Báo cáo khoa học : Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cà chua công nghệ cao tại TP HCM

75 1.9K 21
Báo cáo khoa học : Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cà chua công nghệ cao tại TP HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cà chua công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Hữu Nhượng và ThS. Nguyễn Chí Dũng Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Địa chỉ: Ấp 1, Xã Phạm Văn Cội, Huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh Điện thoại: (08)85375910; Fax: (08): 7949743 Thời gian thực hiện đề tài: 30 tháng (Từ tháng 03/2011 đến tháng 09/2013) Kinh phí đƣợc duyệt: 520 triệu đồng Kinh phí đã cấp: lần 1: 300.000.000 đồng Theo thông báo số: 16/TB -SKHCN ngày 28 tháng 3 năm 2011; lần 2: 168.000.000 đồng Theo thông báo số: 6/TB - SKHCN ngày 4 tháng 3 năm 2014. Mục tiêu: Hoàn thiện quy trình sản xuất cà chua trong nhà màng, trên giá thể, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà chua góp phần giải quyết sản phẩm rau an toàn cho Thành phố. Nội dung: 1. Nghiên cứu giá thể phù hợp trên một số giống cà chua trong điều kiện nhà màng. 2. Nghiên cứu công thức phân bón (Formula) cho cà chua trồng trên giá thể. 3. Nghiên cứu lượng nước tưới thích hợp cho cà chua trồng trên giá thể trong điều kiện nhà màng. 4. Nghiên cứu xây dựng mô hình thích hợp cho cà chua trồng trong điều kiện nhà màng. Sản phẩm của đề tài: Quy trình sản xuất cà chua công nghệ cao (trồng cà chua trên giá thể áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt trong điều kiện nhà màng). Năng suất 100 tấn/ha; Độ dày thịt quả lớn hơn 5mm, Độ Brix 5.0 – 6.0. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài. 2 PHẦN BÁO CÁO KẾT QUẢ CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.Giới thiệu chung về cây cà chua: 1.1. Vị trí phân loại: Giới (regnum) : Plantae Ngành (divisio) : Embryophyta (thựcvật có phôi) Lớp (class) : Spermatopsida (thực vật có hạt) Bộ (ordo) : Solanales Họ (familia) : Solanaceae Chi (genus) : Solanum Loài (species) : S. Lycopersicum Phân loài(subspecies): S. l. var. cerasiforme S. l. var. lycopersicum 1.2. Nguồn gốc và phân bố: Hàng trăm năm trước, loài người không coi cây cà chua là cây thực phẩm, mà nó chỉ được coi như là cây thuốc và cây cảnh. Tài liệu công bố về cà chua đầu tiên xuất hiện cuối thế kỷ XVI. Cà chua có nguồn gốc từ Pêru và Ecuador, các nước Nam Mỹ thuộc khu vực nhiệt đới khô, nhiều ánh nắng. Trong suốt 3 thế kỷ, cà chua bị xem là quả độc, cấm trồng. Ở vùng Andes – Nam Mỹ, cà chua được đem về Châu Âu từ thế kỷ XVI và gọi tên theo tiếng thổ dân là “tomato”. Các nhà thực vật học xếp cà chua vào họ cà, chung nhóm với loại cà gây độc chết người, đó là cà độc dược. Vì nghĩ rằng cà chua tuy có màu đỏ đẹp nhưng độc nên người ta chỉ trồng làm cảnh và đặt cho nó biệt danh “trái đào của chó sói”. Sở dĩ cà chua bị nỗi oan như thế là vì quả cà chua còn xanh có chứa một loại chất alkaloid độc tố tên là solanin và khi cà chua chín thì độc tố này không còn. Mãi đến năm 1778, cà chua mới được xem là trái cây ăn được. Từ sau cách mạng Pháp, cà chua lên ngôi và được gọi bằng tên mỹ miều “táo vàng”, “táo tình yêu” và có mặt trong các thực đơn của nhà hàng Paris. 3 1.3. Đặc điểm thực vật học Bộ rễ Cà chua có bộ rễ chùm, phân nhánh mạnh, có thể ăn sâu tới 1,5m. Thời gian đầu rễ chính phát triển mạnh. Bộ rễ cà chua phát triển rất khoẻ. Sau khi hạt nảy mầm rễ bắt đầu phát triển và chỉ sau khoảng 3 tuần, rễ cái ăn sâu vào đất 65cm. Khi đưa cây cà chua từ vườn ươm ra trồng rễ cái thường bị đứt, cho nên rễ phụ thường phát triển nhiều. Rễ cà chua có sức tái sức rất khoẻ, nên sau khi trồng rễ phụ và rễ tơ mọc ra nhiều. Sau khi trồng 2 tháng, rễ phân bố nhiều ở tầng đất mặt dày khoảng 60cm, tập trung nhiều nhất ở lớp đất cách mặt đất 30cm. Có một số rễ ăn sâu đến 1,0 - 1,3m. Rễ lan ra theo chiều ngang cách gốc cây 1,0m, nhưng tập trung nhiều nhất trong phạm vi bán kính 60 – 65cm. Bộ rễ ăn sâu, cạn, mạnh hay yếu đều có liên quan đến mức độ phân cành và phát triển của bộ phận trên mặt đất, do đó khi trồng cà chua tỉa cành, bấm ngọn, bộ rễ thường ăn nông và hẹp hơn so với điều kiện trồng tự nhiên. Thân Thân của cà chua là bò lan xung quanh hoặc thân bụi. Thân tròn, mọng nước, phủ nhiều lông khi cây lớn, thân dần dần hoá gỗ, cà chua có thể chia thành 3 loại thân. + Loại thân lùn (cây bụi): cây mập, lóng ngắn, cây mọc thành bụi, cây chỉ cao 35 - 70cm, thân cứng, mọc thẳng, không cần dùng cọc để chống đỡ, không cần tạo hình, hạn chế việc tỉa cành, trong sản xuất cần tăng mật độ thích hợp để tăng năng suất. + Loại thân cao: cây cao, khoảng 1,5 - 2,0m, lóng dài, lá có từ 3 - 4 đôi lá chét, thân lá phát triển mạnh, thân mềm. Trong sản xuất, cần tỉa cành, tỉa hoa quả và làm giàn, hoặc dùng cọc chống đỡ. + Loại thân cao trung bình: đây là loại trung gian giữa loại cao và loại lùn. Chiều cao đạt từ 65 - 120cm. Thân lá sinh trưởng mạnh (cành, chồi non phát triển mạnh), trong sản xuất cần tỉa cành. Thân cà chua có thể thay đổi lớn và chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác. Thời kỳ cây con thân 4 trong, thẳng đứng, mọng nước, giòn, dễ gãy, phủ nhiều lông. Cây trưởng thành thân có tiết diện đa giác, cây cứng, phần gốc hoá gỗ xù xì. Thân cà chua phát triển theo kiểu lưỡng tính phân, thân mang lá và phát hoa, các chùm hoa sinh ra từ trên thân chính. Vì vậy, thân chính có vị trí quan trọng đối với sản lượng quả. Chồi nách phát sinh từ các nách lá, ở các vị trí khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau. Theo quy luật thì chồi nách ở ngay dưới chùm hoa thứ nhất có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh và cho sản lượng gần bằng thân chính. Tất cả chồi nách (nhánh) trưởng thành đều có khả năng ra hoa đậu quả nhưng sản lượng không cao bằng nhánh cấp 1 mọc dưới chùm hoa thứ nhất trên thân chính. Lá Lá cà chua có đặc trưng để phân biệt giữa các giống. Lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá hoàn chỉnh có 3 - 4 đôi lá chét. Ngọn lá có một phiến lá riêng biệt gọi là lá đỉnh. Giữa các lá chét còn có lá giữa và lá bên nhỏ hơn lá chét. Số lá, màu sắc lá là đặc tính di truyền của giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, nước và dinh dưỡng. Lá cà chua có thể có giống lá bé ít khía, có giống lá giống lá khoai tây, có giống lá nhiều khía, có giống lá xoăn lại. Nhìn chung, các giống cà chua ngắn ngày có lá tương đối bé, màu sắc tương đối nhạt, thân và lá có lông tơ, có mùi hăng đặc biệt. Lá kép lông chim lẽ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có riêng lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa sâu hay cạn tuỳ giống. Phiến lá thường phủ lông tơ. Đặc tính lá thể hiện đầy đủ sau khi cây có chùm hoa đầu tiên. Hoa Hoa cà chua thuộc loại hoa hoàn chỉnh (lá đài, cánh hoa (tràng hoa), nhị, nhụy), hoa mẫu 5, màu vàng sáng. Hoa cà chua nhỏ, không có màu sắc sặc sỡ, không có mùi thơm hấp dẫn nên không dẫn dụ côn trùng. Tỷ lệ thụ phấn chép phụ thuộc vào cấu tạo của hoa, giống và thời vụ gieo trồng. Vùng ôn đới là 0,5 - 4%, vùng nhiệt đới tỷ lệ này cao hơn từ 10 - 15%. Hoa cà chua thuộc loại hoa tự thụ phấn do cấu tạo của hoa: Các bao phấn bao quanh nhụy, thường vị trí của nhụy thấp 5 hơn nhị. Khi vòi nhụy cao hơn nhị thì cơ hội thụ phấn chéo rất lớn. Quá trình thụ phấn ngoài trời có thể dễ dàng thực hiện nhờ gió, côn trùng di chuyển phấn hoa. Trồng cà chua trong nhà lưới cần tác động bằng cách rung cây, rung cành làm cho hạt phấn dễ dàng tách khỏi bao phấn rơi trên nhụy cái. Hoa cà chua mọc thành chùm. Hoa thường do mầm ở đầu thân cây phân hóa thành. Khi mầm ở đầu thân hình thành hoa, thì mầm ở các nách lá phát triển thành nhánh thay thế, cứ như thế càng tiếp tục phát triển lên. Màu sắc của hoa thay đổi theo quá trình phát triển của hoa từ vàng xanh, vàng tươi rồi đến vàng ứa (vàng sẫm). Trong kỹ thuật lai, người tạo giống thường khử đực trên cây mẹ ở thời kỳ hoa có màu vàng xanh, tràng hoa chưa bị tách rời. Lấy phấn bố ở thời kỳ nở to có màu vàng tươi là tốt nhất. Hoa cà chua mọc thành chùm, hoa đính vào chùm bởi cuống ngắn. Giữa các hoa có những khoảng trống (một lớp tế bào riêng rẽ (tế bào nhu mô) được hình thành ở cuống hoa. Khi gặp điều kiện không thuận lợi như quá lạnh, quá nóng, quá khô hạn, quá ẩm ướt, thức ăn, nước bị thiếu… các khoảng trống này phình to lên do tích tụ vào đó một loại men làm ảnh hưởng đến sự liên kết của các tế bào gây ra hiện tượng hoa, quả bị rụng. Có thể sử dụng chất kích thích sinh trưởng để hạn chế hoạt động của men này, ngăn cản hiện tượng rụng hoa, rụng quả. Căn cứ vào sự phân nhánh của chùm hoa mà chia ra làm 3 loại: đơn giản, trung gian và phức tạp. Loại chùm đơn giản chỉ có một trục chính, hoa mọc so le trên trục. Loại trung gian thường phân thành 2 nhánh chính. Loại hình phức tạp chia thành nhiều nhánh. Số chùm hoa/cây/chu kỳ sinh trưởng khoảng 20 chùm hoặc nhiều hơn, phụ thuộc vào giống và kỹ thuật trồng trọt. Mỗi chùm hoa biến động 5 - 20 hoa, thường có 5 - 7 hoa/chùm. Cà chua có cả hoa đực và hoa cái. Nhị đực có từ năm cái trở lên, phấn hoa màu vàng, tụ tập thành một ống hình thoi tròn, bao quanh bên ngoài nhụy cái. - Sự nở hoa: Hoa cà chua là hoa lưỡng tính. Mỗi hoa gồm có đài, tràng, nhị, nhụy. Cuống bao phấn rất ngắn. Các bao phấn dính vào nhau tạo thành một ống bao quanh nhụy. Mỗi bao phấn có hai túi phấn, khi chin tách ra theo chiều dọc bên trên. Nhụy gồm bầu và vòi nhụy, đầu tận cùng của vòi nở rộng gọi là nuốm, nơi thu 6 nhận hạt phấn. Chùm hoa: hoa cà chua mọc thành từng chùm đơn và kép (tùy giống). Những chùm hoa ở phía dưới thường cấu tạo phức tạp hơn những chùm phía trên. Quy luật nở hoa: Chùm gần gốc, gần thân chính nở trước, thường thì chùm thứ nhất nở hoàn toàn thì chùm thứ hai bắt đầu nở. Giữa các hoa trong chùm thì hoa ở gần cuống chùm nở trước, hoa của đầu mút chùm trở sau. Từ hoa đầu tiên đến hoa trong chùm nở rộ từ 2 – 4 ngày, từ hoa đầu tiên tới hoa cuối cùng nở là 10 - 14 ngày. Hoa nở vào lúc 8 - 10 giờ. Nhiệt độ thích hợp nhất cho nở hoa là 18 - 25 0 C. Ở nhiệt độ dưới 12 0 C thì sự nở hoa và thụ phấn bị ức chế. Khi nhiệt độ trên 35 0 C, trời khô hạn, thiếu ánh sáng và chất dinh dưỡng thì hoa nở không bình thường, vòi nhụy mọc dài hơn nhị, gây khó khăn cho thụ phấn. Thụ phấn và thụ tinh: Thường hai ngày trước khi hoa nở hạt phấn đã chin và nhụy đã có khả năng nhận hạt phấn. Khi đó, nụ hoa có cánh màu vàng nhạt. Khi hoa nở, khả năng thụ phấn mạnh nhất, nuốm của nhụy tiết dịch nhiều, tạo điều kiện giữ hạt phấn và thúc đẩy hạt phấn nảy mầm. Một hai ngày sau khi nở hoa, tế bào trứng chín và xảy ra quá trình thụ tinh; khi đó cánh hoa bắt đầu héo, màu nhạt dần và cụp lại. Hạt phấn tốt là những hạt phấn giữ được sức nảy mầm trong thời gian 4 - 5 ngày ở nhiệt độ và độ ẩm bình thường. Nhiệt độ thích hợp cho phấn hoa phát triển là 21 - 24 0 C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho hạt phấn nảy mầm là từ 16 - 29 0 C, thích hợp nhất 29 0 C. Hạt phấn không nảy mầm ở nhiệt độ 10 0 C và trên 35 0 C. Nhụy giữ được khả năng thụ phấn đến 4 ngày sau khi hoa nở, khi trời mát, thời gian này có thể kéo dài hơn. Quá trình phát triển của hạn phấn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, nhiệt độ thấp dưới 15 0 và trên 35 0 C hạt phấn sẽ bị ức chế, gây ra hiện tượng thụ phấn không đầy đủ. Bầu quả phát triển không bình thường tạo ra những vết sẹo (vết lõm sâu), quả bị nhăn, dị hình làm giảm giá trị thương phẩm. Hiện tượng dị hình còn phụ thuộc vào giống. - Các loại hình sinh trưởng: Căn cứ vào đặc điểm ra hoa, cà chua có thể chia ra 7 3 loại hình sinh trưởng: + Loại hình sinh trưởng hữu hạn (derterminate): Cây thấp, vị trí chùm hoa thứ nhất thấp, khoảng cách giữa các lóng ngắn, chùm hoa thứ nhất thường xuất hiện sớm. Khi trên thân chính có 7 - 8 lá thật. Sau đó cứ 1 - 2 lá có chùm hoa kế tiếp, cho đến khi có 3 - 4 chùm thì đỉnh sinh trưởng có chùm hoa cuối cùng, cây ngừng sinh trưởng chiều cao. Loại này có các giống ngắn ngày, ra hoa, quả tập trung, năng suất không cao. Do vậy trong sản xuất cần tăng số nhánh/gốc, không cần phải làm giàn, có thể thu hoạch bằng cơ giới. + Loại hình sinh trưởng bán hữu hạn (sermideterminate): Cây thấp, những giống thuộc loại hình này về căn bản cũng giống như loại hình sinh trưởng hữu hạn nhưng khi trên thân chính có 7 - 8 lá thật (có khi 9 -10 lá) thì có chùm hoa thứ nhất, sau đó cứ cách 1 - 2 lá (có khi 2 - 3 lá) có chùm hoa tiếp theo cho đến khi trên thân chính có tới 7 - 8 chùm hoa (cây cho nhiều chùm hoa hơn hữu hạn) thì chiều cao ngừng sinh trưởng bởi kết thúc chùm hoa ở đỉnh sinh trưởng. + Loại hình sinh trưởng vô hạn (indeterrminate): Cây cao, cành lá sinh trưởng tốt, xum xuê, có thể cao hơn 2m, khoảng cách giữa các lóng dài, vị trí chùm hoa thứ nhất cao. Khi trên thân chính có 9 - 10 lá thật (có khi 11 - 12 lá) thì xuất hiện chùm hoa thứ nhất. Sau đó cứ cách 2 - 3 lá có chùm hoa tiếp theo và tiếp tục như vậy cho đến khi cây già hoặc không đủ các yếu tố nước, dinh dưỡng… thì cây ngừng sinh trưởng. Trong 1 chu kỳ sinh trưởng trên thân chính đạt tới 12 – 13 chùm hoa hoặc nhiều hơn. Loại hình này thường là những giống dài ngày, thân tăng trưởng mạnh, tái tạo nhanh mới và ra hoa nhiều, có khả năng cho năng suất rất cao, chất lượng tốt nhưng trong sản xuất cần phải làm giàn, tỉa nhánh, tỉa hoa, tỉa quả. Số hoa/cây, tỷ lệ đậu quả phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc. Giống chống chịu kém, điều kiện nhiệt độ quá thấp, quá cao, chất dinh dưỡng thiếu, kỹ thuật bón phân không hợp lý (thiếu hoặc thừa đạm), thiếu nước, sâu bệnh hại… dẫn đến rụng hoa. Để hạn chế hiện tượng rụng nụ rụng hoa, cần chọn giống chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và thực hiện tốt các biện pháp canh tác, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. 8 Quả và hạt * Quả: Thuộc quả mọng, nhiều nước, bao gồm vỏ quả, thịt quả, dịch quả và hạt. Phần thịt quả có thể đặc hoặc ít đặc, có các vách ngăn ngang tạo thành từng ô, ở giữa là trục quả. Số lượng ô/quả khác nhau, có 2 hoặc 3 đến nhiều ô/quả. Hình dạng quả thay đổi từ tròn đến dài, có dạng tròn, dẹt, giống quả hình trứng, hình tim, hình quả đào…, vỏ trên láng hay có khía, màu xanh và có lông khi quả xanh. Màu đỏ, hồng, cam, vàng và trơn láng khi chín. Trọng lượng trái thay đổi thay đổi từ 20g ở cà chua Cherry đến 300 g ở cà chua trái lớn. Sát vỏ quả là thành ngoài, bên trong quả chia thành nhiều buồng hạt (2 – 20 buồng hạt). Các buồng hạt được các thành trong ngăn cách ra. Giữa buồng hạt là khoảng trống chứa đầy dịch quả và hạt. Thành quả càng dày thì thịt quả càng nhiều và càng ít hạt hơn. Thành quả, nhất là các thành trong, có hàm lượng chất khô cao. Trong thịt quả cà chua có 3,1% chất đường (chủ yếu là gluco); 0,1% chất chứa nitơ, 0,84% xenlulô; 0,5% axit hữu cơ (chủ yếu là axit xitric); 0,13% protein; 0,6% tro; phần còn lại là nước. Trong quả xanh có 0,1 – 0,3% tinh bột, khi quả chín hầu hết tinh bột chuyển thành đường. Vị đắng của cà chua là do Solanin. Lượng chất này trong cà chua xanh là 4mg% và tăng lên 8%mg khi cà chua chín. Cà chua giàu vitamin C (18 -35mg%) và carotene (1,2mg%). Chất màu chủ yếu của cà chua là carotinoid, chlorophyll. Theo mức độ chín, lượng chlorophyll giảm, lượng carotinoid tăng. Ở độ chín hoàn toàn lượng vitamin C và carotinoid đạt tỷ lệ cao nhất, lượng axit giảm, lượng đường tăng, thịt quả có vị ngọt hơn lúc còn xanh. Lượng protopectin giảm làm cho vỏ dễ tách ra và quả bị mềm. Cà chua chín cây có chất lượng cao hơn cà chua bảo quản. Lớp thịt dày buồng đựng hạt càng bé chất lượng quả càng cao. Hình dạng và kích thước quả khác nhau như dạng quả tròn, tròn dẹt, vuông, quả lê, hình bầu dục, hoặc quả anh đào (Cherry), quả hồng (quả dài). Hình dạng quả được xác định qua công thức chỉ số hình dạng: I = H/D Trong đó: I là chỉ số hình dạng H : Chiều cao quả (cm) 9 D : Đường kính quả (cm) Nếu I = 0,6 - 0,8 dạng quả tròn dẹt 0,85 < I < 1,25 dạng quả tròn I > 1,25 dạng quả dài (ô van) Màu sắc quả cà chua phụ thuộc màu sắc vỏ quả, là đặc trưng của giống. thịt quả khi chín có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm hoặc màu vàng, vàng sáng. Loài cà chua trồng quả thường có màu đỏ hồng, vàng, vàng da cam. Lycopen là sắc tố chính trong màu đỏ nhưng không thể hiện được hàm lượng provitamin A. Những giống có màu đỏ vàng hoặc vàng da cam có hàm lượng provitamin A gấp 8 - 10 lần quả màu đỏ. Quả có màu đỏ, vàng da cam thể hiện chứa hàm lượng sắc tố carotene cao. Chất lượng quả cà chua được đánh giá qua các chỉ tiêu hình thái bên ngoài và chất lượng sinh hóa bên trong quả: hình dạng, kích thước, màu sắc, cấu trúc quả, độ rắn chắc (thể hiện khả năng chịu va chạm khi vận chuyển và bảo quản lâu), tỷ lệ thịt quả, hàm lượng chất khô, tỷ lệ đường/axit và sắc tố. Sự hài hòa tỷ lệ đường/axit (chủ yếu a.malic) thể hiện hương vị thích hợp. Số lượng quả/cây là đặc tính di truyền của giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Số quả/cây giữa các loài rất khác nhau, từ 4 – 5 quả đến hàng trăm quả. Khối lượng quả thay đổi tùy theo giống có thể là 1 - 2g đến 200 – 300g cũng có thể lớn hơn. Căn cứ vào khối lượng trung bình/quả, có thể chia ra 3 cấp: quả nhỏ có khối lượng dưới 50g, quả trung bình có khối lượng 50 - 100g và quả to có khối lượng trên 100g. Trên cùng một cây khối lượng quả và số quả thường có mối tương quan nghịch. Quá trình chín của quả chia làm 4 thời kỳ: Thời kỳ trái xanh: Trái và hạt phát triển chưa hoàn toàn, nếu đem dấm trái không chín, trái chưa có mùi vị, màu sắc đặc trưng của giống. Thời kỳ chín xanh: Trái đã phát triển đầy đủ, trái có màu xanh sáng, keo xung quanh hạt được hình thành, trái chưa có màu hồng hay vàng nhưng nếu đem dấm trái thể hiện màu sắc vốn có. Thời kỳ chín vàng: Phần đỉnh trái xuất hiện màu hồng, xung quanh cuống trái 10 vẫn còn xanh, nếu sản phẩm cần chuyên chở đi xa nên thu hoạch lúc nay để trái chín từ từ khi chuyên chở. Thời kỳ chín đỏ: Trái xuất hiện màu sắc vốn có của giống, màu sắc thể hiện hoàn toàn, có thể thu hoạch để ăn tươi. Hạt trong trái lúc này phát triển đầy đủ có thể làm giống . * Hạt: Hạt cà nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Hạt nằm trong buồng chứa nhiều dịch bào kìm hãm sự nảy mầm của hạt. Trung bình 1g chứa 300 - 350 hạt, mỗi quả chứa 50 - 350 hạt. Trọng lượng 1000 hạt là 2,5 - 3,5g. Trong trái hạt nằm trong buồng chứa dịch bào kiềm hãm sự nảy mầm. Hạt khô ở ẩm độ 5,5% có thể nảy mầm tốt sau nhiều năm tồn trữ, sức nảy mầm của hạt có thể giữ được 4 - 5 năm. 1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh Nhiệt độ Cà chua thuộc nhóm cây ưa khí hậu ấm áp, thích nghi rộng, chịu được nhiệt độ cao nhưng mẫn cảm với rét. Cà chua sinh trưởng bình thường trong phạm vi nhiệt độ 15 - 35 0 C, nhưng thích hợp nhất 22 - 24 0 C, nhiệt độ tối thấp và tối cao là 10 0 C và trên 35 0 C. Hạt nảy mầm tốt ở 25 - 30 0 C, quả phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 20 - 22 0 C, các sắc tố hình thành ở nhiệt độ 20 0 C, quả chín ở nhiệt độ 24 - 30 0 C, trên 35 0 C các sắc tố bị phân giải. Trong quá trình nảy mầm của hạt, nhiệt độ thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm nhanh, làm tăng tỷ lệ mọc mầm, giúp cho cây con phát triển được dễ dàng. Nhiệt độ ngày và đêm đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Nhiệt độ ngày thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20 - 25 0 C, khi nhiệt độ cao hơn mức thích hợp (> 35 0 C) quá trình quang hợp sẽ giảm dần, nhiệt độ đêm thích hợp từ 13 - 18 0 C. Theo Clayon (1923), khi nhiệt độ trên 35 0 C cây ngừng sinh trưởng, ở nhiệt độ 10 0 C trong một giai đoạn dài cây ngừng sinh trưởng và chết (Swiader J. M. và cộng sự 1992). Ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, nhiệt độ ngày và đêm xấp xỉ 25 0 C sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra lá và sinh trưởng của lá. Tốc độ sinh trưởng của thân, chồi và rễ đạt tốt hơn khi nhiệt độ ngày từ 26 - 30 0 C và đêm từ 18 - 22 0 C. Điều này liên quan đến việc duy trì cân bằng quá trình quang hóa trong cây. [...]... hoa Năng suất, chất lượng quả cà chua khi trồng trong 2 loại dung dịch này tốt, giá thành sản xuất hạ hơn so với sử dụng dung dịch của AVRDC Tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao đã triển khai các đề tài cấp cơ sở về kỹ thuật trồng cà chua Nghiên cứu so sánh 6 giống cà chua vô hạn và 4 giống cà chua cherry nhập nội trong nhà... bộ 35 CHƢƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Nghiên cứu một số giá thể phù hợp với giống cà chua trong điều kiện nhà màng: 1.1 Mô tả nội dung: 1.1.1 Đối tượng thí nghiệm: Giống cà chua: 5 giống nhập nội (4 giống trái lớn và 1 giống cà chua trái nhỏ Cocktail) Giá th : Gồm 4 loại giá thể 1.1.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu: Tiến hành thí nghiệm tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thành phố Hồ... Nhìn chung, những nghiên cứu trồng cà chua trong nhà màng, với những giống phù hợp, giá thể trồng và dinh dưỡng sử dụng theo hệ thống tưới nhỏ giọt đang còn ít được đề cập nhiều trong điều kiện khí hậu nóng của khu vực thành phố Hồ Chí Minh Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cà chua công nghệ cao là cần thiết Đề tài nhằm mở ra hướng sản xuất cà chua sạch, một loại... việc nghiên cứu các biện pháp canh tác cà chua công nghệ cao trong nhà kính ở điều kiện Việt Nam là cần thiết 2.2 Những nghiên cứu trong nƣớc Cà chua cũng là một trong những loại cây thực phẩm quan trọng ở nước ta nên đã có khá nhiều công trình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua Giống cà chua MV1 có nguồn gốc từ Môn-đa-vi do Nguyễn Hồng Minh Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chọn lọc, năng suất trồng. .. dưỡng Cây trồng, thuộc Viện Nông hóa Thổ nhưỡng đã thực hiện đề tài nghiên cứu giá thể cứng thích hợp trồng dưa chuột, cà chua thương phẩm trong nhà plastic theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Các tác giả đã nghiên cứu một số loại giá thể trồng cây, kích cỡ hạt đá bọt núi lửa, và khuyến cáo công thức sử dụng hỗn hợp đá bọt núi lửa với mụn và xơ dừa cho trồng dưa chuột và cà chua (Cao Kỳ Sơn... Gedera, Công ty Genesis Seeds hoặc Công ty Rijk Zwaan của Hà Lan và nhiều công ty khác đã nghiên cứu sản xuất các giống cà chua F1 chống chịu được vi-rút quăn vàng lá cà chua (TYLCV), vi-rút khảm lá cà chua (ToMV), kháng vi khuẩn gây héo (BW), Nhiều giống cà chua chịu nhiệt cũng được các công ty tạo ra để trồng trong nhà màng cho những vùng có nhiệt độ cao Kỹ thuật trồng cây không dùng đất là phương... nơi có diện tích lớn nhà kính trồng rau, người ta sử dụng lại dung dịch dinh dưỡng để tránh ô nhiễm môi trường Như vậy, tại các nước phát triển như Mỹ, Israel, Hà Lan và các nước Châu Âu, để trồng được cà chua, người ta đã nghiên cứu khá kỹ để xây dựng quy trình trồng trọt Trong đó, có các nghiên cứu về giống, giá thể, phân bón và nước tưới Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất... hoá cao vẫn là dưới dạng quả tươi Hơn nữa cà chua lại là cây trồng tương đối dễ trồng cho năng suất và sản lượng cao, trong điều kiện chăm sóc tốt có thể đạt 50 – 62 tấn Cà chua là mặt hàng rau quả cao cấp cho nên trồng cà chua không chỉ để cung cấp cho thị trường trong nước mà còn có thể xuất khẩu sang các nước, đó là nguồn trao đổi ngoại tệ quan trọng của đất nước 2 Tình hình nghiên cứu trồng cà chua. .. xuất khẩu ra thị trường thế giới Khi cà chua chín, màu đỏ tươi của cà chua tạo nên vẻ đẹp rất bắt mắt trong việc trình bày món ăn Màu đỏ của cà chua cũng cho thấy hàm lượng vitamin A thiên nhiên trong cà chua cao, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, vitamin B6, vitamin C Ngoài ra, còn có vitamin B1, B2 Cà chua được trồng để lấy quả ăn tươi, nấu chín,... gây ung thư Theo các nhà nghiên cứu, cà chua càng đỏ càng chứa nhiều licopen Cà chua là loại rau trồng chủ yếu của nhiều nước trên thế giới, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước và là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với các sản phẩm đa dạng mà thị trường thế giới có nhu cầu cao Ở nước ta, những năm gần đây cà chua là một trong những cây trồng có mặt trong những công thức luân canh để . tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cà chua công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Hữu Nhượng và ThS. Nguyễn Chí Dũng Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên. cho cà chua trồng trên giá thể trong điều kiện nhà màng. 4. Nghiên cứu xây dựng mô hình thích hợp cho cà chua trồng trong điều kiện nhà màng. Sản phẩm của đề tài: Quy trình sản xuất cà chua. Tình hình nghiên cứu trồng cà chua trên thế giới và Việt Nam 2.1. Tình hình nghiên cứu trồng cà chua Trên thế giới Cà chua là loại rau ăn quả quý có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao nên

Ngày đăng: 11/02/2015, 01:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan