nghiên cứu công nghệ xử lý một số loài phụ phẩm nông nghiệp bằng nước áp suất cao để thu dung dịch đường có khả năng lên men tạo ethanol

93 435 0
nghiên cứu công nghệ xử lý một số loài phụ phẩm nông nghiệp bằng nước áp suất cao để thu dung dịch đường có khả năng lên men tạo ethanol

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BÁO CÁO NGHIỆM THU NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MỘT SỐ LOẠI PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP BẰNG NƯỚC ÁP SUẤT CAO ĐỂ THU DUNG DỊCH ĐƯỜNG CÓ KHẢ NĂNG LÊN MEN ETHANOL CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TS. NGUYỄN HỒNG DŨNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 11/ 2008 1 BÁO CÁO NGHIỆM THU Tên đề tài: Nghiên cứu công nghệ xử lý một số loại phụ phẩm nông nghiệp bằng nước áp suất cao để thu dung dòch đường có khả năng lên men tạo ethanol Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hoàng Dũng Cơ quan chủ trì: Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM Thời gian thực hiện đề tài: 2005-2007 Kinh phí được duyệt: 190 triệu đồng Kinh phí đã cấp: 120 triệu đồng theo TB số :220 TBKHCN ngày 17 / 11 /2005 50 triệu đồng theo TB số : 95 TBKHCN ngày 11 / 07 /2008 20 triệu đồng : cấp sau khi nghiệm thu Mục tiêu: Nghiên cứu thử nghiệm công nghệ xử lý các phụ phẩm từ cây lúa như: rơm, rạ, trấu. nhằm mục đích mở ra hướng sản xuất cồn nhiên liệu từ các phụ phẩm này Nội dung: 1) Phân tích thành phần rơm, rạ, trấu. 2) Nghiên cứu quá trình xử lý cơ học các nguyên liệu này để làm thuận lợi cho quá trình phản ứng thuỷ nhiệt. 3) Nghiên cứu chế tạo thiết bò phản ứng thuỷ nhiệt ở quy mô phòng thí nghiệm có khả năng thực hiện phản ứng ở áp suất và nhiệt độ cao (đến 300 o C). 4) Nghiên cứu quá trình phản ứng thuỷ nhiệt đối với các loại nguyên liệu nghiền khác nhau trên thiết bò thí nghiệm: Xác đònh các thông số kỹ thuật để tiến hành phản ứng nhằm thu được các loại đường có thể chuyển hoá thành ethanol. 5) Lắp đặt, vận hành thử nghiệm thiết bò phản ứng ở quy mô pilot do Trường đại học Tokyo giúp. 6) Nghiên cứu quá trình phản ứng thuỷ nhiệt đối với các loại nguyên liệu nghiền khác nhau trên thiết bò pilot nhằm hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật để tiến hành phản ứng. 2 Những nội dung đã thực hiện: Cơng việc dự kiến Cơng việc đã thực hiện 1) Phân tích thành phần rơm, ra. 2) Nghiên cứu quá trình xử lý cơ học (nghiền) rơm rạ 3) Nghiên cứu chế tạo thiết bò phản ứng thuỷ nhiệt ở quy mô phòng thí nghiệm 4) Nghiên cứu quá trình phản ứng thuỷ nhiệt đối với rơm rạ đã nghiền. 5) Lắp đặt, vận hành thử nghiệm thiết bò phản ứng ở quy mô pilot do Trường đại học Tokyo giúp. 6) Nghiên cứu quá trình phản ứng thuỷ nhiệt đối với rơm rạ trên thiết bò pilot nhằm hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật để tiến hành phản ứng. 7) Tiếp tục nghiên cưú theo hướng trên đối với trấu. 8) Nghiên cứu quá trình xử lý nguyên liệu biomass ở quy mô > 10L để chuẩn bò cho quá trình lên men. 9) Phân tích đánh giá thành phần đường để đánh giá khả năng sử dụng của chúng vào mục đích sản xuất ethanol, đồng thời đònh hướng nghiên cứu tiếp tục để sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên rơm rạ trấu nói riêng và biomass nói chung 1) Đã phân tích thành phần rơm, rạ. 2) Đã nghiên cứu quá trình nghiền rơm rạ 3) Đã chế tạo thiết bò phản ứng thuỷ nhiệt ở quy mô phòng thí nghiệm 4) Đã nghiên cứu quá trình phản ứng thuỷ nhiệt đối với rơm rạ đã nghiền ở quy mô PTN. 5) Lắp đặt, vận hành thử nghiệm và đưa vào sử dụng thiết bò phản ứng quy mô pilot do Trường Đại học Tokyo giúp. 6) Đã nghiên cứu quá trình phản ứng thuỷ nhiệt đối với rơm rạ trên thiết bò pilot nhằm xác đònh, hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật phù hợp cho quá trình xử lý. 7) Đã tiến hành các nghiên cưú đối với nguyên liệu trấu. 8) Đã nghiên cứu quá trình xử lý nguyên liệu rơm rạ và trấu ở quy mô 10L để chuẩn bò cho quá trình lên men. 9) Đã phân tích, đánh giá thành phần đường, xác đònh bước đầu khả năng sử dụng của chúng vào mục đích sản xuất ethanol, đònh hướng nghiên cứu tiếp tục để sử dụng nguồn tài nguyên rơm rạ trấu có hiệu quả cho mục đích sản xuất năng lượng 3 4 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7 1.1. NHIÊN LIỆU CỒN 7 1.2. RƠM RẠ VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RƠM RẠ TRẤU 7 1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ, TRẤU 13 1.4. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH LÊN MEN 22 1.5. NHẬN XÉT 24 CHƯƠNG 2 CÁC HẠNG MỤC VỀ LẮP RÁP VẬN HÀNH 25 THIẾT BỊ ĐÃ THỰC HIỆN 25 2.1. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THIẾT BỊ PHẢN ỨNG THUỶ NHIỆT Ở QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM 25 2.2. XÂY LẮP NHÀ XƯỞNG, TIẾP NHẬN, LẮP RÁP VÀ VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM THIẾT BỊ PHẢN ỨNG THUỶ NHIỆT CHỊU NHIỆT ĐỘ VÀ ÁP SUẤT CAO DO VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHIỆP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TOKYO HỖ TR. 2 6 CHƯƠNG 3 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 A. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ RƠM RẠ 30 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 30 3.2. NGUYÊN LIỆU 31 3.3. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NGUYÊN LIỆU 31 3.4. KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH XỬ LÝ THUỶ NHIỆT 33 3.5. KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH THỦY PHÂN ENZYME 34 3.6. THỬ NGHIỆM QUÁ TRÌNH LÊN MEN 35 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36 3.7. KHẢO SÁT THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU BAN ĐẦU 36 3.8. QUÁ TRÌNH XỬ LÝ THUỶ NHIỆT 36 3.9. KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH THỦY PHÂN BẰNG ENZYME 42 3.10. NGHIÊN CỨU THĂM DÒ KHẢ NĂNG LÊN MEN CỒN TỪ DUNG DỊCH ĐƯỜNG THU ĐƯC KHI THỦY PHÂN RƠM RẠ 44 B. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TRẤU 46 3.11. NGUYÊN LIỆU VÀ HOÁ CHẤT CẦN THIẾT 46 3.12. CÁC DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ SỬ DỤNG 48 3.13. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49 3.14. CÁC PHƯƠNG PHÁP VI SINH NUÔI CẤY, BẢO QUẢN 55 5 3.15. KHẢO SÁT THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU 59 3.16. KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH NỔ HƠI 60 3.17. KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH THỦY PHÂN 65 3.18. KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH LÊN MEN 75 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 84 4.1. KẾT LUẬN 84 4.2. KIẾN NGHỊ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 6 MỞ ĐẦU Sự cạn kiệt nguồn nhiên liệu hoá thạch của thế giới có thể nói là đã được dự báo. Cùng với tình hình dầu mỏ khí đốt ngày càng khan hiếm, các quốc gia nắm giứ các nguồn tài nguyên này có thể sử dụng chúng như một công cụ chính trò và giá dầu đang leo thang tương đối nhanh đã buộc các nhà khoa học và nhiều chính phủ phải nghó đến các phương án năng lượng khác, đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo được. Trong số các nguồn năng lượng có khả năng khai thác và sử dụng cao như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều, đòa nhiệt, năng lượng biomass thì nguồn biomass đang ngày càng thu hút được sự chú ý vì sự đa dạng, tiềm năng to lớn và vì tính chất đảm bảo cho sự phát triển bền vững của chúng. Nước ta là một nước nông nghiệp, và cây lúa có vò trí quan trọng trong toàn bộ cơ cấu nền nông nghiệp của đất nước. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có sản lượng gạo xuất khẩu lớn của thế giới và mang lại nguồn thu lớn, hơn 1 tỷ USD mỗi năm. [1] Sản lượng lúa gạo cao phục vụ nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu đã dẫn đến tình trạng dư thừa một lượng lớn các phụ phẩm của lúa như rơm, rạ, Tuy nhiên, hầu hết rơm rạ được đốt bỏ hoặc di dời đi sau khi thu hoạch để chuẩn bò cho vụ mùa kế tiếp theo thói quen của nhà nông. Rơm rạ lúa gạo này không thể được sử dụng được hoặc đưa trực tiếp vào đất do tỷ lệ C/N cao. Chúng sẽ sản sinh các chất độc cho cây trong quá trình phân hủy [2] Trong tình hình đó, việc nghiên cứu các biện pháp để có thể sử dụng có hiệu quả các phụ phẩm và chất thải nông nghiệp là quan trọng và cần thiết. Hiện nay, một số nghiên cứu theo hướng này đã đạt được những kết quả nhất đònh. Ví dụ, sản xuất than hoạt tính từ vỏ trấu, sử dụng rơm rạ để sản xuất nấm, sản xuất phân hữu cơ, chạy máy phát điện, [3]. Trong số các hướng nghiên cứu có triển vọng, có thể thấy rằng nguồn cellulose và hemicellulose cao trong rơm rạ có thể được dùng để lên men cồn. Việc sản xuất cồn từ nguồn phụ phẩm này sẽ giúp giải quyết phần nào sự dư thừa các phế phụ phẩm từ cây lúa, cải thiện vấn đề môi trường. Không những vậy, việc sử dụng cồn nhiên liệu còn giúp làm giảm lượng khí thải cacbon monoxide của các phương tiện giao thông, các thiết bò công nghiệp có sử dụng nhiên liệu,… Nhằm ủng hộ hướng nghiên cứu này, đồng thời đẩy mạnh sự hợp tác với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu ở trong và ngoài nước, đề tài “Nghiên cứu công nghệ xử lý một số loại phụ phẩm nông nghiệp bằng nước áp suất cao để thu dung dòch đường có khả năng lên men tạo ethanol” nhằm xác đònh khả năng đường hoá cellulose trước khi có những nghiên cứu sâu về quá trình lên men, chưng luyện để tinh chế ethanol đến độ sạch cao có thể ứng dụng trong công nghiệp. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. NHIÊN LIỆU CỒN Nhiều vùng khác nhau trên thế giới có lượng dư thừa các sản phẩm nông nghiệp hoặc chất thải có tiềm năng năng lượng cao có thể ứng dụng vào việc sản xuất cồn. Ví dụ, cây khuynh diệp phong phú ở Bồ Đào Nha, cây thông ở Chi Lê, và cây mía ở Brazil. Rất nhiều nước đang tìm kiếm con đường sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho việc sản xuất cồn nhiên liệu. Chính phủ Brazil thông qua việc bổ sung của chương trình rượu cồn quốc gia, đã nỗ lực phát triển xe hơi chạy bằng nhiên liệu cồn sản xuất từ đường mía. Hiện nay, 40% xe hơi Brazil chạy bằng nhiên liệu cồn 100%. Ngay cả xe hơi chạy bằng xăng dầu cũng sử dụng xăng trộn 22% cồn với 78% xăng Nikolaus A. Otto, người đưa ra chu trình otto, cho rằng cồn là nhiên liệu thích hợp cho động cơ đốt trong bốn kỳ. Ở Mỹ, Henry Ford, cha đẻ của xe hơi, thúc đẩy việc ứng dụng cồn từ thập niên 1920. Xu hướng này được tiếp tục trong suốt thập niên 1930, trong đó hơn 2000 trạm xăng ở miền viễn Tây sử dụng xăng pha 6 – 12% cồn sản xuất từ bắp. Tuy nhiên, do giá thành cao của cồn là một hạn chế lớn và vì vậy việc sử dụng cồn nhiên liệu cũng sớm kết thúc. Hiệu quả của cồn nhiên liệu so với xăng dầu Pimentel [4] so sánh hiệu suất của cồn nhiên liệu với hiệu suất của xăng dầu dựa trên lượng nhiên liệu tiêu thụ, công suất và nhiệt độ hoạt động của động cơ. Theo tính toán lý thuyết thì mức độ tiêu thụ cồn 96% (v/v) của động cơ xe hơi cao hơn 9% mức độ tiêu thụ của xăng. Kết quả kiểm tra khi chạy trên đường cho thấy lượng cồn nhiên liệu tiêu thụ hơn xăng dầu vào khoảng 10 ÷ 20%. Công suất lớn hơn có thể đạt được ở cồn nhiên liệu do tỉ số nén của xăng dầu là 8:1 còn của cồn là 12:1. Tỉ số nén gia tăng cho phép bởi tính chất chống va đập của cồn. Số liệu thực nghiệm chỉ ra rằng cồn nhiên liệu có thể tạo ra công suất lớn hơn 20% so với xăng dầu. Cồn nhiên liệu có áp suất hơi thấp, vì vậy sẽ gây khó khăn cho việc khởi động lạnh động cơ khi nhiệt độ dưới 15 0 C. Để hỗ trợ trong giai đoạn này thì cần phải có một hệ thống khởi động lạnh. 1.2. RƠM RẠ VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RƠM RẠ TRẤU Rơm ra là phế thải của sản xuất nông nghiệp, nhưng lại là nguyên liệu tốt cho công nghệ hóa học, giấy vàcellulose. Chúng có độ dài xơ trung bình vào khoảng 0,5 ÷ 0,8 mm [5]. 8 Về thành phần hóa học, hàm lượng cellulose trong rơm lúa gạo vào khoảng 34÷38%; hàm lượng lignin thấp 12%. Do đó quá trình phân hủy lignin để thu nhận cellulose diễn ra dễ dàng hơn. Hàm lượng hemicellulose cao. Hàm lượng tro và hàm lượng silic trong rơm lúa gạo khá cao: 14 ÷ 18% đối với tro và 8% đối với silic. Trấu là một lớp vỏ cứng bao quanh hạt gạo có nhiệm vụ bảo vệ hạt gạo trong khi lúa phát triển theo mùa. Nhờ có lớp lignin và lớp silica bao quanh nên trấu có cấu trúc bền, cứng, khó phá vỡ, hầu như không bò tiêu hoá nếu như con người ăn phải. Khi thu hoạch, con người chỉ lấy phần hạt gạo bên trong, phần vỏ trấu thải ra ngoài, nên vỏ trấu được xem là nguồn phế phẩm trữ lượng lớn. Với sản lượng 23 triệu tấn lúa thóc, sau khi thu hoạch gạo chiếm 50-60% khối lượng, còn khoảng 20-25% khối lượng là vỏ trấu [11]. Hiện nay, việc ứng dụng vỏ trấu vẫn chưa được nhiều. 1.2.1 Kết cấu thành tế bào Các vật liệu lignocellulose thường gồm ba nhóm polymer: cellulose, hemicellulose, và lignin. Cellulose và hemicellulose là các polysacharide của đường có khả năng lên men. Cellulose là hợp chất cao phân tử của glucose, một loại đường 6 cacbon. Hemicellulose thì nhiều loại hơn, nó là hỗn hợp của đường 5 và đường 6 như là: xylose, mannose, glucose, arabinose, galactose và uronic acid. Lignin là một polymer của phenol do đó không thể sử dụng lên men cồn được. Cấu trúc cơ bản, tổ chức và sự tương tác giữa các phân tử có ảnh hưởng lớn tới tính chất vật lý, hóa học của toàn bộ cây. Một vài chất trích ly như xáp và lipid cũng hiện diện trong thành tế bào, nhưng không ảnh hưởng tới cấu trúc. Một thành phần khác, cấu tạo bởi các chất vô cơ như calcium, natri và silic, được gọi là tro, chiếm khoảng 10% thành phần rơm rạ. Thành phần này cũng không được dùng để lên men. 1.2.2 Cellulose Sợi cellulose có tính bền vững cao, là một chuỗi đồng nhất có thể lên tới 12000 đơn vò liên kết b- glucose 1 > 4. Ở trạng thái tự nhiên, mạch cellulose được liên kết với nhau nhờ các cầu nối hydro giữa các phân tử [6]. Các cầu nối hydro nội phân tử cũng được hình thành giữa các đơn vò glucose của cũng một chuỗi. Hiệu ứng cộng hợp của năng lượng liên kết của các nối hydro làm gia tăng sự bền chặt của cellulose và làm cho nó không tan trong hầu hết các dung môi hữu cơ. Các chuỗi cellulose này kết hợp với nhau thành các vùng có trật tự cao hơn và các vùng vô đònh hình ở biên được mô tả theo lý thuyết lớp biên micelle do Gerngross và cộng sự đưa ra vào năm 1932. Sự kết khối của cellulose hình thành các sợi nhỏ đóng vai trò như lõi của các vi 9 sợi (Hình 1.2). Trong các nguyên liệu biomass, cellulose là nguồn cung cấp chủ yếu glucose, thành phần có khả năng lên men. Hình 1.1. Cấu trúc cellulose, và liên kết β (1 → 4) glucosidic. Hình 1.2. Liên kết hydronội phân tử (intramolecular) và ngoại phân tử (intermolecular) trong mặt cắt của cây [6] [...]... trọng để có thể liên hệ sản lượng sản phẩm thực tế so với mức độ xử lý Những nghiên cứu trước đây trong công nghiệp bột giấy chỉ ra rằng khi nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý hơi nước trên các thông số như là khả năng tấn công của enzyme vào bột giấy, nhiệt độ xử lý và thời gian có thể hoán đổi cho nhau Trong nghiên cứu này, Overend và Chornet sử dụng mô hình để xác đònh mức độ xử lý của phương pháp xử lý. .. tăng đáng kể khả năng tấn công vào các polysaccharide Có một vài phương pháp xử lý biomass để chuyển hóa nguyên liệu lignocellulose thành đường có khả năng lên men Các phương pháp này bao gồm xử lý kiềm và acid loãng, thủy phân bằng acid, ammonia quá trình xử lý thu nhiệt (AFEX), quá trình xử lý thu nhiệt, thủy phân enzym Tuy nhiên, trong báo cáo này chỉ giới hạn ở quá trình thủy phân bằng acid và... được dùng làm nguyên liệu để lên men khi áp dụng các phương pháp xử lý thích hợp Để xác đònh hiệu quả của phương pháp xử lý, các phương pháp đó phải có những điều kiện sau: 1) Tạo ra được lượng đường lớn nhất có thể có khả năng lên men, 2) Tránh và làm giảm sự phân hủy của các cacbohrat, 3) Tránh và làm giảm sự hình thành các chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn, và 4) Có khả năng thực hiện và mang... tro thu được sau khi nung ở 5750C (g) rawmat’l = khối lượng khô ban đầu (g) Phân tích lượng đường có khả năng lên men Dung dòch đường thu được khi phân tích hàm lượng bã không tan được dùng để phân tích hàm lượng đường Phương pháp để phân tích đường được sử dụng là phương pháp so màu bằng chất hiện màu anthrone Thiết bò được sử dụng để phân tích là máy Elisa – Reader Tạo đường chuẩn 1 Tạo dung dòch đường. .. phản ứng cho các dữ liệu nghiên cứu về quá trình xử lý thu nhiệt trước đây Khuynh hướng thu hồi pentosan từ Populus Tremuloides từ quá trình xử lý thu nhiệt của Heitz và cộng sự được mô hình hóa có hiệu quả như là một hàm của hệ số mức độ xử lý [24] Tương tự, Thu hồi pentosan từ Stipa Tenacissima trong nghiên cứu của Belkacemi (1989) cũng được mô hình hóa với hệ số mức độ xử lý Dữ liệu được dùng bởi... đáy Nổi lên bề mặt Lên men melibiose Lên men rafinose Làm việc ở điều kiện có không khí Có tạo ra H2S Trạng thái sau khi lên men 1.4.2 Những nét đặc trưng của S cerevisiae S cerevisiae được sử dụng trong sản xuất ở quy mô công nghiệp Chủng này có đặc tính sinh lý ổn đònh, lên men đường mãnh liệt trong bột nhào, các tế bào phân tán trong nước, không có sự phân bào trong quá trình lên men, tốc độ sinh... thế giới đã và đang nghiên cứu trên các biomass từ thiên nhiên và tính kinh tế để khai thác các nguồn năng lượng mới này Nghiên cứu thành công sẽ giúp đưa ra giải pháp quản lý rác thải nông nghiệp và lâm nghiệp đồng thời sản xuất các hóa chất và các sản phẩm khác từ chất thải Đề tài nghiên cứu này là một đóng góp nhỏ góp phần vào những nghiên cứu mang tính chất hệ thống nhằm xử lý và tận dụng nguồn... phần chính: ảnh hưởng của quá trình xử lý thu nhiệt đối với thành phần rơm rạ, khả năng thủy phân cellulose và đánh giá khả năng sử dụng đường đã thu phân được để lên men cồn Hoạch đònh thí nghiệm Thực hiện quy hoạch thực nghiệm hai yếu tố (22) đối với 2 thông số ảnh hưởng chính đến quá trình xử lý thu nhiệt Hai biến độc lập của quá trình xử lý là nhiệt độ xử lý (0C) được quy đònh là x1 và thời... chênh lệch áp suất này tỷ lệ với lực cắt khi tạo nên sự chênh lệch áp suất đột ngột trên vật liệu 1.3.5 Yếu tố hệ số xử lý Trong nhiều nghiên cứu khác nhau sử dụng nhiều loại biomass khác nhau do đó cần quy chuẩn các thông số của quá trình để dễ dàng so sánh Ví dụ như, một thông số chung được dùng để sắp xếp các nghiên cứu là sự giảm thiểu các sản phẩm bò suy thoái nhờ vào các điều kiện xử lý Điều này... với quá trình xử lý thu nhiệt Tuy nhiên, khi các mảnh cellulose được xử lý được dùng để thủy phân tiếp, các tác giả nhận thấy rằng xử lý bằng acid làm tăng tốc độ quá trình thủy phân trong khi quá trình xử lý thu nhiệt làm giảm tốc độ Hình 1.7 Cơ chế chính của quá trình thủy phân [6] 16 1.3.3 Quá trình xử lý thu nhiệt Quá trình xử lý thu nhiệt được phát triển bởi W H Mason cho sản phẩm gỗ ép [19] . nghệ xử lý một số loại phụ phẩm nông nghiệp bằng nước áp suất cao để thu dung dòch đường có khả năng lên men tạo ethanol nhằm xác đònh khả năng đường hoá cellulose trước khi có những nghiên cứu. NGHIỆM THU Tên đề tài: Nghiên cứu công nghệ xử lý một số loại phụ phẩm nông nghiệp bằng nước áp suất cao để thu dung dòch đường có khả năng lên men tạo ethanol Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn. CƠNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BÁO CÁO NGHIỆM THU NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MỘT SỐ LOẠI PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP BẰNG NƯỚC ÁP SUẤT CAO ĐỂ THU DUNG DỊCH ĐƯỜNG CÓ KHẢ

Ngày đăng: 09/02/2015, 03:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan