Đề cương ôn tập ngữ văn 9 học kỳ 1

18 580 2
Đề cương ôn tập ngữ văn 9 học kỳ 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương ôn tập Học kì I ( phần Tập làm văn) Lớp 9 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP : VĂN – HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 – 2014 Phần 1: VĂN THUYẾT MINH I. THUYẾT MINH VỀ MỘT LOẠI CÂY A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây Ví dụ : Từ thuở còn nằm trong nôi, những câu ca dao về quê hương đã vang vọng mãi trong lòng tôi cho đến tận bây giờ : Công đâu , công uổn, công thừa Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan Quả đúng như vậy, cây dừa quê tôi đã gắn bó với người dân từ bao đời mà khó có ai có thể hiểu hết được , nó là một phần nguồn sông của quê tôi. Vậy nó là một loại cây như thế nào, ta thử tìm hiểu xem. B. Thân bài : 1. Nguồn gốc lịch sử của loài cây : - Thuộc họ nào. - Xuất xứ từ đâu. - Hiện nay đang trồng nhiều nhất ở địa phương nào. 2. Cách trồng và chăm sóc. 3. Giá trị của loài cây đó. 4. Ý nghĩa nghĩa của loài cây đó C. Kết bài : Nêu cảm nghĩ. Sen đi vào ca dao, thơ phú như một hình ảnh đẹp : Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Chắc chắn ai cũng điều yêu thích sen, cảm nhận về sen phải có cảm giác thanh thản, hạnh phúc, để vơi đi mọi nỗi lo âu của cuộc đời Đề1 : Cây lúa Việt Nam A. Mở bài : Giới thiệu cây lúa trong đời sống con người người nói chung, người Việt Nam nói riềng. Ví dụ : Ai ơi bưng bát cơm đầy – Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Cây lúa, từ bao đời nay, đã gắn liền với từng bữa cơm, gắn liền với nỗi vất vả khó nhọc của người dân Việt Nam. B. Thân bài : 1. Nguồn gốc : - Thuộc họ nào. - Nguồn gốc , đặc điểm của cây lúa Việt Nam. 2. Cấu tạo của cây lúa. Ví dụ : Cây lúa là loại cây thân cỏ, tròn, có nhiều gióng và đốt. Gióng thường rỗng, chỉ đặc ở đốt. Lá dài, có bẹ ôm lấy thân, gân lá song song. Rễ chùm. Hoa nhỏ … 3. Các giống lúa: - Có nhiều loại giống khác nhau 4. Các vụ lúa trong năm. - Lúa chiêm , gieo vào tháng 10 , gặt vào tháng 6 – 7 Trường THCS Hoài Châu 1 Đề cương ôn tập Học kì I ( phần Tập làm văn) Lớp 9 - Lúa xuân : gieo vào tháng 1 – 2 , gặt vào tháng 5 -6 - Lúa hè thu : thường là tháng 3 – 4 gặt vào tháng 7 -8 - Lúa mùa : gieo vào tháng 7 -8 gặt vào tháng 10 – 12 Hiện nay thường có ba vụ chính : Đông xuân, hè thu, lúa mùa 5. Cách gieo trồng và chăm sóc : - Làm đất. - Gieo mạ - Cấy và chăm sóc. 6. Cây lúa với đời sống văn hóa Việt Nam - Cây lúa nuôi sống con người, giúp xã hội phát triển. - Sản phẩm từ cây lúa - Hình ảnh cây lúa trên quốc huy Việt Nam - Cây lúa trong thơ ca, nhạc họa 7. Sự đóng góp của cây lúa trong sự phát triển kinh tế. C. Kết bài : - Cảm nhận về sự gắn bó với cây lúa với đất nước, với con người Việt Nam II. THUYẾT MINH VỀ MỘT ĐỒ VẬT Đề : Thuyết minh về cái quạt điện. A. Mở bài : - Giới thiệu cái quạt là một vật dụng rất cần trong đời sống con người. Ví dụ : Trên thế giới, dân tộc nào cũng từng tạo ra cho mình một vật dụng , có khi để làm đẹp, có khi để trang trí, cũng có khi để dùng vào một việc khác , … B. Thân bài : 1. Cấu tạo - Quạt gồm hai phần chính :động cơ điện và cánh quạt - Cánh quạt được lắp với trục động cơ điện. Cánh quạt làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại, được tạo dáng để làm ra gió khi quay. - Ngoài ra, quạt còn có lưới để bảo vệ, các bộ phận điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió và hẹn giờ. 2. Nguyên lí làm việc : - Quạt điện thực chất là động cơ điện cộng với cánh quạt - Khi đóng điện vào quạt, động cơ quay, kéo cánh quạt quay theo, tạo ra gió làm mát. 3. Các loại quạt : - Quạt điện có nhiều loại : quạt trần, quạt bàn, quạt treo tường, quạt cây , … 4. Sử dụng : - Khi sử dụng quạt điện, ngoài những yêu cầu riêng về kiến thức động cơ điện, còn cần chú ý :cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị rung, không bị lắc, không bị vướng cánh , … 5. Tác dụng của cái quạt điện. 5. Cách bảo quản : - Luôn lau chùi sạch sẻ , để nơi khô ráo. C. Kết bài : - Nê cảm nhận của em về loại đồ vật đó Trường THCS Hoài Châu 2 Đề cương ôn tập Học kì I ( phần Tập làm văn) Lớp 9 III. THUYẾT MINH VỀ MỘT CON VẬT ĐỀ : Thuyết minh về con vật nuôi A. Mở bài : Giới thiệu chung về con vật nuôi Ví dụ : Xin tự giới thiệu với bạn, tôi là chim bồ câu. Họ bồ câu là một trong vô vàn các nhà họ chim trên trái đất, Nhưng chúng tôi là loài chim khá đặc biệt. Mắt của chúng tôi khá trong sáng, đẹp. Bởi thế mà những cô thiếu nữ có đôi mắt xinh đẹp nhất được ví với loài bồ câu chúng tôi, … B. Thân bài : 1. Giới thiệu nguồn gốc. - Thuộc họ nào Ví dụ : Chúng tôi là tổ tiên của loài bồ câu núi, hiện đang còn sống và làm tổ trong điều kiện hoang dã ở nhiều vùng núi châu Âu, châu Á, bà Bắc Phi - Được thuần hóa và nuôi tự bao giờ 2. Cấu tạo : - Hình dáng Ví dụ : Thân chúng tôi được cấu tạo theo kiểu hình thoi, Hình dáng này có tác dụng làm giảm sức cảng không khí bay. Chúng tôi có lớp da khô được bao bọc bởi một lớp lông dày. Lớp lông này cũng có cấu tạo đặc biệt. Sát da là lớp lông vũ phủ toàn thân, áp sát vào lông vũ là lông tơ. Lông tơ là chùm sợi lông mảnh, tạo thành một lớp xóp giữ nhiệt và làm cho thân chúng tôi nhẹ 3. Sự phát triển của nó. - Theo từng giai đoạn , từng chu kì 4. Chăm sóc và nuôi dưỡng - Chăm sóc như thế nào ? - Nuôi dưỡng ra sao ? 5. Vai trò và ích lợi của nó đối với đời sống của con người. - Về vật chất - Về tinh thần c. Kết bài : - Cảm nghĩ về con vật đó IV. THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH HAY MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ A. Mở bài : Gới thiệu về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử B. Thân bài : 1. Vị trí địa lí . 2. Về nguồn gốc lịch sử 3. Về kiến trúc. 4. Những hoạt động nổi bật thường diễn ra. C. Kết bài : - Tương lai, vai trò của di tích, danh lam thắng cảnh đó trong sự phát triển của địa phương. - Cảm nghĩ của em Trường THCS Hoài Châu 3 Đề cương ôn tập Học kì I ( phần Tập làm văn) Lớp 9 IV. THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM ĐÃ HỌC ĐỀ : Thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều A. Mở bài : Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm - Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc và là danh nhân văn hóa thế giới . Với tác phẩm Truyện Kiều là đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Con người ấy , thơ ấy , đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đúng như lời thơ ngợi ca của Tố Hữu : Tiếng thơ ai động đất trời, Nghe như non nước vọng lời nghìn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày. B. Thân bài : * Giới thiệu về Nguyễn Du (1765 – 1820) 1. Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ; quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh ; sinh trong một gia đình quý tộc có truyền thống văn học : cha là tiến sĩ Nguyễn Nghiễm , tể tướng của chúa Trịnh , anh là Nguyễn Khản , nổi tiếng là hào hoa , mẹ là Trần Thị Tần – người Kinh Bắc . Đã có truyền ngôn : Bao giờ ngàn Hống hết cây Sông Lam hết nước, họ này hết quan. 2. Thời đại xã hội : cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX hết sức sôi động, bão táp : chế độ phương kiến khủng hoảng trầm trọng : bão táp của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, đỉnh cao là diệt Nguyễn, diệt Trịnh, diệt Xiêm , đại phá quân Thanh nhưng rồi nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Ánh đánh tan nhà Tây Sơn , thiết lập nên vương triều phong kiến cuối cùng. Một phen thay đổi sơn hà Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu Thời đại xã hội như thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời, sự nghiệp và tâm hồn, tính cách của Nguyễn Du. 3. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du : a) Giai đoạn ấu thơ và thanh niên : Mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Sống và học tập ở Thăng Long trong gia đình quan lại quý tộc phong gấm rủ là, trướng rủ màn che , hào hoa phong nhã ; học giỏi nhưng đi thi chỉ đỗ tam trường b) Những năm lưu lạc sống cuộc đời gió bụi ở quê vợ Thái Bình (1786 – 1796) , ở Hà Tĩnh từ năm 1796 – 1802 khi kiêu binh nổi loạn , mưu chống Tây sơn (vì lòng trung thành với nhà Lê) không thành . Giai đoạn này Nguyễn Du có điều kiện nắm trải và gần gũi với đời sống của nhân dân. c) Giai đoạn làm quan với nhà Nguyễn : Được triều đình nhà Nguyễn tin dùng, thăng từ cai bạ quảng Bình lên Tham tri bộ Lễ rồi chánh sứ tuế cống Thanh triều, nhưng Nguyễn Du vẫn cảm thấy bất đắc dĩ , gò bó : Bó thân về với triều đình Hàng thần lơ láo , phận mình ra đâu ! Tính tình trầm lặng , ít nói. Năm 1820 , Nguyễn Du nhận lệnh đi sứ Trung Quốc lần thư hai, chưa kịp đi thì bệnh mất tại Huế. Khi ốm nặng , vẫn không chịu uống thuốc , rồi qua đời. Trường THCS Hoài Châu 4 Đề cương ôn tập Học kì I ( phần Tập làm văn) Lớp 9 d) Hiểu biết sâu rộng về cuộc sống con người, có tấm lòng nhân ái : Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài “Tố như có con mắt trong khắp sáu cõi, có tấm lòng nghĩ đến nghìn đời , …” 4. Tác phẩm : a) Chữ Hán : Các tập thơ : Thanh hiên thi tập , Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm (thơ chữ Hán gồm : 243 bài) b) Chữ Nôm : Truyện Kiều , Văn chiêu hồn , Thác lời trai phường nón , Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu , … * Giới thiệu Truyện Kiều : - Truyện Kiều (còn có tên gọi Đoạn trường tân thanh : tiếng kêu đau đớn đứt ruột mới) là một truyện thơ viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát. Toàn truyện dài 3254 câu. - Cốt truyện không phải của Nguyễn Du mà ông mượn từ tiểu thuyết chương hồi văn xuôi chữ Hán : Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân – một nhà văn Trung Quốc ở đời nhà Thanh. - Nhưng Truyện Kiều không phải là tác phẩm dịch mà là sáng tạo của Nguyễn Du, bằng thiên tài nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo sâu xa, nhà thơ Việt Nam đã thay máu đổi hồn, làm cho tác phẩm trung bình trở thành một kiệt tác vĩ đại. - Tóm tắt Truyện kiều : + Gặp gỡ và đính ước + Gia biến và lưu lạc + Đoàn tụ. 5. Giá trị của tác phẩm a) Nội dung : - Giá trị hiện thực : + Bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến Việt Nam bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người. + Số phận bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong xã hội phong kiến. - Giá trị nhân đạo : + Lên án chế độ phong kiến vô nhân đạo. + Cảm thương trước số phận bi kịch của con người. + Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và ước mơ , khát vọng chân chính của con người. b) Giá trị nghệ thuật : - Kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả các phương diện ngôn ngữ và thể loại + Về ngôn ngữ : Tiếng Việt văn học trở nên giàu và đẹp với khả năng miêu tả, biểu cảm vô cùng phong phú. + Về thể loại : Thể thơ lục bát đạt đến đỉnh cao điêu luyện, nhuần nhuyễn. Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình. Đặc biệt là miêu tả tâm lí của nhân vật. C. Kết bài : Năm 1820, ông đã vào cõi vĩnh hằng, nhưng đối với những yêu thơ, yêu Truyện Kiều thì Nguyễn Du bao giờ cũng sống mãi. Ông được dân tộc tôn vinh là đại thi hào của dân tộc , Được thế giới công nhận là danh nhân văn hóa. Trường THCS Hoài Châu 5 Đề cương ôn tập Học kì I ( phần Tập làm văn) Lớp 9 V- THUYẾT MINH VỀ MỘT MÓN ĂN A. Mở bài : Giới thiệu về món ăn B. Thân bài : 1. Đặc điểm . 2. Nguyên liệu 3. Cách làm. 4. Công dụng 5. Cách thưởng thức C. Kết bài : - Cảm nghĩ của em VI- THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC VD: Thuyết minh về thơ: Thất ngôn bát cú; thất ngôn từ tuyệt; Lục bát; Truyện ngắn A. Mở bài : Giới thiệu về thể loại B. Thân bài : 1. Đặc điểm nhận diện 2. Cấu trúc 3. Công dụng. 4. Những tác phẩm để chứng minh C. Kết bài : Vị trí của nó trong văn học tương lai. - Cảm nghĩ của em - Ghi chú: Ở lớp 9, các em cần phải chú ý đến các yếu tố nghệ thuật, miêu tả lồng ghép để bài thuyết minh sinh động, hấp dẫn Phần 2: VĂN TỰ SỰ ( trọng tâm) I. DÀN Ý CHUNG: A. Mở bài : - Thường giới thiệu sự nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện. B. Thân bài : Kể lại diễn biến của câu chuyện theo một trình tự nhất định : - Câu chuyện diễn ra ở đâu ? - Câu chuyện diễn ra khi nào ? - Câu chuyện xảy ra như thế nào ? C. Kết bài : - Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhân vật nào đó) II- MỘT SỐ ĐỀ BÀI ÔN TẬP II. Kể sáng tạo (kể theo ngôi) Đề 1: Nhập vai Trương Sinh ( Vũ Nương) để kể “ Chuyện người con gái Nam Xương Đề 2: Nhập vai Thúy Kiều để kể lại tâm trạng lúc ở lầu Ngưng Bích Đề 3: Nhập vai Lục Vân Tiên ( Kiều Nguyệt Nga) kể lại đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Đề 4: Người lính kể lại những kỉ niệm về tình đồng chí, đồng đội ( Đồng chí- Chính Hữu) Đề 5: Kể về kỉ niệm giữa người cháu và bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Trường THCS Hoài Châu 6 Đề cương ôn tập Học kì I ( phần Tập làm văn) Lớp 9 Đề 6 : Tưởng tượng gặp gỡ những người lính trong tiểu đội xe không kính Đề 7: Nhập vai nhân vật trữ tình để kể lại câu chuyện theo bài thơ: “Ánh trăng” Đề 8: Dựa vào nội dung tác phẩm “Làng” của Kim Lân , hãy đóng vai nhân vật ông Hai để kể lại đoạn truyện miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe làng chợ Dầu theo giặc. Đề 9: Nhập vai anh thanh niên( ông họa sĩ- cô kĩ sư) để kể lại cuộc gặp gỡ theo truyện “ Lặng lẽ SaPa” Đề 10: Đóng vai nhân vật bé Thu ( Ông Sáu) kể lại đoãn trích “ Chiếc lược ngà” III- Kể chuyện đời thường Đề 1: Kể một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy (cô) giáo cũ, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả, độc thoại nội tâm. Đề 2: Tưởng tượng 20 năm sau về thăn trường Đề 3: Kể lại những kỉ niệm vui( buồn) của mình GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ BÀI Đề 1: Đóng vai nhân vật Vũ Nương để kể lại nỗi oan của mình qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương) của Nguyễn Dữ A. Mở bài : Như các bạn đã biết , trong xã hội phong kiến , người phụ ít khi được coi trọng mặc dù có nhan sắc và tài năng . Hạnh phúc có được là đa số do người đàn ông ban cho . Tôi là Vũ Nương hay còn là Vũ Thụ Thiết, quê ở Nam Xương, nổi tiếng là xinh đẹp nhưng lại sống trong gia đình nghèo khó. Có một một người đàn ông giàu có làng bên vì mến dung hạnh của tôi nên nên mang tram lạng vàng cưới về làm vợ. B. Thân bài : 1. Cuộc sống gia đình - Sự việc 1 : Tôi lấy chồng tên là Trương Sinh vốn tính đa nghi hay ghen tuông . Biết thế , nên tôi luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng xảy ra chuyện thất hòa. 2. Tôi là người phụ nữ đảm đam, hiếu thảo, thủy chung son sắt - Sự việc 2 : Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, chồng tôi đi lính, khi tiễn chồng ra trận, tôi rót chén rượu đầy và nói những lời dặn dò đượm tình thủy chung :”Thép chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên là đủ … “ Điều ước ao của tôi không phải là danh vọng, tiền bạc mà là cuộc sống gia đình đầm ấm yên vui. - Sự việc 3 : Trong thời gian xa chồng, một mình tôi phải chèo lái con thuyền gia đình thật là vất vả mọi bề. Tôi vừa nuôi con vừa chăm sóc mẹ chồng đang ốm đau, bệnh tật. - Sự việc 4: Nhưng mẹ chồng tôi vì quá thương con, không qua được và đã qua đời, một mình tôi lại lo liệu ma chay, tế lễ cho thật chu toàn. - Sự việc 5 : Thương chồng, nhớ chồng, thương con và lo cho con tôi thiếu thốn bóng dáng của người cha. Đêm đêm , tôi chỉ cái bóng của tôi trên tường và tôi nói nói với đứa con của tôi đó là cha của nó. 3. Nỗi oan của tôi khi chồng trở về - Sự việc 6 : Qua một năm sau, việc quân kết thúc, chồng tôi trở về. Tôi rất vui mừng vì gia đình tôi được đoàn tụ và có được cuộc sống như xưa. Nhưng điều tôi hằng mong ước và chờ đợi lại không đến mà sóng gió lại nổi lên trong cái gia đình bé nhỏ này. Chồng tôi đã nghe lời con nhỏ hồn nhiên , ngây thơ và quá mập mờ. Nên chàng mắng nhiếc tôi Trường THCS Hoài Châu 7 Đề cương ôn tập Học kì I ( phần Tập làm văn) Lớp 9 thậm tệ và còn đuổi tôi ra khỏi nhà , không cho tôi giải thích một lời nào . Tôi thật sự vô cùng thất vọng - Sự việc 7 : Bao nhiêu năm tôi chờ đợi để mong có được một ngày hạnh phúc. Tôi chưa làm gì sai trái để đến nỗi phải hư thân mất nết như chồng tôi nghĩ . “ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót “ , “tô son điểm phấn thiếp đã từng nguôi lòng” . Tôi thất vọng đến tột cùng, chán chường vô hạn. Tôi đành tìm đến cái chết để thanh minh cho bản thân . Tôi tắm gội xong, gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sinh ra là kiếp đàn bà dù giàu nghèo hay sang hèn không từ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành lời chung mà Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều : Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung 4. Tôi được minh oan - Sự việc 8: May mắng tôi được người cứu giúp và đưa tôi về sống với thủy cung . Tại đây tôi gặp lại người cùng với tôi là Phan Lan , nhân tiện đó tôi hỏi thăm về con và chồng của tôi và đưa cho Phan Lan đôi hoa tai vàng , khi gặp chồng tôi và nói rằng lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang là tôi sẽ trở về. - Sự việc 9 : Tôi trở về dương thế và đứng ở giữa sông nói vọng vào với chồng tôi . Thiếp đa tạ tình chàng, thiếp chẳng về với nhân gian được nữa. C. Kết bài : Câu chuyện của tôi là như thế đó các bạn. Hạnh phúc một khi đã tan vỡ thì khó có thể hàn gắn được. Trong cuộc sống hiện đại, đọc câu chuyện về nỗi oan của Vũ Nương mà cảm thấy bất bình trước những đối xử bất công , vô lí của người đàn ông mà xã hội phong kiến đã tôn vinh họ, được coi trọng. Đề 3 : Đóng vai Lục Vân Tiên để kể lại chuyện đánh tan bọn cướp hung dữ giữa đường để cứu dân lành qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. A. Mở bài : Ví dụ : Lục Vân Tiên là một tác phẩm được nhân dân ta trân trọng. Người đọc yêu quý tác phẩm không chỉ văn chương của nó mà còn bởi tìm thấy ở đó biết bao lí tưởng của chính mình . Người đọc tất thích thú với những nhân vật như ông Ngư, ông Tiều, ông Quán, những Hớn Minh, Vương Tử Trực, Kiều Nguyệt Nga và tất nhiên đã dành cho tất cả tình yêu . Vậy Các bạn có biết tôi là ai không ? Tôi chính là Lục Văn Tiên mà cụ đồ nho Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm vào tôi bao điều khát vọng, hoài bảo lớn lao. B. Thân bài : 1.Trên đường xuống núi về thăm cha mẹ, rồi ra kinh đô để dự thi . - Tôi tên là Lục Vân Tiên, tuổi vừa đôi tám , quê ở quận Động Thành, theo thầy học đạo trên núi đã lâu năm. - Nghe tin triều đình mở hội khoa thi, tôi liền xin phép thầy xuống núi để dự thi và cũng mong được treo ấn phong hầu, vinh quy bái tổ, võng lọng. Để tôi mang tài năng của mình thực hiện một cách có hiệu quả việc phò vua giúp nước, giúp đời cứu dân. 2. Ra tay đánh tan bọn cướp hung dữ . - Tôi trên đường lều chõng đi thi, tôi chợt nghe tiếng kêu cứu, tôi liền ra tay cứu giúp người lương thiện đang trong cơn gặp hoạn nạn. Tôi hành động thức thì, không một giấy lưỡng lự, ghé ngay vào bên đàng, bẻ cây làm vũ khí và xông vào bọn cướp hưng dữ và gọi chúng là bọn hung đồ, cướp bóc dân lành Trường THCS Hoài Châu 8 Đề cương ôn tập Học kì I ( phần Tập làm văn) Lớp 9 - Chính khát vọng hành đạo cứu người đã khiến cho tôi có một sức mạnh vô song . Tôi “tả đột hữu xông – Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dang” . Bọn lâu la , gươm giáo đều vỡ tan, bỏ chạy. Tên cầm đầu, bị tôi đánh một gậy đã thác rày thân vong. 3. Hỏi thăm người gặp nạn : - Dẹp xong “lũ kiến chòm ong” . Tôi nghe tiếng khóc mà động lòng, thương xót. Tôi lần đến hỏi han ai đã than khóc trong xe này, Tôi đã an ủi họ và đáp rằng tôi”Ta đã trừ dòng lâu la” cô hãy yên tâm, không sợ gì nữa. Cô gái ấy đã mời tôi lên xe để trả ơn nhưng tôi không nhận. - Đối với tôi làm việc nghĩa là một điều tự nhiên, ai cũng phải làm, và làm một cách tự nguyện, một cách vô tư. Làm việc nghĩa vì người chứ không phải vì mình, làm không phải là để được tiếng khen, để được trả ơn, nếu cần cũng có thể hy sinh vì nghĩa. - Vì thế tôi đã từ chối lời cảm ơn của Nguyệt Nga một cách chân thành và khảng khái : - Thế là tôi lại thanh thản ra đi, không một chút bận tâm. Đối với tôi, thấy chuyện bất bình mà không ra cứu giúp , không làm việc nghĩa thì không phải là anh hùng Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người như thế cũng phi anh hùng. C. Kết bài : Qua những lời tâm sự của Lục Vân Tiên, ta không thể không yêu mến ở nhân vật này, một con người tiêu biểu cho khát vọng cho nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu mà cuộc đời cũng là bài học về đạo đức và nghị lức. Yêu quý Lục Vân Tiên bao nhiêu, ta càng yêu quý nhân dân ta, những mẫu hình sinh động của cuộc đời thật mà từ đó Lục Vân Tiên là sự kết tinh. Đề 4 : Kể về người lính qua hai cuộc kháng chiến qua hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” A. Mở bài : Đoàn giải phóng quân một lần ra đi Nào có sá chi đâu ngày trở về … Khúc ca quen thuộc từ xa chợt vọng lại gợi lên trong lòng tôi hiện tại và cả những quá khứ năm nào. Làm cho tôi như được sống lại một thời hòa hùng của dân tộc theo tiếng hát sôi nỗi trẻ trung và cũng thật bình dị như cuộc đời người lính. Không biết bao nhiêu bà ca nói về họ và cũng không biết bao nhiêu bài thơ ca ngợi về người lính. Nhưng sao mỗi lần tôi đọc lại những trang thơ lại hiện lên cu hai chặng đường kháng chiến vừa qua. Tôi lại thấy hình ảnh người lính đẹp hơn, hiên ngang hơn với những câu thơ chân tình, giản dị mà xúc động lòng người , mà nhất là đỗi với thế hệ như tôi hôm nay. B. Thân bài : - Khi nhắc đến đến người lính trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, thôi chợt nghĩ đến những con người bình dị, mộc mạc . Họ là những người nông dân quanh năm lam lũ với con trâu, cái cày, mảnh ruộng. Sống ở những miền quê nghèo khổ, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của non sông đất nước, các anh đã tình nguyện từ giã quê hương đi chiến đấu và trở thành người lính. Các anh đã bỏ lại sau lưng lũy tre, mảnh ruộng quen thuộc và mái tranh nghèo và cả những người thân. - Trong Trong trận chiến gay go ác liệt, các anh phải chịu biết bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn. Cùng chịu đựng những cơn sốt rừng hành hạ, sốt run người. Cái cảnh mặc áo thì vá vai, quần thì vài mảnh vá, chân thì không giày trong những cuộc hành quân hay đứng dưới chiến hào sâu chờ giặc. Trường THCS Hoài Châu 9 Đề cương ôn tập Học kì I ( phần Tập làm văn) Lớp 9 - Nhưng chính cái tinh thần đồng đội, đồng chí yêu thương gắn bó giữa những người lính mà họ đã vượt qua tất cả. Cùng nắm tay nhau, siết chặt tay nhau đứng vững giữa chiến hào. Cũng chính tình đồng chí, lòng yêu nước đã sưởi ấm họ giữa cảnh rừng hoang sương muối. - Đẹp biết mấy là nụ cười lạc quan của người chiến sĩ. Cười trong buốt giá là thái độ coi thường khó khăn, gian khổ là niềm tin vững chắc vào ngày mai chiến thắng. - Đẹp làm sao giữa đêm rừng hoang sương muối có người chiến sĩ vẫn ôm súng canh quân thù trong đêm trăng sáng. Đó là một biểu tượng đẹp của hình ảnh người lính, biểu tượng cao quý của mối tình đồng chí đã khắc sâu trong tâm trí tôi. Xa hơn nữa là biểu tượng đẹp cho thơ ca cách mạng việt nam trong thời kì kháng chiến chống pháp. Còn người lính trong thơ Phạm tiến Duật là những người lính trẻ vừa rời ghế nhà trường hay các giảng đường đại học gác lại ước vọng tương lai để lao vào cuộc chiến đấu theo tiếng gọi của miền Nam thân yêu. Nơi núi rừng Trường Sơn nắng cháy kia lại xuất hiện người lính mới con mang màu áo thư sinh nhưng không thiếu lòng dũng cảm. Bất chấp tất cả, họ sẵn sàng : Xẻ dọc Trường Sơn đí cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lại. - Họ hiện lên trên những trang thơ của những thi sĩ là người lính thật dí dỏm, thật yêu đời. Gian khổ tưởng chừng như họ không thể nào vượt qua, cái chết như kề bên. Vậy mà lúc nào các anh cũng nở một nụ cười rất ngang tàng, rất nghịch ngợm. - Họ ngồi vào những chiếc xe không kính, bị bom Mỹ phá hủy hết , tưởng như không thể sử dụng được thế mà các anh lại cứ ung dung mà lái, cứ nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng mà chạy. Qua khung cửa không có kính chắn gió, không chỉ thấy mặt đất mà còn nhìn thấy bầu trời đầy sao, cánh chim như ùa vào buồng lái . Cứ vượt qua đèo cao suối sâu , vượt qua mưa bom bão đạn mà đi tới mà thẳng tiến. - Đường Trường Sơn gập gềnh, hiểm trở. Mùa mưa, thì mưa như thác đổ. Mùa khô. Xe chạy bụi bay mù trời. Ngày nào trời quang mây tạnh thì bom đạn giặc Mỹ trút xuống những đoàn xe cứ nối nhau ra mặt trận. Tôi cũng không sao hiểu nổi xe có kính người lái đã vất vả rồi, xe không kính mà làm sao họ lái được mà có lái được thì chắc cũng vất vả biết chừng nào. Khi xe chạy gió lùa mạnh vào ca bin khiến người lính lái xe chỉ còn nhìn thấy gió và bụi. Gió thì làm cay mắt, nước mắt chảy ra. Còn bụi thì phủ đầy mặt, đầy tóc có màu trắng trong giống như người già, mà họ đâu có già, họ là người lính trẻ kia mà. Hết gió bụi rồi đến mưa , mưa cứ như tuôn, như xối vào mặt vào người, người ướt hết, quần áo cũng ướt. Mặc kệ nó , gió lùa mưa ngừng thì khô mau thôi. Họ thật là dũng cảm, hiên ngang, bất khuất. - Ở họ không chỉ hiên ngang, dũng cảm, bất chấp coi thường khó khăn, nguy hiểm của người lính trẻ. Ở họ còn có tinh thần lạc quan, yêu đời, tếu táo, trên miệng phì phèo hút thuốc, khi nhìn mặt nhau ai cũng đầy bụi rồi cùng nhau mà phá lên cười ha ha . Tiếng cười sảng khoái hồn nhiên vô tư trong sáng. Đó là những kỉ niệm đẹp về người lính thật khó quên trên đường ra trận và cũng như một lời thử thách đối với quân thù. - Tình đồng đội của người lính thật bền chặc và thiêng liêng, với những cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi cũng đủ để học san xẻ cho nhau. Trên những đoạn đường dài hành quân , khi dừng xe lại, họ hợp nhau lại thành một gia đình dầm ấm, vui vẻ. Dựng bếp Hoàng Cầm giữa trời cùng nhau ăn cơm, cùng nhau nói chuyện, cùng chia sẻ ngọt bùi, đắng cay sau những giờ phút ngắn ngủi ấy. Họ lại tiếp tục lên đường vì miền Nam thân yêu, vì sự nghiệp thống nhất Tổ quốc. Trường THCS Hoài Châu 10 . Đề cương ôn tập Học kì I ( phần Tập làm văn) Lớp 9 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP : VĂN – HỌC KÌ I NĂM HỌC 2 013 – 2 014 Phần 1: VĂN THUYẾT MINH I. THUYẾT MINH VỀ MỘT LOẠI. Hoài Châu 16 Đề cương ôn tập Học kì I ( phần Tập làm văn) Lớp 9 miền Đông không đơn giản nên má tôi không đưa tôi theo. Vì thế, ba con tôi chỉ biết nhau trên tấm hình. B. Thân bài : 1. ông Sáu. Bằng Việt. Trường THCS Hoài Châu 6 Đề cương ôn tập Học kì I ( phần Tập làm văn) Lớp 9 Đề 6 : Tưởng tượng gặp gỡ những người lính trong tiểu đội xe không kính Đề 7: Nhập vai nhân vật trữ tình để

Ngày đăng: 10/02/2015, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan