sự phát triển về chức năng qua 4 kiểu nhà nước chính chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa

9 6.6K 118
sự phát triển về chức năng qua 4 kiểu nhà nước chính chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 LỜI NÓI ĐẦU Chúng ta đều biết rằng thế giới luôn luôn vận động không ngừng và nó chưa hề dừng lại. Nhà nước cũng là một phần của thế giới ấy và như một tất yếu để tồn tại thì Nhà nước phải luôn luôn vận động theo chiều hướng phát triển đi lên. Nhà nước đã đi từ thửơ sơ khai ban đầu là sự hình thành của nhà nước chiếm hữu nô lệ đến thời kì nhà nước phong kiến rồi chuyển mình qua giai đoạn nhà nước tư sản và đến bây giờ là nhà nước xã hội chủ nghĩa. Qua mỗi bước chuyển của lịch sử ấy, Nhà nước lại mang cho mình những biến chuyển nhất định trên nhiều phương diện như bản chất, đặc điểm, hình thức và chức năng. Nhìn xuyên suốt chiều dài thời gian, chúng ta có thể nhận ra chức năng nhà nước đã có những phát triển qua các thời kì. Bài viết sau đây của nhóm B1 xin trình bày về sự phát triển về chức năng qua 4 kiểu nhà nước chính: chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa. 2 Trước hết, ta cần biết và hiểu được khái niệm chức năng. Chức năng là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong khoa học cũng như trong thực tiễn để chỉ nhiệm vụ, công dụng, vai trò của người, sự vật hay một đối tượng nào đó. Còn xét riêng trong lý luận về nhà nước, chức năng nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ quản lí nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. (Giáo trình Lí luận nhà nước và PL - Đại học Luật HN) Chức năng của nhà nước sẽ thay đổi và chịu tác động của nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,…Vì vậy, nghiên cứu sự phát triển chức năng nhà nước qua các thời kì ta phải đứng trên quan điểm toàn diện, gắn liền với khoa học và thực tiễn, căn cứ theo bản chất nhà nước và tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Tùy vào từng góc độ khác nhau mà ta có thể phân chia chức năng nhà nước thành các loại khác nhau. Nhưng trong nội dung bài tập này ta sẽ cùng nghiên cứu chức năng nhà nước trên hai phương diện là đối nội và đối ngoại qua 4 kiểu nhà nước. 1. NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ. a. Chức năng đối nội: - Chức năng bảo vệ chế độ sở hữu. - Chức năng trấn áp sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động khác bằng quân sự. + VD: Cuộc khởi nghĩa của Xpactacut lãnh đạo (73-71 TCN) có hàng trăm nghìn nô lệ tham gia nhưng cuối cùng đã bị bắt, hành hình và giết hại vô cùng dã man dưới nhà nước Roma cổ đại. - Chức năng thống trị về tư tưởng. - Chức năng kinh tế, xã hội. + VD: Nhà nước phương Đông thực hiện chức năng này một cách rõ ràng hơn thông qua công tác trị thủy, đê điều,… Ở nhà nước phương 3 Tây, dưới chính quyền của Sô-lông, Clixten,…ở nhà nước Aten thì hôn nhân gia đình, quan hệ thừa kế, xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ,…cũng được thi hành. b. Chức năng đối ngoại: - Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược. + VD: Hy Lạp tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng thuộc địa, đất đai ở Nam Ý, Libia, Ai Cập ngày nay. - Chức năng phòng thủ đất nước. + VD: Vạn lí trường thành được xây dựng dài hàng ngàn km để góp phần bảo vệ đất nước khỏi cuộc tấn công của Hung Nô, Mông Cổ và chống dân du mục phương Bắc. 2. NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN. a. Chức năng đối nội: - Bảo vệ chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến, duy trì các hình thức bóc lột của địa chủ phong kiến với nông dân và các tầng lớp lao động khác. - Trấn áp nông dân và những người lao động khác bằng quân sự. - Duy trì sự thống trị về tư tưởng đối với quần chúng nhân dân. + VD: Ở các nước phương Đông, Nho giáo, Phật giáo chiếm vị trí chủ đạo trong tư tưởng người dân. Ở phương Tây, nhà nước kết hợp với nhà thờ giữ vai trò chủ đạo. Nhiều người có quan điểm tiến bộ mới đều bị giết hại như Nicolai Copecnic, Galileo Galile,… - Các chức năng kinh tế - xã hội. b. Chức năng đối ngoại: - Tiến hành chiến tranh xâm lược. + VD: Các triều đại phương Bắc bao đời đánh chiếm và đô hộ phương Nam, trong đó có Việt Nam ta. - Phòng thủ đất nước. 3. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN. 4 a. Chức năng đối nội: - Bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. - Chức năng kinh tế-xã hội. + VD: Xây dựng quyền sở hữu tư nhân dựa trên các nguyên tắc của bộ luật La Mã cổ đại, được hoàn thiện bước đầu cơ bản bằng bộ luật Napoleon năm 1804. - Chức năng văn hóa - giáo dục. + VD: Đây là thời kì mà nền văn hóa, giáo dục phát triển mạnh mẽ. Nổi bật có thể kể tới nhiều nhà KH, mĩ thuật, điêu khắc, âm nhạc, tư tưởng nổi tiếng như Moza, Mong-te-xki-ơ, Rút-xô,… - Chức năng quản lí khoa học, kĩ thuật và công nghệ. - Chức năng bảo vệ thiên nhiên và môi trường. - Chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người. VD: Điều 1 Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789 quy định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng và quyền lợi. Sự khác biệt xã hội chỉ có thể được thiết lập trên cơ sở lợi ích chung” . b. Chức năng đối ngoại: - Phòng thủ đất nước. + VD: Xây dựng lực lượng vũ trang tinh nhuệ, hệ thống vũ khí ngày càng tiên tiến, hiện đại. - Thiết lập, phát triển, mở rộng thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng hóa + VD: Để mở rộng thị trường, phân chia lại thuộc địa mà nhiều nước đã thực hiện chiến tranh thế giới thứ II. - Thiết lập và phát triển các quan hệ ngoại giao hòa bình, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. - Xây dựng và phát triển các liên minh chính trị, quân sự. - Viện trợ nhân đạo. 4. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. 5 a. Chức năng đối nội: - Chức năng bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Chức năng tổ chức và quản lí kinh tế. + VD: Đây là một chức năng quan trọng nên nó được quy định riêng trong 1 chương là chương 2 của Hiến pháp Việt Nam 1992, sửa đổi 2001. - Chức năng xã hội. + VD: Các chính sách “Xóa đói giảm nghèo”, phòng chống thiên tai, tệ nạn xã hội,… - Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân. b. Chức năng đối ngoại: - Chức năng bảo vệ tổ quốc XHCN, chống sự xâm lược từ bên ngoài. - Chức năng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi; ủng hộ và góp phần tích cực vào phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. VD: Việt Nam, Trung Quốc đều tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế WTO. - Tham gia vào các hoạt động quốc tế vì lợi ích chung của cộng đồng và vì mục đích nhân đạo. Từ những nội dung chi tiết của mỗi chức năng kể trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự phát triển cả về nội dung và hình thức thực hiện, phương pháp thực hiện chức năng của các kiểu nhà nước. Đầu tiên, xét theo cái nhìn tổng quan đơn giản nhất, ta thấy có sự thay đổi số lượng các chức năng nhà nước. Nếu như nhà nước chủ nô - hình thức nhà nước 6 đơn giản nhất trong lịch sử chỉ có chưa tới 10 chức năng chính thì qua thời gian, ta thấy đến giai đoạn nhà nước tư sản và đặc biệt là nhà nước XHCN, con số này đã tăng lên thành hai chữ số. Tiếp theo về nội dung của từng chức năng cơ bản không có sự thay đổi. Tuy nhiên, tùy theo trình độ phát triển cũng như bản chất, nhiệm vụ nhà nước mà các chức năng của nhà nước sau kế thừa và phát huy hơn so với chức năng của các nhà nước đi trước. Đối với nhà nước chủ nô và phong kiến, do quyền lực nhà nước tập trung chủ yếu vào tay một người là vua hay tầng lớp các quý tộc nên nội dung tiên quyết là chức năng bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền (vua, chủ nô…) một cách tuyệt đối để đàn áp giai cấp bị cầm quyền (nông dân, nô lệ…). Còn ở hình thức nhà nước tư sản và nhà nước XHCN, chức năng đầu tiên ở mục đối nội là bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nói cách khác, khi nhà nước đã phát triển lên đến XHCN thì trách nhiệm xã hội của nhà nước được đặt lên hàng đầu để đảm bảo quyền tự do, bình đẳng của tất cả người dân thay vì dùng bạo lực, chiến tranh để bảo vệ quyền lợi của một bộ phận giai cấp nào đó ở kiểu nhà nước chủ nô và tư sản. Nhìn chung, theo thời gian lịch sử thì chức năng của các nhà nước có nội dung ngày càng phức tạp, phong phú hơn, qua đó thể hiện rõ nét bản chất của từng kiểu nhà nước. Có thể thấy, chức năng nhà nước phụ thuộc vào bản chất nhà nước. Vì vậy, qua chức năng của bốn kiểu nhà nước trên, ta thấy bản chất nhà nước cũng có sự thay đổi đáng kể. Tính giai cấp trong các nhà nước với đỉnh điểm là nhà nước chủ nô nay đã giảm dần tới mức thấp nhất trong nhà nước XHCN. Ngược lại với nó, tính xã hội lại có chiều hướng tăng lên. Đối với các nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản, chúng ta thấy chức năng nhà nước phản ánh trực tiếp và rõ rệt nhất tính chất giai cấp của chúng là bảo vệ và duy trì chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động xã hội, đàn áp sự phản kháng của nhân dân lao động bằng bạo lực và về tư tưởng, tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm nô dịch dân tộc cũng đã có những biến đổi về nội dung, hình thức phương pháp thực hiện không chỉ qua ba sự tan vỡ của ba kiểu nhà nước tương ứng, mà còn trong từng 7 giai đoạn phát triển của mỗi nhà nước. Đối với nhà nước XHCN, do cơ sở kinh tế là chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất và nhà nước là tổ chức chính trị thể hiện ý chí, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân lao động nên các chức năng của nhà nước XHCN luôn luôn được bổ sung bằng các nội dung mới, đầy tiến bộ nhằm thể hiện tính xã hội của nó. Mỗi kiểu nhà nước có một cách thực hiện chức năng nhà nước riêng nhưng nhà nước nào cũng sử dụng pháp luật để thực hiện các chức năng của mình. Vì vậy, chức năng nhà nước chủ yếu được thực hiện dưới những hình thức mang tính pháp lí đó là: hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động chấp hành pháp luật và bảo vệ pháp luật. Các hoạt động này được thực hiện dựa trên hai phương pháp là cưỡng chế và thuyết phục. Ở hai kiểu nhà nước là chủ nô và phong kiến, hoạt động lập pháp do vua hoặc giai cấp lãnh đạo lập ra và luôn luôn được thực hiện dưới dạng cưỡng chế, đàn áp. Nó được áp dụng rộng rãi, chủ yếu là để áp bức, bóc lột nhân dân tạo ra của cải vật chất cũng như các hoạt động khác phục vụ giai cấp cầm quyền. Còn với tư cách là những kiểu nhà nước tiến bộ, dân chủ hơn, nhà nước tư sản, tuy vẫn còn mang nặng tính giai cấp nhưng pháp luật nó đề ra đã giúp cho người dân được hưởng thêm một số quyền con người, mọi người được hưởng những quyền tự do, dân chủ hơn,… Khác với nhà nước tư sản, nhà nước XHCN áp dụng phương pháp chủ yếu là thuyết phục, giáo dục, còn cưỡng chế chỉ được áp dụng khi thuyết phục không đạt kết quả và cũng chỉ với mục đích cải tạo, giáo dục người xấu thành người tốt đẹp hơn, có ích hơn cho xã hội, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực chứ hoàn toàn không mang tính chất đàn áp. Ở nhà nước này, pháp luật cũng như mọi chức năng, mục đích của nhà nước đều là của dân - do dân - vì dân. Vậy nên, đây có thể coi là kiểu nhà nước tiến bộ nhất trong các kiểu nhà nước. Nó là hình thức nhà nước mà V.I Lenin đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội. Đó là điều không tránh khỏi…” (Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và PL - NXB Đại học QGHN năm 2001) 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Giáo trình: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật - NXB Công An Nhân Dân - 2012 2. Giáo trình: Lý luận nhà nước và pháp luật – NXB Công An Nhân Dân - 1998 3. Giáo trình: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2001 4. Mạng internet. 9 . chức năng nhà nước đã có những phát triển qua các thời kì. Bài viết sau đây của nhóm B1 xin trình bày về sự phát triển về chức năng qua 4 kiểu nhà nước chính: chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội. ban đầu là sự hình thành của nhà nước chiếm hữu nô lệ đến thời kì nhà nước phong kiến rồi chuyển mình qua giai đoạn nhà nước tư sản và đến bây giờ là nhà nước xã hội chủ nghĩa. Qua mỗi bước. chính trị, quân sự. - Viện trợ nhân đạo. 4. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. 5 a. Chức năng đối nội: - Chức năng bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Chức năng tổ chức và quản lí kinh

Ngày đăng: 10/02/2015, 21:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan