ghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn cần giờ tp.hcm

153 730 1
ghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn cần giờ tp.hcm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO NGHIỆM THU Đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ THỰC VẬT TRONG PHÂN KHU BẢO VỆ NGHIÊM NGẶT CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH” Thành phố Hồ Chí Minh 3/2008 2 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO NGHIỆM THU Đề tài: “Nghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh” Chủ nhiệm đề tài : TS. Viên Ngọc Nam Cộng tác viên : Th.S Huỳnh Đức Hoàn KS. Cao Huy Bình KS. Phạm Văn Quy KS. Bùi Nguyễn thế Kiệt KS. Phan Văn Trung KS. Nguyễn Thị Thu Hiền Thành phố Hồ Chí Minh 3/2008 i CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐDSH Đa dạng sinh học RNM Rừng ngập mặn UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme). UNESCO Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization). IUCN Tồ chức Bảo tồn thiên nhiên và Các nguồn tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources). WWF Quỹ hoang dã thế giới (World Wild Fund). WCMC Trung tâm Giám sát bảo tồn thế giới (World Conservation Monitoring Centre). WRI Viện tài nguyên thế giớ (World Resource Institute). TK Tiểu khu ii PHỤ LỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu Hình 4.2: Tỉ lệ % số ô điều tra trên các dạng lập địa Hình 4.3: Đồ thị MDS các tiểu khu phân tích theo dạng lập địa Hình 4.4: Độ thị số loài với số ô đo đếm Hình 4.5: Đồ thị tương quan giữa số lượng loài và diện tích đo đếm Hình 4.6: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng Hình 4.7: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 1 Hình 4.8: Đồ thị PCA ở tiểu khu 1 Hình 4.9: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 1 Hình 4.10: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng Hình 4.11: Sơ đồ MDS của các ô đo đếm ở tiểu khu 2b Hình 4.12: Đồ thị PCA ở tiểu khu 2b Hình 4.13: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 2b Hình 4.14: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng Hình 4.15: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 3 Hình 4.16: Đồ thị PCA ở tiểu khu 3 Hình 4.17: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 3 Hình 4.18: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng Hình 4.19: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 4 Hình 4.20: Đồ thị PCA ở tiểu khu 4 Hình 4.21: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 4 Hình 4.22: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng Hình 4.23: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 6 Hình 4.24: Đồ thị PCA ở tiểu khu 6 Hình 4.25: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 6 iii Hình 4.26: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng Hình 4.27: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 9 Hình 4.28: Đồ thị PCA ở tiểu khu 9 Hình 4.29: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 9 Hình 4.30: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng Hình 4.31: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 11 Hình 4.32: Đồ thị PCA ở tiểu khu 11 Hình 4.33: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 11 Hình 4.34: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng Hình 4.35: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 12 Hình 4.36: Đồ thị PCA ở tiểu khu 12 Hình 4.37: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 12 Hình 4.38: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng Hình 4.39: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 13 Hình 4.40: Đồ thị PCA ở tiểu khu 13 Hình 4.41: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 13 Hình 4.42: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng Hình 4.43: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 16 Hình 4.44: Đồ thị PCA ở tiểu khu 16 Hình 4.45: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 16 Hình 4.46: Mức độ ưu thế loài của các tiểu khu Hình 4.47: Đồ thị nhánh mối quan hệ giữa các tiểu khu Hình 4.48: PCA của các 10 tiểu khu Hình 4.49: Quan hệ giữa các chỉ số đa dạng sinh học H’, J; và D Hình 4.50: Chỉ số đa dạng Shannon ở các tiểu khu Hình 4.51: Đồ thị ANOVA chỉ số Shannon H’. Hình 4.52: Đồ thị ANOVA của chỉ số Shannon H’ theo cấp lập địa. Hình 4.53: Hệ thống truy cập cơ sở dữ liệu về đa dạng thực vật rừng ngập mặn tại Cần Giờ. iv Hình 4.54: Phân bố Quao nước (1), Có đỏ (2), Đước sp (3) và Đước đôi (4) ở các tiểu khu theo số lượng CÁC BẢNG Bảng 4.1: Diện tích tự nhiên các tiểu khu nghiên cứu Bảng 4.2: Dạng lập địa của các ô đo đếm theo tiểu khu Bảng 4.3: Danh sách các loài cây rừng ngập mặn trong 10 tiểu khu Bảng 4.4: Số loài cây rừng ngập mặn trong từng tiểu khu Bảng 4.5: Các chỉ tiêu đo đếm của các tiểu khu Bảng 4.6: Chỉ số Caswell ở các tiểu khu trong khu vực nghiên cứu Bảng 4.7: Chỉ số đa dạng Shannon H’ theo LSD Bảng 4.8: Chỉ số đa dạng Shannon H’ theo lập địa v MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………… i PHỤ LỤC……………………………………………………………………ii CÁC HÌNH……………………………………………………………… ii CÁC BẢNG……………………………………………………………… iv Chương 1: MỞ ĐẦU…………………………………………………………1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………… 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu:…………………………………………………… 2 Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………….……… 3 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước……………………………………… 5 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước……………………………………… 8 Chương 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………….14 3.1. Nội dung ……………………………………………………………… 14 3.2. Phương pháp nghiên cứu….…………………………………………….14 3.3. Xử lý số liệu ………………………………………………………… 17 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………….… 19 4.1. Vị trí và dạng lập địa của các tiểu khu nghiên cứu …………….… 19 4.1.1. Vị trí các ô đo đếm………………………… ………………… 19 4.1.2. Dạng lập địa các ô đo đếm trong khu vực nghiên cứu ………… 20 4.2. Mối quan hệ giữa thành phần loài với diện tích điều tra ……………….23 4.3. Các chỉ tiêu đo đếm theo tiểu khu …………………………………… 24 4.3.1. Tiểu khu 1 24 4.3.2. Tiểu khu 2b 30 4.3.3. Tiểu khu 3 34 4.3.4. Tiểu khu 4 39 4.3.5. Tiểu khu 6 44 4.3.6. Tiểu khu 9 49 4.3.7. Tiểu khu 11 53 vi 4.3.8. Tiểu khu 12 57 4.3.9. Tiểu khu 13 62 4.3.10. Tiểu khu 16 66 4.4. Số loài trong khu vực nghiên cứu…………………………………… 70 4.5. Mối quan hệ giữa các tiểu khu trong khu vực nghiên cứu…………… 73 4.6. Các chỉ số đa dạng sinh học theo tiểu khu…………………………… 75 4.7. So sánh chỉ số đa dạng Shannon H’ trong các tiểu khu……………… 77 4.8. So sánh chỉ số đa dạng Shannon H’ ở các dạng lập địa……………… 79 4.9. Biện pháp bảo tồn………………………………………………………81 Chương 5: Kết luận và kiến nghị ……………………………………… 89 5.1. Kết luận…………………………………………………………….… 89 5.2. Kiến nghị…………………………………………………………….….91 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………92 TIẾNG VIỆT…………………………………………………………… ….92 TIẾNG NƯỚC NGOÀI ……………………………………………………93 INTERNET………………………………………………………………….95 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Thành phố Hồ Chí Minh có rừng ngập mặn ở huyện Cần Giờ. Rừng ngập mặn này đã được UNESCO công nhận (năm 2000) là Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn của thế giới và là Khu Dự trữ sinh quyển đầu tiên của nước ta, đồng thời Thành phố cũng phê duyệt dự án đầu tư Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ. Như thế, hiện nay ở Cần Giờ có 2 loại vùng lõi đó là vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển gồm tiểu khu 3, 4b, 6, 12, 13 và một phần của tiểu khu 11 với diện tích 4.721 ha. Trong Dự án đầu tư Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ thì phân khu bảo vệ nghiệm ngặt gồm tiểu khu 1, 2, 3, 4b, 6b, 9, 11, 12, 13 và 16 với diện tích 10.388 ha, như thế trên một khu rừng đã có đến 2 khu bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi) có diện tích khác nhau. Để xác định các vùng lõi từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu. Để có cơ sở khoa học cho việc xác định thống nhất các vùng lõi ở Cần Giờ, đề tài tiến hành nghiên cứu đa dạng thực vật trong các tiểu khu của vùng lõi để cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc chọn lựa vùng lõi thống nhất giữa Khu Dự trữ sinh quyển và Khu Bảo tồn thiên nhiên, đồng thời cung cấp thông tin và tài liệu ban đầu về đa dạng thực vật trong các tiểu khu nghiên cứu và làm cơ sở cho việc nghiên cứu đa dạng thực vật rừng ngập mặn trong tương lai. 1. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng đa dạng thực vật bằng định lượng thông qua các chỉ số đa dạng sinh học và từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn, đề xuất chọn lựa các 2 tiểu khu trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ. - Điều tra, đánh giá đa dạng cây rừng ngập mặn ở các tiểu khu trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ làm cơ sở cho việc theo dõi, bảo tồn đa dạng sinh học theo không gian và thời gian, các tác động ảnh hưởng đến sự phân bố thành phần thực vật rừng ngập mặn. - Đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý thực vật rừng ngập mặn phục vụ du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học trong tương lai. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực vật rừng ngập mặn trong các tiểu khu trong vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển và một số tiểu khu trong Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ ở mức độ đa dạng loài và quần xã, không nghiên cứu đa dạng gen. [...]... PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung - Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng và phân bố cây rừng ngập mặn trong khu vực nghiên cứu - Đánh giá giá trị đa dạng sinh học của cây rừng ngập mặn trong từng tiểu khu So sánh đa dạng sinh học để đề xuất những tiểu khu có đa dạng sinh học cao cho phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thống nhất và đề xuất biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học cho cây rừng ngập mặn -... thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ năm 2005 Công trình đã phục hồi các quần xã động, thực vật, các loài vi sinh vật, tảo, bảo vệ nguồn gen quý hiếm, góp phần phục hồi tính đa dạng sinh học của rừng ngập mặn Cần Giờ Tóm lại Qua phần tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy nghiên cứu ĐDSH rất phong phú và đa dạng Việc nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học. .. - Xây dựng cơ sở dữ liệu về thực vật và đa dạng sinh học cây rừng ngập mặn cho các tiểu khu thuộc vùng lõi, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu trong tương lai cũng như tài liệu tham khảo cho các học sinh, sinh viên cũng như các nhà khoa học trong và ngoài nước 3.2 Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận trong nghiên cứu này là: 1 Tiếp cận hệ thống: Xem xét hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ là một hệ... NGHIÊN CỨU Theo định nghĩa của Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên – WWF thì Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, bao gồm hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường” Đa dạng sinh học (ĐDSH) chia thành 3 mức độ đó là đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa. .. UNEP (2006) trong báo cáo số 179 đề cập đến rừng ngập mặn của các đảo Thái Bình Dương trong việc thay đổi khí hậu và nước biển dâng cũng đề cập đến đa dạng sinh học của rừng ngập mặn và nhấn mạnh đến Hiệp 6 ước về Đa dạng sinh học trong đó đã đưa ra chương trình hoạt động các chỉ tiêu phát triển bền vững đa dạng sinh học Macintosh D J và ctv (2002) đã nghiên cứu ĐDSH trong rừng ngập mặn ở Ranong đã... sinh học do UNDP và SIDA công bố tại Hà Nội - Primack (1999) (Võ Quý và ctv biên dịch) trong cuốn “Cơ sở sinh học bảo tồn đã nêu chi tiết về khái niệm và công tác về sinh học bảo tồn và đa dạng sinh học, những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và đề ra chiến lược bảo tồn quần thể, loài, quần xã Cuốn sách trang bị những lý thuyết cơ sở về sinh học bảo tồn – là căn cứ áp dụng để đề ra chiến lược bảo. .. diễn biến đa dạng sinh học và có biện pháp bảo tồn thích hợp 2 Tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia: Việc nghiên cứu khoa học không chỉ có nhà khoa học mà còn có sự tham gia của các bên liên quan, nhằm góp phần đánh giá đúng thực chất của vấn đề đa dạng sinh học của địa phương Cần kết hợp cách tiếp cận truyền thống và sự tham gia của người dân trong việc đánh giá đa dạng sinh học của rừng ngập mặn 14 +... đa dạng hệ sinh thái (Hiệp ước Bảo tồn ĐDSH, 1992) - Đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen gồm có đa dạng di truyền các quần thể, cá thể, nhiễm sắc thể, genes và các nucleotít - Đa dạng loài là sự phong phú về số loài và trữ lượng các loài trong hệ sinh thái, ĐDSH loài gồm có đa dạng về giới, lớp, họ, chi, loài, quần thể, cá thể - Đa dạng hệ sinh thái trên trái đất gồm có đa dạng sinh học về sinh. .. động của con người để bảo tồn DDSH đến 2010 theo nguyên tắc của Công ước DDSH World Bank, ISME, CenTER Aarhus (2004) đã đưa ra các nguyên tắc cho việc hướng dẫn thực hiện việc quản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái rừng ngập mặn đã đề xuất việc quản lý đa dạng sinh học trong các khu rừng ngập mặn, trong đó cũng đưa ra các thí dụ của các nước đã thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh hoạt trong. .. động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam" Hiện nay ở Việt Nam 8 có 30 vườn quốc gia và 60 khu bảo tồn thiên nhiên (2006) Một số tỉnh như Tây Ninh, Bình Dương, Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Tràm Chim, Xẻo Quýt, Láng Sen, một số sân chim ở đồng bằng sông Cửu Long đã bước đầu điều tra sơ bộ về đa dạng sinh học Theo Kế hoạch hành động Quốc gia về Đa dạng sinh học năm 1995, Việt Nam là nơi sinh sống của . đánh giá đa dạng cây rừng ngập mặn ở các tiểu khu trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ làm cơ sở cho việc theo dõi, bảo tồn đa dạng sinh học theo. các chỉ số đa dạng sinh học và từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn, đề xuất chọn lựa các 2 tiểu khu trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ. - Điều. sinh thái rừng ngập mặn đã đề xuất việc quản lý đa dạng sinh học trong các khu rừng ngập mặn, trong đó cũng đưa ra các thí dụ của các nước đã thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh hoạt trong

Ngày đăng: 09/02/2015, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan