tiểu luận căn bệnh hà lan – lý thuyết và thực tiễn

21 451 0
tiểu luận  căn bệnh hà lan – lý thuyết và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 2011     Căn bệnh Hà Lan – Lý thuyết và thực tiễn Nhóm thực hiện: Lê Thị Ly Na K084010050 Hoàng Thị Dung K084010019 Nguyễn Đình Hoàng K08403078 GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Chí Hải MỤC LỤC Chương 1: Cơ sở ý luận về “Căn bệnh Hà Lan”………………………………….1 1.1 Một số khái niệm…………………………………………………………………1 1.1.1 Lịch sử ra đời thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan” …………………………………1 1.1.2 Định nghĩa thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan” ……………………………………1 1.2 Mô hình và tác động “Căn bệnh Hà Lan” …………………………………… 1 Chương 2: “Căn bệnh Hà Lan” ở một số nước trên thế giới………………………5 2.1 Nền kinh tế Nigeria…………………………………………………………………5 2.2 Nền kinh tế Naru……………………………………………………………………6 Chương 3: Thực trạng Việt Nam với “Căn bệnh Hà Lan” …………………………7 3.1 Thực trạng thu hút và sử dụng vốn nước ngoài tại Việt Nam……………………….7 3.2 Giải pháp…………………………………………………………………………….12 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………… 12 PHỤ LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “CĂN BỆNH HÀ LAN” 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Lịch sử ra đời thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan” Vào những năm 1960, sau khi phát hiện một mỏ khí gas lớn ở vùng biển phía bắc, Hà Lan đã tập trung khai thác và xuất khẩu một lượng khí đốt lớn. Điều này đã mang lại cho nước này nguồn ngoại tệ khổng lồ và nền kinh tế Hà Lan giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên cũng chính nguồn ngoại tệ ấy đã đẩy giá đồng nột tệ của Hà Lan lên cao làm giảm xuất khẩu và sức cạnh tranh của các ngành sản xuất khác trong nước. Để chỉ tình trạng kinh tế đó ở Hà Lan, năm 1977, tạp chí The Economist lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “căn bệnh hà Lan” . 1.1.2 Định nghĩa thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan” “Căn bệnh Hà lan” chỉ tình trạng suy giảm mạnh của khu vực sản xuất khi một quốc gia tập trung khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Mở rộng ra, thuật ngữ này cũng dùng để chỉ tình trạng giảm sút của nền kinh tế do có sự gia tăng dòng ngoại tệ nói chung, cũng như sự tăng nhanh giá tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu hay nguồn viện trợ từ nước ngoài, nguồn vốn FDI… 1.2. Mô hình và tác độ ng của Căn bệnh Hà Lan  MÔ HÌNH THAM KHẢO Mô hình của “Căn bệnh Hà Lan” được ứng dụng từ mô hình nghiên cứu của Corden1/Australian hay còn gọi là mô hình EB-IB2, là một mô hình kinh tế vĩ mô được sử dụng rất phổ biên nhằm giải thích và giúp đưa ra các chính sách kinh tế giải quyết các trục trặc thường xảy ra ở các nước đang phát triển - các nước được xem là có đặc điểm của một nền kinh tế nhỏ và mở cửa. Nội dung mô hình nh ư sau: Giả sử tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế được chia thành hai loại: Hàng có thể ngoại thương hay hàng ngoại thương (Tradeable goods, ký hiệu là T) và hàng không thể ngoại thương hay hàng phi ngoại thương (Non-tradeable goods, ký hiệu là N). Hàng ngoại thương là hàng hoá và dịch vụ mà chúng có thể được mua bán trao đổi giữa các quốc gia và giá cả của chúng được xác định bởi cung và cầu của thị trường thế giới. Hàng phi ngoại thương là những hàng hoá và dịch vụ chỉ có thể tiêu thụ được trong nội bộ nền kinh tế, chúng không thể xuất khẩu hoặc nhập khẩu được và giá của loại hàng này được xác định bởi giá cả trong nước. Trong thự c tế rất khó phân biệt một cách chính xác hàng hoá và dịch vụ nào thuộc hàng ngoại thương hay hàng phi ngoại thương. Do vậy, cách phân loại này nên được hiểu về tính chính xác một cách tương đối. Theo cách phân loại phổ biến nhất và được sử dụng ở hầu hết các nước là cách phân loại theo tiêu chuẩn công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (SIC – The Standard Industrial Classification). Theo SIC, hàng hoá và dịch vụ được chia thành 9 nhóm ngành chủ yếu sau: 1. Nông nghiệp, săn bắn, lâm nghiệp và đánh cá 2. Khai thác mỏ và khai thác đá 3. Sản xuất chế biến 4. Điện, nước và khí đốt 5. Xây dựng 6. Mua bán sỉ và lẻ, nhà hàng và khách sạn 7. Giao thông, kho bãi và thông tin 8. Tài chính, bảo hiểm, nhà đất và các dịch vụ kinh doanh 9. Các dịch vụ cá nhân, cộng đồng và xã hội 1.1. Cân bằng bên trong và Cân bằng bên ngoài: Giao điểm của hai đường giới hạn khả năng sản xuất PPF (Production Possibility Frontier) và đường đẳng ích của cộng đồng CIC (Community Indifference Curve) là điểm cân bằng của mô hình. Tại đây nền kinh tế sản xuất và tiêu thụ T1 hàng có thể ngoại thương được và N1 hàng không thể ngoại thương được. Nói một cách khác, đây là điểm mà mức tiêu dùng (phiá cầu) và sản xuất (phiá cung) bằng nhau đối với cả hai loại hàng. Đ iểm này còn được gọi là điểm cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài. Cân bằng bên trong được hiểu là cân bằng của cầu hàng phi ngoại thương và cung hàng phi ngoại thương (DN = SN) và cân bằng bên ngoài là trạng thái cung hàng ngoại thương bằng cầu hàng ngoại thương (ST = DT). Hay ta có cán cân thương mại còn gọi là cán cân ngoại thương (Trade balance, TB) bằng không (TB = 0 ). Tổng chi tiêu hay tổng hấp thu của nền kinh tế (A). Y = C + I + G + X – M Với A = C + I + G Suy ra: A = Y + (M – X) Nền kinh tế cân bằng khi: Y = A Giá tương đối c ủa hai loại hàng hoá PT/PN là số đo của tỷ giá hối đoái thực (RER = NER* P*/P). Giá của hàng ngoại thương PT tính theo nội tệ dựa trên giá hàng hoá này trên thế giới P* nhân với tỷ giá danh nghiã NER, giá trong nước P cũng chính là giá của hàng hoá phi ngoại thương PN. Nếu PT/PN tăng, đường PT/PN trở nên dốc hơn, hàng ngoại thương trở nên mắc hơn so với hàng phi ngoại thương. Khi đó sản xuất sẽ có xu hướng di chuyển dọc theo đường PPF về phía hàng ngoại th ương. Và tiêu dùng thì ngược lại, về phía hàng phi ngoại thương. 1.2.2. Những chính sách và sự cân bằng của mô hình: Chính sách phá giá và cân bằng của mô hình: Một chính sách phá giá tỷ giá hối đoái thực sẽ tăng, hay PT/PN tăng lên, đường PT/PN trở nên dốc đứng hơn. Điểm sản xuất tiến dần về phiá hàng T và điểm tiêu dùng thì lại trượt về phiá hàng N. Do đó, ở thị trường hàng ngoại thương giá tương đối của hàng ngoại thương tăng kéo theo lượng cung tăng và lượng cầu giảm (ST>DT), nền kinh tế có nhiều hàng trao đổi ngoại thươ ng hơn, TB sẽ được cải thiện hay thặng dư. Ở thị trường hàng phi ngoại thương, khi mức giá tương đối tăng lên có nghiã là hàng phi ngoại thương rẻ hơn một cách tương đối so với hàng ngoại thương nên lượng cung sẽ giảm và lượng cầu tăng dẫn đến giá của hàng phi ngoại thương gia tăng và kéo theo lạm phát. Ngược lại, nếu một chính sách nâng giá được áp dụng, có nghiã là làm giảm số đo của NER hay PT/PN giảm. Độ dốc của PT/PN thoải hơn, điểm sản xuất tiến dần về phiá hàng N do giá hàng này cao hơn một cách tương đối so với hàng T và điểm tiêu dùng thì lại đi về phiá hàng T do hàng này có giá ngày càng rẻ hơn một cách tương đối so với hàng N. Trên đồ thị của từng thị trường ta có thâm hụt trong thị trường hàng T (ST<DT: tiêu dùng hàng T tăng làm giảm lượng xuất khẩu đồng thời phải tăng nh ập khẩu) và tăng tình trạng thất nghiệp trong thị trường hàng N (SN> DN: sản xuất vượt quá nhu cầu kéo theo hiện tượng dư thừa, sản xuất chậm lại và tình trạng sử dụng lao động giảm theo). Các chính sách thay đổi chi tiêu hay thay đổi hấp thụ trong nước: Chính sách thay đổi chi tiêu hay thay đổi hấp thu theo quan điểm của Nhà kinh tế J. M. Keynes nhằm tác động vào phiá cung còn được gọi là các chính sách quản lý tổng cầu bao gồm hai loại chủ yếu: chính sách tiền tệ và chính sách thu chi ngân sách (Chính sách tiền tệ liên quan đến biến số cung tiền M và lãi suất i, chính sách thu chi ngân sách liên quan đến hai biến số thu và chi của ngân sách chính phủ (T và G). Các chính sách này sẽ làm đường cầu trong từng thị trường dịch chuyển hay làm thay đổi phía cầu của từng thị trường hàng T và N. Giả sử nền kinh tế thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ hay chính sách mở rộng thu chi ngân sách, cầu hàng T và N tăng lên thể hiện ở sự dịch chuyển của hai đường DT và DN sang phải. Cầu hàng T tăng kéo theo PT/PN có chiều hướng tăng . Cầu hàng N tăng lại có chiều hướng ngược l ại PT/PN giảm hay PN/PT tăng. Ta thấy có sự hình thành từng cặp khu vực ở mỗi thị trường khi thực hiện chính sách quản lý tổng cầu mở rộng hay thu hẹp, có nghiã là ta lần lượt cho đường DT và DN dịch chuyển sang phải, sang trái. Trên thị trường hàng T, lấy đường ST làm chuẩn, khu vực thặng dư sẽ hẹp dần và thâm hụt lớn lên nếu ta áp dụng chính sách mở rộng. Ngược lại, khu vực thặng dư sẽ lớn dần, khu vực thâm hụt nhỏ lại nếu ta áp dụng chính sách thu hẹp. Đối với thị trường hàng N, xuất hiện khu vực lạm phát và thất nghiệp. Tương tự như ở thị trường hàng T, trong thị trường hàng N khi ta áp dụng các chính sách mở rộng hay thu hẹp tổng cầu, các khu vực lạm phát và thất nghiệp sẽ dần dần hiện ra hai bên của đường cung SN. Nền kinh tế chỉ đạt được trạng thái cân bằng tại 1 điểm là giao điểm EB và IB. Nền kinh tế thực có thể rơi và 1 trong bốn vùng mất cân bằng: vùng I – Thặng dư + Lạm phát, vùng II – Thâm hụt + Lạm phát, vùng III – Thâm hụt + Thất nghiệp, vùng IV – Thặng dư + Thất nghiệp. 1.2.3 Chính sách ổn định hoá và sự kết hợp các chính sách : Điểm cân bằng lý tưởng của nền kinh tế hay còn gọi là đ iểm hạnh phúc (Bliss Point) là điểm gặp nhau giữa hai đường EB và IB, tại đây nền kinh tế vừa đạt trạng thái cân bằng bên ngoài vừa đạt trạng thái cân bằng bên trong. Bất kỳ điểm nào nằm ngoài điểm cân bằng này đều rơi vào trạng thái mất cân bằng hay chỉ thoả cân bằng ở một thị trường. Để đưa các điểm này về trạng thái cân bằng lý tưởng cần thực hiện một hoặc kết hợp cả hai chính sách thay đổi A và hoặc hay thay đổi NER (nhằm thay đổi PT/PN). Các lực kéo kết hợp này sẽ đưa nền kinh tế tiến về điểm cân bằng. Trên thực tế không phải lúc nào nền kinh tế cũng chọn việc kết hợp cả hai chính sách mà có thể chọn một trong hai chính sách tuỳ theo mục tiêu của tăng trưởng và phát triển cũng như các mục tiêu kinh tế chính trị xã hội của quốc gia. Vào những năm 1970 đã xảy ra cuộc khủng hoảng giá dầu hoả, Hàn quốc và Đài loan đã đối mặt với mất cân bằng của nền kinh tế cụ thể là rơi vào trạng thái thâm hụt TB cao, nhưng Hàn quốc đã chọn con đường phá giá mà không cắt giảm chi tiêu nhằm mục đích bảo vệ tốc độ tăng trưởng và thúc đẩy xuất khẩu. Đài loan lại chọn con đường cắt giảm chi tiêu mà không phá giá vì muốn duy trì quan hệ mậu dịch vốn dĩ đã thặng dư so với Mỹ. Cả hai quốc gia này đã đạt phục hồi nhanh chóng do xuất khẩu tăng nhanh và tăng trưởng kinh tế mạnh hai năm sau đó.  Áp dụng mô hình vào căn bệnh Hà Lan: Ba nguồn lực căn bả n tưởng chừng như chỉ mang lại cho quốc gia nguồn lợi trù phú như là: việc khám phá ra quặng mỏ quý, tăng giá xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, dòng vốn đầu tư đi vào trong nước dồi dào đã mang lại cho nền kinh tế khoản thu nhập ngoại tệ cao bất ngờ. Nếu như nền kinh tế không kèm theo các chính sách điều hành hữu hiệu và sử dụng các nguồn lực này một cách có hiệu quả thì dễ dàng bị cuốn vào hai tác động: (1) Tác động chi tiêu (2) Tác động lôi kéo nguồn lực Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng lý tưởng , tại đây điểm sản xuất trùng điểm tiêu dùng và cán cân mậu dịch cân bằng hay nền kinh tế nói chung đang ở trạng thái cân bằng lý tưởng (cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài). Sau khi có “Của từ trên trời rơi xuống”, thể hiện ở sự dịch chuyển của đường PPF ra ngoài và lệch mạnh về phiá hàng T. Lúc này điểm sản xuất ở (b) và điểm tiêu dùng ở (c). Sự tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng lại tiếp tục quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một lần nữa: - Do cầu hàng N tăng kéo theo giá hàng N tăng, trong khi giá hàng T chủ yếu phụ thuộc vào giá thế giới nên giá tương đối PN/PT tăng lên, điểm sản xuất dịch chuyển trên đường PPF từ (b) về phiá hàng N. - PN/PT tăng cũng có tác động lôi kéo điểm tiêu dùng theo giá tươ ng đối mới từ (c) về (d) và vẫn thuộc đường thị hiếu tiêu dùng của xã hội theo tỷ lệ cho trước giữa hai loại hàng T và N. Cân bằng lý tưởng tiếp theo của nền kinh tế là điểm (d) trên hình vẽ. Đến đây ta vẫn chưa thấy rõ triệu chứng của căn bệnh vì điểm (d) cho thấy nền kinh tế có mức phúc lợi cao hơn điểm (a) ban đầu. Câu chuyện về căn bệnh Hà lan sẽ xuất hiện rõ hơn khi “các nguồn từ trên trời rơi xuống” không còn nữa. Kết quả là đường PPF’ sụp trở lại vị trí cũ (cũng có khả năng sụp thấp hơn vị trí ban đầu nếu như cú sốc quá lớn). Điểm sản xuất mới tiếp theo giờ đây có thể là điểm (e) trên đường PPF lệch về phiá hàng N hoặc là điể m (f) nằm bên trong đường PPF vì: [...]... TRÊN THẾ GIỚI Căn bệnh Hà Lan đã và đang xảy ra ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển Có thể nói đây là căn bệnh của thế giới một số quốc gia có biểu hiện của căn bệnh Hà Lan tiêu biểu như : Hà Lan, Nigeria, Indonesia, Columbia, Anh quốc, Mexico, Venezuela, Cộng hòa Nauru, Malaysia, … 2.1 Nền kinh tế Nigeria Nigeria khám phá ra dầu mỏ vào năm 1956 và bắt đầu xuất khẩu dầu vào năm 1958,... thu những tụ quặng còn lại và nhặt xỏi đá ở bờ biển làm hàng xuất khẩu, thiết lập ngoại giao với Đài Loan đổi lấy viện trợ, cho Australia thuê mặt bằng quản thúc những người nhập cư bất hợp pháp, bán sổ thông hành nhà nước, cho phép mở ngân hàng có mục đích rửa tiền bất lương CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆT NAM VỚI CĂN BỆNH HÀ LAN Một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh Hà Lan ở một số quốc gia là sự... ngoại tệ (vốn) nước ngoài vào một số khu vực kém bền vững Tại Việt Nam, qua hơn 20 năm từ “đổi mới”, dòng vốn ngoại tệ từ nước ngoài (đặc biệt là đầu tư trực tiếp FDI, và ODA) đổ vào ngày càng nhiều Phải chăng đây là những dấu hiệu đầu tiên của Căn bệnh Hà Lan hay chỉ là nguy cơ? 3.1 Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Tổng vốn Số dự án Vốn đăng kí(*) thực hiện quân 1 dự án... cao Chính sách kết hợp: Nhằm tái lập trạng thái cân bằng và giải quyết căn bệnh phát sinh cần phải kết hợp các chính sách một cách đồng bộ nhằm vào các mục tiêu: 1 Hồi phục cán cân mậu dịch 2 Cắt giảm mức chi tiêu đang quá cao Để đạt đồng thời hai mục tiêu này cần thực hiên kết hợp các chính sách theo lý thuyết: - Phá giá để tăng và hồi phục ngành hàng T - Cắt giảm chi tiêu bằng cách kết hợp cả hai hoặc... riêng lẻ 3.2 Một số kiến nghị: Để tránh xảy ra Căn bệnh Hà Lan đối với các nước đang phát triển, ta cần phải có các giải pháp “phòng bệnh như sau: - Sử dụng nguồn thu ngoại tệ từ việc khai thác tài nguyên, xuất nhập khẩu hàng sơ chế hay các nguồn viện trợ từ nước ngoài một cách có hiệu quả bằng cách xây dựng các chiến lược khai thác, sử dụng và phát triển hợp lý - Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, tránh... khác - Không chú trọng quá mức vào một mặt hàng xuất khẩu của quốc gia, cần mở rộng các mặt hàng có lợi thế so sánh khác để tối thiểu hóa rủi ro - Tổ chức cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn công nghiệp khai thác với công nghiệp chế biến - Hạn chế thấp nhất xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế, hạn chế nhập khẩu sản phẩm tiêu dùng và không nên phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ của nước ngoài... khẩu tránh phục thuộc quá lớn vào một vài đối tác ngoại thương KẾT LUẬN Thận trọng trong việc quản lý nguồn của cải mới hay thay đổi đường hướng của nền kinh tế nhằm thích nghi với những hoàn cảnh mới, như sử dụng nguồn của cải một cách khôn ngoan, chắc chắn sẽ là lựa chọn thông minh nhất cho một nền kinh tế muốn phát triển bền vững Bài học sâu sắc nhất từ căn bệnh Hà Lan chính là bài học về vấn... tệ lớn từ xuất khẩu dầu làm tỷ giá hối đoái gia tăng; làm tăng chi phí đầu vào cho một số ngành kinh tế truyền trống có lợi thế xuất khẩu, đặc biệt là nông nghiệp; thất nghệp và lạm phát gia tăng cao; nợ nước ngoài chồng chất đã đẩy nền kinh tế Nigeria lâm vào tình trạng trì trệ kéo dài Đó là những biểu hiện của căn bệnh Hà Lan 2.2 Cộng hòa Nauru Năm 1968, khi Australia trao độc lập thì tương lai đảo... sách (G, T) và chính sách tiền tệ (MS, i) Cuối cùng đưa (e) trở về (a) ban đầu Giải pháp này về mặt hình học xem ra có vẻ rất khả quan, nhưng cú sốc trong thực tế không phải dễ dàng giải quyết như vậy vì độ trễ của các chính sách, ngành hàng khôi phục cần có thời gian, phá giá phải theo những điều kiện của nền kinh tế, quán tính chi tiêu cao không thể thay đổi nhanh được CHƯƠNG 2: CĂN BỆNH HÀ LAN Ở MỘT... nhanh và vượt qua thu nhập từ xuất nhập khẩu dầu mỏ Lạm phát tăng cao dẫn đến sự tăng lên tương đối về giá cả các yếu tố đầu vào của các ngành kinh tế truyền thống có lợi thế cạnh tranh để xuất khẩu Nigeria theo đuổi một chính sách tỷ giá cững nhắc và ít thay đổi, đó là tỷ giá cố định Tỷ giá hối đoái thực lên giá 3 lần năm 1984 so với năm 1970-1972, làm tăng nhập khẩu và giảm lượng xuất khẩu hàng hóa . SỞ LÝ LUẬN VỀ “CĂN BỆNH HÀ LAN 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Lịch sử ra đời thuật ngữ Căn bệnh Hà Lan Vào những năm 1960, sau khi phát hiện một mỏ khí gas lớn ở vùng biển phía bắc, Hà Lan. 1977, tạp chí The Economist lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ căn bệnh hà Lan . 1.1.2 Định nghĩa thuật ngữ Căn bệnh Hà Lan Căn bệnh Hà lan chỉ tình trạng suy giảm mạnh của khu vực sản xuất. …………………………………1 1.1.2 Định nghĩa thuật ngữ Căn bệnh Hà Lan ……………………………………1 1.2 Mô hình và tác động Căn bệnh Hà Lan …………………………………… 1 Chương 2: Căn bệnh Hà Lan ở một số nước trên thế giới………………………5

Ngày đăng: 14/02/2015, 18:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan