Những thuận lợi, khó khăn khi dạy môn TV công nghệ giáo dục

2 25.2K 184
Những thuận lợi, khó khăn khi dạy môn TV công nghệ giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ KHÓ KHĂN KHI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC Giáo viên thực hiện: Trương Thị Hà Đơn vị: Trường tiểu học Phước Hiệp Qua một thời gian ngắn 9 tuần thực hiện dạy học môn Tiếng Việt lớp 1- CNGD tôi nhận thấy chương trình có những ưu điểm và khó khăn sau: 1. Ưu điểm đối với giáo viên: Phương pháp dạy học tiếng Việt 1 - công nghệ giáo dục giúp cho giáo viên nắm vững kỹ thuật dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, tiến trình giờ dạy nhẹ nhàng, dễ thực hiện. Giáo viên không phải soạn bài nên có thời gian nghiên cứu thiết kế bài giảng có sẵn của sách công nghệ giáo dục nên khi dạy không bị áp lực. GV chỉ cần thực hiện đúng, đủ quy trình trong sách thiết kế. Tài liệu thiết kế chi tiết cho các dạng bài, các mẫu của từng tiết dạy. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học của GV ít hơn, cũng đơn giản, nhẹ nhàng hơn, đa số các thao tác đều có sẵn trong thiết kế bài giảng. Trong thiết kế ở 2 tuần đầu (tuần 0) giáo viên chưa dạy chữ cho học sinh mà chỉ cho học sinh làm quen với các hoạt động thông qua trò chơi, hướng dẫn kĩ các quy định nên các em có nền nếp học tập tốt ngay từ đầu năm học và sẽ được duy trì trong suốt năm học. Một điểm khác với phương pháp dạy học truyền thống nữa là giáo viên không phải cầm tay giúp học sinh tập viết mà các em tự tư duy bài giảng dưới hình thức nghe, hiểu và viết lại. Về dạy tăng thời lượng: Với bài có nhiều nội dung, GV có thể tăng thời lượng để dạy chậm và kỹ hơn. Ví dụ, bài có 4-6 vần thì giáo viên có thể linh động tách thành 2 tiết, mỗi tiết dạy 2-3 vần, thực hiện đủ 4 việc dạy vào buổi chiều. 2. Ưu điểm đối với học sinh: Chương trình này không đặt nặng về nghĩa của từ mà chỉ tập trung vào ngữ âm của tiếng nên một phần thuận lợi cho HS dân tộc thiểu số. Ngoài ra, phương pháp mới còn giúp học sinh làm theo sự hướng dẫn, những ký hiệu và hiệu lệnh của giáo viên. Thay vì chỉ đánh vần, học sinh còn được phân tích âm, vần qua các thao tác tay và các hoạt động phụ trợ khác, tạo sự hứng thú cho các em, giúp các em chủ động trong việc tiếp thu bài học, làm chủ kiến thức. Điểm mới của chương trình là học sinh được học kiến thức từ âm đến chữ và khắc sâu hoạt động ngữ âm, cách phân tích cấu trúc ngữ âm, phương pháp học này giúp học sinh khá giỏi xác định được vị trí các âm trong một tiếng, như: âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Kết quả, các em có thể đọc thông viết thạo, khi viết chính tả không nhìn chép và ít viết sai chính tả vì khi dạy đều có đưa luật chính tả. Ví dụ: Âm "cờ" đứng trước âm e, ê, i phải viết bằng con chữ "ca" (k), khi dạy bài: Nguyên âm đôi iê thì có luật chính tả "Khi vần không có âm cuối thì viết là "ia", khi vần có âm cuối thì viết là "iê". 3. Những khó khăn đối với học sinh và giáo viên: Theo tôi và ý kiến của nhiều giáo viên dạy lớp 1, chương trình này còn nhiều bất cập, quá sức với học sinh lớp 1 mà nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Ngay bài đầu tiên, nhiều học sinh chưa biết chữ cái nhưng đã phải viết chính tả. Trong quá trình học, các em còn phải phân biệt được các mẫu bài, dạng bài, biết tiếng có âm đầu, tiếng có âm chính, tiếng có âm đệm, âm cuối… Trước đây, học hết 8 tuần, các em thuộc bảng chữ cái và có thể ghép vần thành âm, tiếng. Nay, hết 6 tuần, học sinh đã phải đọc những bài dài tới 50 tiếng. Cụ thể: Khi dạy bài "Âm /tr/ sách Tiếng Việt CNGD tập 1 trang 60, 61 học sinh phải đọc tới 50 tiếng chưa kể đọc 7 phụ âm ở cuối trang. Bài đầu tiên của phần vần có âm đệm và âm chính sách Tiếng Việt CNGD tập 2 trang 8, 9 học sinh phải đọc tới 65 tiếng. Chưa nói đến những bài tập đọc ở phần sau tập 3 quá dài, dài hơn những bài tập đọc lớp 2 chương trình hiện hành…. Ở tuần 10 trở đi, học sinh chưa được học chữ hoa mà trong sách giáo khoa đưa chữ hoa và bài đọc vì thế học sinh không đọc được. Khi đọc, một số em biết tiếng luôn nhưng chỉ là đọc vẹt theo thầy, cô nên không viết được chữ. Với những lớp có học sinh đông và yếu, giáo viên rất vất vả và nguy cơ các em “mù chữ” luôn nếu chẳng may bị ốm phải nghỉ một vài buổi học. Chưa kể đến việc khi giáo viên giao bài về nhà tập đọc, học sinh thấy bài quá dài nên “ngại” không muốn đọc, do đó ngày càng yếu kém, dễ nảy sinh cảm giác sợ học. Ở việc 4 dạy viết chính tả quá khó đối với học sinh nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Tóm lại: Theo tôi thì chương trình này cũng có nhiều ưu điểm đối với giáo viên và học sinh nhưng chỉ với học sinh người kinh và những em tiếp thu nhanh. Còn đối với học sinh dân tộc thiểu số thì học chương trình này gặp nhiều khó khăn hơn so với chương trình hiện hành. Theo tôi thì nếu áp dụng chương trình này thì nên cải cách lại SGK, giảm tải bớt lượng chữ trong bài của từng tiết học và bỏ phần viết chữ hoa, viết chính tả. Trên đây là những ưu điểm và khó khăn mà tôi đã rút ra trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 CNGD trong suốt 9 tuần học vừa qua. . NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ KHÓ KHĂN KHI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC Giáo viên thực hiện: Trương Thị Hà Đơn vị: Trường tiểu học Phước Hiệp Qua một thời gian ngắn 9 tuần thực hiện dạy. học môn Tiếng Việt lớp 1- CNGD tôi nhận thấy chương trình có những ưu điểm và khó khăn sau: 1. Ưu điểm đối với giáo viên: Phương pháp dạy học tiếng Việt 1 - công nghệ giáo dục giúp cho giáo. của sách công nghệ giáo dục nên khi dạy không bị áp lực. GV chỉ cần thực hiện đúng, đủ quy trình trong sách thiết kế. Tài liệu thiết kế chi tiết cho các dạng bài, các mẫu của từng tiết dạy. Việc

Ngày đăng: 12/02/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan