Những thành tựu khoa học thế kỉ XX

143 3.4K 31
Những thành tựu khoa học thế kỉ XX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những thành tựu khoa học – kỹ thuật thế kỷ XX Thế kỷ XX, cùng với chính trị, kinh tế, văn hóa , khoa học đã đặt những dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại. Sự phát triển của khoa học thế kỷ XX không những mạnh mẽ mà còn đồng đều trên cả lĩnh vực lý thuyết và ứng dụng. Ba ngành khoa học đạt được nhiều thành tựu nhất trong thế kỷ XX là vật lý lượng tử, hàng không Vũ trụ và công nghệ thông tin: - Những thập niên đầu thế kỷ XX là thời kỳ của những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực nghiên cứu thế giới vi mô. Những công trình của Planck, Einstein, Hess, Bohr, Broglie, Pauli, Heisenberg, Curie đã xây dựng một hệ thống tư duy mới, không chỉ trong vật lý, mà còn trong cả triết học. - Những năm 60 và 70, cuộc chạy đua kinh tế, quân sự, khoa học giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ đã mang lại bước tiến lớn cho khoa học Vũ trụ: những vệ tinh nghiên cứu Vũ trụ, con người đi vào không gian (1961), lên Mặt trăng (1969) - Tiếp đó, thập niên 80 và 90 đã chứng kiến cuộc cách mạng mạnh mẽ và rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà cơ sở là sự ra đời và lớn mạnh của kỹ thuật vật liệu bán dẫn và công nghệ vi mạch điện tử. Ngoài ra, trong thế kỷ XX, con người đạt được những thành công trong hầu hết các lĩnh vực khoa học khác như: hóa học, sinh học, y học, khảo cổ học Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật một cách trực tiếp hay gián tiếp có thể mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. Mặt khác, chính những thành tựu khoa học cũng có thể trở thành phương tiện của tội ác, gây ra những thảm họa cho chính con người. Chúng ta không thể nào quên được hàng triệu tấn bom đã trút xuống Trái đất trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và lần thứ hai (1939- 1945); đó là những sản phẩm thành công của ngành khoa học quân sự ở những quốc gia thám chiến. Và năm 1945, thế giới kinh hoàng trước hình ảnh hai thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) bị phá hủy trong ít phút bởi những quả bom nguyên tử mà cơ sở chế tạo dựa trên những công trình vĩ đại của Einstein, Curie, Rutherford, Chadwich Graham Nhớ lại lời của Alfred Nobel đã từng nói: “Tôi hy vọng rằng nhân loại sẽ rút được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Đó cũng chính là những gì toàn thể nhân loại hy vọng và tin tưởng vào nền khoa học tương lai. Phần “Khoa học - Kỹ thuật” của cuốn sách Một thế kỷ văn minh nhân loại được chia thành hai phần: - Phần I: Các thành tựu khoa học - kỹ thuật tiêu biểu thế kỷ XX. - Phần II: Các nhà khoa học - kỹ thuật thế kỷ XX. Ngoài ra, chúng tôi đưa vào hai phụ lục: Các giải Nobel khoa học tự nhiên thế kỷ XX; Dự đoán các phát triển khoa học thế kỷ XXI. Chúng tôi hy vọng, qua đây, các bạn sẽ thêm hiểu biết và trân trọng những thành tựu khoa học kỳ diệu mà con người đã đạt được 100 năm qua, đồng thời hướng đến những gì tốt đẹp hơn trong tương lai. Việc lựa chọn các sự kiện khoa học và các nhà khoa học chắc hẳn không tránh khỏi những ý kiến khác nhau. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến từ phía độc giả và xin chân thành cảm ơn trước. * Các thành tựu khoa học – kỹ thuật tiêu biểu thế kỷ XX 1900 Victor Grignard (Pháp) đưa ra một phương pháp tổng hợp hưu cơ (về sau gọi là phản ứng Grignard). Yếu tố cơ bản trong phản ứng Grignard là thuốc thử Grignard có bản chất là ankylmagiêhalogenua RMgX hòa tan trong ête. Phạm vi ứng dụng của phản ứng Grignard rất rộng. Công trình của Grignard mở ra một thời kỳ mới trong tổng hợp hữu cơ. 14-12-1900 M. Planck (Đức) đưa ra giả thuyết về năng lượng của ánh sáng và tính được hằng số năng lượng (về sau gọi là hằng số Planck). Giả thuyết của Planck phát biểu như sau: “Năng lượng của ánh sáng không có tính chất liên tục, mà bao gồm từng lượng riêng biệt nhỏ nhất gọi là lượng tử (còn gọi là photon)”. Một lượng tử ánh sáng có năng lượng E tỷ lệ với tần số bức xạ v: E = hv Hằng số Planck: h = 6,625.10-27 ec.s Giả thuyết của Planck về sau được chứng minh là đúng đắn. Và ngày 14-12-1900 được coi là ngày khai sinh của lý thuyết lượng tử. 1901 Karl Landsteiner (Áo) phân loại máu người và phát biểu nguyên tắc truyền máu. Năm 1900, K Landsteiner lấy hồng cầu của một người, lần lượt trộn với huyết thanh của nhiều người khác, và nhận thấy trong một số trường hợp có sự người kết của hồng cầu. Ông cho rằng hồng cầu mang kháng nguyên, huyết thanh mang kháng thể. Nếu kháng nguyên và kháng thể không thích hợp gặp nhau sẽ dẫn tới phản ứng ngưng kết, máu vón cục và làm tắc mạch máu. Trên cơ sở đó, Landsteiner đã phân loại máu người thành bốn nhóm: A, B, AB và O. Nguyên tắc truyền máu là: những người có cùng nhóm máu có thể truyền cho nhau; ngoài ra, những người khác nhóm máu truyền được cho nhau trên cơ sở: Phát minh của K. Langsteiner có ý nghĩa to lớn đối với y học. 1903 Wilbur Wright (Mỹ) và Orville Wright chế tạo ra chiếc máy bay đầu tiên. Chiếc lnáy bay này gồm hai tầng cánh và buồng lái nằm ở cánh dưới. Một chuỗi xích và bộ bánh răng cưa nối với hệ thống máy để quay hai cánh quạt với vận tốc 450 vòng/phút. Ngày 17-12-1903, anh em nhà Wright đã cho máy bay bay thử được gần một phút. Đây là một phát minh vĩ đại trong công cuộc chinh phục bầu trời của con người. 1905 Albert Einstein (Đức) công bố công trình về thuyết tương đối hẹp. Thuyết tương đối hẹp của Einstein xét các hệ quy chiếu quán tính; nội dung xoay quanh hai tiền đề cơ bản: 1. Các hiện tượng vật lý xảy ra như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính. 2. Vận tốc của ánh sáng trong chân không có cùng độ lớn trong mọi hệ quy chiếu quán tính, không phụ thuộc vào phượng truyền vận tốc nguồn sáng: C » 3.108 m/s Đây là một hằng số vũ trụ, là một giá trị tuyết đối của thuyết tương đối. Thuyết tương đối hẹp mở ra một thời kỳ mới của vật lý và triết học. 1906 Robert Andrew Millikan (Mỹ) đưa ra phương pháp nhỏ giọt để xác định điện tích electron. 1906 Charles Glover Barkla (Anh) phát hiện ra bức xạ X đặc trưng cho từng nguyên tố. 1907 Albert Einstein (Đức) rút ra công liên hệ giữa năng lượng và khối lượng: E = mc2. Công thức này của Einstein có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở của vật lý hạt nhân. 1908 F. Haber (Đức) tổng hợp thành công amoniac từ các đơn chất: N2 + 3H2 ® 2NH3 Nghiên cứu của Haber có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công nghiệp phân bón hóa học, công nghiệp làm lạnh. 1908 Baekeland (người Mỹ gốc Bỉ) chế tạo thành công nhựa bakelit. Nhựa bakelit là sản phẩm trùng ngưng của phenol và formadehit có đặc tính nhiệt hoạt tính, đánh dấu một bước phát triển mới trong công nghệ vật liệu mới. 1909 S. Sorensen (Đan Mạch) đưa ra chỉ số pH. Độ pH là khái niệm cho biết tính axit-bazơ của dung dịch: pH = - lg [H+] Tại 250C, dung dịch trung tính có pH = 7; dung dịch kiềm có pH > 7; dung dịch axit có pH < 7. Ngày nay, khái niệm độ pH được sử dụng trên phạm vi toàn thế giới trong nhiều lĩnh vực. 1910 Thomas Morgan (Mỹ) công bố công trình nghiên cứu về sự di truyền liên kết với giới tính ở ruồi giấm (Drosophila). Khi kiểm tra lại những giả thuyết của Mendel về sự tổ hợp và phân ly của các gen trong quá trình di truyền, Morgan đã phát hiện ra một số quy luật di truyền quan trọng, bổ sung vào các định luật của Mendel. Đó là: - Liên kết gen: hiện tượng các gen khác nhau cùng nằm trên một nhiễm thể nên phân ly cùng nhau trong quá trình phân bào. Đặc biệt, một số gen tồn tại trên nhiễm sắc thể giới tính, di truyền liên kết với giới tính. - Hoán vị gen: hiện trượng các gen thuộc cùng một cặp nhiễm thể tương đồng có thể đổi chỗ cho nhau do sự trao đổi chéo của các crômatit trong cặp nhiễm sắc thể đồng dạng vào kỳ đầu của quá trình giảm phân. Những phát minh của Morgan đóng góp to lớn vào di truyền học, có ý nghĩa quan trọng với nông nghiệp; là cơ sở để giải thích và phát hiện nhiều căn bệnh do sự rối loạn của quá trình phân ly và tổ hợp của nhiễm sắc thể. 1911 F. Pregl (Áo) đề xuất các phương pháp phân tích vi lượng các hợp chất hữu cơ. Sau đó, Pregl thiết kế và chế tạo tất cả các thiết bị cần thiêu cho các phương pháp phân tích trên; trong đó có mô hình của một cân phân tích với độ nhạy đến 1 phần triệu (1/105) gam. Đồng thời, Pregl nghiên cáu các tổ hợp thuốc thử phân tích và các phương pháp phân hủy khi phân tích nguyên tố. Các công trình của Pregl đóng góp to lớn vào ngành hóa học phân tích hữu cơ. 1911 H. Onnes (Hà Lan) phát hiện ra tính chất siêu dẫn ở thủy ngân (Hg) với nhiệt độ tới hạn khoảng 40K. Tính chất siêu dẫn là tính chất của những vật liệu, ở một nhiệt độ nhất định, sẽ dẫn điện một cách “siêu việt” với điện trở gần nhw bằng 0. Từ đó đến nay, công nghệ vật liệu siêu dẫn liên tục được phát triển. Hiện nay, giá trị nhiệt độ tới hạn của vật liêu siêu dẫn đã đạt tới 1330K. Vật liệu siêu dẫn có nhiều ứng dụng quan trọng trong các ngành năng lượng hạt nhân, điện kỹ thuật, phương tiện giao thông vận tải, kỹ thuật và điện tử, kỹ thuật sinh học. 1911-1915 Alexis Carrel (Pháp) hoàn thiện kỹ thuật nuôi cấy mô, trong đó có việc chế tạo ra các chất vô trùng dùng điều trị vết thương. 1912 Alfred Wegener (Đức) đưa ra giả thuyết về hiện tượng lục đia trôi. Theo Wegener, ban đầu, các lục địa liền một khối. Do các biến động địa chất, các vùng đất tách nhau ra và trôi giạt theo các hướng khác nhau, hình thành các lục địa như ngày nay. Mãi đến những năm 60, thuyết của Wegener mới được công nhận. 1912 Victor Franz Hess khám phá ra tia vũ trụ. Khi giải thích việc các lá của máy điện nghiệm tích điện cụp dần lại, Hess đã nêu lên ý tưởng về sự tồn tại của một bức xạ tích điện từ những lớp sâu của không gian vũ trụ, gọi là bức xạ vũ trụ. Sự tồn tại của tia vũ trụ khẳng định sự biến hóa tương hỗ liên tục giữa các nguyên tố và các hạt cơ bản. 1913 Niels Bohr (Đan Mạch) đưa ra mẫu nguyên tử hydro. Bohr đã kết hợp mẫu nguyên tử hành tinh của Eutherford và áp dụng thuyết lượng tử của Planck, đưa ra một mẫu nguyên tử hydro có tính chất toàn diện và đúng đắn nhất từ trước tới bấy giờ. Về sau, lý thuyết của Bohr tỏ ra có nhiều hạn chế đối với những nguyên tử phức tạp; tuy nhiên, phát minh này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của vật lý nguyên tử 1913 Johannes Stark (Đức) phát hiện ra sự tách các phổ trong điện trường. Bản chất của hiện tượng này (về sau gọi là hiệu ứng Stark) là sự thay đổi bước sóng của quang phổ phát xạ vạch khi nguồn sáng chịu tác dụng của một điện trường mạnh. Hiệu ứng Stark là một trong những nguyên nhân làm vạch phổ rộng ra. Nghiên cứu của Stark đã giải thích được bản chất nhiều hiện tượng quang phổ. 7-1913 Chiếc máy ảnh tự động đầu tiên ra đời. Tuy còn khá cồng kềnh và thô sơ, nhưng chiếc máy ảnh tự động đầu tiên này cho phép khách hàng có được một bức ảnh chân dung sau 3 phút. Tất cả những gì khách hàng phải làm là ngồi vào ghế, cho tiền vào một khe hẹp. 12-1913 Chiếc máy giặt đầu tiên ra đời. Chiếc máy giặt này có cấu tạo và hoạt động đơn giản. Quần áo được cho vào một chiếc lò xo nhúng trong nước xà phòng. Một động cơ làm lò xo chuyển động, gây ra lực tương tự như lực của bàn tay khi vò quần áo. Động cơ được đặt trên một chiếc cột và được nối với phần máy chính. Bên cạnh ý nghĩa khoa học - kỹ thuật, phát minh này còn có ý nghĩa to lớn trong công cuộc giải phóng phụ nữ. 5-9-1914 Pavlov (Liên Xô cũ) công bố nghiên cứu về phản xạ có điều kiện. 1915 Albert Einstein (Đức) công bố thuyết tương đối rộng (còn gọi là thuyết tương đối tổng quát). Thuyết tương đối rộng xét các thuyết vật lý với hệ quy chiếu bất kỳ. Thuyết tướng đối rộng có thể phát biểu như sau: “Mọi định luật thiên nhiên đều không thay đổi đối với bất kỳ người quan sát nào”. Đồng thời, thuyết tương đối rộng cũng nêu lên phương trình về trường hấp dẫn, thay thế cho định luật hấp dẫn của Newton và trở thành cơ sở khoa học nghiên cứu Vũ trụ. Thuyết tướng đối rộng của Einstein, bên cạnh ý nghĩa to lớn đối với vật lý, có giá trị triết học. V.I. Lênin viết: “Những kết quả có tính chất cách mạng của thuyết tướng đối đã làm cho triết học có bước chuyển biến lớn đầu thế kỷ XX, làm cho nhận thức của con người về tự nhiên thêm sâu sắc”. 1917 K. Schawartzschild dự đoán sự tồn tại của các lỗ đen trong Vũ trụ. Dựa trên định luật vạn vật hấp dẫn của Newton và thuyết tương đối của Einstein, Schawartzschild chứng minh rằng: khi một ngôi sao đạt tới bán kính hấp dẫn thì không còn khả năng bức xạ điện từ. Ông gọi trạng thái này của sao là lỗ đen. Trong trường trọng lực mãnh liệt của lỗ đen, vật chất trong các sao vệ tinh bị cuốn hút chuyển động theo hình xoáy trôn ốc, bị nóng lên hàng chục triệu đô và trở thành nguồn bức xạ tia X cực mạnh. Khám phá của Schawartzschild có ý nghĩa mở đường trong việc tìm hiểu những bí mật của Vũ trụ. 1922 Frederick Grant Banting (Canada), Best (Canada) và John James Rickard Maclesd (Scotland) phát hiện và nghiên cứu chất insulin, một hormon của tuyến tụy, điều tiết sự chuyển hóa đường. Đồng thời, Banting đề ra phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng hormon insulin. 1923 Bronsted (Đan Mạch) và Loury (Anh) đề xướng các luận điểm cơ bản của thuyết axit- bazơ (thuyết proton). Theo thuyết Bronsted-Loury, axit là những chất cho proton, bazơ là những chất nhận proton. Ngoài ra, Bronsted khẳng định: proton không tồn tại trong dung dịch ở trạng thái tự do, mà dưới dạng ion H3O+. Thuyết Bronsted-Loury hoàn chỉnh và khái quát hóa định nghĩa về axit-bazơ, khắc phục được những nhược điểm của thuyết axit-bazơ của Arrhenius trước đó. 1923 J. Lewis (Mỹ) đưa ra một quan niệm về axit-bazơ (thuyết electron). Theo Lewis, axit là những chất có thể nhận cặp electron để tạo thành liên kết cho nhận; bazơ là những chất có thể cho cặp electron để tạo thành liên kết cho nhận. Thuyết Lewis có tính khái quát cao, thông nhất được tất cả các thuyết axit-bazơ trước đó. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của thuyết Lewis là không giải quyết được vấn đề độ mạnh yếu của axit-bazơ như thuyết Bronsted-Loury. 3-1924 Breton (Pháp) lắp ráp thành công chiếc mát rửa bát đầu tiên. Chiếc máy rửa bát đầu tiên có dạng như một chiếc hộp hình trụ, được chia thành nhiều ngăn dành cho bát, đĩa, thìa Cũng như máy giặt quần áo, bên cạnh ý nghĩa khoa học, máy rửa bát có ý nghĩa to lớn trong công cuộc giải phóng phụ nữ. 1924 Clarence Birdseye (Mỹ) phát minh ra công nghệ ướp lạnh thực phẩm. Những ý tưởng đầu tiên của Birdseye hình thành khi thấy dân ở Labrador Canada (Mỹ) làm lạnh thực phẩm để dùng vào mùa đông khi rất khó khăn có được thực phẩm tươi sống. Đến năm 1929, Birdseye thành lập công ty thực phẩm ướp lạnh và là người đầu tiên đưa ra thị trường mặt hàng này. Phát minh của Birdseye liên tục được phát triển từ đó đến nay và trở thành một ngành công nghiệp lớn: công nghiệp thực phẩm ướp lạnh. 1924 Louis de Broglie (Pháp) đưa ra giả thuyết về bản chất sóng của hạt vi mô. Giả thuyết của De Broglie như sau: “Không phải chỉ có photon mới có bản chất sóng, mà những hạt vi mô, như electron, cũng có tính chất sóng”. Đồng thời, De Broglie đưa ra hệ thức về bước sóng (về sau gọi là hệ thức De Broglie): Năm 1927, các nhà khoa học đã chứng minh bằng thực nghiệm bản chất sóng của electron. Phát biểu của De Broglie góp phần đặt nền móng cho cơ học lượng tử. 1925 W Pauli (Thụy Sĩ) phát biểu nguyên lý loại trừ trong sự hình thành vỏ electron của nguyên tử. Nội dung nguyên lý loại trừ Pauli: “Trong một nguyên tử không thể có hai electron có cùng bốn số lượng tử như nhau”. Như vậy, ứng với mỗi obitan nguyên tử chỉ có thể có tối đa hai electron với số lượng tử pin là +1/2 và -1/2. Ngoài ra, nguyên lý loại trừ Pauli còn giải thích chính xác cấu trúc phổ nguyên tử, tính chất của nguyên tử, phân tử, tinh thể, đồng thời giải thích bản chất vật lý của định luật tuần hoàn Mendeleev. Nguyên lý loại trừ Pauli là một trong những nguyên lý cơ bản của cơ học lượng tử. 1926 E. Schrodinger (Áo) đề ra phương trình sóng mô tả chuyển động của một hạt trong không gian. Phương trình Schrodinger có dạng: Giải phương trình sóng cho những kết quả toán học của các số lượng tử. Phương trình sóng Schrodinger là nền tảng của cơ học lượng tử. 1926 John Logie Baird (Scotland) phát minh hệ thống hoạt động truyền hình. Baird bắt đầu nghiên cứu từ năm 1923 một chiếc máy có khả năng truyền đi hình ảnh và âm thanh dưới dạng sóng điện từ. Tháng 1-1926, Baird cho nhân dân London lần đầu tiên được xem truyền hình. Năm 1929, Đài BBC làm chương trình truyền hình đầu tiên sử dụng thiết bị của Baird. Từ đó đến nay, công nghệ truyền hình liên tục phát triển, và phát minh của Baird có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển đó. 1927 W. Heisenberg (Đức) công bố nguyên lý và hệ thức bất định của hạt vi mô. Nguyên lý bất định Heisenberg được phát biểu như sau: “Về nguyên tắc, không thể xác định chính xác các vị trí lẫn tốc độ của các hệ vật lý vi mô”. Heisenberg còn đưa ra hệ thức bất định: Nguyên lý và hệ thức bất định Heisenberg đã dẫn tới khái niệm xác suất tìm thấy hạt vi mô tại một thời điểm. Trên cơ sở đó, lý thuyết của Heisenberg đưa ra một mẫu nguyên tử hoàn chỉnh và đúng đắn hơn lý thuyết của Bohr trước đây. Nguyên lý và hệ thức bất định Heisenberg đã đóng góp to lớn vào nền tảng của cơ học lượng tử. 1927 Xây dựng tuyến điện thoại vượt Đại Tây Dương. 2-1929 Alexander Fleming (Scotland) công bố kết quả phát hiện về khả năng ức chế vi khuẩn của nấm Penicillium. [...]... thuyết mới của Bronsted đã giải quyết được những hạn chế của thuyết Arrenius trước đây BROWER (1881-1966) Nhà toán học Hà Lan, sinh tại Hoorn Brower tốt nghiệp Trường Đại học Amsterdam và nhận bằng Tiến sĩ khoa học năm 1907 Từ năm 1912-1951, ông giảng dạy tại Đại học Amsterdam Những công trình khoa học của Brower bao gồm logic kiến thiết, cơ sở của toán học và tôpô học Năm 1908, ông thu được nhiều kết quả... nghiệp Trường Đại học Leningrad năm 1928 Ngay từ những năm sinh viên, ông đã công bố 16 công trình về thiên văn học Sau đó Ambartsumian trở thành nghiên cứu sinh tại đài thiên văn Pulkovo Từ năm 1931, ông làm việc tại Trường Đại học Leningrad Năm 1934, ông trở thành Giáo sư Năm 1934, ông xây dựng khoa Vật lý thiên văn học lần đầu tiên của Liên Xô tại Trường Đại học Leningrad Trong những năm 1939-1941,... nhân Đupna tổng hợp thành công nguyên tố 114 có chu kỳ bán rã tương đối dài (30 giây) 1999 Các nhà khoa học Mỹ ở Phòng thí nghiệm Lawrence ở Berkeley bang California tổng hợp thành công nguyên tố 118 và 116 có đời sống rất ngắn (cỡ phần nghìn giây) * Các nhà khoa học – kỹ thuật thế kỷ XX ABDERHALDEN (1877-1955) Nhà hóa sinh người Thụy Sĩ, sinh tại Oberuzwil Năm 1900, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Basel... màu mỡ của đất Ông là một trong những người sáng lập ra ngành virut học BELOV (1891-1982) Nhà tinh thể học và địa hóa Liên Xô, sinh ở Ianov (thuộc Ba Lan) Năm 1921, ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa Petrograd Từ 1924-1935, ông làm việc tại Phòng thí nghiệm hóa học trung tâm của Liên hiệp xí nghiệp da Lêningrad và đồng thời tại Viện Hóa và Khoáng vật học, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1933-1938) Năm 1938,... (1933-1938) Năm 1938, ông chuyển tới Viện Tinh thể học của Việc Hàn lâm khoa học Liên Xô Từ 1946, ông là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Gorki, và từ 1953 là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Moskva Từ 1966 đến 1969, ông là Chủ tịch Liên đoàn quốc tế các nhà tinh thể học Các công trình chủ yếu của ông tập trung vào lĩnh vực tinh thể học, khoáng vật học cấu trúc và địa học Ông đề xướng thuyết bao gói siêu chặt của... ABEGG (1869-1910) Nhà hóa học người Đức, sinh tại thành phố Danzig (nay là thành phố Gdansk, Ba Lan) Từ năm 1886 đến năm 1891, ông học ở Đại học Tổng hợp Kiel, Tubingen, Berlin Tốt nghiệp Đại học, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Gottingen Năm 1897, ông được phong hàm Giáo sư Năm 1899, ông chuyển sang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật ở Breslau Các công trình nghiên cứu khoa học của ông tập trung... Nhà hóa học hữu cơ Đức, sinh ở Konighutte (nay thuộc Ba Lan) Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kiel, sau đó đỗ Tiến sĩ năm 1926 Năm 1926-1936, làm việc ở Đại học Tổng hợp Kiel Năm 1934, ông được phong hàm Giáo sư Năm 1936-1940, ông lãnh đạo khoa học của tổ hợp “I.G Farbenindustrie” ở Leverkusen Từ 1940, ông làm Giám đốc Viện Hóa học của Đại học Tổng hợp Kiel Alder được Giải thưởng Nobel về hóa học năm... hai nhà bác học này vở nhiều nhà khoa học khác đã điều chế được hàng loạt các đồng vị phóng xạ của nhiều nguyên tố dựa trên cùng một nguyên lý như trên Các đồng vị phóng xạ có ý nghĩa to lớn với sinh học (nghiên cứu các quá trình trao đổi chất, năng lượng bằng nguyên tử đóng dấu), y học (điều trị bệnh ung thư, bạch hầu ) Phát minh ra hiện tượng phóng xạ nhân tạo là một trong những thành tựu lớn nhất... năm 1935 ông khánh thành nhà máy sản xuất rượu và cồn ở Rhein Năm 1931, ông được trao Giải thưởng Nobel về hóa học BERGMANN (1886-1944) Nhà hóa học hữu cơ người Đức, sinh tại Munchen Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Berlin năm 1906, và làm việc tại đây đến năm 1920 Từ năm 1934, ông rời khỏi nước Đức và làm việc tại Mỹ Lĩnh vực nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông là hóa học protein Những năm 19201930,... học Tổng hợp Cambridge và từ 1937 là Giáo sư của Đại học Tổng hợp London 1939-1945, ông là cố vấn khoa học của Bộ Hàng không Anh quốc Ông là người sáng lập môn khoa học luận, là Chủ tịch Liên hiệp quốc tế các nhà tinh thể học (1963-1966), Chủ tịch Hội đồng hòa bình thế giới (1959-1965) Các nghiên cứu khoa học của ông bao gồm các vấn đề cấu tạo và tiêu hóa của vật chất Bằng phương Pháp phân tích cấu trúc . Những thành tựu khoa học – kỹ thuật thế kỷ XX Thế kỷ XX, cùng với chính trị, kinh tế, văn hóa , khoa học đã đặt những dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại. Sự phát triển của khoa học thế. Các giải Nobel khoa học tự nhiên thế kỷ XX; Dự đoán các phát triển khoa học thế kỷ XXI. Chúng tôi hy vọng, qua đây, các bạn sẽ thêm hiểu biết và trân trọng những thành tựu khoa học kỳ diệu mà. cuốn sách Một thế kỷ văn minh nhân loại được chia thành hai phần: - Phần I: Các thành tựu khoa học - kỹ thuật tiêu biểu thế kỷ XX. - Phần II: Các nhà khoa học - kỹ thuật thế kỷ XX. Ngoài ra,

Ngày đăng: 13/02/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan