Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý địa chính xã tân thành huyện hướng hóa tỉnh quảng trị trên phần mềm microstation và famis

75 4.5K 10
Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý địa chính xã tân thành huyện hướng hóa tỉnh quảng trị trên phần mềm microstation và famis

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp Chuyên nghành bản đồ MỤC LỤC MỤC LỤC 1 PHẦN I - MỞ ĐẦU 4 I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN 4 Theo thống kê từ Quỹ dân số Liên hiệp quốc, dân số Việt Nam là hơn 87 triệu người, đứng hàng thứ 13 về số nước đông dân nhất thế giới. Với gần 260 người trên một km2 đất, mật độ dân số Việt Nam cao hơn cả Trung Quốc và gấp gần 6 lần trung bình thế giới. Điều này chứng tỏ Việt Nam là nước đất chật, người đông với tổng số dân và mật độ ở mức cao báo động so với tài nguyên đang có. Cộng với việc sử dụng môi trường chưa hợp lý, đi kèm với thói quen sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên như hiện nay: tài nguyên khoáng sản, nước, không khí Đặc biệt là tài nguyên đất của Việt Nam đang có nguy cơ bị tàn phá, cạn kiệt 4 II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỒ ÁN 5 PHẦN THỨ II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7 CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 7 I.KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ 7 II.KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 8 II.1. Khái niệm 8 II.2 Tính chất 12 II.3 Nội dung bản đồ địa chính 13 II.4 Hồ sơ địa chính, kết quả việc thực hiện lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 16 II.5 Cơ sở toán học bản đồ địa chính 18 II.6 Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh và phá khung bản đồ địa chính 21 II.7. Phân loại bản đồ địa chính 24 II.8. Độ chính xác bản đồ địa chính 26 II.9. Ký hiệu bản đồ địa chính 28 Đồ án tốt nghiệp Chuyên nghành bản đồ II.10 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính 30 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ PHẦN MỀM TÍCH HỢP ĐO VẼ FAMIS 32 I. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION 32 I.1 Giới thiệu chung 32 I.4. Các công cụ trong Microstation 35 I.5. Xây dựng và quản lý dữ liệu trong Microstation 39 II. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM TICH HỢP DO VẼ FAMIS 39 II.1 Giới thiệu chung 39 II.2. Các chức năng chính của Famis 40 Sơ đồ quy trình công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu trị đo 45 Cấu trúc chức năng của phần mềm tích hợp đo vẽ và xây dựng bản đồ địa chính (famis) 48 PHẦN III - THỰC NGHIỆM 49 CHƯƠNG IV 49 I. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ TÂN THÀNH HUYỆN HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ 49 I.1. Vị trí địa lý 49 I.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 50 II. TƯ LIỆU BẢN ĐỒ 51 III. BIÊN TẬP BẢN ĐỒ 51 IV. BIÊN TẬP, QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 52 Iv.1. Tạo vùng (tạo Topology) 52 IV.2. Gán thông tin địa chính ban đầu 56 IV.3 Đánh số thửa 61 Iv.4. Vẽ nhãn thửa 63 Đồ án tốt nghiệp Chuyên nghành bản đồ IV.5 Trích lục bản đồ (tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất) 66 Iv.6. Tách thửa 69 IV.7 Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính 71 PHẦN IV - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 Tài liệu tham khảo 75 Đồ án tốt nghiệp Chuyên nghành bản đồ PHẦN I - MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN Theo thống kê từ Quỹ dân số Liên hiệp quốc, dân số Việt Nam là hơn 87 triệu người, đứng hàng thứ 13 về số nước đông dân nhất thế giới. Với gần 260 người trên một km 2 đất, mật độ dân số Việt Nam cao hơn cả Trung Quốc và gấp gần 6 lần trung bình thế giới. Điều này chứng tỏ Việt Nam là nước đất chật, người đông với tổng số dân và mật độ ở mức cao báo động so với tài nguyên đang có. Cộng với việc sử dụng môi trường chưa hợp lý, đi kèm với thói quen sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên như hiện nay: tài nguyên khoáng sản, nước, không khí Đặc biệt là tài nguyên đất của Việt Nam đang có nguy cơ bị tàn phá, cạn kiệt. Bên cạnh đó trước những biến động về đất đai có chiều hướng ngày càng phức tạp, đa dạng theo xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường thì đất đai ngày càng trở thành một tư liệu sản xuất đặc biệt và có tầm quan trong lớn. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách cho các cơ quan chức năng phải biết quản lý nguồn tài nguyên này sao cho thật hợp lý, hiệu quả. Trong khi đó, Bản đồ địa chính là một công cụ đắc lực phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý, giám sát đất đai của các nhà quản lý đất đai hiện nay. Bản đồ địa chính không những là một phương pháp quản lý đất đai một cách chính xác và hiệu quả nhất mà nó còn đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý đất đai hiện nay. Bản đồ địa chính dùng để quản lý, tra cứu hỏi đáp thông tin địa chính từ đó thực hiện nhiêm vụ đăng kí đất đai, lập và hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những công tác quản lý khác. Tóm lại bản đồ địa chính đã, đang và sẽ vẫn giữ một vai trò rất to lớn trong công tác quản lý thông tin đất đai của từng địa phương trong giai đoạn hiện nay. Nhận thấy tầm quan trọng của bản đồ địa chính cùng với những kiến thức được học từ nhà trường và dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Th.S Nguyễn Thế Việt em đã chọn đề tài : “ Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ Đồ án tốt nghiệp Chuyên nghành bản đồ quản lý địa chính xã Tân Thành huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị trên phần mềm Microstation và Famis ” II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỒ ÁN II.1. Mục đích - Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thành lập và quản lý hồ sơ địa chính một cách khoa học. - Lưu trữ và xử lý các thông tin về hồ sơ địa chính trên máy tính. - Nhằm phục vụ tích cực cho công tác quản lý nhà nước về đất đai như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất và xây dựng hệ thống thông tin về đất đai. - Quản lý hồ sơ địa chính bằng phần mềm Microstation – Famis phục vụ cho việc thành lập cơ sở dữ liệu, tra cứu hỏi đáp thông tin hồ sơ địa chính. II.2. Yêu cầu - Thu thập đầy đủ tài liệu, số liệu về bản đồ, các thông tin cần thiết về đất đai của từng thửa đất, từng lô đất hoặc từng chủ sử dụng đất trong xã. - Các bản đồ được thành lập theo đúng quy trình, quy phạm của Tổng cục địa chính ban hành. - Việc liên kết, xử lý dữ liệu bằng phần mềm Famis phải được thực hiện một cách khoa học đảm bảo tính chính xác, hiệu quả cao và phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai. - Trong quá trình làm việc phải bám sát nguyên tắc thành lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính. II.3. Cấu trúc của đồ án Phần I – Mở đầu Phần II – Cơ sở lý thuyết Chương I: Các khái niệm chung Chương II: Giới thiệu về phần mềm Microstation và phần mềm tích hợp đo vẽ Famis Đồ án tốt nghiệp Chuyên nghành bản đồ Phần III – Thực nghiệm Chương IV: Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý địa chính xã Tân Thành huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị trên phần mềm Microstation và Famis Phần IV – Kết luận và kiến nghị Đồ án tốt nghiệp Chuyên nghành bản đồ PHẦN THỨ II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG I. KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ I.1 Định nghĩa Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ bề mặt tự nhiên của Trái đất hoặc bề mặt của các thiên thể khác lên mặt phẳng theo một quy luật toán học nhất định thông qua việc khái quát hóa và sử dụng một hệ thống ký hiệu quy ước nhằm phản ánh sự phân bố, trạng thái, những đặc điểm về số lượng, chất lượng và mối liên quan giữa các hiện tượng tự nhiên và xã hội. I.2 Tính chất I.2.1 Tính trực quan Bản đồ cho ta khả năng bao quát và nhận biết nhanh chóng những yếu tố chủ yếu và quan trọng nhất của nội dung bản đồ. Một trong những tính chất ưu việt nhất của bản đồ là khả năng bao quát, tạo ra mô hình trực quan của lãnh thổ, phản ánh về các đối tượng, hiện tượng được biểu thị. Qua bản đồ người sử dụng có thể tìm thấy được sự phân bố, mối quan hệ của các đối tượng và hiện tượng trên bề mặt Trái đất I.2.2 Tính đo được Đây là một tính chất quan trọng của bản đồ, tính chất này có liên quan chặt chẽ tới cơ sở toán học của bản đồ. Trên bản đồ, người sử dụng có thể xác định được rất nhiều các trị số khác nhau: tọa độ, độ cao, khoảng cách, diện tích, góc, phương hướng và các trị số khác. I.2.3 Tính thông tin của bản đồ Đó là khả năng lưu trữ, truyền đạt cho người đọc những thông tin khác nhau về các đối tượng, hiện tượng được biểu thị trên bản đồ. I.3. Vai trò, công dụng của bản đồ Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Trong công nghiệp, nó được dùng để phục vụ cho thiết kế công trình, xây dựng mạng lưới giao thông và xây dựng cơ bản. Đồ án tốt nghiệp Chuyên nghành bản đồ Trong quốc phòng an ninh quốc gia bản đồ có vai trò vô cùng quan trọng, là trang bị không thể thiếu trong tất cả các chiến dịch dù là nhỏ nhất.Trong tất cả giáo trình quân sự, bản đồ được xếp vào loại tài liệu tối mật được giữ gìn và bảo vệ đặc biệt. Bản đồ là tài liệu không thể thiếu được trong công tác xây dựng các dự án, phân vùng, quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng hệ thống thủy lợi, cải tạo đất, quy hoạch và khai thác rừng. Bản đồ là công cụ, là phương tiện cần thiết cho công tác quản lý hành chính, là tài liệu không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục trong và ngoài trường. Chúng không chỉ là kho tàng lưu trữ kiến thức địa lý mà còn là công cụ truyền bá hiệu quả những kiến thức đó nhằm nâng cao trình độ văn hóa chung, giới thiệu cho đông đảo quần chúng về đất nước, quê hương và các quốc gia khác trên thế giới. Ngày nay với nền kinh tế đang được toàn cầu hóa, việc giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm của loài người đã vượt qua khuôn khổ của từng quốc gia: bố trí lực lượng lao động, sử dụng đúng đắn tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường sinh thái… thì vai trò của bản đồ sẽ ngày càng to lớn hơn. II. KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH II.1. Khái niệm II.1.1 Địa chính Là thể tổng hợp của các tư liệu, văn bản xác định rõ vị trí, ranh giới, phân loại, số lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu, quyền sử dụng đất làm cơ sở cho việc phân bổ, đánh thuế đất và của việc quản lý bao gồm trách nhiệm thành lập, cập nhật và bảo quản các tài liệu địa chính. II.1.2 Bản đồ địa chính Là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ đó thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích, số hiệu thửa và loại đất của từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai. Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước. Bản Đồ án tốt nghiệp Chuyên nghành bản đồ đồ địa chính được thành lập trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính khác với các bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn, phạm vi đo vẽ là rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp của đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc theo định kỳ. II.1.3 Bản đồ địa chính gốc Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện trọn và không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo khu vực trong phạm vi một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc trung ương, được cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã). Các nội dung đó được cập nhật trên bản đồ địa chính cấp xã phải được chuyển lên bản đồ địa chính gốc. II.1.4 Thửa đất Là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng các cạnh thửa là tâm của đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định (là dấu mốc hoặc cọc mốc) tại các đỉnh liền kề của thửa đất, ranh giới thửa đất mô tả trên hồ sơ địa chính được xác định bằng các cạnh thửa là đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định. Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất đều được xác định vị trí, ranh giới (hình thể), diện tích, loại đất và được đánh số thứ tự. Trên bản đồ địa chính ranh giới thửa đất phải thể hiện là đường bao khép kín của phần diện tích đất thuộc thửa đất đó. Trường hợp ranh giới thửa đất là cả đường ranh tự nhiên (như bờ thửa, tường ngăn,…) không thuộc thửa đất mà đường ranh tự nhiên đó thể hiện được bề rộng trên bản đồ địa chính thì ranh giới thửa đất được thể hiện trên Đồ án tốt nghiệp Chuyên nghành bản đồ bản đồ địa chính là mép của đường ranh tự nhiên giáp với thửa đất. Trường hợp ranh giới thửa đất là cả đường ranh tự nhiên không thuộc thửa đất mà đường ranh tự nhiên đó không thể hiện được bề rộng trên bản đồ địa chính thì ranh giới thửa đất được thể hiện là đường trung tâm của đường ranh tự nhiên đó và ghi rõ độ rộng của đường ranh tự nhiên trên bản đồ địa chính. Các trường hợp do thửa đất quá nhỏ không đủ chỗ để ghi số thứ tự, diện tích, loại đất thì được lập bản trích đo địa chính và thể hiện ở bảng ghi chú ngoài khung bản đồ. Trường hợp khu vực có ruộng bậc thang, thửa đất được xác định theo mục đích sử dụng đất của cùng một chủ sử dụng đất (không phân biệt theo các bờ chia cắt bên trong khu đất của một chủ sử dụng). Trên bản đồ địa chính còn có các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất bao gồm đất xây dựng đường giao thông, đất xây dựng hệ thống thủy lợi theo tuyến, đất xây dựng các công trình khác theo tuyến, đất sông, ngòi, kênh rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác theo tuyến, đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín trên tờ bản đồ. II.1.5 Loại đất Là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất. Trên bản đồ địa chính loại đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng đất. Loại đất thể hiện trên bản đồ phải đúng hiện trạng sử dụng trong khi đo vẽ lập bản đồ địa chính và được chỉnh lại theo kết quả đăng ký quyền sự dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một thửa đất trên bản đồ địa chính chỉ thể hiện loại đất chính của thửa đất. Trường hợp trong quá trình đo vẽ bản đồ, đăng ký quyền sử dụng đất hoặc xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong một thửa đất có hai hay nhiều mục đích sử dụng chính mà chủ sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai chưa xác định được ranh giới đất sử dụng theo từng mục đích thì trong hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, trên bản đồ địa chính, trong hồ sơ địa chính, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi rõ diện tích đất cho từng mục đích sử dụng. II.1.6 Mã thửa đất (mt) Mã thửa đất được xác định duy nhất đối với mỗi thửa đất, là một bộ gồm ba (03) số được đặt liên tiếp nhau có dấu chấm (.) Ngăn cách (mt=mx.sb.st); trong đó số thứ nhất là mã số đơn vị hành chính cấp xã (mx) theo quy định của [...]... lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số (sau đây gọi là cơ sở dữ liệu địa chính) để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã II.1.10 Bản trích đo địa chính, mảnh bản đồ trích đo, bản đồ trích đo... II: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ PHẦN MỀM TÍCH HỢP ĐO VẼ FAMIS I GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION I.1 Giới thiệu chung Microstation là một phần mềm đồ hoạ trợ giúp thiết kế ( CAD ) và là môi trường đồ hoạ rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các yếu tố bản đồ Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh... đến hết, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải Tên gọi của tờ bản đồ địa chính bao gồm tên đơn vị hành chính (tỉnh - huyện - xã) lập bản đồ và số hiệu tờ bản đồ địa chính đánh theo xã, thêm số hiệu mảnh bản đồ địa chính cơ sơ để trong ngoặc đơn Ví dụ : xã Tân Thanh – tờ số 10 ( 839539 – 8 ) II.6.3 Phá khung bản đồ địa chính Khi lập bản đồ địa chính gốc, trong trường hợp khu vực đo vẽ có biển, phần lãnh... tiện cho việc nhân thành nhiều bản Khi thành lập bản đồ địa chính bằng kỹ thuật số trên máy tính thì yêu cầu bản đồ địa chính cơ sở phải thể hiện 3 màu và bản đồ địa chính cũng có thể dùng 3 màu mà không nhất thiết phải chuyển thành 1 màu đen như trong công nghệ truyền thống II.10 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính Công việc quan trọng nhất của việc thành lập bản đồ địa chính là đo vẽ chi tiết... tập thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn II.7.2.2 Bản đồ địa chính Là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận Ranh... bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong Đồ án tốt nghiệp Chuyên nghành bản đồ các ô thửa có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện các chi tiết theo yêu cầu quản lý đất đai II.8 Độ chính xác bản đồ địa chính Yếu tố cơ bản cần quản lý đối với đất đai đó là vị trí, kích thước và diện tích các thửa đất Các yếu tố này được đo đạc và thể hiện trên bản đồ địa chính. .. microstation I.2.1 IRACB IracB là phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu Raster dưới dạng các ảnh đen trắng và được chạy trên nền của Microstation được thể hiện trên cùng một màn hình nhưng nó hoàn toàn độc lập với nhau Nghĩa là việc thay đổi dữ liệu phàn này không ảnh hưởng đến dữ liệu của phần kia Ngoài việc sử dụng IracB để hiển thị các file ảnh bản đồ phục vụ cho quá trình số hóa trên ảnh, công cụ Warp của... thống quản lý dữ liệu lớn Do vậy nó khá thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau Dữ liệu không gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ sung rất tiện lợi Microstation cho phép lưu các bản đồ và các bản vẽ thiết kế theo nhiều hệ thống toạ độ khác nhau Microstation là môi trường đồ hoạ làm nền để chạy các Modul phần. .. các yếu tố này chưa được thể hiện ở thực địa phải nêu rõ độ chính xác của bản đồ quy hoạch, độ chính xác chuyển vẽ và độ tin cậy thể hiện các yếu tố quy hoạch này trên bản đồ địa chính. tài liệu này được đính kèm bản đồ địa chính và là một thành phần không tách rời của bản đồ địa chính có liên quan đến yếu tố quy hoạch được chuyển vẽ Về nguyên tắc, trên bản đồ địa chính không được vẽ gộp các thửa đất Tất... Trích đo địa chính Là đo vẽ lập bản đồ địa chính của một khu đất hoặc thửa đất tại các khu vực chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đáp ứng một số yêu cầu trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất II.1.9 Hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ . nghiệm Chương IV: Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý địa chính xã Tân Thành huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị trên phần mềm Microstation và Famis Phần IV – Kết luận và kiến nghị Đồ. nghành bản đồ quản lý địa chính xã Tân Thành huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị trên phần mềm Microstation và Famis ” II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỒ ÁN II.1. Mục đích - Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực. dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số (sau đây gọi là cơ sở dữ liệu địa chính) để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất

Ngày đăng: 10/02/2015, 20:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN I - MỞ ĐẦU

    • I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN

    • Theo thống kê từ Quỹ dân số Liên hiệp quốc, dân số Việt Nam là hơn 87 triệu người, đứng hàng thứ 13 về số nước đông dân nhất thế giới. Với gần 260 người trên một km2 đất, mật độ dân số Việt Nam cao hơn cả Trung Quốc và gấp gần 6 lần trung bình thế giới. Điều này chứng tỏ Việt Nam là nước đất chật, người đông với tổng số dân và mật độ ở mức cao báo động so với tài nguyên đang có. Cộng với việc sử dụng môi trường chưa hợp lý, đi kèm với thói quen sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên như hiện nay: tài nguyên khoáng sản, nước, không khí... Đặc biệt là tài nguyên đất của Việt Nam đang có nguy cơ bị tàn phá, cạn kiệt.

    • II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỒ ÁN

    • PHẦN THỨ II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

    • CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG

      • I. KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ

      • II. KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

      • II.1. Khái niệm

      • II.2 Tính chất

      • II.3 Nội dung bản đồ địa chính

      • II.4 Hồ sơ địa chính, kết quả việc thực hiện lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

      • II.5 Cơ sở toán học bản đồ địa chính

      • II.6 Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh và phá khung bản đồ địa chính

      • II.7. Phân loại bản đồ địa chính

      • II.8. Độ chính xác bản đồ địa chính

      • II.9. Ký hiệu bản đồ địa chính

      • II.10 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính

      • CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ PHẦN MỀM TÍCH HỢP ĐO VẼ FAMIS

        • I. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION

          • I.1 Giới thiệu chung

          • I.4. Các công cụ trong Microstation

          • I.5. Xây dựng và quản lý dữ liệu trong Microstation

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan