Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội

195 669 3
Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những thành tựu trong quá trình đổi mới của Việt Nam đã làm thay đổi diện mạo của các địa phương, góp phần đưa vị thế của Việt Nam lên một tầm cao mới trong quan hệ quốc tế. Song song với tăng trưởng, phát triển kinh tế, các chương trình xóa đói giảm nghèo (XĐGN), trợ giúp những nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội cũng được triển khai mạnh trên phạm vi toàn quốc. Kết quả là, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới... Tuy nhiên, trên bình diện tổng thể, dường như thành quả đạt được của tăng trưởng, phát triển kinh tế chưa thực sự được phân phối một cách hợp lý trong các đối tượng người nghèo và người yếu thế trong xã hội. Nói cách khác, người giàu được hưởng lợi nhiều hơn so với nhóm người nghèo cả về thu nhập, cơ hội phát triển hay thụ hưởng phúc lợi xã hội. Thành quả tăng trưởng cũng không được phân phối công bằng giữa các vùng, miền trên cả nước: Đô thị được hưởng nhiều hơn nông thôn, các khu trung tâm được hưởng nhiều hơn ngoại ô. Cá biệt, có một số chương trình chuyên biệt về giảm nghèo hoặc lồng ghép giữa phát triển kinh tế với giảm nghèo, thiết kế dành riêng cho người nghèo, trong một số trường hợp cụ thể, người giàu vẫn được thụ hưởng nhiều hơn… Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đang trong quá trình tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đô thị hóa, mở rộng địa giới hành chính. Từ khi tái lập đến nay, Hà Nội vẫn giữ vững là đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội và là “điểm sáng” trong giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội (ASXH). Tuy nhiên, đánh giá khách quan phải thấy, việc đảm bảo ASXH cho người dân còn khá nhiều hạn chế: Là thủ đô nhưng số hộ nghèo còn cao, công tác giảm nghèo còn thiếu tính bền vững, số hộ tái nghèo còn chiếm tỷ lệ cao; tình trạng phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng, nhất là mức số của dân cư sống trong nội thành và ngoại thành có sự chênh lệch lớn, dân cư nông thôn và thành thị; tỷ lệ người nghèo, người yếu thế trong xã hội vẫn rất khó khăn chưa có cơ hội tiếp cận tới các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; giá cả hàng hóa tiêu dùng cho người dân ngày càng đắt so với mức thu nhập trung bình của người dân; Diện tích đất ở của người dân ngày càng không được đảm bảo; tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng đến tính mạng và cuộc sống cho người dân ngày càng tăng và có chiều hướng hệ thống hóa; Nguy cơ mất việc làm hoặc bị tổn thương do có việc làm không đầy đủ hoặc không thường xuyên của mỗi người dân gia tăng do đất đai canh tác bị thu hẹp hoặc bị mất do quá trình đô thị hóa, phát triển khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX)…So với thủ đô của một số nước đang phát triển, thủ đô Hà Nội còn nhiều hạn chế trong việc hoạch định chính sách mang tính chất chiến lược, vĩ mô cho quá trình phát triển bền vững, hội nhập toàn diện với khu vực thế giới. Vì vậy, làm gì và làm thế nào để thành phố (TP) Hà Nội đảm bảo ASXH góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững cả về xã hội và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển thủ đô văn minh, hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng đã đề ra: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Xuất phát từ cơ sở và thực trạng đặt ra, tác giả lựa chọn chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đảm bảo ASXH; phân tích thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo tốt ASXH trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về đảm bảo ASXH trên địa bàn cấp thủ đô, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, mối quan hệ và điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn cấp TP. - Tìm hiểu kinh nghiệm đảm bảo ASXH của một số nước trên thế giới và địa phương của Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học về đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội.

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÔNG THỊ HỒNG §¶M B¶O AN SINH X· HéI TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ KHANH HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận án Đông Thị Hồng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 1.1. Những công trình nghiên cứu về an sinh xã hội và đảm bảo an sinh xã hội 7 1.2. Nhận xét chung về những công trình khoa học đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐẢM BẢO AN SINH Xà HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 29 2.1. Khái niệm, đặc điểm và mối quan hệ giữa đảm bảo an sinh xã hội đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố 29 2.2. Nội dung và những điều kiện đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố 46 2.3. Kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố và bài học đối với thành phố Hà Nội 52 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH Xà HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 70 3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đảm bảo an sinh xã hội thành phố Hà Nội 70 3.2. Thực trạng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 đến nay 76 3.3. Đánh giá chung 112 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẢM BẢO AN SINH Xà HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 123 4.1. Quan điểm, phương hướng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội 123 4.2. Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội 134 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 171 DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ASXH : An sinh xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHHT : Bảo hiểm hưu trí BHXH : Bảo hiểm xã hội BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BTXH : Bảo trợ xã hội CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTXH : Cứu trợ xã hội ĐBASXH : Đảm bảo an sinh xã hội KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất GQVL : Giải quyết việc làm TP : Thành phố TGXH : Trợ giúp xã hội TTLĐ : Thị trường lao động ƯĐXH : Ưu đãi xã hội XĐGN : Xóa đói giảm nghèo DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Mức chuẩn trợ cấp cho đối tượng BTXH ở TP Hà Nội, giai đoạn 2008 - 2012 102 Bảng 3.2: Năng lực của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực Lao động -Xã hội ở TP. Hà Nội 108 Bảng 3.3: Lực lượng lao động đang làm việc của TP Hà Nội phân chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 109 Bảng 3.4: Lực lượng lao động đang làm việc của TP Hà Nội chia theo loại hình doanh nghiệp 110 Bảng 3.5: Hình thức tiết kiệm của hộ gia đình 112 Bảng 3.6: So sánh tốc độ tăng GDP của TP Hà Nội và cả nước giai đoạn 2008 - 2012 113 Bảng 3.7: Chỉ tiêu đánh giá nội địa, Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội địa, tổng thu ngân sách Nhà nước 114 Bảng 3.8: Cơ cấu đầu tư kinh phí cho hoạt động của các cơ sở BTXH công lập giai đoạn 2008-2011 116 Bảng 3.9: Đầu tư ngân sách TP Hà Nội cho nuôi dưỡng, chăm sóc người có công, đối tượng BTXH và TNXH tại các cơ sở xã hội công lập so với GDP của TP Hà Nội, giai đoạn 2008-2013 116 Bảng 4.1: Chi ngân sách thường xuyên của TP. Hà Nội năm 2012 và Dự kiến đến năm 2020 125 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP ở Hà Nội từ 2008 đến 2012 72 Biểu đồ 3.2: Dân số TP Hà Nội so với cả nước từ 2008 -2013 74 Biểu đồ 3.3: Nhận thức của đội ngũ cán bộ, người dân về tầm quan trọng của việc đảm bảo ASXH cho người dân đối với việc ổn định chính trị - xã hội tại địa phương 85 Biểu đồ 3.4: Nhận thức của đội ngũ cán bộ, người dân về tầm quan trọng của việc đảm bảo ASXH cho người dân đối với việc ổn định chính trị - xã hội tại địa phương 87 Biểu đồ 3.5: Đánh giá của cán bộ, người dân về tầm quan trọng của đảm bảo ASXH với công bằng xã hội và phát huy giá trị nhân văn của dân tộc 88 Biểu đồ 3.6: So sánh tốc độ tăng GDP của TP Hà nội và cả nước giai đoạn 2008-2012 90 Biểu đồ 3.7: Nguồn lực tài chính thu, chi trong lĩnh vực BHXH và BHYT 93 Biểu đồ 3.8: Mức chuẩn trợ cấp xã hội thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2012 95 Biểu đồ 3.9: Tình hình tham gia bảo hiểm nhân thọ và hiểu biết về BHXH tự nguyện của hộ gia đình có người làm công ăn lương 111 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những thành tựu trong quá trình đổi mới của Việt Nam đã làm thay đổi diện mạo của các địa phương, góp phần đưa vị thế của Việt Nam lên một tầm cao mới trong quan hệ quốc tế. Song song với tăng trưởng, phát triển kinh tế, các chương trình xóa đói giảm nghèo (XĐGN), trợ giúp những nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội cũng được triển khai mạnh trên phạm vi toàn quốc. Kết quả là, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới Tuy nhiên, trên bình diện tổng thể, dường như thành quả đạt được của tăng trưởng, phát triển kinh tế chưa thực sự được phân phối một cách hợp lý trong các đối tượng người nghèo và người yếu thế trong xã hội. Nói cách khác, người giàu được hưởng lợi nhiều hơn so với nhóm người nghèo cả về thu nhập, cơ hội phát triển hay thụ hưởng phúc lợi xã hội. Thành quả tăng trưởng cũng không được phân phối công bằng giữa các vùng, miền trên cả nước: Đô thị được hưởng nhiều hơn nông thôn, các khu trung tâm được hưởng nhiều hơn ngoại ô. Cá biệt, có một số chương trình chuyên biệt về giảm nghèo hoặc lồng ghép giữa phát triển kinh tế với giảm nghèo, thiết kế dành riêng cho người nghèo, trong một số trường hợp cụ thể, người giàu vẫn được thụ hưởng nhiều hơn… Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đang trong quá trình tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đô thị hóa, mở rộng địa giới hành chính. Từ khi tái lập đến nay, Hà Nội vẫn giữ vững là đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội và là “điểm sáng” trong giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội (ASXH). Tuy nhiên, đánh giá khách quan phải thấy, việc đảm bảo ASXH cho người dân còn khá nhiều hạn chế: Là thủ đô nhưng số hộ nghèo còn cao, công tác giảm nghèo còn thiếu tính bền vững, số hộ tái nghèo còn chiếm tỷ lệ cao; tình trạng phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng, nhất là mức số của dân cư sống trong nội thành và ngoại thành có sự chênh lệch lớn, dân cư nông thôn và thành thị; tỷ lệ người nghèo, người yếu thế trong xã hội vẫn rất khó khăn chưa có cơ hội tiếp cận tới các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để đẩy mạnh sản xuất kinh 2 doanh; giá cả hàng hóa tiêu dùng cho người dân ngày càng đắt so với mức thu nhập trung bình của người dân; Diện tích đất ở của người dân ngày càng không được đảm bảo; tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng đến tính mạng và cuộc sống cho người dân ngày càng tăng và có chiều hướng hệ thống hóa; Nguy cơ mất việc làm hoặc bị tổn thương do có việc làm không đầy đủ hoặc không thường xuyên của mỗi người dân gia tăng do đất đai canh tác bị thu hẹp hoặc bị mất do quá trình đô thị hóa, phát triển khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX)…So với thủ đô của một số nước đang phát triển, thủ đô Hà Nội còn nhiều hạn chế trong việc hoạch định chính sách mang tính chất chiến lược, vĩ mô cho quá trình phát triển bền vững, hội nhập toàn diện với khu vực thế giới. Vì vậy, làm gì và làm thế nào để thành phố (TP) Hà Nội đảm bảo ASXH góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững cả về xã hội và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển thủ đô văn minh, hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng đã đề ra: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Xuất phát từ cơ sở và thực trạng đặt ra, tác giả lựa chọn chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đảm bảo ASXH; phân tích thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo tốt ASXH trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về đảm bảo ASXH trên địa bàn cấp thủ đô, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, mối quan hệ và điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn cấp TP. - Tìm hiểu kinh nghiệm đảm bảo ASXH của một số nước trên thế giới và địa phương của Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học về đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. 3 - Phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội, bao gồm: kết quả đạt được, hạn chế và nguyên. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đảm bảo tốt ASXH trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. Luận án nghiên cứu đảm bảo ASXH ở TP - trực thuộc Trung ương, là TP đặc biệt - Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: + Luận án nghiên cứu đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội xét trên các phương diện hoạt động nhiệm vụ, yêu cầu của đảm bảo ASXH. + Đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội có nội dung rộng lớn. Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu đảm bảo ASXH với các trụ cột chính: bảo hiểm xã hội (BHXH), thị trường lao động (TTLĐ) và trợ giúp xã hội (TGXH), XĐGN. + Luận án đi sâu nghiên cứu các điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội trên ba trụ cột chính nêu trên và tập trung nghiên cứu về: cơ chế, chính sách, nguồn lực tài chính và nguồn lực con người… góp phần đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. Đối tượng thụ hưởng ASXH là dân cư trên địa bàn TP Hà Nội; những tác động của cơ chế, chính sách đến đảm bảo ASXH, đặc biệt là các chính sách về ASXH như bảo hiểm y tế (BHYT), BHXH, giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm (GQVL), đất đai… - Về không gian: Luận án nghiên cứu đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu phạm vi mẫu 500 phiếu điều tra bảng hỏi đối với người dân ở 5 quận (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hà Đông; Cầu Giấy); 5 huyện (Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Từ Liêm) và 100 phiếu để điều tra đội ngũ cán bộ ở một số quận huyện, xã phường trên địa bàn 4 TP Hà Nội (Hoàn Kiếm, Từ Liêm, Đan Phượng, Ba Vì và Hoài Đức) để điều tra nghiên cứu phục vụ cho đánh giá thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu vấn đề đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội từ năm 2008 đến nay. Các số liệu thống kê, phân tích chủ yếu trong 5 năm gần đây và dự báo những yêu cầu đảm bảo ASXH đến năm 2020. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về công bằng xã hội, ASXH nói chung; những chính sách về đảm bảo ASXH của TP Hà Nội nói riêng. Luận án kế thừa và làm sáng tỏ những quan điểm lý luận của các nhà khoa học trong nước và thế giới về những nội dung liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. Trong đó, luận án chú trọng sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp: Thông qua phương pháp nghiên cứu này, tác giả đi từ cái chung, cái tổng hợp (khái niệm, trụ cột, hệ thống của ASXH) để đi đến cái chi tiết của vấn đề nghiên cứu của luận án. Sau đó, tác giả đi từ cái riêng, những đặc tính riêng của các vấn đề nghiên cứu tạo thành một hệ thống những nội dung mang tính chất hệ thống phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế - chính trị. - Phương pháp nghiên cứu trừu tượng hóa khoa học: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu này để tạm thời gạc bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những biểu hiện ngẫu nhiên cá biệt để đi sâu vào những vấn đề cơ bản nhất thuộc đối tượng nghiên cứu (luận án đi sâu vào nghiên cứu các điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội) để có điều kiện tìm hiểu sâu bản chất của việc đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. [...]... định quyền an sinh xã hội trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” [1] 1.1.3 Những công trình nghiên cứu về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn TP Hà Nội Hội thảo quốc tế (2010, Hà Nội) chủ đề “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình” trong đó có chủ đề bàn về “Chênh lệch 23 giàu nghèo và phân tầng xã hội ở Hà Nội hiện nay” [41], các học giả, nhà nghiên cứu đều luận bàn giải... MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢM BẢO AN SINH Xà HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 2.1.1 Khái niệm 2.1.1.1 An sinh xã hội và những trụ cột cơ bản * Khái niệm an sinh xã hội Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người không ngừng tiến hành lao động sản xuất của cải vật chất nhằm duy trì sự sống và tồn tại của mình Tuy vậy, không phải lúc nào người lao động cũng đảm bảo. .. đảm bảo ASXH cho người dân trên địa bàn TP ở một số địa phương trong nước Từ đó, rút ra những bài học bổ ích về đảm bảo ASXH trên địa bàn Hà Nội - Những vấn đề thực tiễn đảm bảo ASXH cho người dân Thủ đô Hà Nội được phân tích và chứng minh trên ba trụ cột chủ yếu (BHXH, TTLĐ và TGXH) Thông qua đó, luận án sẽ đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng các điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. .. làm rõ cơ sở lý luận về ASXH và đảm bảo ASXH trên địa bàn cấp TP Khẳng định rõ bản chất, đặc điểm, mối quan hệ, nội dung và những điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn TP - Tìm hiểu kinh nghiệm đảm bảo ASXH trên địa bàn cấp tỉnh, TP của một số địa phương, thủ đô của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam; rút ra bài học kinh nghiệm đối với đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội - Phân tích đúng đắn, xác... các nhà khoa học, chuyên đề đã tổng hợp, kế thừa để lý giải những lý thuyết và thực tiễn trong quá trình thực hiện của đề tài Vì thế, luận án tiến sĩ kinh tế chính trị “Việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thủ đô Hà Nội có góc độ tiếp cận riêng và không bị trùng lặp với bất cứ công trình khoa học đã công bố 29 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐẢM BẢO AN SINH Xà HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 2.1... Hà Nội 1.2.2 Những khoảng trống về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Đảm bảo ASXH cho người dân là mục tiêu cần thiết, quan trọng nhằm ổn định xã hội, phát triển kinh tế nhằm xây dựng: “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình” Trong quá trình nghiên cứu các công trình khoa học trên, tác giả trên đây nhận thấy hiện nay còn những... cũng như nội dung Đồng thời, luận án tìm ra những điểm mới cần phải khai thác, làm rõ trong quá trình thực hiện đề tài 1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ AN SINH Xà HỘI VÀ ĐẢM BẢO AN SINH Xà HỘI 1.1.1 Nghiên cứu về đảm bảo an sinh xã hội của một số quốc gia trên thế giới 1.1.1.1 Những nghiên cứu của các học giả ngoài nước ASXH là một trong những vấn đề quan trọng mang tính chất phát triển hài hòa,... đề xã hội tại Hà Nội tác giả Nguyễn Tiệp [87], đã chỉ ra thực trạng các vấn đề xã hội nảy sinh: thất nghiệp, nghèo đói và các giải pháp tạo VL cho người lao động nhằm giảm thiểu các vấn đề xã hội nảy sinh 25 1.2 NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN VỀ ĐẢM BẢO AN SINH Xà HỘI TRÊN ĐỊA BÀN... nghiên cứu tầm quan trọng của việc giải đảm bảo ASXH trên địa bàn thủ đô Hà Nội thủ đô đảm bảo phát triển bền vững; đánh giá khoa học thực trạng việc đảm bảo ASXH trên địa bàn thủ đô Hà Nội; phương hướng và giải pháp toàn diện để đẩy mạnh và hiệu quả của vấn đề Đây chính là xuất phát điểm của việc nghiên cứu chuyên đề tổng quan Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, dựa trên những công... về thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội, bao gồm: Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đảm bảo tốt ASXH, góp phần phát triển bền vững về kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hà Nội 6 Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 04 chương, . NHẰM ĐẢM BẢO AN SINH Xà HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 123 4.1. Quan điểm, phương hướng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội 123 4.2. Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội trên. 2.3. Kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố và bài học đối với thành phố Hà Nội 52 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH Xà HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 70 3.1. Điều. và mối quan hệ giữa đảm bảo an sinh xã hội đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố 29 2.2. Nội dung và những điều kiện đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố 46 2.3.

Ngày đăng: 15/02/2015, 15:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan