Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015

125 541 1
Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, kinh nghiệm của một só quốc gia trong thu hút FDI Triển vọng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI

BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 THÔNG QUA CÁC THÔNG SỐ KINH TẾ CƠ BẢN Mã số: 05.10.RD/HĐ-NCKH Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương Chủ nhiệm đề tài: CN. Hoàng Ngọc Oanh 8398 Hà Nội, tháng 12/2010 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI Tên viết tắt Nội dung ASEAN Khu vực Đông Nam Á BOT Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao BT Xây dựng – chuyển giao BTA Hiệp định thương mại song phương CN Công nghiệp DN Doanh nghiệp ĐTNN Đầu tư nước ngoài EU Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GTGT Giá trị gia tăng ICOR Chỉ số đo lường hiệu quả đầu tư, tính trên lượng vốn cần tăng thêm IPA Cơ quan thúc đẩy đầu tư KCX – KCN Khu chế xuất – Khu công nghiệp KN Kim ngạch NSNN Ngân sách nhà nước ODA Nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế TCMN Thủ công mỹ nghệ TNC Công ty xuyên quốc gia UNCTAD Hội nghị liên hợp quốc về thương mại và phát triển FTA Hiệp định thương mại tự do TNDT Thu nhập doanh nghiệp XNK Xuất nhập khẩu XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá thuyết phục về kinh tế và xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 7,3% (trong đó giai đoạn 2005-2010 đạt 7%), GDP thực bình quân đầu người tăng trung bình 5,7% hàng năm và tỷ lệ nghèo giảm từ gần 80% năm 1986 xuống còn 24% vào năm 2004, xuống 13% năm 2008 và d ưới 10% trong năm 2010. Trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời có thành tích giảm nghèo nhanh trên thế giới. Thành tựu trên đây là tín hiệu tốt của quá trình chuyển đổi kinh tế và là kết quả của các chính sách mà Việt Nam đã và đang thực hiện trước những thay đổi nhanh chóng của kinh tế thế giới, đặc biệt là xu thế toàn cấu hóa. Từ cuố i thập kỷ 80, Việt Nam đã thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế, bắt đầu bằng việc thông qua Luật Đầu tư Nước ngoài vào năm 1987, tiến hành ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương, gần đây nhất là Hiệp định thương mại Việt-Mỹ. Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN từ năm 1995, của APEC từ năm 1998, tham gia Diễn đ àn kinh tế Á – Âu (ASEM) vào năm 2001; gia nhập WTO vào năm 2007; ký kết 5 hiệp định Thương mại tự do song phương FTA… Bên cạnh mở cửa cho thương mại, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam đã và đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư, trước hết là khung khổ pháp luật nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam đã ký hiệp định song ph ương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với trên 45 nước và vùng lãnh thổ, trong đó phạm vi điều chỉnh của các hiệp định đều mở rộng hơn so với những qui định hiện hành của Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam. Các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã đem lại những kết quả đáng khích lệ về thu hút vốn FDI. Đế n nay, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được công nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế với đóng góp vào GDP ngày càng tăng. Ngoài ra, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn tạo thêm việc làm, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước và đóng góp cho Ngân sách Nhà nước. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhiều ý kiến cho rằng Vi ệt Nam vẫn 2 chưa tận dụng tối ưu các cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa được lợi ích mà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mang lại. Cơ sở dẫn đến các nhận xét trên là diễn biến bất thường về dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam, tỷ lệ FDI thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp, chỉ tập trung trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao độ ng còn khiêm tốn v.v. Phần lớn các dự án FDI có quy mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ Châu Á, đạt mức trung bình, đặc biệt là Việt Nam chưa được chọn là điểm đến đầu tư của phần lớn các công ty đa quốc gia có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri thức. Thực trạng này cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút FDI của Trung Quốc và các nước trong khu vực đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam. FDI có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này được thể hiện trong tư tưở ng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách với ba lý do chính: Một là , FDI góp phần vào tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô. Hai là, các nước đang phát triển thường có tỷ lệ tích lũy vốn thấp và vì vậy, FDI được coi là một nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ba là , FDI tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động v.v. Những nhân tố này có tác động tích cực đến năng suất của FDI, góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước, cũng như đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Việc nhận định được xu h ướng vận động, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI để “định lượng” được mức độ đóng góp vào nền kinh tế quốc dân cũng như sử dụng được một cách hiệu quả nhất dòng vốn FDI vào Việt Nam, rất cần thiết phải có một nghiên cứu về hoạt động của các doanh nghiệp FDI; từ đó, đưa ra được các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ho ạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam, dựa trên chuyển đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ thô sang tinh, trong đó các doanh nghiệp FDI là lực lượng nòng cốt để sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng, thâm nhập thị trường quốc tế. 3 Xuất phát từ những lý do trên, nhóm tác giả đã chọn đề tài: “Đánh giá và dự báo kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 thông qua các thông số kinh tế cơ bản” để làm hướng nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này như: - Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai, Đại học KTQD Hà Nội. Đề tài NCKH “Thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài (FDI) – thực trạng và giải pháp”. Đề tài chỉ rõ, Đồng Nai đã năng động, sáng tạo trong việc đề ra các chính sách, biện pháp thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế , xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp ở Đồng Nai có quy mô vừa và nhỏ, đến từ các nước châu Á và tập trung chủ yếu trong sản xuất công nghiệp, hơn nữa công nghiệp phụ trợ lại chưa phát triển, còn phụ thuộc vào nước ngoài, thiếu lao động quản lý và lao động phổ thông. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 6 nhóm giải pháp để đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp FDI ở Đồng Nai trong giai đoạn tới. Đồng thời, đề tài cũng nêu kiến nghị, đó là cần chuyển sang thu hút các dự án FDI chọn lọc, có những nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới và xây dựng những chính sách mới phù hợp. - Quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: - Luận án Thạc sỹ - Luận án không đi sâu vào nghiên cứu những thành công đạt được hay những tồn tại của hoạt động FDI tại Việt Nam trong những năm qua nói chung mà chỉ nghiên cứu một khía cạnh của hoạt động FDI. Đó là vấn đề quản lý nhà nước với hoạt độ ng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của FDI. Trong thời gian qua, việc thực hiện vai trò quản lí nhà nước với FDI đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số tồn tại - Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đế n tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam – Chương trình nghiên cứu thuộc Dự án SIDA - Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010 (Thạc sỹ Nguyễn Thị Tuệ Anh – trưởng nhóm nghiên cứu). Nghiên cứu gồm 5 chương, bằng cách sử dụng cách tiếp cận 4 rộng hơn, kết hợp cả hai phương pháp là phân tích định tính sử dụng số liệu thống kê thứ cấp và sơ cấp và phân tích định lượng để cung cấp thông tin về tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam. Chương một trình bày bức tranh tổng quát về FDI ở Việt Nam kể từ 1988 đến 2006 và đánh giá sơ bộ vai trò của FDI tới phát triển kinh tế xã hội; nêu ra những thay đổi quan trọng trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau và so sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Chương hai trình bày phương pháp luận được sử dụng để đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và kênh tác động tràn; đề cập kỹ cơ sở lý thuyết của mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng mô hình tăng trưởng. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư; cơ chế sinh ra tác động tràn, các kênh truyền động và đưa ra khung khổ phân tích các tác động tràn trên cơ sở tiếp thu một số mô hình đã được sử dụng trên thế giới. Dựa vào khung khổ phân tích ở Chương hai, toàn bộ phần phân tích định lượng tác động của FDI tới tăng trưởng được trình bày ở Chương ba. Chương bố n tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của doanh nghiệp; tác động tràn của FDI tới năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước nói chung và trong 3 nhóm ngành lựa chọn nói riêng. Chương năm trình bày các phát hiện chính của Nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra một số kết luận và kiến nghị chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích mà FDI có thể mang lại và đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. - Khủng hoảng tài chính và tác động đến FDI, xuất khẩu của Việt nam, Nguyễn Văn Lịch, Học viện ngoại giao – bài viết phân tích những tác động của khủng hoảng tài chính đến hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở việc phân tích tác động và nhận định được những cơ hội có thể có cho Vi ệt Nam, chưa có những dự báo liên quan đến thu hút và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có công trình nào đánh giá được đầy đủ tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI và nhận định được xu hướng vận động, đóng góp của khối doanh nghiệp này trong thời kỳ mới – thời kỳ hậu khủng hoảng, đồng thời đưa ra các đề xuất về chính sách cũng như các “cảnh báo” về việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với quan điểm cập nhật về thời gian và những biến động của thị 5 trường trong thời gian tới, đề tài kế thừa các quan điểm của các công trình nghiên cứu trước đây và tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để dự báo được kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn 2011 – 2015. 3. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài: - Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đánh giá, dự báo kim ngạch XK của các doanh nghiệp FDI trong bối cảnh kinh tế , xã hội hiện nay. - Đánh giá được tình hình XK của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2005 – 2010 và dự báo giai đoạn 2011 – 2015 - Đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích, đẩy mạnh XK có hiệu quả đối với khối doanh nghiệp FDI 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. + Các chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu c ủa các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt nội dung: Đề tài đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn chủ yếu từ năm 2005 đến nay; phân tích các yếu tố trong và ngoài nước có tác động đến các hoạt động của DN FDI trong giai đoạn 2011 – 2015; nhận định về tốc độ tăng trưởng, khả năng đóng góp cho nền kinh tế quốc dân củ a các DN FDI; từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI. + Về thời gian: Khái quát đối tượng nghiên cứu từ 2005 – 2010; định hướng và dự báo đến năm 2015. + Về không gian: Các DN FDI tại Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Tập hợp và nghiên cứu tài liệu - Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp. 6 - Lấy ý kiến chuyên gia, hội thảo khoa học về những nội dung nghiên cứu của Đề tài 6. Đóng góp của Đề tài - Đối với Bộ Công Thương: Đề tài là một căn cứ khoa học thực tiễn, quan trọng để Bộ có thể tham khảo trong việc điều chỉnh chính sách quản lý, điều hành XNK của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 nhằm thúc đẩy tăng trưởng xu ất khẩu một cách hiệu quả. - Đối với các Bộ, Ngành: Đề tài là căn cứ khoa học cho việc xây dựng các chiến lược thu hút đầu tư FDI cũng như có các giải pháp nhằm cơ cấu lại hàng hóa XNK cũng như quản lý tốt hơn nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam. - Đối với các doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp Việt Nam: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có tính chất định hướng cho việc xây dựng, hoạch định kế hoạch phát triển hoạt động đầu tư, kinh doanh XNK trong ngắn hạn, trung hạn; giúp doanh nghiệp chủ động trong công tác xây dựng chiến lược, nâng cao sức cạnh tranh và thích nghi được với sự thay đổi của nền kinh tế. 7. Kết cấu của Đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nộ i dung của Đề tài gồm 3 chương như sau: Chương I: Tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong những năm gần đây thông qua các thông số cơ bản. Chương II: Triển vọng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 thông qua các thông số kinh tế cơ bản. Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuấ t khẩu và đóng góp cho nền kinh tế quốc dân của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. 7 CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY THÔNG QUA CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN 1.1. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP FDI ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM 1.1.1. Quy mô của dòng vốn FDI tại Việt Nam Trong 10 năm qua, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt trên 124 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới thuộc gần 8,5 nghìn dự án; vốn thực hiện đạt g ần 48 tỷ USD; đầu tư từ khu vực FDI chiếm khoảng 25-30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI luôn trên 25%, có năm đến 56%; giải quyết cho 1,7 triệu lao động trực tiếp; nộp ngân sách đạt gần 2,5 tỷ USD năm 2009… Cụ thể: Bảng 1.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn 2005 - 2010 N ăm Số dự án mới Vốn đăng kí (tỷ USD) Vốn điều lệ (tỷ USD) Vốn thực hiện (tỷ USD) 2005 711 3,9 2,048 - 2006 800 8 3,18 4,1 2007 1.544 17,85 6,03 8,03 2008 1.171 60,3 15,42 11,5 2009 839 16,3 57,15 10 2010* 908 13,2 67,27 10,85 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) (*): ước 2010 Tính riêng trong năm 2007 – 2008 số vốn đăng kí mới đạt 85 tỷ USD, gấp hơn 20 lần số vốn đăng kí trong 19 năm trước cộng lại. Năm 2008, khối doanh nghiệp FDI có doanh thu hơn 50,5 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2007; xuất khẩu đạt 24,6 tỷ USD, tăng 32,5% so với năm 2007, nộp ngân sách khoảng gần 2 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2007. Tốc độ tăng tr ưởng của doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước ở mức trên 6%. 8 Trong năm 2007, Việt Nam đã thu hút được 1.544 dự án mới, với tổng số vốn đầu tư là 18,71 tỷ USD. Đồng thời, có thêm 420 lượt dự án được điều chỉnh tăng vốn đăng ký với tổng vốn đầu tư đăng ký thêm là 2,63 tỷ USD. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2007, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam là 21 tỷ USD. Năm 2008, Việ t Nam đã thu hút được 1.557 dự án mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 66,5 tỷ USD, gấp 3,55 lần mức thu hút năm 2007. Trong cùng kỳ, có 397 lượt dự án đã được điều chỉnh tăng vốn đăng ký với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 5,2 tỷ USD, gấp 1,98 lần năm 2007. Tính cả cấp mới và tăng thêm, vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam đạt 71,7 tỷ USD, tă ng gấp 3,35 lần so với năm 2007. Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, năm 2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm so với năm 2008. Cụ thể, số lượng dự án đầu tư mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư là 839 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 16,34 tỷ USD, chỉ bằng 24,6% so với năm 2008. Ngoài các dự án m ới được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn có thêm 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008. Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầ u năm đến 20/11/2010 đạt 13,3 tỷ USD, bằng 60% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: vốn đăng ký của 833 dự án được cấp phép mới đạt 12,1 tỷ USD (giảm 20,4% về số dự án và giảm 26,3% về số vốn so với cùng kỳ năm trước); vốn đăng ký bổ sung của 210 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 1,2 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài th ực hiện mười một tháng ước tính đạt gần 10 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2009. [...]... tính cả dầu thô thì kim ngạch của doanh nghiệp FDI đạt 34,5 tỷ USD, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu) Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu thô) của các doanh nghiệp FDI chiếm 76,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 29,9 tỷ USD và trong 11 tháng đầu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu (tính cả dầu thô) của khối doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 54% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 34,8... đẩy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực này 1.3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI THÔNG QUA NHỮNG THÔNG SỐ CƠ BẢN 1.3.1 Kim ngạch xuất khẩu Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn tăng trưởng cao, và chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu cả nước Cụ thể: + Kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (không tính dầu thô)... 1.1.4 Các loại hình doanh nghiệp FDI tại Việt Nam Các loại hình doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam gồm: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đầu tư theo BOT, BT, BTO, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp cổ phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh Trong đó, loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh là 2 hình thức thu hút được nhiều vốn đăng ký đầu tư nhất Tỷ trọng doanh nghiệp. .. loại hình doanh nghiệp đầu tư theo hình thức BOT, BT, BTO có 6 dự án cấp mới với vốn đăng ký là 2,17 tỷ USD, chiếm 16,3%; Số còn lại thuộc các hình thức đầu tư như cổ phần chiếm 0,5% và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 0,8% 1.2 NHỮNG THÔNG SỐ CƠ BẢN PHỤC VỤ VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM 1.2.1 Chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp FDI 1.2.1.1... khẩu của doanh nghiệp FDI trong tổng kim ngạch chung 5 năm Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2005 đến nay, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI trên tổng kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam tăng dần qua từng năm Cụ thể như sau: Bảng 1.3: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các DN FDI các năm gần đây KN XK của FDI (triệu USD) Năm KN XK cả nước (triệu USD) Tỷ lệ XK của. .. của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong giai đoạn từ 2006 – 2009 chiếm khoảng 36% so với kim ngạch nhập khẩu cả nước Riêng năm 2009, thiết bị, máy móc chiếm khoảng 6%, nguyên vật liệu chiếm khoảng 26% của cả nước và tương ứng chiếm khoảng 15% và 70% so với kim ngạch nhập khẩu của khối FDI Ở khu vực FDI, kim ngạch nhập khẩu thường cao hơn kim ngạch xuất khẩu khoảng... lượng doanh nghiệp Các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm trên 30% Ngành da giày được xếp hàng thứ ba trong các ngành xuất khẩu lớn của Việt Nam, chỉ đứng sau dệt may và dầu khí Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong ngành da giày Việt Nam trong các năm gần đây chiếm gần 57% Khi khủng hoảng diễn ra, khối doanh nghiệp FDI phải chịu ảnh hưởng nặng nề hơn, do đó, tác động đến kim ngạch. .. giá sẽ được cải thiện Theo dự báo, xuất khẩu dây cáp điện của các doanh nghiệp FDI sang các thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm tới 13.4 Mặt hàng xuất khẩu 22 Doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp chế tạo, chế biến Các doanh nghiệp FDI cũng luôn tiên phong trong việc tìm kiếm các mặt hàng XK mới như... Máy tính và linh kiện điện tử: Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu cả nước và trong hơn 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng gấp 20 lần Thực trạng của ngành điện tử là các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là của các doanh nghiệp FDI sản xuất ra Doanh nghiệp nội địa chỉ chiếm 1/10 tổng giá trị xuất khẩu và chủ yếu... xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 30,3 tỷ USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm 2009 Biểu đồ 1.4: Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI (chưa tính dầu thô) qua các năm ĐVT: Tỷ USD Kim ngạch XK của doanh nghiệp FDI qua các năm 35 30.3 30 24.45 Tỷ USD 25 20 15 23.64 Năm 2008 Năm 2009 19.35 14.54 11.13 10 5 0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 11 tháng 2010 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 17 1.3.2 Tỷ trọng kim ngạch . trọng doanh nghiệp liên doanh giảm từ 70% xuống còn 20% và các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tăng lên tới 70%. 1.1.4. Các loại hình doanh nghiệp FDI tại Việt Nam Các loại hình doanh. vào Việt Nam gồm: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đầu tư theo BOT, BT, BTO, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp cổ phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong đ ó, loại hình doanh nghiệp 100%. thu hút đầu tư FDI cũng như có các giải pháp nhằm cơ cấu lại hàng hóa XNK cũng như quản lý tốt hơn nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam. - Đối với các doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp

Ngày đăng: 10/02/2015, 01:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan