Bài tập lớn môn luật đất đai

10 1.9K 2
Bài tập lớn môn luật đất đai

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là một loại hàng hóa đặc biệt bời vì đất không do con người tạo ra nhưng nó lại có giá trị hết sức to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng và mỗi quốc gia. Những vấn đề liên quan đến đất đai luôn là những đề tài nóng hổi và được dư luận hết sức quan tâm, một trong những vấn đề quan trọng của luật đất đai chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai, bởi đây chính là căn cứ để xác nhận được quyền sở hữu đối với mảnh đất đó. Rất nhiều những vụ việc tranh chấp về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra ngày một nhiều và gay gắt hơn đòi hỏi sự can thiệp của pháp luật đối với những vấn đề liên quan đến đất đai để giải quyết những tranh chấp cũng như thắc mắc về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đây là một ví dụ điển hình về thắc mắc của người dân về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phân tích và nghiên cứu tình huống sau đây chúng ta sẽ thấy rõ hơn vai trò của pháp luật trong việc quy định về đất đai trong thực tế. Tình huống: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình anh A chỉ ghi họ, tên anh A với lý do vợ anh A là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Vợ chồng anh A cho rằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng anh A vì vậy cần phải ghi tên cả hai vợ chồng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hỏi: a) Yêu cầu của vợ chồng anh A có hợp pháp không? Tại sao? b) Giả sử vợ chồng anh A ly hôn thì tài sản quyền sử dụng đất được phân chia như thế nào? GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ a) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình anh A chỉ ghi tên anh A với lý do vợ anh A là ngưởi Viêt Nam định cư ở nước ngoài. Vợ chồng anh A cho rằng quyền sử dụng đất là tải sản chung của hai vợ chồng anh A vì vậy cần phải ghi tên cả hai vợ chồng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Yêu cầu trên của vợ chồng anh A là hoàn toàn hợp pháp. Theo quy định tại luật số 34/2009/QH12 sửa đổi bổ sung của luật nhà ở và điều 121 của luật đất đai quy định: “Điều 126: Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài 1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam: a) Người có quốc tịch Việt Nam; b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.” “Điều 121: Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam 1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định tại điều 126 của luật nhà ở có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam” Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung” Và theo Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh và số giấy chứng minh nhân dân (nếu có), địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng; Nên khi đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ ghi tên 2 vợ chồng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, song cũng không phải trong mọi trường hợp đều ghi tên cả vợ và chồng. Trong trường hợp vợ hoặc chồng muốn đứng tên một mình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải chứng minh được mảnh đất trên được mua bằng tiền riêng của mình và không nhập vào khối tài sản chung vợ chồng. Nếu không chứng minh được mảnh đất này được mua bằng tiền riêng của mình thì mảnh đất nói trên đương nhiên thuộc sở hữu chung vợ chồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ mang tên cả hai vợ chồng. Và được thể hiện ở trang một của giấy chứng nhận trong phần thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất Như vậy theo quy định trên của pháp luật vợ anh A thuộc đối tượng là người Việt định cư ở nước ngoài nhưng có chồng là công dân Việt Nam định cư trong nước. Vậy vợ anh A cũng có có quyền đứng tên trong giấy xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Và theo quy định của pháp luật quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì phải ghi tên của cả hai vợ chồng. b) Căn cứ Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: Trong trường hợp vợ chồng khi ly hôn thì việc chia tài sản được giải quyết theo nguyên tắc: 1. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. 3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Nếu tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng (trừ trường hợp có thỏa thuận tài sản riêng), vì vậy khi chia tài sản, phần tài sản này sẽ được chia đôi nhưng có tính đến công sức đóng góp của các bên. Điều 97. Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn: 1. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó. 2. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau: a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng; b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này; c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự. 3. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này. Như vậy nếu vợ chồng anh A ly hôn thì tài sản là quyền sử dụng đất sẽ được phân chia theo hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất nếu quyền sử dụng đất chỉ đứng tên anh A thì sau khi ly hôn, quyền sử dụng đất sẽ thuộc về anh A vì khi đó pháp luật công nhận chỉ có anh A là chủ thể sử dụng đối với mảnh đất đó. Tuy vậy anh A vẫn có trách nhiệm đối với vợ mình sau khi ly hôn nếu gặp điều kiện khó khăn về chỗ ở thì anh A có nghĩa vụ giúp đỡ vợ sau khi ly hôn có chỗ ở ổn định. Trường hợp thứ hai nếu quyền sử dụng đất mang tên cả vợ chồng anh A thì sau khi ly hôn quyền sử dụng đất được coi là tài sản chung và sẽ được chia đôi cho cả hai bên. Việc chia tài sản chung theo nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. KẾT LUẬN Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những yếu tố quan trọng, là cơ sở để người sử dụng đất được nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp, là tiền đề để họ thực hiện các quyền mà pháp luật đã trao cho người sử dụng đất. Qua vụ việc trên đây, ta có thể thấy pháp luật đã ngày càng hoàn thiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, ngày càng củng cố và đảm bảo cho những quyền hợp pháp cho người sử dụng đất. Để tránh những vụ việc tranh chấp về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản thân mỗi người dân cần nắm bắt những quy định cơ bản của pháp luật trong chính sách đất đai, tránh những rủi ro không đáng có. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật đất đai, Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb Tư pháp-Hà Nội, 2005. 2. Luật đất đai năm 2003. Nxb Tư pháp. 3. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nxb chính trị Quốc Gia. 4. Hỏi đáp về Luật đất đai năm 2003, Trần Quang Huy, Nguyễn Văn Phương, Nxb Tư pháp- Hà Nội, 2005. 5. Trang webside: http: //www.moj.gov.vn http://www.chinhphu.vn http://www.luatvietnam.com.vn MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………….1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……………………………………….2 a) Yêu cầu của vợ chồng anh A có hợp pháp không? Tại sao? 2 b) Giả sử vợ chồng anh A ly hôn thì tài sản quyền sử dụng đất được phân chia như thế nào? 4 KẾT LUẬN…………………………………………………… 6 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . pháp luật trong chính sách đất đai, tránh những rủi ro không đáng có. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật đất đai, Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb Tư pháp-Hà Nội, 2005. 2. Luật đất. này; c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được. Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì

Ngày đăng: 10/02/2015, 21:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan