thực hành hóa phân tích

53 3.6K 8
thực hành hóa phân tích

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 0 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Bộ môn HÓA – Khoa CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM    BÀI THỰC HÀNH HÓA PHÂN TÍCH Biên soạn: HOÀNG THỊ HUỆ AN NGUYỄN ĐẠI HÙNG PHẠM ANH ĐẠT NHA TRANG, 12/ 2012 - 1 - NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM HÓA PHÂN TÍCH Sinh viên thực hành Hóa Phân tích phải tuân thủ các quy định sau: 1. Tham gia đầy đủ các buổi thực tập và đúng giờ giấc quy định. 2. Mỗi sinh viên phải mang theo tài liệu hướng dẫn và sổ ghi chép số liệu thực hành. 3. Nắm vững cơ sở lý thuyết của các bài thí nghiệm, cách ghi chép số liệu và tính toán kết quả. 4. Nghiên cứu kỹ mục đích, nội dung, trình tự thí nghiệm và ý nghĩa của các thao tác trong bài trước khi thực hành tại phòng thí nghiệm. 5. Nắm vững cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm. Chỉ tiến hành thí nghiệm sau khi được giáo viên hướng dẫn. 6. Giữ im lặng, trật tự, sạch sẽ, ngăn nắp trong quá trình thí nghiệm. Không được ăn uống, hút thuốc, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm. 7. Làm việc đúng vị trí đã được giáo viên quy định. 8. Rửa sạch dụng cụ trước khi tiến hành thí nghiệm. 9. Bố trí, sắp đặt dụng cụ thí nghiệm thuận tiện sao cho tránh đổ vỡ dụng cụ. Thao tác cẩn thận, chính xác. Các lọ thuốc thử sau khi lấy hóa chất xong phải đậy nút và để ngay lại vào vị trí cũ. 10. Sau khi thực hành xong phải rửa dụng cụ và lau bàn thí nghiệm sạch sẽ rồi bàn giao cho giáo viên hướng dẫn. Không được mang dụng cụ, hóa chất ra khỏi phòng thí nghiệm. 11. Tiết kiệm điện, nước, hóa chất. 12. Ghi chép đầy đủ, trung thực quá trình, hiện tượng thí nghiệm và số liệu phân tích… 13. Nộp báo cáo thực tập đầy đủ, đúng hạn. (Mẫu báo cáo thực hành được cung cấp kèm theo tài liệu hướng dẫn) Sinh viên vi phạm các quy định trên tùy mức độ sẽ bị trừ điểm hoặc đình chỉ thực tập. - 2 - HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ THÔNG DỤNG TRONG THỰC HÀNH HÓA PHÂN TÍCH I. DỤNG CỤ THỦY TINH Có nhiều loại dụng cụ bằng thủy tinh được sử dụng khi tiến hành phân tích định lượng. Về cơ bản có thể chia thành ba loại sau: Loại dùng để bảo quản, chứa dung dịch (bình, chai, lọ ) Loại dùng để đựng hay đun nóng dung dịch (cốc có mỏ, bình nón, ống nghiệm,…) Loại dùng để đo thể tích (ví dụ: pipet bầu, pipet khắc vạch, pipet tự động, buret, ống đong, bình định mức) hay để chuyển dung dịch từ bình chứa này sang bình chứa khác (pipet khắc vạch, pipet Pasteur). Nói chung, các dụng cụ thủy tinh đều dễ bị kiềm ăn mòn hay bị HF phá hủy. Đặc biệt dụng cụ thủy tinh đều dễ bị vỡ khi va chạm, đánh rơi và khi giãn nở đột ngột. Chỉ được đun nóng các dụng cụ thủy tinh chịu nhiệt (thủy tinh Pyrex, Kimax,…). Không dùng bình định mức hoặc chai lọ thông thường để đun nóng dung dịch. I.1. Pipet Pipet được chia làm 2 loại: a) Pipet bầu hay pipet không chia độ (Volumetric pipet): dùng để chuyển một thể tích chính xác của dung dịch từ bình chứa này sang bình chứa khác. Ví dụ: Để lấy chính xác 20,00 ml dung dịch HCl cần chuẩn độ thì dùng pipet bầu 20 ml. Cách sử dụng: - Nhúng pipet sạch, khô ngập sâu vào dung dịch cần lấy. Dùng quả bóp cao su hút nhẹ cho dung dịch đi lên qua khỏi vạch mức bên trên. - Dùng ngón trỏ tay phải (không dùng ngón cái!) bịt nhanh đầu trên của pipet. Lấy pipet ra khỏi dung dịch. Nhấc nhẹ ngón trỏ tay phải cho dung dịch chảy ra khỏi pipet vừa đến vạch mức. (Chú ý: Ngón tay phải sạch và khô để dễ điều chỉnh mức chất lỏng trong pipet). Dùng giấy thấm sạch lau khô đầu dưới bên ngoài pipet. - Chuyển pipet sang dụng cụ chứa dung dịch vừa lấy (bình nón, cốc có mỏ, bình định mức,…). Giữ pipet thẳng đứng, tựa đầu dưới của pipet vào thành bình (để bình nghiêng 45 0 ). Nhấc nhẹ ngón trỏ tay phải cho dung dịch chảy vào dụng cụ. Khi chỉ còn giọt chất lỏng nhỏ trong pipet thì tì nhẹ đầu dưới của pipet vào thành bình (touch-off) và xoay nhẹ pipet khoảng 5 giây để chất lỏng chảy ra (không thổi). Pipet bầu Cách sử dụng pipet bầu - 3 - b) Pipette thẳng hay pipet chia độ (graduated pipet): dùng để lấy gần đúng một thể tích bất kỳ của dung dịch. Có 3 loại pipet chia độ: Loại 1 (Type 1): vạch 0 ở phía trên, vạch thể tích giới hạn tối đa ở phía dưới. Loại pipet này dùng để chuyển một phần thể tích dung dịch chứa trong pipet (partial delivery: khi đó phải canh vạch mức thể tích 2 lần). Loại 2 (Type 2): vạch thể tích giới hạn tối đa ở phía trên. Loại pipet này dùng để chuyển toàn bộ thể tích dung dịch chứa trong pipet (completely delivery). Khi đo thể tích chỉ cần canh 1 vạch mức ban đầu ứng với thể tích cần lấy. Loại 3 (Type 3): vạch 0 ở phía trên. Loại pipet này dùng để chuyển toàn bộ thể tích (completely delivery: khi đó chỉ cần canh vạch mức 1 lần hay chuyển một phần dung dịch chứa trong pipet (partial delivery; khi đó cần canh vạch mức 2 lần). Cách sử dụng: tương tự như đối với pipet bầu, nhưng lưu ý rằng ở bước cuối cùng nếu dùng pipet loại 2 hay loại 3 để chuyển toàn bộ thể tích dung dịch thì thổi nhẹ (blow-out) cho giọt dung dịch cuối cùng chảy ra khỏi pipet. Nếu dùng pipet loại 1 thì canh cho dung dịch chảy ra vừa đến vạch mức cuối cùng của pipet. Các loại pipet chia độ - 4 - c) Pipet tự động (automatic pipet; digital pipet): cho phép lấy nhanh chóng một thể tích chính xác bất kỳ của dung dịch trong khoảng thể tích xác định được ghi trên pipet (ví dụ: 10 100 µL, 100 1000 µL, 500  5000 µL ). Loại pipet này phải dùng với các đầu tip nhựa kèm theo: - Tip màu vàng để hút các thể tích nhỏ (10100 µL; 20200 µL) - Tip màu xanh để hút các thể tích lớn hơn (100  1000 mL) - Tip màu trắng hút các thể tích lớn (500  5000 µL). Có 2 loại pipet tự động: loại 1 kênh và loại đa kênh. Pipet tự động một kênh Pipet tự động đa kênh Pipet tip Cách sử dụng: Pipet tự động có thể được thiết kế theo nhiều kiểu khác nhau tùy theo nhà sản xuất. Trong pipet này có 1 piston để hút dung dịch. Piston này có 2 nấc (hay 2 vị trị “dừng”): nấc thứ nhất kiểm soát việc hút, nấc thứ hai để xả dung dịch. - Chọn thể tích cần lấy bằng cách điều chỉnh núm vặn trên pipet. - Gắn chặt đầu tip vào pipet (Đảm bảo đầu tip không bị rơi ra trong quá trình thao tác). - Ấn piston xuống đến nấc thứ nhất (không ấn xuống nấc thứ hai vì khi đó thể tích dung dịch lấy sẽ không đúng) - Nhúng đầu tip của pipet vào dung dịch sâu khoảng 1 cm (Không nhúng toàn bộ chiều dài của đầu tip vào dung dịch vì khi đó dung dịch có thể bị hút vào phần cơ học bên trong của pipet và làm hỏng pipet). - Thả piston ra từ từ. Không thả nhanh vì như thế sẽ tạo bong bóng không khí trong piston làm thể tích dung dịch hút được không chính xác. Cũng không để cho piston bật ngược trở lại vì dung dịch sẽ bị hút vào bên trong phần cơ học của pipet và làm hỏng pipet. - Lấy pipet ra khỏi dung dịch, dùng giấy mềm sạch thấm nhẹ cho khô đầu dưới pipet . Đưa pipet sang bình chứa, chạm nhẹ đầu tip vào thành bình rồi ấn từ từ piston xuống nấc thứ nhất. Khi đó, dung dịch sẽ được chảy vào bình chứa. - Ngừng 12 giây. Ấn piston xuống nấc thứ hai để đẩy hết giọt dung dịch cuối cùng ra. - Rút pipet ra khỏi bình chứa. Ấn mạnh để đẩy đầu tip rơi ra. Pipet tự động cho phép hút dung dịch nước với độ chính xác cao (cỡ vài %). Tuy nhiên, với những dung môi hữu cơ dễ bay hơi hay các dung môi có độ nhớt cao, có sức căng bề mặt lớn hoặc dễ bay hơi thì không chính xác lắm. - 5 - Phòng thí nghiệm Hóa Phân tích của Bộ môn Hóa Cơ bản hiện có trang bị pipet tự động Transferpette (Đức). Cách thao tác Transferpette được mô tả trong hình dưới đây: Các nút thao tác của Transferpette : A. Nút điều chỉnh thể tích dung dịch cần lấy B. Đầu piston để hút và đẩy dung dịch C. Nút dùng để đẩy đầu tip rơi ra sau khi dùng Cách hút và đẩy dung dịch : 1. Đẩy piston xuống vị trí dừng A 2. Nhúng đầu tip vào dung dịch 3. Hút dung dịch: bằng cách thả nhẹ đầu piston về vị trí ban đầu 4. Đẩy dung dịch: đưa pipet sang bình chứa; chạm đầu tip vào thành bình rồi đẩy piston xuống  Chú ý : Pipet tự động rất đắt tiền nên cần sử dụng cẩn thận và bảo quản đúng cách - Chỉ được hút dung dịch khi đã gắn đầu tip thích hợp. Không để cho dung dịch chảy vào phần trong của pipet. - Không dùng để hút các chất lỏng có tính ăn mòn kim loại như H 2 SO 4 , HCl, … Sau khi dùng xong, để pipet vào giá, giữ ở vị trí thẳng đứng, đầu hướng xuống dưới. Giá để pipet tự động d) Pipet Pasteur: là ống thủy tinh nhỏ có một đầu được vuốt nhọn và dài, dùng để chuyển chất lỏng từ bình này sang bình kia trong trường hợp không cần lấy chính xác thể tích. (Khi sử dụng phải gắn một bóp cao su nhỏ vừa khít với đầu trên pipet) Loại pipet này thường được dùng trong tách chiết hữu cơ, rửa tinh thể sau khi kết tinh… Pipet Pasteur a) loại khắc vạch; b)loại không khắc vạch b) a) - 6 - I.2. Buret Công dụng: dùng để lấy chính xác một thể tích bất kỳ của dung dịch hay để đo chính xác thể tích của dung dịch chuẩn tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ. Buret có thể có dung tích lên tới 100 mL, được khắc vạch chính xác 0,1 mL (đối với buret thông thường) hay 0,01 mL (đối với microburet). Đầu dưới buret có khóa bằng thủy tinh hay bằng nhựa teflon để điều chỉnh tốc độ chảy của dung dịch chứa trong buret. Cách sử dụng: - Kẹp chặt buret đã rửa sạch trên giá buret. Khóa buret lại. - Lấy dung dịch sử dụng (vừa đủ dùng) vào một cốc nhỏ (beaker) rồi rót dung dịch này vào buret qua một phễu nhỏ đặt trên miệng buret. Tráng rửa buret vài lần bằng một lượng nhỏ dung dịch này. Sau đó, rót dung dịch vào buret (quá vạch 0) và dùng tay trái cầm khóa, mở cho dung dịch xả mạnh cho đến khi đuổi hết bọt khí trong vòi buret. Nếu mức dung dịch trong buret ở dưới vạch 0 thì nạp thêm dung dịch vào cho quá vạch 0. Lấy phễu ra. Chỉnh mức dung dịch về đúng vạch 0 rồi mới bắt đầu chuẩn độ. - Khi chuẩn độ, tay phải cầm bình nón lắc nhẹ cho dung dịch xoay tròn, tay trái điều chỉnh khóa buret sao cho tốc độ dung dịch chảy ra không vượt quá 4  5 giọt/giây. Thể tích chất lỏng tiêu tốn trong một phép chuẩn độ tối thiểu phải bằng nửa thể tích của buret. Các thao tác khi tiến hành chuẩn độ - 7 - I.3. Ống đong khắc vạch (graduated cylinder): là ống thủy tinh hình trụ, được khắc vạch thể tích, dùng để đo gần đúng thể tích dung dịch. Ống đong thường dùng để pha chế các dung dịch không yêu cầu nồng độ chính xác (ví dụ: các dung dịch làm môi trường phản ứng) Ống đong khắc vạch I.4. Bình định mức (volumetric flask): là loại bình cầu, đáy bằng, có cổ dài và hẹp. Nút bình bằng thủy tinh mài hay nhựa teflon. Bình định mức có nhiều cỡ (5  2.000 mL), được khắc vạch thể tích một cách chính xác. Bình định mức thường dùng để pha chế các dung dịch chuẩn hay định mức dung dịch phân tích tới một thể tích xác định chính xác. Bình định mức Cách sử dụng: - Trước khi dùng phải rửa sạch và tráng bình bằng dung môi dùng để pha chế dung dịch. - Khi pha loãng dung dịch: dùng pipet/buret lấy chính xác một thể tích xác định (đã tính toán trước) của dung dịch cần pha loãng cho vào bình định mức có chứa sẵn một ít dung môi, lắc đều (không đậy nắp). Sau đó, cẩn thận thêm dung môi đến đúng vạch mức. - Khi pha chế dung dịch chuẩn từ một chất gốc: Cân một lượng xác định chất gốc trong một cốc nhỏ (beaker) rồi hòa tan hoàn toàn bằng một lượng nhỏ dung môi. Rót dung dịch trong beaker vào bình định mức qua một phễu, tráng rửa nhiều lần beaker và phễu bằng dung môi, gộp tất cả vào bình. Định mức đến vạch bằng dung môi. - Đậy nắp bình, tay giữ chặt nắp và dốc ngược bình, đảo nhẹ (chú ý không xóc mạnh để tránh tạo bọt khí, làm thay đổi thể tích). Lưu ý: - Không được sấy khô bình định mức vì sự giãn nỡ nhiệt có thể làm thay đổi độ chính xác của bình. - Nếu quá trình hòa tan tỏa nhiệt hay thu nhiệt cần để nguội bình về nhiệt độ phòng trước khi định mức. - Khi định mức không cầm vào phần bầu của bình. Khi gần đến vạch mức thì dùng pipet Pasteur thêm từng giọt một dung môi cho đến vạch mức. I.5. Cốc có mỏ (beaker): có nhiều cỡ dung tích khác nhau (5 mL 1,0 L); dùng để đong thể tích dung dịch (không cần chính xác), rót chất lỏng, đựng hóa chất cần cân (không hút ẩm, không bay hơi) hay để thực hiện các phản ứng hóa học (đun nóng dung dịch, làm kết tủa…). Chỉ được dùng loại cốc có mỏ chịu nhiệt (gọi là cốc đốt) để đun nóng dung dịch. Cốc có mỏ - 8 - I.6. Bình nón hay bình tam giác (Erlenmeyer flask): dùng để đựng dung dịch chuẩn độ (trong hóa phân tích), để thực hiện phản ứng hay để nuôi cấy mô (trong công nghệ sinh học),… Bình nón I.7. Phễu chiết hay bình lắng gạn (separatory funnel): dùng trong quá trình chiết lỏng - lỏng để chuyển chất tan từ dung môi này sang dung môi khác. Có 2 loại phễu chiết: phễu chiết thông thường (không khắc vạch thể tích) và phễu chiết định lượng (có khắc vạch thể tích). Các thao tác khi chiết lỏng - lỏng được mô tả trong các hình sau: Bước 1: Rót pha 2 (dung dịch nước chứa chất tan cần chiết) vào pha 1 (thường là dung môi hữu cơ nhẹ hơn nước) Bước 2: Dốc ngược phễu, lắc kỹ để phân bố chất tan giừa 2 pha. Thỉnh thoảng mở khóa để xả bớt hơi dung môi. Bước 3: Gá phễu chiết trên giá. Mở nút phễu, để yên cho cân bằng phân bố được thiết lập. Sau khi 2 pha đã phân tách rõ rệt, mở khóa phễu để tách bỏ pha nước bên dưới và thu lấy pha hữu cơ. Các thao tác khi chiết lỏng - lỏng Lặp lại quá trình chiết (bước 1, 2, 3) vài lần với pha nước vừa tách ra cho đến khi chất tan gần như được chiết hoàn toàn. I. 8. Bình hút ẩm (desiccator): là bình thủy tinh, có nắp đậy kín, bên trong có chứa chất hút ẩm (ví dụ: CaCl 2 khan, silicagel, H 2 SO 4 đặc, P 2 O 5 ,…). Nó được dùng để làm nguội các mẫu sau khi sấy hay nung nhằm tránh sự hấp phụ hơi ẩm từ không khí. - 9 - Bình hút ẩm (loại thường) Bình hút ẩm (loại có vòi hút chân không) Ngoài ra, còn có các dụng cụ thông thường khác như: - Phễu thủy tinh: dùng để lọc lấy dịch lọc, thu kết tủa hay tinh thể - Phễu lọc hút chân không hay phễu Büchner: để lọc dưới áp suất thấp nhằm tăng tốc độ lọc khi lọc các kết tủa hay tinh thể hạt nhỏ. - Chén lọc thủy tinh xốp: dùng để lọc lấy kết tủa/tinh thể rồi sấy để xác định khối lượng. - Lọ cân: để cân các hóa chất dễ hút ẩm. Để đựng mẫu cần sấy (ví dụ: khi xác định độ ẩm) thì dùng các chén cân có diện tích bề mặt lớn hơn. - Chén nung: đựng mẫu cần nung. Tùy nhiệt độ cần nung mà có thể dùng chén sứ, chén sắt, chén nickel, chén graphit hay chén platin. - Kẹp chén nung: để gắp lọ cân thủy tinh ra khỏi tủ sấy hay gắp chén nung ra khỏi lò nung. - Bình tia: đựng nước cất định mức dung dịch hay đựng dung môi hữu cơ (ví dụ: metanol, etanol, axeton) để tráng rửa dụng cụ… Phễu thủy tinh (Glass funnel) Phễu Büchner (Büchner funnel) Chén lọc thủy tinh xốp (Sintered-glass funnel) Lọ cân (Weighing bottle) Thao tác với chén cân Lọ nhỏ đựng mẫu (Vial) [...]... trước khi cân phân tích hay cân các hóa chất không phải là chất gốc (ví dụ: NaOH, Na2S2O3.5H2O, KMnO4,…) để pha chế các dung dịch có nồng độ gần đúng và sau đó xác định lại nồng độ chính xác bằng các dung dịch chuẩn gốc - Cân phân tích gồm các loại: a) Cân phân tích thường: có khả năng cân tối đa 200 g với độ chính xác đến 0,1 mg Loại cân này thường được dùng trong phòng thí nghiệm hóa phân tích để xác... phân tích Dùng xong phải trả lại ống nhỏ giọt vào đúng lọ thuốc thử đã dùng + Các hóa chất dễ bay hơi, có mùi (như HCl, NH4OH, HNO3 đặc, nitrobenzen…) phải lấy nhanh và đậy kín lại ngay (để nơi thoáng hay tốt nhất là trong tủ HOTTE) + Không được ngửi hay nếm hóa chất + Các hóa chất dễ nổ, dễ cháy không được để ở gần lửa IV CÁCH RỬA DỤNG CỤ THỦY TINH Trong hóa phân tích, độ chính xác của phép phân tích. .. mẫu phân tích, cân các chất gốc để pha dung dịch chuẩn gốc, dùng trong phân tích khối lượng …) b) Cân bán vi: chính xác đến 10–3 mg c) Cân vi lượng: chính xác từ 10– 4  10– 3 mg d) Cân siêu vi lượng (độ chính xác 10-6- 10-9 mg) Các loại cân bán vi và cân siêu vi rất đắt tiền, chỉ dùng trong những phòng thí nghiệm chuyên dụng đặc biệt Hiện nay phòng thí nghiệm thường dùng phổ biến cân điện tử Cân phân. .. của phép phân tích phụ thuộc nhiều vào độ sạch của các dụng cụ thủy tinh Do đó, trước khi tiến hành phân tích, cần rửa sạch dụng cụ thủy tinh Dụng cụ thủy tinh có thể xem là sạch nếu khi tráng dụng cụ bằng nước thì không tạo thành những giọt nước nhỏ đọng trên bề mặt thủy tinh mà nước loang trên bề mặt ngay thành một màng mỏng - Thông thường có thể rửa dụng cụ bằng nước ấm hay dung dịch xà phòng với... yên 10  15 phút, rót dung dịch thu được vào lọ nút mài 100 mL, đậy kín Dán nhãn trên lọ (ghi đầy đủ thôtng tin: tên hóa chất, nồng độ dung dịch, ngày tháng pha chế, phân nhóm, nhóm, lớp), nộp cho giáo viên hướng dẫn Hóa chất và dụng cụ : - H2C2O4.2H2O tinh thể (loại P.A) - Cân phân tích - Bình tia đựng nước cất - Bình định mức 100 mL - Beaker 50 mL - Phễu thủy tinh - Đũa khuấy - Lọ nút mài 100 mL... đậy - Tránh làm rơi vãi hóa chất lên cân Nếu lỡ làm rơi vãi, phải lau sạch ngay - Khi không sử dụng cân nữa phải tắt cân, rút nguồn điện và vệ sinh cân sạch sẽ II.2 Tủ sấy: được sử dụng để làm khô các vật liệu, sản phẩm các dụng cụ và hóa chất bằng nhiệt Thường cho phép sấy trong khoảng từ nhiệt độ môi trường + 50C đến 3000C với độ chính xác ± 10C II.3 Lò nung: Trong hoá phân tích lò nung được thường... ion Phòng thí nghiệm Hoá Phân tích có trang bị các máy đo pH EcoScan pH 6 và CyberScan pH 1500 của hãng EUTECH Instruments (Singapore) - HƯỚNG DẪN ĐO pH BẰNG MÁY ĐO EcoScan pH 6 Tính năng: Máy đo EcoScan pH 6 cho phép đo pH, thế oxy hóa - khử (mV) và nhiệt độ của các dung dịch ON/OFF HOLD/ENTER CAL MODE/INC Điện cực pH tổ hợp Sensor nhiệt - Khoảng đo pH: 0,000-0,000 ÷14,000 - Độ phân giải: 0,01 pH - Độ... chất của phân tử chất hấp thụ, bước sóng λ của tia tới, dung môi sử dụng và nhiệt độ Nếu [l] = cm, [C] = mol/lít thì [] = lít.mol–1.cm–1   được gọi là hệ số hấp thụ mol (hay hệ số tắt phân tử gam) Khi cố định bề dày lớp dung dịch chất hấp thụ thì quan hệ A - C là tuyến tính Vậy, nếu đo được độ hấp thụ của dung dịch sẽ xác định được nồng độ chất hấp thụ trong dung dịch Lưu ý: Để phép phân tích đạt... bên trong và ngoài thành cuvet (nếu thấy bẩn có thể ngâm trong etanol hay metanol) Các tính năng đo đo nâng cao (Advande Reads), định lượng bằng phương pháp đường chuẩn (Concentration) hay đo động học (Kinetics) giáo viên sẽ hướng dẫn thao tác trực tiếp trên máy đo khi cần - 30 III QUY TẮC SỬ DỤNG HÓA CHẤT + Chỉ sử dụng các hóa chất trong lọ có dán nhãn + Không được làm nhiễm bẩn lọ hóa chất: - Không... kết tủa: Trong phân tích định lượng, thường tiến hành phản ứng tạo tủa trong cốc có mỏ Sau đó, lọc kết tủa qua một tờ giấy lọc tròn, đặt trong một phễu thuỷ tinh Có hai trường hợp: a) Lọc lấy dịch lọc: dùng giấy lọc gấp nếp (gấp tư tờ giấy lọc tròn, rồi tiếp tục gấp tám, gấp mười sáu) Gấp giấy lọc để lọc lấy dịch lọc Lọc lấy dịch lọc b) Lọc lấy kết tủa: gấp tư tờ giấy lọc tròn, mở ra thành hình nón . 2012 - 1 - NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM HÓA PHÂN TÍCH Sinh viên thực hành Hóa Phân tích phải tuân thủ các quy định sau: 1. Tham gia đầy đủ các buổi thực tập và đúng giờ giấc quy định. 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Bộ môn HÓA – Khoa CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM    BÀI THỰC HÀNH HÓA PHÂN TÍCH Biên soạn: HOÀNG THỊ HUỆ AN NGUYỄN ĐẠI HÙNG . gốc. - Cân phân tích gồm các loại: a) Cân phân tích thường: có khả năng cân tối đa 200 g với độ chính xác đến 0,1 mg. Loại cân này thường được dùng trong phòng thí nghiệm hóa phân tích để xác

Ngày đăng: 10/02/2015, 14:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan