thực tiễn và luận chứng khoa học cho các giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức trên địa bàn tphcm

330 611 2
thực tiễn và luận chứng khoa học cho các giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức trên địa bàn tphcm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

V V I I E E Ä Ä N N K K I I E E Å Å M M S S A A Ù Ù T T N N H H A A Â Â N N D D A A Â Â N N T T P P . . H H O O À À C C H H Í Í M M I I N N H H Ñeà taøi : “ “ T T H H Ö Ö Ï Ï C C T T I I E E Ã Ã N N V V A A Ø Ø L L U U A A Ä Ä N N C C Ö Ö Ù Ù C C H H O O C C A A Ù Ù C C G G I I A A Û Û I I P P H H A A Ù Ù P P Ñ Ñ A A Á Á U U T T R R A A N N H H P P H H O O Ø Ø N N G G , , C C H H O O Á Á N N G G T T O O Ä Ä I I P P H H A A Ï Ï M M C C O O Ù Ù T T O O Å Å C C H H Ö Ö Ù Ù C C T T R R E E Â Â N N Ñ Ñ Ò Ò A A B B A A Ø Ø N N T T P P . . H H O O À À C C H H Í Í M M I I N N H H ” ” T T P P . . H H o o à à C C h h í í M M i i n n h h , , t t h h a a ù ù n n g g 6 6 n n a a ê ê m m 2 2 0 0 0 0 7 7 2 Bài phát biểu khai mạc hội nghị chuyên đề về đề tài: “ “ T T H H Ö Ö Ï Ï C C T T I I E E Ã Ã N N V V A A Ø Ø L L U U A A Ä Ä N N C C Ö Ö Ù Ù C C H H O O C C A A Ù Ù C C G G I I A A Û Û I I P P H H A A Ù Ù P P Ñ Ñ A A Á Á U U T T R R A A N N H H P P H H O O Ø Ø N N G G , , C C H H O O Á Á N N G G T T O O Ä Ä I I P P H H A A Ï Ï M M C C O O Ù Ù T T O O Å Å C C H H Ö Ö Ù Ù C C T T R R E E Â Â N N Ñ Ñ Ò Ò A A B B A A Ø Ø N N T T P P . . H H O O À À C C H H Í Í M M I I N N H H ” ” Kính thưa đồng chí Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Viện KSND, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố! Kính thưa các đồng chí đại biểu, các nhà khoa học về tham dự Hội thảo! Nhân loại đang bước vào thế kỷ 21 với những thành tựu trong khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế xã hội, trong quan hệ hợp tác giữa các khu vực, các quốc gia, các dân tộc Song bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế đang phả i đối mặt với những thách thức và thảm họa. Một trong những thảm họa đang được cả nhân loại quan tâm đó là tội phạm có tổ chức. Tội phạm có tổ chức đã trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại, nó đang hủy hoại sức khỏe, trí tuệ của con người, xâm phạm an ninh quốc tế. Đối với Việt Nam, tội phạm nói chung, tội phạ m có tổ chức nói riêng đang là mối đe dọa của mọi người, là mối quan tâm của mọi tầng lớp xã hội. Tội phạm có tổ chức cùng với các tội phạm và các tệ nạn xã hội khác đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong hơn 30 năm qua từ ngày Thành phố Hồ Chí Minh được hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển vượt bậc làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân cơ bản đã được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh nhữ ng ảnh hưởng tích cực của nền kinh tế thị trường, mặt trái của nó đối với xã hội cũng diễn biến phức tạp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, trong đó tội phạm có tổ chức. Theo thống kê của Bộ Công an từ 1990 đến nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra hơn 3.000 vụ tội phạm có tổ chức, trong đó có nhiều vụ án tội phạm có tổ chức quy mô lớn xuyên quốc gia, quốc tế như vụ Nguyễn Văn Mười Hai, vụ TAMEXCO, vụ buôn lậu Tân Trường Sanh, vụ EPCO- Minh Phụng, vụ án Trương Văn Cam, v.v. là những điển hình, đe doạ sự ổn định chính trị - xã hội của thành phố. Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong công tác phòng chống tội phạm nói chung, phòng chống tội phạm có tổ chức nói riêng thực hiện Ch ương trình quốc gia phòng chống tội phạm của Chính phủ, vấn đề phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm có tổ chức đang là những vấn đề bức xúc cần giải quyết trong thời gian tới của thành phố. 3 Tội phạm có tổ chức là một vấn đề mới và là một thách thức của nước ta và thành phố những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 đòi hỏi phải tập trung các nỗ lực để đấu tranh phòng, chống. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức mà Chính phủ Việt Nam đã ký cam kết tham gia tháng 12 năm 2000 thì Tội phạm có tổ ch ức là các tội phạm có cơ cấu từ 3 người trở lên, đã tồn tại trong một thời gian với mục đích phạm tội xuyên quốc gia nghiêm trọng nhằm trực tiếp hay gián tiếp đạt được các lợi ích tài chính, vật chất thông qua các thủ đoạn bạo lực, hối lộ tham nhũng. Các nhà Tội phạm học đã khái quát 9 đặc điểm phát triển của tội phạm có tổ chức: - Bắt đầu bằng nhóm các tội phạm nhỏ và dần dần phạm các tội nghiêm trọng hơn và có lợi nhuận hơn để kiếm tiền. - Sử dụng các biện pháp giả mạo và bạo lực để phạm tội. - Với số tiền có được họ có thể kiếm vũ khí và tuyển dụng thêm người để thành lập băng, nhóm. - Với số nhân viên mới và vũ khí, chúng mở rộng các hoạt động của chúng và càng kiếm được nhiều tiền. - Chúng sử dụng tiền bất hợp pháp để hối lộ các cán bộ nhà nước để bảo vệ cho các hợp đồng của chính quyền. - Thâm nhập vào các liên đoàn lao động để gây sức ép với chính quyền và các tổ chức kinh doanh để trục lợi. - Hối lộ và mua chuộc các phương tiện thông tin đại chúng để bảo vệ t ổ chức của chúng và chống lại báo chí và các nhà chính trị. - Thâm nhập vào hoặc lợi dụng việc kinh doanh hợp pháp nhằm hợp pháp hóa đồng tiền thu được qua rửa tiền để tạo ra bộ mặt đầu tư trong tương lai. - Khi đã lớn mạnh tới một chừng mực nhất định, thâm nhập vào chính quyền địa phương và trung ương. Tội phạm có tổ chức gây ra nhiều vụ án, nhiều hành vi ph ạm tội khác nhau. Trong đó có thể có cả các tội giết người, cố ý gây thương tích, gây rối Song mục đích chung cuối cùng của tội phạm có tổ chức cao là thu lợi về vật chất qua các hoạt động phạm tội, bất hợp pháp, hoặc bán hợp pháp. Đặc biệt là các tên cầm đầu có xu hướng làm giàu bằng cách dùng số tiền chiếm đoạt được để đầu tư vào các nhà hàng, khách sạn hoặc buôn lậ u từng bước mua chuộc, lũng đoạn bộ máy Đảng và Nhà nước từ cơ sở đến trung ương, đe doạ nghiêm trọng An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội nuớc ta và thành phố. Việc 4 nghiên cứu khoa học, đánh giá đúng thực trạng tình hình và đề ra các giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã và đang là một vấn đề bức xúc. Vì vậy, việc Sở Khoa học và công nghệ giao cho Viện Kiểm sát nhân dân thành phố tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học này có tính cấp thiết cao. Mục tiêu đề tài là xây dựng các luận cứ khoa học cho các giải pháp đấu tranh phòng chống t ội phạm có tổ chức, góp phần đảm bảo An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. Dưới góc độ Tội phạm học, Xã hội học, Ban chủ nhiệm đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó xác định những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm có tổ chức; những nguyên nhân hạn chế, tồn tại của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng các giải pháp, biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức trước năm 2006, đồng thời đề xuất những giải pháp khả thi nhằm đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với tội phạm có tổ ch ức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức, có thể nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. Đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học, Xã hội học. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, điều kiện. Khái quát toàn bộ hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức, từ đó hình thành các quan điểm lý luận chỉ đạ o cho các hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức. Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát những vấn đề sau: - Nghiên cứu những cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tội phạm có tổ chức, đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình tội phạm có tổ chức và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức trên địa bàn thành ph ố Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây. - Đưa ra các kiến nghị, đề xuất, giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức, góp phần đảm bảo An ninh quốc gia, Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã tập trung nghiên cứu, khảo sát tình hình và kết quả đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ( có so sánh với số liệu chung cả nướ c ) từ 1990, đặc biệt từ năm 1998 khi Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm đến nay. Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành nghiên cứu các Báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo các chuyên đề của CATP, Viện KSNDTP, TANDTP. 5 Để góp phần đưa ra các đánh giá đúng thực trạng tình hình, đề xuất các giải pháp phòng chống tội phạm có tổ chức có tính khả thi trên địa bàn thành phố, hôm nay Ban chủ nhiệm đề tài tổ chức Hội thảo khoa học về chủ đề nghiên cứu. Ban chủ nhiệm đề tài chúng tôi trân trọng đề nghị các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ quản lý, các nhà khoa học có mặt trong hội nghị chuyên đề hôm nay phát biểu tập trung vào 3 vấ n đề chính sau: 1- Đánh giá thực trạng tình hình tội phạm có tổ chức hiện nay trên địa bàn thành phố. 2- Đánh giá kết quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh trong những năm gần đây. Nêu những ưu, nhược điểm của cuộc đấu tranh này. 3- Đề xuất các phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức trên đị a bàn TP. Hồ Chí Minh. Xin trân trọng cám ơn các đồng chí và các nhà khoa học. 6 NHỮNG NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN LÀM PHÁT SINH TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC - MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG NGỪA TPCTC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. GSTS. NGUYỄN XUÂN YÊM TS PHAN ĐÌNH KHÁNH VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH Lý luận về tội phạm học xã hội chủ nghĩa khẳng định nguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội luôn luôn mang tính nguồn gốc và bản chất xã hội, đồng thời cũng được coi như là một thực tế tội phạm diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định. Nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm là hệ thống những ảnh hưởng và quá trình biến đổi xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định làm phát sinh hoặc tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi cho việc phát sinh, tồn tại tình trạng phạm tội. Khái quát thực tế về tội phạm có tổ chức hiện nay ở nước ta, có thể thấy được là tội phạm có tổ chức ở nước ta có xu hướng phát triển gia tăng và diễn biến phức tạp. V ề nguyên nhân phát sinh, phát triển tội phạm có tổ chức có thể khẳng định là đa dạng và phức tạp. Có thể khái quát lại một số nguyên nhân và điều kiện chủ yếu sau: - Về mặt khách quan có thể dễ dàng nhận thấy và do tác động ảnh hưởng bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường ở nước ta làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực tạo đi ều kiện cho sự hình thành và phát triển tội phạm có tổ chức. Điều này dễ nhận thấy ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đã lâu nhưng vẫn còn hình thành và tồn tại các băng nhóm, các tổ chức tội phạm như ''Maphia'' ở Italia; băng YAKUZA (ở Nhật bản ); băng 14K (ở Hồng Kông); Hội Tam Hoàng v.v - Đất nước ta trải qua hơn 20 năm đổi mới, chúng ta chuyển từ cơ chế quản lý kinh tế quan liêu, bao cấp, sang quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Bên cạnh những thành tựu, kết quả to lớn thì cũng kéo theo những tiêu cực ảnh hưởng, tác động đến sự hình thành và phát triển tội phạm có tổ chức. Công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội của ta trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang cơ ch ế quản lý thị trường đã không kịp thời nắm bắt, thay đổi cả về tư duy lẫn trình độ quản lý, hoặc bị buông lỏng, tiêu cực, tham nhũngv.v Vì vậy, đã xuất hiện nhiều sơ hở, thiếu sót, từ đó tội phạm có tổ chức lợi dụng hình thành và phát triển. - Trong những năm tiến tới đổi mới, với chính sách hoàn lương giúp đỡ người có quá kh ứ lầm lỗi trở về với cộng đồng xã hội để họ được giúp đỡ, để họ bớt đi sự mặc cảm của xã hội là đúng với quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Song quá 7 trình vận dụng ở các cấp, các ngành mà nhất là ở cơ sở còn nhiều sơ hở lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ dẫn đến tả khuynh hoặc né tránh, hoặc vận dụng tràn lan, tiêu cực. Bài học qua các vụ án về các băng, nhóm tội phạm bị triệt phá thời gian qua cho thấy một trong những nguyên nhân tồn tại của chúng ta là đã để cho nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự tập trung ở địa bàn, tập hợp ở một tổ chức và cho giữ những cương vị chủ chốt trong tổ chức hay đơn vị kinh tế tư nhân dẫn đến khi có điều kiện, thời cơ những đối tượng này với bản chất lưu manh sẵn có, cộng với sự buông lỏng, tiêu cực trong công tác quản lý của ta, lại sẵn có những ''vỏ bọc'' công khai hợp pháp thì hoạ t động phạm tội của chúng xảy ra là tất yếu (vụ Khánh Trắng l 6/22 tên bị truy tố có tiền án, tiền sự chiếm 73%). - Quá trình quốc tế hóa nền kinh tế thị trường trên thế giới, tội phạm nói chung và tội phạm có tổ chức, tội phạm mang tính chất quốc tế nói riêng cũng có xu hướng gia tăng cả về quy mô và tính chất. Vì vậy, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, v ới chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, sự tác động tiêu cực do mặt trái của cơ chế thị trường sẽ làm cho bức tranh tội phạm ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở những tội phạm truyền thống mà nó sẽ phát sinh, phát triển những loại tội phạm mới với quy mô, mức độ, phương thức thủ đoạn hoạt động sẽ tinh vi xả o quyệt hơn, hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Cơ chế thị trường có tác động to lớn trong việc kích thích sản xuất tăng trưởng và cạnh tranh kinh tế, kích thích tiến bộ khoa học kỹ thuật, tác động nhiều mặt lên sự phát triển kinh tế xã hội. Ơ nền kinh tế thị trường lợi ích cá nhân được khuyến khích và được pháp luật bảo hộ. Khi đó con người sẽ năng động tích cực hơn, khôn ngoan và tỉnh táo hơn, mạnh dạn và linh hoạt, thậm chí mạo hiểm hơn Nhưng khi lợi ích cá nhân (đang có xu hướng tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân) lấn át lương tri và đạo đức; Năng động, linh hoạt và mạo hiểm bất chấp đạo lý và pháp luật thì sẽ xuất hiện hàng loạt những hành vi phi đạo đức như tội phạm, tệ nạn và những hành động tội phạ m khác như khủng bố, hủy hoại môi trường v.v Hơn 15 qua (l986 -2002) cơ chế thị trường ở nước ta mới chỉ là những bước khởi đầu mà đã làm phát sinh ''tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên (1) Những băng nhóm tội phạm có tổ chức như cướp của, cướp đoạt, bảo kê các hoạt động dịch vụ, buôn bán vận chuyển các chất ma túy, tổ chức hoạt động mại dâm như Khánh Trắng, Tin Palet, Xiêng Phênh - Vũ Xuân Trường, Trương Văn Cam phát triển và diễn biến phức tạp. Trong lĩnh vực kinh tế, những vụ án tham nhũng, buôn lậu, cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế củ a Nhà nước có số lượng đối tượng phạm tội có 8 tổ chức gia tăng gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng như: Vụ EPCO - Minh Phụng, Tân Trường Sanh, Mua bán, lắp đặt điện kế điện tử tại Tp. Hồ Chí Minh là sự phản ánh tâm lý xã hội tiêu cực nảy sinh từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường. - Trong những năm gần đây trong xã hội đã xuất hiện sự phân tầng, một số ngườ i trở nên giàu có và một số khác còn sống ở dưới mức nghèo khổ, thiếu thốn. Đa số người trở lên giàu có do làm ăn chính đáng, lương thiện thì bên cạnh đó còn một số người lợi dụng sơ hở thiếu sót trong quản lý kinh tế, xã hội của nhà nước tìm mọi cách làm ăn bất chính, thu vén cho cá nhân Hiện nước ta còn 17,7% hộ nghèo, 3 triệu người ở độ tuổi lao động chưa có công ăn việc làm ; Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày càng rõ nét và phổ biến ở mọi thành phần kinh tế; giữa thành thị và nông thôn ngày càng có sự phân hóa. Như vậy nếu nhìn từ góc độ xã hội học và tội phạm học thì biên độ của sự giàu nghèo, trong đó làm giầu như thế nào? Nếu làm giàu không chính đáng là đồng nghĩa với những tiêu cực cũng là một trong những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm nói chung và tội phạm có tổ ch ức nói riêng. + Vấn đề mở rộng kinh tế, giao lưu văn hóa giữa nước ta với bên ngoài tạo ra điều kiện nước ta tham gia vào sự phân công lao động quốc tế và tính đa dạng hóa ngành nghề phát triển, quan hệ văn hóa, khoa học công nghệ đồng nghĩa với những cơ hội đó là sự thách thức to lớn về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, về văn hóa, lối sống v.v Thông qua tác động tiêu c ực từ ngoài đã và đang là ''chất men'' ủ những mầm mống của lối sống ích kỷ, thực dụng vì đồng tiền, những bệnh hoạn xã hội (bà đỡ của tệ nạn và tội phạm). Trong quá trình đó, tội phạm nói chung và tội phạm có tổ chức nói riêng cũng bị ảnh hưởng, tác động trực tiếp những mặt tiêu cực này. Hoạt động của tội ph ạm hình sự, tội phạm về ma túy từ chỗ những tên hoạt động đơn lẻ dần dần liên kết với nhau thành những băng, ổ nhóm hoạt động không chỉ ở nội địa, ở một địa bàn đến các tổ chức tội phạm hình sự, hoạt động liên tỉnh, liên quốc gia với nhiều loại hình hoạt động phạm tội khác nhau. + Mặt khác, tình hình tội phạm nói chung và tộ i phạm có tổ chức nói riêng diễn biến phức tạp và phát triển còn tùy thuộc vào các yếu tố chủ quan (chủ thể quản lý đất nước - xã hội). Như hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, ý thức tôn trọng luật pháp và làm theo pháp luật của mọi tầng lớp trong xã hội, tinh thần thái độ tự giác tham gia phòng chống tội phạm của quần chúng là yế u tố cơ bản có tính chất quyết định xu hướng phát triển hay giảm tình hình tội phạm nói chung và tội phạm có tổ chức nói riêng. Về phương tiện nghiệp vụ: Đối tượng đấu tranh của lực lượng Công an nhân dân là tội phạm kinh tế, xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm về ma 9 túy, nhất là tội phạm có tổ chức chúng luôn tìm cách khai thác và sử dụng mọi khả năng, thành tựu của khoa học công nghệ; những sơ hở yếu kém của ta để phục vụ hoạt động phạm tội như lợi dụng sự phát triển của khoa học hiện đại để trao đổi thông tin, rửa tiền, lừa đảo trên mạng vi tính ; phương tiện đi lại thuận lợi nhanh chóng, công cụ phương tiện phục vụ cho hoạt động phạm tội cũng có kỹ thuật công nghệ cao hơn v.v Trong khi đó điều kiện trang thiết bị của ta còn thiếu thốn, hạn chế nên chưa đủ khả năng kiểm soát thông tin, kiểm soát tẩy rửa tiền, lừa đảo bằng thẻ tín dụng, tội phạm trên mạng vi tính, tàng thư so sánh tội phạm v.v nên dẫn đến hiệu quả đấu tranh còn hạn chế. Về con người: năng lực, trình độ của cán bộ, chiến sĩ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật có lúc, có nơi chưa được trang bị, bồi dưỡng cập nhật những vấn đề mới, sự phát triển của khoa học công nghệ, về phương thức thủ đoạn mới của bọn tội phạm, kiến thức pháp luật cũng như kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ đa dạng phục vụ cho hoạt động phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử v.v còn chưa thường xuyên, liên tục. Do tác động ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường nên công tác bồi dưỡng, trau dồi phẩm chất đạo đức, lập trường của một số ít cán bộ ở các cấp chính quyền, cơ quan Nhà nước, cơ quan bả o vệ pháp luật bị sói mòn, bị lung lay; bị mua chuộc, lôi kéo thậm chí bị thoái hóa biến chất trước sức mạnh đồng tiền và những nhu cầu thấp hèn khác nên vô tình, hoặc cố ý bao che, làm ngơ trước những hành vi phạm tội. Như các vụ Khánh Trắng, Tin Palét, Minh Samasa, Sơn Điền, Năm Cam v.v tồn tại hoạt động nhiều năm, gây bất bình dư luận sau đó mới bị xử lý. - Đối với lự c lượng Công an nhân dân, các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản ở nhiều đơn vị, địa phương, nhiều lúc chưa được coi trọng như: Công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình, công tác quản lý hành chính về an ninh, trật tự, (quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; quản lý nghề nghiệp và phương tiện đặc biệt; quản lý trật tự công cộng ), công tác điều tra cơ bản, công tác quản lý giáo dục đối tượng đã có tiền án, tiền sự thiếu chặt chẽ, phân loại không chính xác dẫn đến buông lỏng quản lý, không có đối sách phù hợp để tham mưu cho cấp ủy Đảng và Chính quyền cơ sở có biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa những đối tượng này lợi dụng hoạt động phạm pháp. Công tác xây dựng và sử dụng lực lượng cộng tác viên của lực lượng Công an nhân dân còn kém hiệu quả, thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng nên có nhiều địa bàn, nhiều đối tượng trọng điểm hoạt động phạm pháp mà không nắm và quản lý được, dẫn đến nhiều băng nhóm tội phạm tồn tại phát triển hoạt động phạm tội. Công tác phòng ngừa tội phạm còn nhiều sơ hở, thiếu sót, chúng ta chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của quần chúng, củ a các lực lượng nghiệp 10 vụ, mối quan hệ phối hợp trong việc phát hiện những dấu hiệu về sự nhen nhóm tập hợp lực lượng, hình thành tổ chức tội phạm; có những nơi, có lúc quần chúng không dám tố giác và tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm. - Sự phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ của ngành Công an nhân dân nhiều lúc thiếu đồng bộ, nhịp nhàng dẫn đến hiệu quả công tác phòng ngừ a và đấu tranh đối với tội phạm nói chung và tội phạm có tổ chức nói riêng còn ít hiệu quả. Ơ đây cần nhấn mạnh thêm là giữa lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy, Cảnh sát điều tra, Cảnh sát quản lý hành chính và lực lượng nghiệp vụ khác còn có những khoảng cách nhất định mà nguyên nhân của nó là sự cục bộ, thiếu tinh thần đoàn k ết hiệp đồng vì mục đích chung, có nơi còn cục bộ nặng về thành tích mà chưa có ý thức toàn cục để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức. - Đối với công tác kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử của ngành kiểm sát và tòa án còn có nhiều nơi, nhiều vụ án chưa được kịp thời, nghiêm minh dẫn tới bỏ lọt tội phạm ho ặc xử nhẹ tội đối với những tên cầm đầu, chỉ huy có nhiều tiền án, tiền sự; chúng có nhiều mối quan hệ và tiềm lực kinh tế tấn công mua chuộc hoặc bọn đàn em tay chân ở ngoài chạy tội, khống chế, đe dọa nhân chứng, người bị hại v.v Một số giải pháp phòng ngừa tội phạm có tổ chức. Phòng ngừa và đấu tranh chống các loạ i tội phạm nói chung, tội phạm có tổ chức nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan bảo vệ pháp luật và lực lượng Công an nhân dân, là một trong những biện pháp nghiệp vụ cơ bản chiến lược của ngành. Tội phạm có tổ chức mới xuất hiện ở Việt Nam tuy số lượng chưa nhiều, trình độ, quy mô tổ chức chưa lớn. Song hậu quả tác hại do chúng gây ra là hế t sức nghiêm trọng đến An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Nên công tác phòng ngừa tội phạm có tổ chức phải được xem như là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống tội phạm của toàn xã hội, trong đó lực lượng Công an nhân dân làm nòng cốt. a. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa xã hội: + Xây dựng ý thức phòng ngừa đối với các chủ thể tham gia các mối quan hệ xã hội: Chủ thể tham gia các mối quan h ệ xã hội là con người, tổ chức, cơ quan Nhà nước, các đoàn thể quần chúng đây là những nhân tố có ý nghĩa quyết định trong công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm có tổ chức nói riêng. Vì vậy, vấn đề tuyên truyền sâu rộng để các chủ thể nhận thức rõ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm là trách nhiệm của mọi người, của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, c ủa toàn xã hội. Mỗi chủ thể trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình mà góp phần tham gia vào công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ở mức độ khác nhau, tạo nên phong [...]... phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội phạm có tổ chức nói riêng Thực tế khi nghiên cứu về tội phạm có tổ chức trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam còn nhiều vướng mắc và bất cập so với thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức hiện nay Pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay, về khái niệm tội phạm có tổ chức hiện được đưa vào chế định đồng phạm - phạm tội có tổ chức (trên thực. .. quốc tế trong đấu tranh chống tội phạm có tổ chức Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức trên phạm vi quốc tế và ở Việt Nam cho thấy sự liên kết, móc nối giữa các tổ chức tội phạm trên thế giới theo các đường dây xuyên quốc gia đã gây thiệt hại không chỉ ở phạm vi một quốc gia mà thiệt hại đến cả cộng đồng quốc tế Vì vậy, yêu cầu hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm vì lợi... huy và phải đảm bảo tính khách quan, thận trọng + Làm tốt công tác quản lý hành chính để phòng ngừa và phát hiện tội phạm có tổ chức Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức cho thấy hầu hết các băng nhóm đều tìm cách thành lập các tổ chức trá hình, núp dưới danh nghĩa công khai hợp pháp hoặc bán hợp pháp để câu kết, tụ tập, lôi kéo hình thành tổ chức và tiến hành các hoạt động phạm tội. .. Báo cáo khoa học này tập trung trình bày về một số đặc trưng pháp lý và tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm có tổ chức ở nước ta trong tình hình hiện nay I Các đặc điểm tội phạm học và đặc trưng pháp lý tội phạm có tổ chức Với kết quả tác động của khoa học và công nghệ hiện đại, ngày nay tội phạm không còn giới hạn trong một quốc gia Tội phạm đã có mặt khắp thế giới và ngày càng được tổ chức chặt chẽ... lạc phòng chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia v.v nhằm phát huy sức mạnh nội lực và hợp tác quốc tế có hiệu quả cao trong phòng chống tội phạm ở trong nước và cộng đồng quốc tế - Cần chủ động đề xuất bàn bạc với các nước xung quanh khu vực ký kết các văn bản hợp tác về phòng chống tội phạm tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan chức năng tiến hành có hiệu quả công tác phòng chống tội phạm. .. thâm nhập vào chính quyền địa phương và trung ương Các nhà tội phạm học tư sản đã vẽ sơ đồ cấu trúc của tội phạm có tổ chức trong xã hội tư bản hiện đại (xem sơ đồ dưới) Một số nhà tội phạm tư sản, trong đó có nhà tội phạm học Hoa Kỳ William J.Chambliss đã đưa ra khái niệm tội phạm có tổ chức nhà nước” Chambliss cho rằng tội phạm có tổ chức nhà nước là “những hoạt động vi phạm pháp luật được thực hiện... ban hành các văn bản pháp luật về các vấn đề có liên quan đến hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm như Hiệp định hợp tác về dẫn độ tội phạm, chống tội phạm xuyên quốc gia, rửa tiền, tội phạm trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, môi trường, luật bảo vệ nhân chứng, trao đổi về thông tin tội phạm, hợp tác tương trợ về khoa học công nghệ trong phòng chống tội phạm có tổ chức về đào tạo bồi... đối tượng tiếp tục phạm pháp hoặc cấu kết với các đối tượng khác tổ chức phạm pháp Cũng từ việc nắm địa bàn, nắm đối tượng, lực lượng Công an có thể chủ động đấu tranh triệt phá sớm ngay từ khi các băng nhóm tội phạm có dấu hiệu hình thành Việc ngăn chặn băng nhóm tội phạm hình sự cũng sẽ góp phần ngăn chặn các loại tội phạm có tổ chức khác như tội phạm kinh tế, tội phạm ma tuý, các loại tệ nạn xã... thành tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm quốc tế Tội phạm có tổ chức hiện đại ngày nay hoạt động theo dạng mạng lưới giống như hoạt động của các công ty kinh doanh Số thiệt hại cho xã hội của tội phạm này lớn hơn rất nhiều so với các loại tội phạm truyền thống Theo Công ước Liên Hợp quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức mà Chính phủ Việt Nam đã ký cam kết tham gia tháng 12 năm 2000 thì Tội phạm có tổ chức. .. gia phòng chống tội phạm của Chính phủ./ 25 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC GS.TS Nguyễn Xuân Yêm - TS Nguyễn Phong Hòa (Bộ Công an) Tội phạm có tổ chức là một vấn đề mới và là một thách thức của thế giới những năm cuối thế kỷ 20, đòi hỏi các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị xã hội phải tập trung các nỗ lực để đấu tranh phòng chống Báo cáo khoa . trong đấu tranh chống tội phạm có tổ chức. Thực tiễn đấu tranh phòng chống t ội phạm có tổ chức trên phạm vi quốc tế và ở Việt Nam cho thấy sự liên kết, móc nối giữa các tổ chức tội phạm trên. đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức hiện nay. Pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay, về khái niệm tội phạm có tổ chức hiện được đưa vào chế định đồng phạm - phạm tội có tổ chức (trên thực. tác phòng chống tội phạm nói chung, phòng chống tội phạm có tổ chức nói riêng thực hiện Ch ương trình quốc gia phòng chống tội phạm của Chính phủ, vấn đề phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm có

Ngày đăng: 09/02/2015, 04:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan