes RAM nội. + 4 bank thanh ghi với 8 byte mỗi bank (R0-R7). + 16 byte được định địa chỉ bit. + 80 byte bộ nhớ đa dụng. + Bốn cổng I/O 8-bit (P0-P3) + Hai bộ timer 16-bit (Timer0 và Timer1). + Một bộ giao diện truyền nhận nối tiếp. + Năm nguồn ngắt (2 ngắt ngoài và 3 ngắt nội). + Bộ nhớ dữ liệu và chương trình của 8051 có thể được mở rộng tới 64K ROM và 64K RAM. 1.2.1.2. Giới thiệu sơ lược về IC 89C52 AT89C52 là một hệ vi tính 8 bit đơn chip CMOS có hiệu suất cao, công suất nguồn tiêu thụ thấp và có 8KB bộ nhớ ROM Flash xóa được/lập trình được. Chip này được sản xuất dựa vào công nghệ bộ nhớ không mất nội dung có độ tích hợp cao của Atmel. Chip AT89C52 cũng tương thích với tập lệnh và các chân ra của chuẩn công nghiệp MCS-51. Flash trên chip này cho phép bộ nhớ chương trình được lập trình lại trên hệ thống. Kết hợp một CPU linh hoạt 8 bit với Flash trên một chip đơn thể, Atmel 89C52 là một hệ vi tính 8 bit đơn chip mạnh cho ta một giải pháp có hiệu quả về chi phí và rất linh hoạt đối với các ứng dụng điều khiển. AT89C52 có các đặc trưng chuẩn sau: 4KN Flash, 128 byte RAM, 32 đường xuất nhập, 2 bộ định thời/đếm 16 bit, một cấu trúc ngắt hai mức ưu tiên và 5 nguyên nhân ngắt, một port nối tiếp song công, mạch dao động và tạo xung clock trên chip. Ngoài ra AT89C52 được thiết kế với logic tĩnh cho hoạt động có tần số giảm xuống 0 và hỗ trợ hai chế độ tiết kiệm năng lượng được lựa chọn bằng phần mềm. Chế độ nghỉ dừng CPU trong khi vẫn cho phép RAM, các bộ định thời/đếm, port nối tiếp và hệ thống ngắt tiếp tục hoạt động. SVTH: Trần Viết Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 4 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín 1.2.1.3. Sơ đồ chân IC 89C52 Hình 1.2 Sơ đồ chân IC 89C52 AT89C52 có tất cả 40 chân. Mỗi chân có chức năng như các đường I/O (xuất/nhập), trong đó 24 chân có công dụng kép: mỗi đường có thể hoạt động như một đường I/O hoặc như một đường điều khiển hoặc như thành phần của bus địa chỉ và bus dữ liệu. Trong số 40 chân, có 32 chân dành cho 4 cổng P0, P1 ,P2 và P3, mỗi cổng có 8 chân. Các chân còn lại dành cho nguồn Vcc, đất GND, các chân dao động XTAL1 và XTAL2, khởi động lại RST, cho phép chốt địa chỉ ALE, truy cập được địa chỉ ngoài, cho phép cất chương trình. 1.2.1.4.Chức năng của các chân a. Chân VCC: Chân số 40 là VCC cấp điện áp nguồn cho Vi điều khiển.Nguồn điện cấp là +5V±0.5. b. Chân GND:Chân số 20 nối GND(hay nối Mass). Khi thiết kế cần sử dụng một mạch ổn áp để bảo vệ cho Vi điều khiển, cách đơn giản là sử dụng IC ổn áp 7805. c. Port 0 gồm 8 chân (từ chân 32 đến 39) có hai chức năng: • Chức năng xuất/nhập :các chân này được dùng để nhận tín hiệu từ bên ngoài vào để xử lí, hoặc dùng để xuất tín hiệu ra bên ngoài, chẳng hạn xuất tín hiệu để điều khiển led đơn sáng tắt. SVTH: Trần Viết Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 5 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín • Chức năng là bus dữ liệu và bus địa chỉ (AD7-AD0) : 8 chân này (hoặc Port 0) còn làm nhiệm vụ lấy dữ liệu từ ROM hoặc RAM ngoại (nếu có kết nối với bộ nhớ ngoài), đồng thời Port 0 còn được dùng để định địa chỉ của bộ nhớ ngoài. d. Port P1 gồm 8 chân (từ chân 1 đến chân 8), chỉ có chức năng làm cácđường xuất/nhập, không có chức năng khác. e. Port 2 gồm 8 chân (từ chân 21 đến chân 28) có hai chức năng: • Chức năng xuất/nhập • Chức năng là bus địa chỉ cao (A8-A15): khi kết nối với bộ nhớ ngoài có dung lượng lớn,cần 2 byte để định địa chỉ của bộ nhớ, byte thấp do P0 đảm nhận, byte cao do P2 này đảm nhận. f. Port3 gồm 8 chân (từ chân 10 đến 17): có chức năng xuất/nhập, với mỗi chân có chứcnăng: g. Ngõ vào RST ở chân 9 là ngõ vào Reset dùng để thiết lập trạng thái ban đầu cho vi điều khiển. Hệ thống sẽ được thiết lập lại các giá trị ban đầu nếu ngõ này ở mức 1 tối thiểu 2 chu kì máy. h. Chân XTAL1 và XTAL2 : hai chân này có vị trí chân là 18 và 19 được sử dụng để nhận nguồn xung clock từ bên ngoài để hoạt động, thường được ghép nối với thạch anh và các tụ để tạo nguồn xung clock ổn định. i. PSEN (Program Store Enable) tín hiệu được xuất ra ở chân 29 dùng để truy xuất bộ nhớ chương trình ngoài. Chân này thường được nối với chân OE (Output Enable) của ROM ngoài. Khi vi điều khiển làm việc với bộ nhớ chương trình ngoài, chân này phát ra tín hiệu kích hoạt ở mức thấp và được kích hoạt 2 lần trong một chu kì máy. Khi thực thi một chương trình ở ROM nội, chân này được duy trì ở mức logic không tích cực - logic 1 (không cần kết nối chân này khi không sử dụng đến). SVTH: Trần Viết Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 6 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín j. Chân ALE (chân cho phép chốt địa chỉ-chân 30). Khi Vi điều khiển truy xuất bộ nhớ từ bên ngoài, port 0 vừa có chức năng là bus địa chỉ, vừa có chức năng là bus dữ liệu do đó phải tách các đường dữ liệu và địa chỉ. Tín hiệu ở chân ALE dùng làm tín hiệu điều khiển để giải đa hợp các đường địa chỉ và các đường dữliệu khi kết nối chúng với IC chốt. Các xung tín hiệu ALE có tốc độ bằng 1/6 lần tần số dao động đưa vào Vi điều khiển, như vậy có thể dùng tín hiệu ở ngõ ra ALE làm xung clock cung cấp cho các phần khác của hệ thống. k. Chân EA dùng để xác định chương trình thực hiện được lấy từ ROM nội hay ROM ngoại. Khi EA nối với logic 1(+5V) thì Vi điều khiển thực hiện chương trình lấy từ bộ nhớ nội.Khi EA nối với logic 0(0V) thì Vi điều khiển thực hiện chương trình lấy từ bộ nhớ ngoại. 1.2.1.5.Tổ chức bộ nhớ trong IC89c52 Hình 1.3 Sơ đồ bộ nhớ IC 89c52 89C52 có không gian bộ nhớ riêng cho chương trình và dữ liệu. Cả hai bộ nhớ chương trình và dữ liệu đều đặt bên trong chip, tuy nhiên ta có thể mở rộng bộ nhớ chương trình và bộ nhớ dữ liệu bằng cách sử dụng các chip nhớ bên ngoài với dung SVTH: Trần Viết Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 7 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín lượng tối đa là 64KB cho bộ nhớ chương trình (hay bộ nhớ mã) và 64KB cho bộ nhớ dữ liệu. Bộ nhớ nội trong chip bao gồm ROM và RAM. RAM trên chip bao gồm vùng RAM đa chức năng (nhiều công dụng), vùng RAM với từng bit được định địa chỉ (gọi tắt là vùng RAM định địa chỉ bit), các dãy (bank) thanh ghi và các thanh ghi chức năng đặc biệt SFR (Special Funtion Register). Ta thấy rằng không gian nhớ nội này được chia thành: các dãy thanh ghi (00H÷1FH), vùng RAM định địa chỉ bit (20H÷2FH), vùng RAM đa mục đích (30H÷7FH) và các thanh ghi chức năng đặc biệt (80H÷FFH) như hình 1.4. a. Bộ nhớ dữ liệu – Bộ nhớ RAM Bộ nhớ RAM dùng làm môi trường xử lý thông tin, lưu trữ các kết quả trung gian và kết quả cuối cùng của các phép toán, xử lí thông tin. Nó cũng dùng để tổ chức các vùng đệm dữ liệu, trong các thao tác thu phát, chuyển đổi dữ liệu. RAM nội trong Vi điều khiển được tổ chức như sau: - Các vị trí trên RAM được định địa chỉ theo từng Byte bằng các số thập lục phân (số Hex) - Các bank thanh ghi có địa chỉ 00H đến 1FH - 210 vị trí được định địa chỉ bit - Các vị trí RAM bình thường - Các thanh ghi có chức năng đặc biệt có địa chỉ từ 80H đến FFH. Các byte RAM 8 bit của vi điều khiển được gọi là "ô nhớ", nếu các ô nhớ có chức năng đặc biệt thường được gọi là "thanh ghi", nếu là bit thì được gọi là "bit nhớ". b. Các bank thanh ghi Các bank thanh ghi có địa chỉ byte từ 00H đến 1FH, có 8 thanh ghi trong mỗi bank, các thanh ghi được đặt tên từ R0-R7, các thanh ghi này được đặt mặc định trong bank 1. Có 4 bank thanh ghi và tại mỗi thời điểm chỉ có một bank thanh ghi được truy xuất với các thanh ghi từ R0 đến R7, để thay đổi việc truy xuất các thanh ghi trên các bank thanh ghi, người dùng phải thay đổi giá trị các bit chọn bank trong thanh ghi trạng thái PSW bằng các câu lệnh trong chương trình. Các lệnh dùng các thanh ghi từ R0 đến R7 mất khoảng không gian lưu trữ ít hơn và thời gian thực hiện nhanh hơn so với các lệnh dùng các ô nhớ RAM khác, ngoài ra các thanh ghi này còn có thêm một số chức năng đặc biệt khác, vì lí do này các dữ liệu SVTH: Trần Viết Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 8 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín sử dụng thường thường được người viết chương trình đưa vào lưu trong các thanh ghi này. Ngoài ra, có thể truy xuất thanh ghi trên các bank thanh ghi như với các ô nhớ bình thường khác. Ví dụ: nguời dùng có thể truy xuất đến thanh ghi R7 bằng ô nhớ 07H. c. Vùng RAM truy xuất từng bit Trên RAM nội có 210 ô nhớ bit được định địa chỉ và có thể truy xuất đến từng bit, các bit nhớ này cũng được định địa chỉ bằng các số thập lục phân- số Hex. Trong đó có 128 bit nằm trong các ô nhớ có địa chỉ byte từ 20H đến 2FH, các bit nhớ còn lại chứa trong nhóm thanh ghi có chức năng đặc biệt. Mặc dù các bit nhớ và ô nhớ (byte) cùng được định bằng số Hex, tuy nhiên chúng sẽ được nhận dạng là địa chỉ bit hay địa chỉ byte thông qua các câu lệnh tương ứng dành cho các bit nhớ hoặc các ô nhớ này. Vídụ: mov 05H,#10111111B ;>>> lệnh này thiết lập giá trị cho ô nhớ có địa chỉ là 05H. JB 05H,nhan01 ;>>> lệnh này liên quan đến trạng thái của bit nhớ có địa chỉ 05H. d. Vùng RAM bình thường Vùng RAM này có địa chỉ byte từ 30H đến 7FH, dùng để lưu trữ dữ liệu, được truy xuất theo từng byte. e. Các thanh ghi có chức năng đặc biệt Các thanh ghi này được định địa chỉ byte, một số được định thêm địa chỉ bit, có địa chỉ của các thanh ghi này nằm trong khoảng 80H đến FFH. Các thanh ghi đặc biệt này này được dùng để xác lập trạng thái hoạt động cần thiết cho Vi điều khiển. MỘT SỐ Ô NHỚ CÓ CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT • Các thanh ghi có địa chỉ 80H, 90H, A0H, B0H: Đây là các thanh ghi kiểm tra và điều khiển mức logic của các Port, có thể truy xuất và xác lập các thanh ghi này với địa chỉ byte hoặc tên riêng lần lượt là P0, P1, P2, P3 tương ứng với các Port xuất. Chẳng hạn để tất cả các chân của Port 0 lên mức logic 1, cần làm cho các bit của thanh ghi có địa chỉ 80H lên mức 1. • Thanh ghi A: là thanh ghi quan trọng, dùng để lưu trữ các toán hạng và kết quả của phép tính. Thanh ghi A có độ dài 8 bits, có địa chỉ là E0H. • Thanh ghi B: ở địa chỉ F0H, được dùng với thanh ghi A để thực hiện các phép toán số học. Khi thực hiện lệnh chia với thanh ghi A, số dư được lưu trữ ở thanh SVTH: Trần Viết Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 9 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín ghi B. Ngoài ra thanh ghi B còn được dùng như một thanh ghi đệm có nhiều chức năng. • Con trỏ ngăn xếp SP: là một thanh ghi có địa chỉ 81H, giá trị của nó được tăng,giảm tự động khi thực hiện các lệnh PUSH, CALL,POP con trỏ SP dùng quản lí và xử lí các nhóm dữ liệu liên tục.Giá trị mặc định của SP là 07H. • Con trỏ dữ liệu DPTR: là thanh ghi 16 bit duy nhất của Vi điều khiển được tạo thành từ hai thanh ghi DPL (byte thấp-địa chỉ byte 82H) và DPH (byte cao-địa chỉ byte 83H). Hai thanh ghi DPL và DPT có thể truy xuất độc lập bởi người sử dụng. Con trỏ dữ liệu DPTR thường được sử dụng khi truy xuất dữ liệu từ bộ nhớ ROM hoặc bộ nhớ từ bên ngoài. • Thanh ghi trạng thái chương trình PSW (địa chỉ byte D0H) BIT ĐỊA CHỈ BIT KÍ HIỆU CHỨC NĂNG PSW.7 D7H C hoặc Cy Cờ nhớ PSW.6 D6H AC Cờ nhớ phụ PSW.5 D5H F0 Cờ 0 hay cờ Zero PSW.4 D4H RS1 Bit lựa chọn dãy thanh ghi PSW.3 D3H RS0 Bit lựa chọn dãy thanh ghi PSW.2 D2H 0V Cờ tràn với phép tính liên quan đến số nhị phân có dấu PSW.1 D1H - Chưa được thiết kế để sử dụng PSW.0 D0H P Cờ chẵn lẻ Chức năng từng bit trong thanh trạng thái PSW Cờ nhớ C: được sử dụng trong các lệnh toán học: C=1 nếu phép toán cộng xảy ra tràn hoặc phép trừ có mượn C=0 nếu phép toán cộng không tràn hoặc phép trừ không có mượn. Cờ nhớ phụ AC:được dùng trong các phép toán cộng hai số BCD. Khi cộng số BCD: Nếu kết quả 4 bit lớn hơn 09H thì AC=1 Nếu kết quả 4 bit dưới 09H thì AC=0. Cờ 0 hay cờ nhớ Z: Cờ Z = 0 khi thanh ghi A có giá trị khác 0 . SVTH: Trần Viết Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 10 [...]... Phúc 17 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín thuật toán Hình 2.3 Lưu đồ thuật toán 2.4 Nguyên lý hoạt động Khi ta cấp nguồn cho mạch thì cầu diode sẽ có tác dụng chống đảo cực sau đó dòng điện khi qua IC 7805 sẽ được chuyển thành dòng 5V để cung cấp cho mạch điều khiển, và dòng điện khi đi qua các tụ nhằm ổn định hơn.Lúc này, bộ tạo dao động thạch anh sẽ tạo dao động cung cấp cho IC89C52 hoạt động. Các xung... 74ls47 SVTH: Trần Vi t Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 14 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín Chức năng: - Một trong những IC phổ biến trong điện tử số Có rất nhiều kí hiệu khác nhau tùy thuộc vào hãng và khả năng đáp ứng như: 74HC47, 74HCT47,74LS47, Ứng dụng: Đây là IC giải mã kí giành riêng cho LED 7 thanh Anot chung Ứng dụng khi ta cần hiện thị số trên led 7 thanh trong mạch số mà không cần dùng vi xử lý hoặc... ngõ IN nữa SVTH: Trần Vi t Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 11 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín 1.2.3 LCD 16x2 Hình 1.5 Hình dáng của loại LCD thông dụng + Chức năng của các chân” Chân 1: Vss chân nối đất cho LCD,khi thiết kế mạch ta nối chân này với GND của mạch điều khiển Chân 2: VDD Chân cấp nguồn cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với VCC=5v của mạch điều khiển Chân 3: VEE Điều chỉnh độ tương phản...Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín 1.2.2 IC 7805 ổn áp 5v Với những mạch điện không đòi hỏi độ ổn định của điện áp quá cao, sử dụng IC ổn áp thường được người thiết kế sử dụng vì mạch điện khá đơn giản.Các loại ổn áp thường được sử dụng là IC 78xx, với xx là điện áp cần ổn áp.Ví dụ 7805 ổn áp 5V, 7812 ổn áp 12V .Vi c dùng các loại IC ổn áp 78xx tương tự nhau, dưới đây là minh họa... Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín KẾT LUẬN Chúng em đã biết sử dụng các phần mềm trong vi c thiết kế mạch,kết hợp lý thuyết và thực hành để hoàn thành đề tài này Đây chỉ là mạch hoạt động theo một ý tưởng chưa thể áp dụng vào thực tế được muốn áp dụng vào được thực tế cần được bổ sung thêm phần đưa sản phẩm ra ngoài Đây là lần đầu tiên nghiên cứu về vi xử lý nên còn rất nhiều mặt hạn chế về kiến thức cũng... Vi t Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 15 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH 2.1 Sơ đồ mạch nguyên lý Hình 2.1 Sơ đồ mạch nguyên lý trên protues 2.2 Sơ đồ mạch in Hình 2.2 Mach in 2.3 Sơ đồBEGIN 1 HIỂN THỊ MENU SVTH: Trần Vi t Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 16 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín CÓ BỎ TIỀN? (BẤM NÚT) KHÔNG CHỌN 1,2 3 hoặc 4 KHÔNG (SAU 9S) END ĐỢI 9S SVTH: Trần Vi t... bằng điện trở 330Ω trước các chân nhận tín hiệu điều khiển 1.2.5 Thạch anh 12 MHz SVTH: Trần Vi t Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 13 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín Hình 1.7 Thạch anh 12MHz Chức năng: là nguồn tạo xung nhịpdao động clock ổn định (12 MHz)cho dao động của 8052 Thạch anh sẽđược gắn vàochân XTAL1 vàXTAL2 (Chân số 18 và 19) của 89c52 1.2.6 Tụ gốm 33pF Hình 1.8 tụ gốm Chức... Nguyên lý hoạt động: ngõ ra OUT luôn ổn định ở 5V dù điện áp từ nguồn cung cấp thay đổi Mạch này dùng để bảo vệ những mạch điện chỉ hoạt động ở điện áp 5V (các loại IC thường hoạt động ở điện áp này) Nếu nguồn điện có sự cố đột ngột: điện áp tăng cao thì mạch điện vẫn hoạt động ổn định nhờ có IC 7805 vẫn giữ được điện áp ở ngõ ra OUT 5V không đổi Mạch trên lấy nguồn một chiều từ một máy biến áp với... SVTH: Trần Vi t Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 29 Đồ Án Vi Xử Lý GVHG: Trần Trung Tín DB "3.REDBULL ",0 SP4: DB "4.BIERE LARUE ",0 WAIT: DB " PLEASE WAIT ",0 THANKS: DB " THANKS ! ",0 CHOOSE1: DB " - CHON SP 1 - ",0 CHOOSE2: DB " - CHON SP 2 - ",0 CHOOSE3: DB " - CHON SP 3 - ",0 CHOOSE4: DB " - CHON SP 4 - ",0 END 2.6 Mạch thực tế Hình 2.4 Mạch thực tế SVTH: Trần Vi t Tuấn – Nguyễn Nhật Phúc 30 Đồ Án Vi Xử Lý... led 7 đoạn có Anode(cực +) chung, đầu chung này được nối với +Vcc, các chân còn lại dùng để điều khiển trạng thái sáng tắt của các led đơn, led chỉ sáng khi tín hiệu đặt vào các chân này ở mức 0 Nếu led 7 đoạn có Cathode(cực -) chung, đầu chung này được nối xuống Ground (hay Mass), các chân còn lại dùng để điều khiển trạng thái sáng tắt của các led đơn, led chỉ sáng khi tín hiệu đặt vào các chân này

Ngày đăng: 16/02/2015, 12:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Sơ đồ khối toàn mạch

    • 1.1.1. Sơ đồ khối

    • 1.1.2. Chức năng từng khối

    • 1.2. Các linh kiện trong mạch

      • 1.2.1.Vi điều khiển 89c52

        • 1.2.1.1. Các đặc điểm 8051

        • 1.2.1.2. Giới thiệu sơ lược về IC 89C52

        • 1.2.1.3. Sơ đồ chân IC 89C52

        • 1.2.1.4.Chức năng của các chân

        • 1.2.1.5.Tổ chức bộ nhớ trong IC89c52

        • 1.2.2. IC 7805 ổn áp 5v

        • 1.2.3. LCD 16x2

        • 1.2.4. LED 7 đoạn anode chung

        • 1.2.5. Thạch anh 12 MHz

        • 1.2.6. Tụ gốm 33pF

        • 1.2.7. Tụ hóa 10µF

        • 1.2.8. IC 74ls47

        • 2.1. Sơ đồ mạch nguyên lý

        • 2.2. Sơ đồ mạch in

        • thuật toán

        • 2.4. Nguyên lý hoạt động

        • 2.5. Chương trình

        • 2.6. Mạch thực tế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan