tài liệu anh văn

25 319 0
tài liệu anh văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhầm lẫn giữa Thưởng, Hoa hồng và Trợ cấp salary là tiền lương chính. allowance : tiền trợ cấp, phụ cấp, thường bao gồm trợ cấp xăng xe đi lại, trợ cấp trang phục, trợ cấp ăn trưa… và hiệu quả công việc thì không ảnh hưởng tới các khoản trợ/phụ cấp này. Ex: When I was young, I got allowance from my parents.(Lúc còn trẻ, tôi nhận được trợ cấp từ bố mẹ.) John usually gives his wife the salary, but not the allowances.(John thường đưa vợ tiền lương, nhưng không đưa các khoản phụ cấp.) Bonus là tiền thưởng, khoản này nhân viên sẽ được lĩnh nếu làm việc tốt, giúp công ty đạt lợi nhuận cao. Ex: The employee of the week receives a bonus for his excellent work. (Nhân viên của tháng nhận được 1 khoản thưởng vì đã xuất sắc hoàn thành công việc.) I was the best-hard working staff last month, so I had more bonus than others. (Tôi là nhân viên tích cực nhất tháng trước, vì thế tôi được tiền thưởng nhiều hơn những người khác.) commission Những người làm kinh doanh thường có thêm khoản này, hay bị nhầm với bonus nhưng thật ra nó là khoản hoa hồng chứ không phải thưởng, phụ thuộc vào doanh thu bán hàng. Ex: John works as a manager in a cafe without salary, but he receives the monthly commission.(John làm quản lý không lương ở quán cà phê, nhưng anh ấy vẫn có hoa hồng hàng tháng.) Linh helped John to find some apartments for rent and her commission was spent for the party at John’s new apartment.(Linh giúp John tìm thuê nhà và tiền hoa hồng được dành cho bữa liên hoan ở nhà mới của John.) Những câu thành ngữ tương đồng trong tiếng Việt và tiếng Anh like father, like son : cha nào con nấy When in Rome, do as the Romans do: “Khi ở Rome, thì hãy hành động như người nơi đó”, tức là sống ở đâu thì phải theo lối sống ở đó = nhập gia tùy tục Carry coals to Newcastle : Newcastle là thành phố ở Anh có cảng xuất khẩu than lớn nhất thế giới các bạn ạ, và câu nói đó cũng tương tự như “chở củi về rừng”, tức là đừng mang thứ gì đó tới một nơi đã quá thừa thãi rồi. Spare the rod, spoil the child – tiết kiệm roi vọt thì làm hư đứa trẻ.= yêu cho roi cho vọt “Fire proves gold, adversity proves men” – lửa thử vàng, gian nan thử thách sức. Man proposes, God disposes = Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên nói có sách mách có chứng – A picture is worth a thousand words. A rolling stone gathers no moss – một hòn đá lăn mãi thì không thể tích tụ rêu được, phải ổn định thì mới đạt được nhiều thành tựu = Một nghề thì sống, đống nghề thì chết Những điều thú vị không phải ai cũng biết về “As…as…” As long as trong một vài trường hợp không mang nghĩa so sánh “dài như là”, hay “lâu như là” mà cả cụm sẽ được hiểu theo nghĩa “chỉ cần”. Ex: Quan Su street is as long as Quang Trung street.(Phố QS dài như phố Quang Trung. ) John can go home early as long as he finishes his work.(John có thể về sớm, chỉ cần anh ấy làm xong việc.) as long as không còn dùng để so sánh như trong câu thứ nhất. as well as sẽ hiểu là “cũng như”: ex: John as well as other foreign people wants to travel to Ha Long Bay very much. (John cũng như những người nước ngoài khác rất muốn du lịch vịnh Hạ Long.) as early as thì là “ngay từ”: ex: As early as the first time I met John, I recognized his humour. (Ngay từ lần đầu gặp John, tôi đã thấy anh ấy rất hài hước.) cụm từ as far as có nghĩa “theo như”, còn as good as là “gần như”: ex: As far as I know, Linh is the youngest staff at AAC.(Như tôi được biết thì Linh là nhân viên trẻ nhất tại AAC.) I’ve tasted as good as all kinds of Phở in Hanoi. (Tôi đã thử gần như toàn bộ các món phở ở Hà Nội.) Nói thế nào để là vị chủ nhà hiếu khách? make yourself at home để dùng khi khách vừa đến, mới bước vào nhà be my guest thể hiện sự đồng ý một cách lịch sự khi người khách có yêu cầu gì đó với chủ nhà. Make yourself at home! (Cứ tự nhiên như ở nhà nhé!) My house is your house! (Cứ tự nhiên nhé, nhà tôi cũng như nhà bạn thôi!) Can I drink some coffee in the fridge?(Tôi có thể uống chút cà phê trong tủ lạnh được không?) Be my guest! (Được chứ, bạn cứ tự nhiên!) John, can I watch TV in your living room? There is a fashion show at the moment. (John, em có thể xem ti vi trong phòng khách không? Bây giờ đang có chương trình thời trang.) Be my guest! (Em cứ tự nhiên!) Để thay thế cho “be my guest”, chúng ta còn có “please help yourself” với cách dùng tương tự, ngỏ ý là người nghe cứ hành động tự nhiên, không cần khách sáo xin phép gì cả: Linh, can I use your laptop for a while? (Linh, cho anh dùng nhờ laptop một lúc nhé?) Please help yourself! (Anh cứ dùng đi!) Nói thế nào trong tiếng Anh khi muốn thay đổi ý kiến? You change your mind even more often than a baby changes diapers! (thay đổi ý kiến nhiều hơn cả trẻ con thay tã nữa) Change your mind faster than the weather! (thay đổi ý kiến nhanh hơn cả thời tiết) Wait a minute, maybe we should go to the movies. It’s too hot outside! Actually, I’ve changed my mind. Let’s go shopping. Some new T-shirts would be nice. (wait a minute/hang on a second) là cách rất “dân dã”, thường chỉ dùng trong văn nói, trong những tình huống thân mật. 1 số cách diễn đạt tương tự : Did I really say that?/What was I thinking? Chúng thường được sử dụng ngay sau khi người nói nhận ra mình đã sai hoặc do lý do nào đó, muốn thay đổi ý kiến. Chúng có hàm ý tự chỉ trích bản thân để cho việc thay đổi ý kiến dễ được chấp nhận hơn.muốn thay đổi ý kiến liên tục như lúc nãy thì nên dùng 2 câu này nhé. Cách thứ 2 thì có khác một chút về sắc thái, nó có thể được dùng trong cả những tình huống thân mật và những tình huống xã giao hơn, tùy vào ngữ điệu của chúng ta. “Come to think of it, we should have taken that offer.” (nghĩ kỹ lại thì chúng ta lẽ ra nên nhận lời đề nghị đó) hoặc I’ve had a change of heart (change of heart ≈ thay đổi cách suy nghĩ, quan điểm hay cảm nhận về một vấn đề nào đó) cũng có vẻ khá thân mật. On second thoughts (hay thought), we should have taken that offer với nghĩa tương tự. Ít thân mật hơn một chút chúng ta có thể sử dụng “I’ve had a bit of a rethink” với ý nghĩa rằng chúng ta muốn thay đổi một chút so với những gì chúng ta đã đề cập. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều khi đó chỉ là một cách nói lịch sự, có khi “một chút” đó lại thật ra là sự thay đổi hoàn toàn. On reflection/After further consideration (Suy nghĩ kỹ thì/Sau khi cân nhắc kỹ hơn thì) là 2 phương án John thấy có vẻ thích hợp nhất trong những tình huống trang trọng. Đặc biệt After further consideration rất hay thường gặp trong thư từ giao dịch: - On reflection, we should upgrade it! (Nghĩ lại thì chúng ta nên nâng cấp nó) - After further consideration, we’ve come to the decision to open new branches in X city, instead of Y city as discussed in the last meeting. (Sau khi cân nhắc kỹ hơn, chúng tôi đã đi đến quyết định rằng sẽ mở thêm các chi nhánh tại thành phố X, thay vì thành phố Y như đã thảo luận trong cuộc họp trước.) Showbiz” là viết tắt của từ gì? Fee là phí phải trả cho một dịch vụ nào đó nói chung Fare thường chỉ dùng cho vận tải thôi. Ex: My son’s school fee for this coming year is about xyz VND. (Học phí của con trai tôi cho năm tới là vào khoảng xyz đồng) What’s the bus fare from here to xyz street? (Tiền vé xe buýt từ đây đến phố xyz hết bao nhiêu tiền?) The entrance fee for new member is xyz VND. (Phí gia nhập cho thành viên mới là xyz đồng) it’s not free! They will charge you counselling fees.(Không miễn phí đâu! Họ sẽ thu phí tư vấn đấy.) Train fares usually go up in the high season. (Giá vé tàu thường tăng khi vào mùa cao điểm.) Blog có nghĩa là nhật ký trên mạng, thế nhưng khi tra từ điển thì không thấy từ này. Blog được bắt nguồn từ Web-log nghĩa là các ghi chép trên mạng. Sau đó đã hình thành một từ mới (cho ngắn gọn hơn chăng?) Trong thời đại công nghệ thông tin bùng phát ngày nay, có rất nhiều từ mới được hình thành, hoặc những từ không mới nhưng được hình thành nghĩa mới hoặc cách dùng mới. Blog là một ví dụ. Showbiz cũng là 1 từ được use rất thường xuyên. Showbiz là viết tắt của Show business. Text trước đây thường được sử dụng là một danh từ. Từ thế kỷ thứ 16 còn ghi nhận Text được dùng như một động từ với nghĩa là “viết chữ to” (write in text-hand) nhưng cách dùng này gần như đã bị “tuyệt chủng”. Cho tới vài năm trở lại đây, khi việc nhắn tin bằng điện thoại di động trở thành một hành động quá ư là phổ biến, Text lại được sử dụng như một động từ với nghĩa là “nhắn tin”: - Bye bye! I’ll text you later to confirm the time and date. (Chào nhé! Tớ sẽ nhắn tin thời gian sau nhé) - I can’t talk right now, let’s text! (Tớ không nói chuyện được đâu, nhắn tin nhé!) Bất kể ai dùng thư điện tử cũng biết đến Spam - Thư rác. Nếu bạn nhắn tin một nội dung “vô bổ” cho mọi người (bằng điện thoại hay các phần mềm chat), đó là bạn đang Spam, và chắc hẳn sẽ có ai đó nói với bạn rằng Stop spamming me! Và cũng có thể ai đó sẽ gọi bạn là một Spammer. Spam ngày trước là một nhãn hiệu thịt hộp rất nổi tiếng và được ưa chuộng. John vẫn còn nhớ đã từng được xem phim hài của Monty Python trong đó có tình tiết là họ cho món thịt này kèm với tất cả các món trong thực đơn, thành một thực đơn “chỗ nào cũng có spam”: bacon and spam, egg and spam, ham and spam, spam and spam… Chắc có lẽ vì nó quá nổi tiếng đến nỗi Spam đã trở thành từ để chỉ những thứ không cần thiết và không được mong đợi nhưng lại được cung cấp nhiều thái quá. Và sau đó, khi internet phát triển, Spam là một lựa chọn rất phù hợp để sử dụng với nghĩa như hiện nay. So sánh trong tiếng Anh nói thế nào? “Áo của John đắt gấp đôi áo của Linh. John’s shirt is twice as expensive as Linh’s one. Mặc dù đúng là đắt “hơn” nhưng chúng ta lại sử dụng cấu trúc “as … as” như khi so sánh Anh John có thể lái xe nhanh hơn Linh gấp 3 lần”. John can drive 3 times as fast as Linh. “Linh biết nói ít hơn anh John một ngoại ngữ.” Linh can speak 1 language fewer than John. Anh hơn em tận mười tuổi cơ mà. You are ten years older than me. Sự khác nhau giữa “at hand” và “in hand” Linh đã chủ quan, trước kì thi mấy tháng vẫn thản nhiên “I still have time in hand”. “at hand”. Khi chúng ta có thứ gì đó sẵn sàng trong tầm tay, có thể sử dụng ngay thì sẽ dùng “at hand”. Ex: Everything we need is at hand. Let’s enjoy the vacation. (Mọi thứ chúng ta cần đều sẵn sàng. Lên đường đi nghỉ thôi.) Would you like to go shopping with me? I have some money at hand. (Anh đi mua sắm với em nhé? Em có chút tiền đây rồi.) còn một cụm từ có thể dùng theo nghĩa tương tự, đó là “to hand”. Ex: Before going into meeting room, I must prepare every document to hand. (Trước khi vào phòng họp, tôi phải chuẩn bị mọi tài liệu sẵn sàng. “in hand”, các bạn sẽ sử dụng khi có thứ gì đó nhiều trên mức cần, có thứ “dự trữ” để sử dụng. Ex: I don’t know why my motorbike can’t work, but I have a bicycle in hand. (Em không hiểu sao xe máy không chạy, nhưng mà em vẫn còn cái xe đạp.) We have a whole month in hand. Don’t worry! (Chúng ta còn cả tháng cơ mà. Đừng lo!) “In hand” còn có một nghĩa nữa, nói về chủ đề nào đó hay việc gì đó đang được bàn luận, đang được giải quyết. Ex: The story in hand is about the journey to Da Nang city last month. (Câu chuyện đang bàn luận là về chuyến đi Đà Nẵng tháng trước.) We haven’t had a solution for the problem in hand yet. (Chúng tôi vẫn chưa có giải pháp cho vấn đề đang đề cập.) Sự khác nhau giữa “interested” và “interesting” “Interested” Để diễn tả sự thích thú Ex: I’m very interested in Disney Channel. (Tôi rất yêu thích kênh truyền hình Disney.) “be interested in” được sử dụng khi muốn nói đến cảm xúc yêu thích ai/điều gì, còn “interesting” để chỉ tính chất – sự thú vị của thứ gì đó. Ex: We saw an interesting movie yesterday. (Hôm qua chúng tôi xem một bộ phim thú vị.) There were an interesting movie yesterday and we were interested in it. (Có một bộ phim thú vị hôm qua và chúng tôi rất thích thú với nó.) “bored” và “boring” : buồn chán Ex: Today afternoon will be boring if it rains later.(Chiều nay sẽ rất buồn nếu lát nữa trời mưa.) I will be so bored if it comes true.(Em sẽ buồn lắm nếu điều đó trở thành sự thật.) “excited” và “exciting”, hay “confused” và “confusing”. Ex: I’m excited in the party next weekend. My friends suppose it’ll be so exciting. (Tôi hào hứng với bữa tiệc cuối tuần tới. Các bạn tôi cho rằng nó sẽ rất sôi động.) John always has confusing questions. They make me confused a lot. (John luôn có những câu hỏi khó hiểu. Chúng làm tôi lúng túng rất nhiều.) Sự khác nhau giữa 2 từ Start và Begin trong tiếng Anh Start thường mang đến một cảm giác nhanh, mạnh và bất ngờ, như là một hành động xảy ra vào một thời điểm. Còn Begin thường mang đến cảm giác từ từ hơn, chậm rãi hơn và nói về một quá trình Sự khác biệt đầu tiên là Start có thể được sử dụng như một động từ và cả như một danh từ còn Begin chỉ là động từ mà thôi. Về nghĩa, hầu như không có sự khác biệt, 2 từ này có thể dùng thay thế cho nhau. - Về mức độ, Start thường mang đến một cảm giác nhanh, mạnh và bất ngờ, như là một hành động xảy ra vào một thời điểm. Begin thường mang đến cảm giác từ từ hơn, chậm rãi hơn và nói về một quá trình. Ex: You should start doing it now or you’ll be late! (Bạn nên bắt đầu làm việc đó luôn đi không có là muộn đó) - nghe như có sự giục giã, sự cấp bách. She begins to cry when Jack makes Rose promise she will survive. (Cô ấy bắt đầu khóc khi Jack bắt Rose hứa sẽ phải sống sót) - cô ấy từ từ bắt đầu khóc chứ không khóc òa lên luôn. Begin không được dùng thay cho Start trong các trường hợp: o Dùng với máy móc (Press the button and the engine will start - Bấm cái nút và máy sẽ khởi động). o Dùng với nghĩa là khởi hành một chuyến đi (Let’s start early before the traffic gets worse - Hãy khởi hành sớm trước khi giao thông trở nên tệ hơn). o Khi nói về một người mở màn, bắt đầu một sự kiện nào đó hay bộ phận khởi động, món khai vị… chúng ta chỉ dùng Starter. o Khi bắt đầu từ một điểm xác định nào đó, ví dụ: This collection is very expensive with prices start from £5000. (Bộ sưu tập này rất đắt với giá bán bắt đầu từ 5000 bảng Anh trở lên) - Start không được dùng thay cho Begin trong các trường hợp: o Nói về một người mới hoàn toàn trong một lĩnh vực nào đó (English for beginners - tiếng Anh cho người mới học). - Khi dùng với Talk, Start to talk sử dụng đối với những em bé đắt đầu biết nói còn Begin to talk mới có nghĩa là bắt đầu nói: o My baby started to talk 2 weeks ago and her first word was mama - Con tôi mới biết nói 2 tuần trước và từ đầu tiên mà nó nói là gọi mẹ. • He began to talk 30 minutes ago and never stopped - Anh ta bắt đầu nói từ 30 phút trước và chưa hề dừng lại. Sự khác nhau giữa TALK and TELL Talk là từ thể hiện hành động chuyện trò, trao đổi giữa hai hay nhiều người với nhau: talk to sb (nói chuyện với ai), talk about sth (trao đổi về chuyện gì) Còn tell là động từ diễn tả hành động kể chuyện (tell sb sth), cho ai biết chuyện gì (tell sb about sth) hoặc bảo ai đó làm gì (tell sb to do sth)… Talk là từ thể hiện hành động chuyện trò, trao đổi giữa hai hay nhiều người với nhau: talk to sb (nói chuyện với ai), talk about sth (trao đổi về chuyện gì), … Ex: I and my friends spent all day to talk about the vacation last summer. (Tôi và bạn bè dành cả ngày để chuyện trò về kì nghỉ mùa hè trước.) After talking to colleagues, I know more about the new company. (Sau khi nói chuyện với các đồng nghiệp, tôi hiểu rõ hơn về công ty mới.) Còn tell là động từ diễn tả hành động kể chuyện (tell sb sth), cho ai biết chuyện gì (tell sb about sth) hoặc bảo ai đó làm gì (tell sb to do sth). Our grandmother often told us legends when we were children. (Bà thường kể cho chúng tôi những câu chuyện cổ tích khi chúng tôi còn nhỏ.) My brother tells me to clean the floor. (Anh trai bảo tôi đi lau nhà.) “say”, động từ này thường chú trọng về nội dung được nói ra. Ex: She always says she is only 18 years old but no one believes .(Cô ấy luôn nói mình chỉ 18 tuổi nhưng không ai tin cả.) John’s friends say Linh is the most beautiful girl in AAC. (Bạn của John nói rằng Linh là cô gái xinh nhất AAC.) “Speak” là từ chỉ hành động nói đơn thuần nhất Ex: I can speak not only English but also Chinese. (Tôi không chỉ nói được tiếng Anh mà còn nói được cả tiếng Trung.) Students listen attentively when the teacher speaks. (Các bạn sinh viên chăm chú lắng nghe khi cô giáo nói.) Tại sao “nhớ nhà” không phải là “Housesick”? House - Chỉ căn nhà, chỉ một vật thể nhất định. Home - Chỉ nơi chúng ta ở hay nơi chúng ta có cảm giác thuộc về. - 2 từ này khác nhau ở mục đích nói : Ex: He’s just bought a doll’s house for his daughter on her birthday. It’s hard to get new houses in the city. They are extremely expensive. It’s not hard to build a house for your child; it’s hard to build him a home! Housework - việc nhà: các công việc liên quan đến căn nhà. Homework - bài tập cho về nhà. Homesick là nhớ nhà chứ không phải Housesick, vì nhớ nhà ý là nhớ gia đình, nhớ nơi chúng ta thuộc về chứ không phải là nhớ cái căn nhà đó. các kiểu diễn đạt khi chúng ta hiểu hoặc không hiểu gì đó thay vì I know, I understand hay I don’t know, I don’t understand là : Do you get it? ≈ Do you understand? I get it ≈ I understand I don’t get it ≈ I’m not following you ≈ I don’t understand I have no idea ≈ I don’t know (hoặc I’ve got no idea) I don’t have a clue ≈ I don’t know (hoặc I’ve got no clue) Để nói I don’t know còn rất nhiều cách diễn đạt khác nữa: You've got me there! ; That’s beyond me! “Is that clear?”, “Do I make myself clear?” 2 câu có cùng ý nghĩa hỏi người khác xem đã rõ về mọi thứ chưa, đã hiểu những gì vừa được trình bày/vừa được nói chưa. Tuy nhiên, câu sau có vẻ hách dịch, bề trên hơn chút xíu. Is everything clear? Yeah, absolutely clear! Tại sao không nói “Nhóm máu” là “Blood kind”? Trong tiếng Anh, trong hầu hết các trường hợp, 3 từ Kind, Sort và Type đều có thể dùng thay cho lẫn nhau. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chỉ dùng được từ này và lại không dùng được từ khác. Có những trường hợp mà chỉ dùng được từ này và lại không dùng được từ khác Ex: Blood type: Nhóm máu - Không thể dùng Blood kind/sort được. - Sort: Thường nói về những đặc tính nói chung hơn là những chủng loại được đặt tên. - Type: Có xu hướng được sử dụng với ý nói về những chủng loại rõ ràng, có tên gọi. - Kind: Nằm ở giữa 2 trường hợp trên, thường được dùng cho các chủng loại, loài vật nói chung và lớn. Ex: What sort of prices do they charge there? Giá cả ở đó như thế nào nhỉ? (Ý muốn kể rõ thông tin về các mức giá tại cửa hàng đó, yêu cầu miêu tả về các “đặc tính về giá cả”) - Blood type: Nhóm máu có tên gọi rõ ràng (nhóm A, nhóm B…) - I heard that you just bought a new car. What kind? (Có thể trả lời rằng đó là một chiếc Mercedes E200 - chủng loại rõ ràng, có tên. Cũng có thể trả lời bằng cách miêu tả các đặc điểm của nó như “một chiếc xe bán tải, màu ghi xám, đời 2010”) - Type of room: Loại phòng có tên gọi rõ ràng (Loại A, loại B hay loại Standard, loại Deluxe…) Có một cách dùng Sort và Kind mà không mang nghĩa như ở trên, đó là khi dùng Sort of và Kind of như là một cụm từ thêm vào, chỉ ra cho người nghe thấy rằng người nói có một chút gì đó không chắc chắn lắm về lời nói của mình hoặc rằng họ không đề cập đến một điều gì đó chính xác mà chỉ đưa ra một ý tưởng nói chung. Dịch ra tiếng Việt thường có thể dịch thành “kiểu như”. Sort of và Kind of dùng với cách này có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong câu để bổ trợ cho tính từ, động từ hay một mệnh đề. Ex : What do you think about the show? (Anh nghĩ gì về buổi diễn?) A: I don’t know, I don’t know much about rock… To me, it was kind of just noise! (Tôi không biết nữa, tôi không biết nhiều về nhạc rock… Đối với tôi mà nói thì nó kiểu như là chỉ toàn tiếng ồn mà thôi!) B: Yeah, it was fun. I sort of sang along the whole time!(Vâng, thú vị lắm. Tôi gần như là hát theo suốt cả buổi!) Sort of và Kind of, tương tự, cũng được dùng để lấp vào những khoảng trống trong giao tiếp, giúp người nói có thêm chút thời gian để nghĩ và nói thêm hoặc có thêm thời gian để tìm cách diễn đạt tốt nhất cho ý của mình: - What do you see when you look at her?(Khi nhìn cô ấy, anh thấy gì?) - Well, I kind of… see my future… kind of… see the mother of my children…(Ừ thì, tôi thấy… ừm… thấy tương lai của tôi… ừm… thấy mẹ của các con tôi…) có thể dùng Sort of và Kind of thay thế cho nhau nhưng tuyệt đối không thể dùng Type of trong 2 trường hợp nói trên. Teetotal” nghĩa là gì? Dù nghe giống Tea (trà) nhưng Teetotal không có nghĩa là chỉ uống được trà mà không uống được rượu bia. you’re totally teetotal! Teetotal (adj) được dùng để chỉ những người không uống được bia rượu (chất cồn). Một người mà teetotal thì còn có thể được gọi là một Teetotaller (n) Teetotallism là chủ nghĩa không uống rượu, chủ nghĩa chống uống rượu. Day: - Chỉ các ngày trong tuần (phân biệt thứ 2 hay thứ 3 hay thứ 7 Chủ Nhật…) - Chỉ đơn vị thời gian 24 giờ tính từ qua 0h đến trước 24h = 1 ngày. - Có thể dùng với số thứ tự để chỉ ngày thứ mấy trong trong một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ: The 2 nd day of the trip - ngày thứ 2 của chuyến đi hoặc The 3 rd day of April - ngày thứ 3 của tháng 4 (ngày mùng 3). Date: - Chỉ một ngày xác định nào đó. Chúng ta đều biết rằng để xác định một ngày nào đó, chúng ta thường gắn nó với ngày, tháng và năm. Vậy Date đề cập đến một ngày xác định trên lịch, phân biệt với tất cả các ngày còn lại (khác với Day là phân biệt với các ngày còn lại trong tuần). Ex: 1. What’s the date today? Today’s 14 th July, 2011. 2. What’s the day today? Today’s Thursday. Khi đề cập đến Date, có thể không cần nói năm nếu không gây nhầm lẫn. Trong ví dụ (1) có thể trả lời Today’s 14th July và người nghe sẽ tự hiểu là ngày 14/7/2011 vì thường không nhớ ngày tháng chứ rất ít khi không nhớ đang là năm nào. Trong những trường hợp nói về các sự kiện quá khứ hoặc tương lai, nếu không nói năm nào sẽ dẫn đến hiểu lầm hoặc thông tin không được rõ ràng. Thận trọng khi phát âm “important” Em nhớ là đang nói chuyện về việc bạn em rất hay kể về gia đình anh ấy. Em nói với bác gái là “He’s always saying that you are the most wonderful woman in the world”. Sau đó em nói với bác trai là “And he also said that, to all the other family members, you are always that special and important person”. Ok ok, that’s awkward! Em có biết rằng “important” phát âm là /im'pɔ:tənt/ sẽ nhấn trọng âm vào /p ɔ:/. Trong tiếng Anh có một từ phát âm cũng tương tự, đó là “impotent” phát âm là /ˈɪmpətənt/ nhấn trọng âm vào /ˈɪm/. Khi em nói “important” như vừa rồi, em đã nhấn trọng âm vào âm tiết đầu, 2 âm tiết tiếp theo em nói rất nhẹ và vô tình em đã biến “important” - quan trọng - thành “impotent” - bất lực, yếu đuối. Thử hỏi rằng một người cha khi nghe em nói rằng con trai họ và cả các thành viên khác trong gia đình nghĩ rằng ông yếu đuối và bất lực trước mọi chuyện thì liệu ông có biến sắc hay không? Hơn nữa “impotent” còn có nghĩa là bị liệt dương nữa! [...]... mới là đúng Học danh từ ghép trong tiếng Anh Trong tiếng Anh, thường thì một từ trong số các thành tố tạo nên danh từ ghép là 1 danh từ, tuy nhiên cũng có các trường hợp các thành tố tạo nên danh từ ghép đều không phải là danh từ crossroad, football, mother-in-law, school teacher, Christmas tree, cable TV, sunset có điểm gì chung? tất cả đều là danh từ ghép - compound noun - là những danh từ được tạo... viết theo những tài liệu, văn bản đáng tin cậy Như chúng ta đã biết, trọng âm đều được nhấn đối với tính từ và danh từ Tuy nhiên, nếu như đó là một danh từ ghép được ghép bởi 1 tính từ + 1 danh từ thì trọng âm sẽ không được nhấn ở cả 2 từ nữa Thay vào đó, trọng âm sẽ nhấn vào từ đứng trước vì danh từ ghép được coi như 1 từ, chỉ nhấn trọng âm 1 lần mà thôi (thường là từ đầu tiên của danh từ ghép) Điều... phải là đúng với tất cả Nếu từ ghép có 1 danh từ và các thành tố khác là tính từ, động từ hay giới từ thì ta thường thêm ‘s’ (‘es’) vào sau danh từ là được Ví dụ: Swimming pools, greenhouses… Đối với danh từ ghép có 2 danh từ, hầu hết các trường hợp danh từ đứng trước đóng vai trò như 1 tính từ bổ trợ cho danh từ đứng sau, vì vậy khi chuyển sang số nhiều thì danh từ đứng sau sẽ được thêm ‘s’ (‘es’) Ví... tư duy bằng tiếng Anh ngoài vấn đề về phát âm thì các bạn Việt Nam khi học và sử dụng tiếng Anh nên chú ý tới việc tư duy bằng tiếng Anh và diễn đạt theo cách của người bản ngữ Nếu không tư duy bằng tiếng Anh thì khi muốn nói gì đó, chúng ta phải dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh Quá trình này thường tốn nhiều thời gian và hay làm cho “câu cú” của chúng ta bị “lủng củng”, đúng không anh John?Đúng vậy,... kẹt xe quá Trường hợp 2, anh ấy đã thành công trong việc phấn đấu lập nghiệp của mình: Sau 10 năm nỗ lực phấn đấu, cuối cùng anh ấy đã trở thành người đại diện cho các nghệ sĩ thành công nhất trong thành phố Cố gắng make the most of (tận dụng hết, sử dụng tối đa) what you’ve learnt today! Thú vị với danh từ tập hợp trong tiếng Anh Chocolate, sugar hay coffee đều là những danh từ không đếm được nên... bởi nó giúp ta phân biệt được người nói muốn đề cập đến green house (ngôi nhà màu xanh) hay greenhouse (nhà kính)… rất nhiều trường hợp danh từ ghép được ghép bởi các từ đều là danh từ, vậy để chuyển từ số ít sang số nhiều ta thêm ‘s’ (‘es’) vào từ nào? Điều quan trọng là chúng ta phải xác định được đâu là “từ chính” của danh từ ghép đó để thêm ‘s’ (‘es’) Chúng ta có thể căn cứ vào các trường hợp dưới... hơn, đó là hình dung rằng tính từ nào càng gắn bó chặt chẽ với danh từ gốc hơn thì thường sẽ đứng gần danh từ gốc đó hơn Dễ dàng nhận thấy rằng thành phần “opinion” của mỗi vật có thể thay đổi tùy theo quan niệm, cách nhìn của từng người, vì vậy có thể coi rằng nó không gần gũi, không gắn bó chặt chẽ với danh từ gốc và nó sẽ phải đứng xa danh từ gốc nhất 2 Khi sử dụng các cặp tính từ có ý tương phản...Thành ngữ vui về sức khỏe trong tiếng Anh Hi Linh! I’m a bit under the weather today.(Chào Linh! Hôm nay anh thấy cơ thể hơi khó chịu.) a bit under the weather tức là cảm thấy hơi mệt, khó chịu trong cơ thể (do thời tiết) Tomorrow I’ll be as right as rain Don’t worry! (Ngày mai anh sẽ trở lại bình thường thôi Đừng lo!) “As right as rain” nghĩa là mạnh giỏi... there’s nothing in my inbox! (Chắc hẳn là anh đã quên gửi thư điện tử cho tôi, vì trong hòm thư không có gì cả!) She cried, for she knew he’d never return.(Cô ấy đã khóc, vì biết rằng anh ấy sẽ không bao giờ trở lại.) Get your foot in the door! Try to off on the right foot ! Giống như thi chạy ý, em phải đặt chân thuận - chân mạnh nhất của em để làm đà, chạy cho nhanh I tried to put my best foot forward... bởi 2 hay nhiều từ khác nhau Danh từ ghép được coi như 1 từ riêng lẻ, được sử dụng như là một thành tố độc lập trong cấu trúc ngữ pháp, được bổ trợ về nghĩa bởi các tính từ khác Linh thấy danh từ ghép lúc thì được viết gộp lại thành 1 từ, lúc thì ngăn cách nhau bởi dấu ‘-’, lúc thì viết cách hẳn ra như 2 từ riêng biệt Không thực sự có một quy tắc chuẩn nào, như cá nhân anh đều sử dụng theo thói quen . sánh Anh John có thể lái xe nhanh hơn Linh gấp 3 lần”. John can drive 3 times as fast as Linh. “Linh biết nói ít hơn anh John một ngoại ngữ.” Linh can speak 1 language fewer than John. Anh hơn. Anh ngoài vấn đề về phát âm thì các bạn Việt Nam khi học và sử dụng tiếng Anh nên chú ý tới việc tư duy bằng tiếng Anh và diễn đạt theo cách của người bản ngữ. Nếu không tư duy bằng tiếng Anh. hết, sử dụng tối đa) what you’ve learnt today! Thú vị với danh từ tập hợp trong tiếng Anh Chocolate, sugar hay coffee đều là những danh từ không đếm được nên khi muốn diễn đạt số lượng phải

Ngày đăng: 13/02/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nhầm lẫn giữa Thưởng, Hoa hồng và Trợ cấp

  • Những câu thành ngữ tương đồng trong tiếng Việt và tiếng Anh

    • Những điều thú vị không phải ai cũng biết về “As…as…”

    • Nói thế nào để là vị chủ nhà hiếu khách?

    • Nói thế nào trong tiếng Anh khi muốn thay đổi ý kiến?

    • Showbiz” là viết tắt của từ gì?

    • So sánh trong tiếng Anh nói thế nào?

    • Sự khác nhau giữa “at hand” và “in hand”

    • Sự khác nhau giữa “interested” và “interesting”

      • Sự khác nhau giữa 2 từ Start và Begin trong tiếng Anh

      • Sự khác nhau giữa TALK and TELL

        • Tại sao “nhớ nhà” không phải là “Housesick”?

        • Tại sao không nói “Nhóm máu” là “Blood kind”?

        • Teetotal” nghĩa là gì?

        • Thận trọng khi phát âm “important”

        • Thành ngữ vui về sức khỏe trong tiếng Anh

          • Thứ tự tính từ trong tiếng Anh

          • Thú vị thành ngữ trong tiếng Anh

            • Thú vị từ “Make” trong tiếng Anh

            • Thú vị với danh từ tập hợp trong tiếng Anh

            • Tiếng Anh trong Toán học

            • Tìm hiểu tiếp về tiếng Anh “hiện đại”

            • Tìm hiểu từ “Look” trong tiếng Anh

            • Effective

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan