kiểm tra 1 tiết sinh 11 nâng cao

4 439 2
kiểm tra 1 tiết sinh 11 nâng cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT THỪA LƯU Tổ Sinh – Địa- KTNN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SINH HỌC 11 NÂNG CAO Năm học: 2013 -2014 Thời gian làm bài: 45 phút Họ tên học sinh: Lớp: Mã đề thi 132 Học sinh tô đen vào đáp án đúng nhất Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A                B                C                D                Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 A                B                C                D                (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Câu 1: Đối với cây trồng cạn, phương pháp tưới tốt nhất vừa tiết kiệm nước vừa làm ẩm không khí là: A. Tưới theo rãnh. B. Tưới phun và tưới giọt nhỏ. C. Tưới bằng ống dẫn nước ngầm. D. Tưới trực tiếp vào gốc cây. Câu 2: Kết thúc quá trình đường phân, từ 2 phân tử glucôzơ, tế bào thu được: A. 4 phân tử axit piruvic, 4 phân tử ATP. B. 4 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP. C. 4 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP. D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP. Câu 3: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là: A. Ở thân. B. Ở lá. C. Ở quả. D. Ở rễ Câu 4: Tại sao nói thoát hơi nước (THN) quá trình tất yếu đối với cây? A. Vì THN tạo ra sức hút vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và khuếch tán CO 2 vào lá. B. Vì THN làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng. C. Vì THN giúp cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời, tạo điều kiện CO 2 khuếch tán vào lá. D. Vì THN giúp cây không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời, tạo ra lực hút nước và muối khoáng từ rễ lên lá và khuếch tán CO 2 vào lá. Câu 5: Các giai đoạn của hô hấp hiếu khí diễn ra theo trật tự nào? A. Chu trình crep ==> Đường phân ==> Chuổi chuyền êlectron hô hấp. B. Đường phân ==> Chuổi chuyền êlectron hô hấp ==> Chu trình crep. C. Đường phân ==> Chu trình crep ==> Chuổi chuyền êlectron hô hấp. D. Chuổi chuyền êlectron hô hấp ==> Chu trình crep ==> Đường phân. Câu 6: Khái niệm quang hợp nào dưới đây là đúng? A. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (chất khoáng và nước). B. Quang hợp là quá trình mà thực vật có hoa sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO 2 và nước). C. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường galactôzơ) từ chất vô cơ (CO 2 và nước). Trang 1/4 - Mã đề thi 132 D. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO 2 và nước). Câu 7: Sản phẩm quan hợp đầu tiên của chu trình Canvin là: A. AM (axit malic). B. APG (axit phốtpho glixêric). C. ALPG (anđêhit photpho glixêric). D. RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat). Câu 8: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của thực vật CAM là: A. APG (axit phốtphoglixêric). B. AlPG (anđêhit photphoglixêric). C. RiDP (Ribulozo 1,5 điphotphat) D. AOA (axit ôxalô axêtic). Câu 9: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là: A. Lúa, khoai, sắn, đậu. B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, các loại rau. Câu 10: Ở thực vật lá toàn màu đỏ có quang hợp được không? Vì sao? A. Không, vì thiếu nhóm sắc tố diệp lục B. Được, vì chứa sắc tố carotennôit C. Được, vì vẫn có nhóm sắc tố diệp lục nhưng bị khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào carôtênôit D. Không, vì chỉ có nhóm sắc tố xantophyl và carôten Câu 11: Người ta phân biệt nhóm thực vật C 3 và C 4 chủ yếu dựa vào: A. Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá B. Sự khác nhau ở các phản ứng sáng C. Sản phẩm cố định CO 2 chứa bao nhiêu nguyên tử D. Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này. Câu 12: Sản phẩm của pha sáng gồm có: A. ATP, NADPH và O 2 B. ATP, NADPH và CO 2 C. ATP, NADP + và O 2 D. ATP, NADPH và C 6 H 12 O 6 Câu 13: Ý nào sau đây không phải vai trò của quang hợp? A. Giữ trong sạch bầu khí quyển. B. Tăng nhiệt độ và nồng độ CO 2 của khí quyển. C. Tích luỹ năng lượng. D. Tạo chất hữu cơ. Câu 14: Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO 2 vào ban đêm? A. Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm. B. Vì ban đêm, khí khổng mới mở ra, ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước. C. Vì ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO 2 D. Vì ban đêm khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp thuận lợi cho hoạt động của nhóm thực vật này Câu 15: Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra là A. Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện kị khí. B. Có vi khuẩn Rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện kị khí. C. Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện hiếu khí. D. Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện hiếu khí. Câu 16: Trật tự các giai đoạn trong chu trình Canvin là: A. Khử APG thành AlPG  cố định CO 2  tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat). B. Cố định CO 2  tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat)  khử APG thành ALPG. C. Khử APG thành AlPG  tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat)  cố định CO 2 . D. Cố định CO 2  khử APG thành AlPG  tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) và tạo đường . Trang 2/4 - Mã đề thi 132 Câu 17: Khái niệm quang hợp nào dưới đây là đúng? A. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO 2 và nước). B. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường galactôzơ) từ chất vô cơ (CO 2 và nước). C. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (chất khoáng và nước). D. Quang hợp là quá trình mà thực vật có hoa sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO 2 và nước). Câu 18: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? A. Ở màng ngoài. B. Ở tilacôit. C. Ở màng trong. D. Ở chất nền. Câu 19: Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố định CO 2 ? A. Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình). B. Đều diễn ra vào ban ngày. C. Sản phẩm quang hợp đầu tiên. D. Chất nhận CO 2 Câu 20: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là: A. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. C. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. Câu 21: Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ? A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. B. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. C. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi). D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao. Câu 22: Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp là: A. C 6 H 12 O 6 + O 2 ==> CO 2 + H 2 O + Q (nhiệt + năng lượng). B. C 6 H 12 O 6 + O 2 ==> 12CO 2 + 12H 2 O + Q (nhiệt + năng lượng). C. C 6 H 12 O 6 + 6O 2 ==> 6CO 2 + 6H 2 O + Q (nhiệt + năng lượng). D. C 6 H 12 O 6 + 6O 2 ==> 6CO 2 + 6H 2 O. Câu 23: Ở lúa, 1kg lúa cần 0,014kg Nitơ. Để thu hoạch 15 tấn lúa cần bón bao nhiêu kg phân Nitơ? Biết hệ số sử dụng phân bón của đất là 60%, khả năng cung cấp của đất là 0. A. 200 kg B. 350 kg C. 126 kg D. 500 kg Câu 24: Hô hấp ánh sáng xảy ra: A. Ở thực vật C 4 . B. Ở thực vật CAM. C. Ở thực vật C 3 . D. Ở thực vật C 4 và thực vật CAM. Câu 25: Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là: A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H + và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O 2 vào khí quyển. B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H + , CO 2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O 2 vào khí quyển. C. Pha khử nước để sử dụng H + và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O 2 vào khí quyển. D. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H + và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O 2 vào khí quyển. Câu 26: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh ? A. Diệp lục a,b. B. Diệp lục Trang 3/4 - Mã đề thi 132 C. Diệp lục a, b và carôtenôit. D. Diệp lục a. Câu 27: Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ A. NO 2 - → NO 3 - →NH 4 - B. NO 3 - → NO 2 - →NH 2 C. NO 3 - → NO 2 - →NH 4 + D. NO 3 - → NO 2 - →NH 3 Câu 28: Kết quả được tạo hô hấp hiếu khí là A. CO 2 , H 2 O, ADP B. CO 2 , H 2 O, ATP C. O 2 , H 2 O, ADP D. O 2 , H 2 O, ATP Câu 29: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là: A. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. B. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ. C. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. Câu 30: Ti thể và lục lạp đều: A. Tổng hợp ATP B. Khử NAD + thành NADH C. Lấy electron từ H 2 O D. Giải phóng O 2 HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 132 . LƯU Tổ Sinh – Địa- KTNN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SINH HỌC 11 NÂNG CAO Năm học: 2 013 -2 014 Thời gian làm bài: 45 phút Họ tên học sinh: Lớp: Mã đề thi 13 2 Học sinh tô đen vào đáp án đúng nhất Câu 1 2. 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A                B                C                D                Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25. tái sinh RiDP (ribulôzơ 1, 5 - điphôtphat)  cố định CO 2 . D. Cố định CO 2  khử APG thành AlPG  tái sinh RiDP (ribulôzơ 1, 5 - điphôtphat) và tạo đường . Trang 2/4 - Mã đề thi 13 2 Câu 17 :

Ngày đăng: 15/02/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan