Tiểu luận tài chính doanh nghiệp CHÍNH SÁCH TÁC NỢ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

17 718 0
Tiểu luận tài chính doanh nghiệp CHÍNH SÁCH TÁC NỢ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận tài chính doanh nghiệp CHÍNH SÁCH TÁC NỢ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Chủ đề về cơ cấu vốn tối ưu là đề tài của nhiều nghiên cứu. Các nghiên cứu cho rằng, các doanh nghiệp hoạt động có lãi thường sử dụng ít nợ vay hơn các doanh nghiệp có lãi ít hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao cũng có tỷ lệ nợVốn chủ sở hữu cao.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 14 CHÍNH SÁCH NỢ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP ? GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA Nhóm SVTH: Nhóm 2 (1) Nguyễn Thị Thảo Nguyên (2) Nguyễn Thị Anh Thy (3) Lê Ngọc Thùy Trang (4) Bùi Thị Thùy Trang (5) Vũ Giáng Hương (6) Đoàn Minh Thảo Lớp Ngân Hàng Đêm 4 K21 TPHCM, tháng 08 năm 2012 Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? CHÍNH SÁCH TÁC NỢ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Chủ đề về cơ cấu vốn tối ưu là đề tài của nhiều nghiên cứu. Các nghiên cứu cho rằng, các doanh nghiệp hoạt động có lãi thường sử dụng ít nợ vay hơn các doanh nghiệp có lãi ít hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao cũng có tỷ lệ nợ/Vốn chủ sở hữu cao. Tuy nhiên, Modigliani và Miller (MM), từ năm 1958 đưa ra lý thuyết cho rằng cấu trúc vốn không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã ảnh hưởng đến các quyết định về tài chính và cấu trúc vốn của doanh nghiệp và là một phần trong công trình giúp hai ông đạt giải thưởng Nobel Kinh tế. “ Giá trị một chiếc bánh độc lập với cách cắt bánh, nếu người cắt bánh không gặm bớt bánh”. Bài viết này sẽ trình bày lý thuyết MM về chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp và xem xét một vài bàn luận liên quan. Các nội dung chính như sau: 1. Lý thuyết của Modigliani và Miller (MM): a. Các giả định của MM b. Hai định đề của MM c. Các lập luận của MM 2. MM trong thực tiễn: a. Thị trường vốn không hoàn hảo – Quan điểm truyền thống b. Không đồng nhất về rủi ro và kỳ vọng I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 1. Chính sách nợ Chính sách nợ (chính sách tài trợ): quyết định các hình thức tăng vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp. Hai hình thức huy động vốn cơ bản: − Vốn nợ: phát hành trái phiếu (chứng khoán nợ), vay ngân hàng; − Vốn cổ phần: phát hành cổ phần (chứng khoán vốn) Nhóm 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 2 Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Khi doanh nghiệp phát hành cả hai chứng khoán nợ và chứng khoán cổ phần thường, dòng tiền sẽ được chia thành 2 dòng: − Một dòng tương đối an toàn thuộc về các chủ nợ. − Một dòng rủi ro hơn thuộc về các cổ đông. Hầu hết doanh nghiệp đều sử dụng cả hai hình thức tài trợ vốn như trên. Sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phần trong tổng nguồn vốn dài hạn mà doanh nghiệp có thể huy động được để tài trợ cho các dự án đầu tư tạo thành cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Và lựa chọn cấu trúc vốn về cơ bản là một vấn đề tiếp thị. Một cấu trúc vốn tối ưu là phương án, theo đó, doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất. 2. Giá trị doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp được xác định bằng các tài sản thực của doanh nghiệp và được thể hiện bên phần Tài sản của bảng cân đối kế toán. V = D + E (Giá trị doanh nghiệp = Giá trị vốn nợ + Giá trị vốn cổ phần thường) Giá trị doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các quyết định: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chi trả cổ tức II. LÝ THUYẾT CỦA MODIGLIANI VÀ MILLER (MM) 1. Một chính sách tối đa hóa giá trị doanh nghiệp có làm tối đa hóa tài sản của cổ đông ? Một chính sách tối đa hóa giá trị doanh nghiệp cũng tối đa hóa tài sản cổ đông. Điều này có nghĩa là một chính sách làm cực đại hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp cũng chính là chính sách tốt nhất cho các cổ đông của doanh nghiệp. Vì nếu việc gia tăng giá trị doanh nghiệp mà không ảnh hưởng gì đến lợi ích của các cổ đông thì họ sẽ không quan tâm đến giá trị của doanh nghiệp. Xem xét một trường hợp sau đây : Cho D và E là giá trị thị trường của nợ và vốn cổ phần đang lưu hành của Công ty Wapshot Mining Copany. Công ty này bán 1.000 cổ phần với giá 50$/CP và vay thêm 25.000$. Tổng giá trị thị trường V của tất cả chứng khoán đang lưu hành của Wapshop là : V= D + E = 75.000$ Cổ phần của Wapshot được gọi là vốn cổ phần có đòn bẩy tài chính (leveled equity). Giả dụ là Wapshop còn nâng đòn bẩy tài chính thêm bằng cách vay thêm 10.000$ và dùng số tiền này trả cho các cổ đông như một cổ tức đặc biệt 10$/cổ phần. Vốn cổ phần của Wapshop sẽ là bao nhiêu sau chi trả cổ tức đặc biệt này ? Nhóm 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 3 Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Nợ cũ 25.000$ Nợ mới 10.000$ D = 35.000$ Vốn cổ phần E = ? Giá trị doanh nghiệp V = ? Giả định: Wapshop bỏ qua chính sách cổ tức và sau thay đổi trong cấu trúc vốn, nợ cũ và nợ mới có giá trị 35.000$, tức là dù giá trị doanh nghiệp có thay đổi (tăng hoặc giảm) thì giá trị vốn nợ D vẫn là 35.000$. Khoản nợ mới làm tăng rủi ro của các trái phiếu cũ. Nếu các trái chủ cũ không đòi được một lãi suất cao hơn, giá trị đầu tư của họ sẽ giảm. Do vậy, trong chương trình này, giả định bất kỳ phát hành nợ mới nào cũng không có tác động trên giá trị thị trường của nợ hiện hữu. V = 75.000$ V= 80.000$ E = V – D = 75.000 – 35.000 = 40.000$ E = V – D = 80.000 – 35.000 = 45.000$ Mức lỗ bù trừ bằng đúng 10.000$ cổ tức đặc biệt. Mức lỗ vẫn còn là 5.000$  Bất kỳ gia tăng hay sụt giảm trong V do một thay đổi trong cấu trúc vốn đều tích lũy cho cổ đông của doanh nghiệp.  Chính sách tối đa hóa giá trị của thị trường của doanh nghiệp chính là tối đa hóa giá trị lợi ích của cổ đông. 2. Giả định của MM : Nghiên cứu của MM dựa trên các giả định: − Thị trường vốn hoàn hảo: o Không có các chi phí giao dịch khi mua và bán chứng khoán. o Có đủ số người mua và số người bán trong thị trường, vì vậy không có một nhà đầu tư riêng lẻ nào có một ảnh hưởng lớn đối với giá cả chứng khoán. o Có sẵn thông tin liên quan cho các nhà đầu tư và không mất tiền. o Tất cả các nhà đầu tư có thể vay hay cho vay với cùng lãi suất. Nhóm 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 4 Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? − Tất cả các nhà đầu tư đều hợp lý và có kỳ vọng đồng nhất về lợi nhuận của một doanh nghiệp (nợ không tác động đến lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp); − Doanh nghiệp hoạt động dưới các điều kiện tương tự sẽ có cùng mức độ rủi ro kinh doanh (rủi ro đồng nhất); − Không có thuế. 3. Hai định đề MM: 3.1.Định đề I: a) Nội dung Định đề I: “Giá trị thị trường của một doanh nghiệp độc lập với cấu trúc vốn của doanh nghiệp đó trong các thị trường vốn hoàn hảo không có thuế thu nhập doanh nghiệp” Với các giả định nêu trên, MM cho rằng cấu trúc vốn không ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp, do vậy, nó không tác động đến giá trị doanh nghiệp; tức quyết định tài trợ độc lập với quyết định đầu tư. Các giám đốc tài chính không cần phải đi tìm cấu trúc vốn tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. V U = V L (Giá trị doanh nghiệp không có vay nợ = Giá trị doanh nghiệp có vay nợ) b) Lập luận của MM: Giả định có hai doanh nghiệp phát sinh cùng một dòng các lợi nhuận hoạt động và chỉ khác nhau ở cấu trúc vốn. − Doanh nghiệp U không có đòn bẩy tài chính: E U = V U − Doanh nghiệp L có đòn bẩy tài chính: E L = V L - D L Chúng ta sẽ xem xét nhà đầu tư sẽ thích đầu tư vào doanh nghiệp nào hơn.  Nếu là một nhà đầu tư không thích rủi ro:  Phương án 1: Mua 1% cổ phần doanh nghiệp không có đòn bẩy tài chính (doanh nghiệp U): Đầu tư Thu nhập 0,01V U 0,01 Lợi nhuận  Phương án 2: mua 1% cả nợ và vốn cổ phần của doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính (doanh nghiệp L) Đầu tư Thu nhập Nhóm 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 5 Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Nợ 0,01D L 0,01 Lãi Vốn cổ phần 0,01E L 0,01 (Lợi nhuận – lãi) Tổng cộng 0,01 (D L + E L ) = 0,01 V L 0,01 Lợi nhuận Cả 2 phương án trên đều mang lại cho nhà đầu tư cùng một mức thu nhập: 0,01 Lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì là thị trường vốn hoàn hảo, nên các phương án mang lại thu nhập như nhau thì có chi phí như nhau: 0,01V U = 0,01 V L ; tức V U = V L .  Nếu là một nhà đầu tư thích rủi ro: Vì là trong thị trường vốn hoàn hảo nên nhà đầu tư cá nhân có thể đi vay vốn với các điều kiện giống như các doanh nghiệp. Do vậy, nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư vào doanh nghiệp có vay nợ hoặc nhà đầu tư tự vay nợ để đầu tư vào doanh nghiệp không có vay nợ.  Phương án 1: mua 1% cổ phần đang lưu hành của doanh nghiệp có vay nợ: Đầu tư Thu nhập 0,01E L = 0,01 (V L – D L ) 0,01 (Lợi nhuận – lãi)  Phương án 2: vay một khoản vay có giá trị bằng 0,01D L và cùng với vốn tự có mua 1% cổ phần của doanh nghiệp không có vay nợ: Đầu tư Thu nhập Nợ -0.01D L -0.01 Lãi Vốn cổ phần 0.01V U 0.01 (Lợi nhuậni) Tổng cộng 0.01 (V U - D L ) = 0.01 V L 0.01 (Lợi nhuận- lãi) Cả 2 phương án đều mang lại cùng mức thu nhập: 0,01(Lợi nhuận – Lãi). Vì vậy, cả hai nhà đầu tư phải bỏ ra cùng chi phí 0,01(V U - D L ) = 0,01(V L - D L ) và V U = V L. Kết luận: Việc có nhiều nhà đầu tư thích rủi ro hay không thích rủi ro không thành vấn đề, tất cả đều đồng ý rằng giá trị DN không thay đổi khi DN có sử dụng nợ vay hay không, miễn là nhà đầu tư có thể vay cho riêng mình với cùng điều kiện như DN. c) Các nền tảng lý thuyết cho lập luận của MM: Để hỗ trợ cho lý thuyết của mình, MM dựa trên quy luật bảo tồn giá trị và quy trình mua bán song hành. Nội dung cụ thể như sau:  Quy luật bảo tồn giá trị: Nếu ta có hai dòng tiền A và B, hiện giá của A + B bằng hiện giá của A cộng với hiện giá của B. Chúng ta có thể chia một dòng tiền thành nhiều phần nhỏ; giá trị của các phần này sẽ luôn Nhóm 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 6 Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? luôn bằng tổng số của giá trị từng phần. Ở các thị trường vốn hoàn hảo hiện giá của kết hợp hai tài sản bằng tổng số của hiện giá của chúng khi tính riêng rẻ. Quy luật này cũng áp dụng vào hỗn hợp các chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành. Việc lựa chọn nợ dài hạn so với ngắn hạn, có bảo đảm so với không có bảo đảm, nợ chuyển đổi so với nợ không có chuyển đổi, tất cả sẽ không có tác động nào đối với giá trị của doanh nghiệp.  Quy luật mua bán song hành: Mua bán song hành là quá trình mua và bán cùng một lúc các chứng khoán cùng loại ở các thị trường khác nhau để hưởng lợi do chênh lệch giá. MM lập luận cho lý thuyết của mình bằng quy trình mua bán song hành. Nếu một trong hai doanh nghiệp không có sử dụng nợ có cùng rủi ro kinh doanh và bắt đầu vay nợ và lý thuyết MM không vững, giá trị của doanh nghiệp sẽ gia tăng dẫn đến giá trị cổ phần tăng. MM cho rằng trong tình huống này các nhà đầu tư sẽ bán cổ phần giá cao của doanh nghiệp vay nợ. Sau đó họ có thể dung một quy trình mua bán song hành để vay, mua cổ phần của doanh nghiệp không có nợ vay, và đầu tư số tiền còn dư vào một nơi khác. Quy trình này sẽ tiếp diễn đến khi việc bán cổ phần của doanh nghiệp vay nợ kéo giá của nó hạ xuống bằng giá cổ phần của doanh nghiệp không vay nợ. Quy trình mua bán song hành này diễn ra nhanh đến nỗi giá trị thị trường của các doanh nghiệp có sử dụng nợ và không sử dụng nợ bằng nhau, vậy định đề I của MM được bảo toàn. d) Ví dụ minh họa Định đề 1: Ban đầu, công ty Macbeth Spot Removers không có đòn bẩy tài chính, cổ tức mỗi cổ phần là 1.5$, P cổ phần : 10$. Tỷ số E/P: 1.5/10 : 0.15 = 15%.Tuy nhiên điều này là không chắc chắn. Sau đó , chủ tịch Công ty kết luận cổ đông sẽ có lợi hơn nếu Công ty có tỷ lệ nợ và vốn cổ phần bằng nhau . Và phương án đưa ra là phát hành 5.000$ nợ với lãi suất 10% và dùng tiền này mua lại 500 cổ phần. Bảng 14.1 Dữ liệu Số cổ phần 1.000 Giá mỗi cổ phần $10 Giá thị thường của cổ phần $10.000 Kết quả Lợi nhuận hoạt động ($) 500 1.000 1.500 2.000 Thu nhập mỗi cổ phần $ 0,5 1,0 1,5 2,00 Nhóm 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 7 Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Thu nhập từ cổ phần, % 5 10 15 20 Kết quả dự kiến Bảng 14.2 Thu nhập cổ dông dưới nhiều giả thuyết khác nhau về lợi nhuận hoạt động Dữ liệu Số cổ phần 500 Giá mỗi cổ phần $10 Giá thị thường của cổ phần $5.000 Giá trị thị trường của nợ $5.000 Lãi vay với lãi suất 10% $500 Kết quả Lợi nh uận hoạt động ($) 500 1.000 1.500 2.000 Lãi vay $ 500 500 500 500 Lợi nhuận của vốn cổ phần 0 500 1.000 1.500 Thu nhập mỗi cổ phần $ 0 1,0 2,0 3,00 Tỷ suất sinh lợi từ cổ phần, % 0 10 20 30 Kết quả dự kiến Hình 14.1 sẽ minh họa rõ hơn đòn bẩy tài chính sẽ tác động như thế nào đến thu nhập mỗi cổ phần, trong đó: + Đường thẳng đậm cho thấy thu nhập mỗi cổ phần thay đổi thế nào theo lợi nhuận hoạt động với phương án tài trợ toàn bộ vốn cổ phần (biểu diễn dữ liệu bảng 14.1) + Đường ngắt quãng cho thấy thu nhập mỗi cổ phần thay đổi như thế nào với 1 tỷ lệ nợ và vốn cổ phần bằng nhau (biểu diễn dữ liệu bảng 14.2). Nợ vay làm tăng EPS của Macbeth khi lợi nhuận hoạt động lớn hơn 1.000$ và làm giảm EPS khi lợi nhuận hoạt động nhỏ hơn 1.000$. EPS dự kiến tăng từ 1.5$ => 2$. Thu nhập mỗi cổ phần – EPS, đô la Nhóm 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 8 3,00 2,50 2,00 1,50 1,00 0,50 0 5001.000 1.5002.000 Toàn bộ vốn cổ phần EPS dự kiến với toàn bộ vốn cổ phần Lợi nhuận hoạt động dự kiến EPS dự kiến với nợ và vốn cổ phần Tỷ lệ nợ và vốn cổ phần bằng nhau Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Bảng 14.3 Các nhà đầu tư cá thể tái tạo đòn bầy tài chính của Macbeth Lợi nhuận hoạt động $ 500 1.000 1.500 2.000 LN dự kiến từ 2 cổ phần & 1 2 3 4 Trừ lãi suất 10%,$ 1 1 1 1 Lợi nhuận ròng từ đầu tư,$ 0 1 2 3 Tỷ suất sinh lợi từ 10$ đầu tư, % 0 10 20 30 Kết quả dự kiến Giả sử một nhà đầu tư vay 10$ và đầu tư 20$ vào hai cổ phiếu của Macbeth không có nợ vay. Người này chỉ phải bỏ ra 10$ tiền của riêng mình. Thu nhập này sẽ bằng đúng bằng tập hợp thu nhập mà nhà đầu tư sẽ có được do mua một cổ phần của doanh nghiệp có vay nợ (so sánh 2 dòng cuối của bảng 14.2 và 14.3). e) Ý nghĩa của Định đề I:  Đòn bẩy tài chính làm gia tăng dòng thu nhập mỗi cổ phần dự kiến nhưng không làm tăng giá cổ phần. Lý do là thay đổi trong dòng thu nhập dự kiến được bù đắp bằng sự thay đổi trong rủi ro (độ lệch chuẩn của tỷ suất thu nhập dự kiến gia tăng). Người nắm giữ cổ phần sẽ cầu một tỷ suất sinh lời cao hơn.  Trong thị trường vốn hoàn hảo, quyết định vay nợ không tác động đến lợi nhuận hoạt động hoặc tổng giá trị thị trường của các chứng khoán nên nó cũng không tác động đến tỷ suất sinh lợi dự kiến từ tài sản r A của doanh nghiệp, tức r A là một con số cố định. Tỷ suất sinh lợi dự kiến từ tài sản = r A = Lợi nhuận hoạt động dự kiến Giá trị thị trường của tất cả chứng khoán Nhóm 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 9 Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Tỷ suất sinh lợi dự kiến từ tài sản bằng với bình quân gia quyền của các tỷ suất sinh lợi dự kiến từ mỗi loại chứng khoán A D E D E r r r D E D E     = × + ×  ÷  ÷ + +     => ( ) E A A D D r r r r E = + − Khi sử dụng đòn bẩy tài chính D/E tăng nên r E tăng: người nắm giữ cổ phần thường đòi hỏi tỷ suất sinh lợi cao hơn. Điều này sẽ được làm rõ hơn thông qua Định đề 2 của MM. 3.2.Định đề II : a) Nội dung Định đề II: Tỷ suất sinh lợi dự kiến từ vốn cổ phần thường của một doanh nghiệp có vay nợ tăng tương ứng với tỷ lệ nợ/vốn cổ phần, được đo lường bằng giá trị thị trường . Tỷ lệ gia tăng tùy thuộc vào chênh lệch giữa r A – tỷ suất sinh lợi dự kiến từ một danh mục gồm tất cả chứng khoán của doanh nghiệp, và r D – tỷ suất sinh lợi dự kiến từ nợ. => r E = r A nếu doanh nghiệp không có nợ r E = r A = Lợi nhuận hoạt động dự kiến Giá trị thị trường của tất cả chứng khoán Ta kiểm tra lại cho trường hợp của Macbeth, trước cho vay ta có : = 000.10 500.1 = 0,15 = 15% Nếu doanh nghiệp tiến hành kế hoạch vay, tỷ suất sinh lợi dự kiến trên tài sản r A vẫn là 15%. Tỷ suất sinh lợi dự kiến từ vốn là: ( ) E A A D D r r r r E = + − r E = 0.15 + 000.5 000.5 (0,15 – 0,10) = 0,2 hay 20% Hình 14.4 : Tỷ suất sinh lợi dự kiến từ vốn cổ phần r E tăng theo tuyến tính với tỷ lệ nợ / vốn cổ phần (D/E) khi nào mà nợ không có rủi ro. Nhóm 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 10 [...]... thường của một doanh nghiệp có nợ vay tăng tương ứng với tỷ lệ nợ/ vốn cổ phần (D/E) Tuy nhiên, các nhà kinh tế theo quan điểm truyền thống cho rằng đòn bẩy tài chính có tác động đến giá trị của doanh nghiệp, cụ thể quan điểm truyền thống đã đưa ra nhận định là giá Nhóm 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 15 Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? trị doanh nghiệp sẽ tăng khi doanh nghiệp có độ... hạn vay nợ, điều kiện bán, các điều kiện vỡ nợ, chi phí vỡ nợ, thuế, thanh toán cổ tức, và cấu trúc lãi suất phi rủi ro Giá trị này còn phụ thuộc vào lựa chọn chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp, bản thân lựa chọn này lại liên quan tới số lượng và thời hạn của khoản nợ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp Nhóm 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 16 Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? .. .Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Hình này giả định là trái phiếu của doanh nghiệp sẽ không có rủi ro ở mức nợ thấp Như vậy rD sẽ độc lập với D/E và rE tăng theo tuyến tính khi D/E tăng Khi doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn, rủi ro không thực hiện nghĩa vụ tăng lên và doanh nghiệp buộc phải chịu lãi suất nợ vay cao hơn Định đề II dự báo rằng... nghiệp này dịch chuyển đến các tỉ lệ của vốn và nợ bằng nhau? Bảng 14.5 trình bày mức thâm hụt về lợi tức hoạt động ảnh hưởng đến lợi nhuận của các cổ đông như thế nào Nhóm 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 11 Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Lợi nhuận hoạt động $500 $1.500 Toàn bộ vốn: Thu nhập trên mỗi cổ phần ($) Tỷ suất sinh lợi từ cổ phần,% 0,5 5 1,50 15 50 % nợ: Lợi tức trên một... pháp định lượng như giá trị và thời gian vay nợ hợp lý với một doanh nghiệp trong các điều kiện khác nhau Khó khăn cơ bản trong phát triển các mô hình định lượng nằm ở vấn đề xác định giá trị vay nợ của doanh nghiệp với rủi ro tín dụng Định giá một khoản nợ rủi ro là điều kiện tiên quyết để xác định giá trị và thời hạn vay nợ tối ưu Nhưng nợ rủi ro là công cụ rất phức tạp Giá trị của khoản nợ này phụ thuộc... ro kinh doanh của DN Nhóm 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 13 Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp?  Các nhà kinh tế học truyền thống cho rằng vay nợ lúc đầu làm r E tăng chậm hơn MM tiên đoán, nhưng rE tăng nhanh khi doanh nghiệp vay quá nhiều Nếu đúng vậy, chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền có thể được tối thiểu hóa nếu ta chỉ sử dụng số lượng nợ vừa đúng Dựa trên hai lập luận để... thấy, doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính dẫn đến một sự đòi hỏi gia tăng trong tỷ suất sinh lợi từ vốn cổ phần để đáp ứng với sự gia tăng rủi ro III QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG : 1.Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền a Khái niệm: Nhóm 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 12 Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền: tỷ suất sinh lợi dự kiến từ giá trị. .. hàng ngàn DN có đòn bẫy tài chính hiện hữu sẵn 4 Tìm các vi phạm các định đề của MM ở đâu ? Nhóm 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 14 Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Các định đề của MM dựa vào các thị trường vốn hoàn hảo, nhưng một thị trường vốn nói chung vận hành tốt nhưng không hoàn hảo 100% trong suốt 100% thời gian Do đó các định đề của MM có thể sai ở lúc nào đó Các nhà kinh tế... có độ nghiêng đòn bẩy tài chính trung bình Khi D/E “quá mức” thì giá trị doanh nghiệp sẽ giảm khi D/E tăng Giá trị D/E làm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp sẽ làm tối đa giá trị doanh nghiệp, với điều kiện lợi nhuận dự kiến không đổi Còn với giả định về rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận đồng nhất, lý thuyết CAPM đã chứng minh rằng rủi ro tổng thể của doanh nghiệp bao gồm rủi ro... E sẽ chậm lại Doanh nghiệp càng có nhiều nợ, rE càng ít nhạy cảm với các khoản nợ vay thêm Độ dốc của đường rE hẹp dần khi D/E tăng? Vì những người nắm giữ nợ có rủi ro gánh chịu một phần rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn, rủi ro này chuyển nhiều hơn từ các cổ đông sang các trái chủ Vay nợ làm tăng tỷ suất sinh lợi dự kiến từ đầu tư của các cổ đông Nhưng nó cũng làm . và nợ bằng nhau? Bảng 14. 5 tr nh bày mức thâm hụt về lợi tức hoạt động nh hưởng đến lợi nhuận của các cổ đông nh thế nào. Nh m 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 11 Ch nh sách nợ tác động nh thế nào. KINH TẾ TH NH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BỘ MÔN TÀI CH NH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 14 CH NH SÁCH NỢ TÁC ĐỘNG NH THẾ NÀO ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP ? GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA Nh m. khi cổ đông mới phải g nh chịu tất cả rủi ro kinh doanh của DN Nh m 2 – Đêm 4 Ngân hàng K21 13 Ch nh sách nợ tác động nh thế nào đến giá trị doanh nghiệp?  Các nh kinh tế học truyền thống

Ngày đăng: 09/02/2015, 00:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan