giáo an ngữ văn học kì 2

93 585 0
giáo an ngữ văn học kì 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tr ường THPT Long Trường – Q9 Tuần 20 Làm văn Tiết 59 CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A. Mục tiêu bài học Kiến thức : - Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản TM: theo thời gian, không gian, logíc của đối tượng và nhận thức của người đọc. Kỹ năng : Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án. C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới. Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt 5p 10p 10p + GV : Văn thuyết minh là gì? + GV :Có mấy kiểu thuyết minh?  Hoạt động 1 : Tìm hiểu văn bản  Thao tác 1 : Phân tích kết cấu của văn bản 1. + Cho HS đọc bài tập. + GV : phân nhóm cho HS thảo luận, sau đó cử đại diện trình bày kết quả, GV nhận xét rút ý chính: + Xác định mục đích, đối tượng từng văn bản? + Tìm ý chính để tạo thành nội dung thuyết minh? + Cách sắp xếp các ý?  Thao tác 2 : Phân tích kết cấu của văn bản 2. * Văn thuyết minh: - Là kiểu văn bản nhằm giới thiệu trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị… của một sự vật , hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội con người. - Có 2 kiểu: + Kiểu thuyết minh trình bày, giới thiệu (tác phẩm, di tích lịch sử, phương pháp…) + Kiểu thuyết minh thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính hình tượng. I. Kết cấu của văn bản thuyết minh  Đọc 2 văn bản và trả lời câu hỏi 1. Phân tích kết cấu của văn bản 1: a. Thuyết minh về: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. - Mục đích; Giới thiệu thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần người dân Bắc Bộ. b. Ý chính - Thời gian, địa điểm. - Diễn biến: thi nấu cơm, chấm thi. - Ý nghĩa. c. Các ý được sắp xếp theo: - Trình tự logíc: thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa. - Trình tự thời gian: thủ tục, diễn biến, chấm thi. 2. Phân tích kết cấu văn bản 2: a. Thuyết minh: về bưởi Phúc Trạch. Qua đó người đọc cảm nhận được hình dáng, màu sắc, hương vị, sự bổ dưỡng của bưởi Phúc Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 1 Tr ường THPT Long Trường – Q9 10p 10p  Thao tác 3 : Tìm hiểu hình thức kết cấu của văn bản thuyết mình.  Thao tác 4 : Tìm hiểu cách lựa chọn hình thức kết cấu. + GV : Hướng HS vào phần ghi nhớ. Gọi HS đọc to và rõ ghi nhớ.  Hoạt động 2 : Làm bài luyện tập + GV : Gợi ý cho HS làm bài tập. - Về nhà làm. Trạch. b. Ý chính - Hình dáng bên ngoài của bưởi PT. - Hương vị đặc sắc. - Sự hấp dẫn và bổ dưỡng. - Danh tiếng của bưởi. c. Các ý được sắp xếp theo: - Trình tự không gian: từ ngoài vào trong. - Trình tự logíc: phương diện khác nhau của quả bưởi, quan hệ nhân quả. 3. Các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh: là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.  Ghi nhớ: SGK (168) II. Luyện tập  Bài tập 1 - Giới thiệu chung: tác giả, thể loại, nội dung. -Thuyết minh giá trị nội dung: hào khí, sức mạnh của quân đội nhà Trần, chí làm trai theo tinh thần Nho giáo (lập công, lập danh). - Giá trị nghệ thuật: Sự cô đọng, súc tích, nhấn mạnh tính kì vĩ về thời gian, không gian, con người.  Bài tập 2: HS chọn đối tượng - Thuyết minh về : vị trí , quang cảng, sự tích, sức hấp dẫn, giá trị. - Sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, logích. E/ Củng cố:  Kết cấu của văn bản thuyết mình  Lựa chọn hình thức kết cấu F/ Dặn dò: - Làm bài tập - Soạn: Làm dàn ý bài văn tuyết minh.    Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 2 Tr ường THPT Long Trường – Q9 Tuần 20 Làm văn Tiết 60 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH A. Mục tiêu bài học: Thái độ : Thấy được sự cần thiết của việc lập dàn ý. Kỹ năng : - Củng cố kĩ năng lập dàn ý. - Vận dụng lập dàn ý có đề tài gần gũi với cuộc sống , học tập. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án. C. Cách thức tiến hành: Kết hợp hình thức thảo luận, thực hành. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kết cấu của một văn bản tuyết minh? 3. Bài mới Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt   Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lập dàn ý văn thuyết minh + GV: Phát vấn câu hỏi 2, 3, 4 trong SGK?  Hoạt động 2: Cách lập dàn ý văn thuyết minh  Hoạt động 1: Xác định đề tài +GV: Muốn lập dàn ý bài văn thuyết minh trước hết phải làm gì?  Hoạt động 2: Xây dựng dàn ý + Mở bài? + Thân bài? I. Dàn ý bài văn thuyết minh 1. Lập dàn ý là một kĩ năng quan trọng khi tạo lập văn bản gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 2. 3. So sánh bài văn tự sự – thuyết minh - Bài văn tự sự: thuật lại mở đầu câu chuyện, kết thúc. - Thuyết minh: Giới thiệu đối tượng thuyết minh, nhấn mạnh đối tượng, tạo ấn tượng. 4. Cả 4 ý. II.Lập dàn ý bài văn thuyết minh 1. Xác định đề tài 2. Xây dựng dàn ý: a. Mở bài - Nêu đề tài TM. - Dẫn dắt tạo chú ý cho người đọc về đề tài TM: có thể nêu nhận xét khái quát , nêu một ấn tượng đặc biệt sâu sắc, dẫn một câu nói của danh nhân, một đoạn thơ một câu thơ nói về đối tượng đó. b. Thân bài - Tìm ý, chọn y. - Sắp xếp ý: trình bày theo trình tự nào cho phù hợp. * Cụ thể: - Nếu đề bài yêu cầu thuyết minh về một danh lam thắng cảnh cần giới thiệu các ý sau: Giới thiệu vị trí địa lí, những cảnh quan đặc sắc của đối tượng, cách hưởng ngoạn đối tượng. - Nếu giới thiệu thuyết minh về phong tục tập Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 3 Tr ường THPT Long Trường – Q9 + Kết bài? +GV chốt lại phần ghi nhớ.  Hoạt động 3: Luyện tập +Chia nhóm cho HS thực hành. +Đại diện nhóm trình bày. +GV nhận xét, củng cố. quán: thì có thể lần lượt nói rõ lịch sử hình thành, những biểu hiện cũng như thái độ tình cảm của con người đối với những phong tục tập quán đó. - Nếu đối tượng là một danh nhân văn hoá: thì có thể giới thiệu hoàn cảnh xã hội, thân thế và sự nghiệp, đánh giá của xã hội đối với người đó c. Kết bài - Nhấn lại đề tài TM. - Lưu lại suy nghĩ cảm xúc nơi người đọc.  Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập  Bài tập 1 a. Mở bài: Giới thiệu khái quát họ tên, tuổi, quê quán. b. Thân bài - Cuộc đời và sự nghiệp văn học. + Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn. + Các chặng đường sáng tác và tác phẩm chính. - Phong cách nghệ thuật. c. Kết bài - Khẳng định vị trí , suy nghĩ, cảm nhận tác giả.  Bài tập 2: Giới thiệu về một tấm gương học tốt a. Mở bài: Giới thiệu chung là ai ? ở đâu? b. Thân bài - Hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập. - Quá trình phấn đấu và kết quả trong học tập. c. Kết bài:- Khẳng định về tấm gương học tập. - Suy nghĩ về bài học rút ra cho bản thân và mọi người. E/ Củng cố, dặn dò: - Làm bài tập 3,4 SGK; - Soạn: Phú sông Bạch Đằng Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 4 Tr ường THPT Long Trường – Q9 Tuần 21 Văn Tiết 61-62 PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG Trương Hán Siêu A. Mục tiêu bài học Kiến thức : Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú. Kỹ năng : Đặc trưng cơ bản của thể phú. Thái độ : Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng những địa danh lịch sử, danh nhân lịch sử. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án. C. Cách thức tiến hành: Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, thảo luận, trả lời câu hỏi SGK. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng và phân tích các bài thơ Hai-kư của Ba-sô? 3.Bài mới Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt  Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả và tác phẩm +GV: Phần tiểu dẫn giới thiệu nội dung gì? +HS đọc văn bản +GV: Chia bố cục?  Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dụng và nghệ thuật - Thao tác 1: Tìm hiểu hình tượng nhân vật khách +GV: Phát vấn câu hỏi 2 SGK +GV: Phát vấn câu hỏi 3 SGK - Tại sao vui? (sông nước hùng vĩ, thơ mộng) - Tại sao buồn? (trơ trọi, hoang vu) I. Tiểu dẫn 1. Tác giả: SGK. 2. Sông Bạch Đằng: SGK. 3. Đặc trưng thể phú: SGK. 4. Văn bản: Phú cổ thể - 4 đoạn + Đoạn mở + Đoạn giải thích + Đoạn bình luận + Đoạn kết 5. Bố cục - Đoạn 1 : Cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc sông Bạch Đẳng - Đoạn 2 : Lời các bô lão kể với « khách » về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng - Đoạn 3 : Suy ngẫm và lời bình luận của các bô lão về những chiến công xưa - Đoạn 4 : Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật “khách” (khách… còn lưu) - Khách: là sự phân thân của tác giả (có tâm hồn khoáng đạt và hoài bão lớn) dạo chơi vừa để thưởng thức thiên nhiên vừa nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức. - Có 2 loại địa danh: + Lấy trong điển cố Trung Quốc: Nguyên, Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ… : tưởng tượng hình ảnh không gian rộng lớn.  Thể hiện tráng chí 4 phương của “ khách”. Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 5 Tr ường THPT Long Trường – Q9 - Thao tác 2: Hình tượng các bô lão +GV : Nhân vật bô lão là ai ? (nhân dân địa phương, hư cấu) +Phát vấn câu hỏi 4 SGK. + Ta: yêu nước, sức mạnh chính nghĩa. + Giặc: thế cường, mưu ma, chước quỉ. -Thiên thời: trời cũng chiều người - Địa lợi: đất hiểm. - Nhân hoà: người tài. +GV : Phát vấn câu hỏi 5 SGK. + Địa danh của đất Việt: Cửa Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng… (có tính chất đương đại, hình ảnh trước mắt): thật hùng vĩ, hoành tráng song ảm đạm hiu hắt  Tâm trạng vừa vui, tự hào, vừa buồn đau, nuối tiếc. 2. Hình tượng các bô lão (Bên kia… ca ngợi) * Các bô lão kể về trận Bạch Đằng - Bô lão: có thể thật, có thể hư cấu. - Thái độ của bô lão: Nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính “khách”. - Lời kể theo diễn biến tình hình: + Ngay từ đầu: ta và địch tập trung binh lực quyết chiến + Sau đó : diễn ra gay go quyết liệt (đối đầu về lực lượng ý chí). + Nhật nguyệt / mờ Hình tượng kì vĩ, Trời đất / đổi thế đối lập.  Báo hiệu cuộc thuỷ chiến kinh thiên động địa. + Cuối cùng: chính nghĩa thắng, giặc « hung đồ hết lối » chuốc nhục muôn đời. - Thái độ giọng điệu khi kể: đầy nhiệt huyết, tự hào là cảm hứng của người trong cuộc. - Lời kể: súc tích, cô đọng gợi được không khí, diễn biến trận đánh. + Câu dài, dõng dạc: gợi không khí trang nghiêm. « Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng… » + Câu ngắn gọn: dựng khung cảnh căng thẳng gấp gáp. « Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới. … Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói » * Lời suy ngẫm, bình luận của các bô lão về chiến thắng Bạch Đằng. (Tuy nhiên… lệ chan) - Chỉ ra nguyên nhân ta thắng địch thua: thiên thời « trời cũng chiều người », địa lợi « đất hiểm », nhân hòa « nhân tài ». - Yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất là nhân hoà ( người tài) « nhân tài giữ cuộc điện an »  Khẳng định sức mạnh và vị trí con người đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn, có tầm triết lí sâu sắc. * Lời ca của bô lão và “khách” (Còn lại)  Lời ca của các bô lão : mang ý nghĩa tổng kết: tuyên ngôn về chân lí. + Bất nghĩa « như Lưu Cung » thì tiêu vong. Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 6 Tr ường THPT Long Trường – Q9 - Thao tác 3 : Tìm hiểu lời ca và cũng là lời bình luận của khách  Hoạt động 3 : Tổng kết bài học + Nhân nghĩa « như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo » thì lưu danh thiên cổ. => Tác giả khẳng định sự vĩnh hằng của chân lí đó giống như sông Bạch Đằng « Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông » theo quy luật muôn đời 3. Lời ca của “khách” + Ca ngợi sự anh minh 2 vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. + Ca ngợi chiến tích sông Bạch Đằng. + Biện luận và khẳng định chân lí: Nhân kiệt là yếu tố quyết định (so với địa linh).  Nêu cao vai trò vị trí con người  Tự hào dân tộc + tư tưởng nhân văn cao đẹp. III. Tổng kết bài học 1. Nội dung  Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí – Trần  Bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc – tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam  Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò và vị trí của con người. 2. Nghệ thuật  Tác phẩm là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học Việt Nam thời trung đại: Cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, ngôn từ vừa sang trọng vừa lắng đọng E/ Củng cố - Nội dung: Yêu nước + tự hào dân tộc (truyền thống anh hùng bất khuất + đạo lí nhân nghĩa) + tư tưởng nhân văn cao đẹp. - Nghệ thuật: Đỉnh cao nghệ thuật thể phú: cấu tứ đơn giản, hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, ngôn từ trang trọng gợi cảm. F/ Dặn dò: - Học thuộc lòng phần 1. - Soạn: Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi.    Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 7 Tr ường THPT Long Trường – Q9 Tuần 22 văn Tiết 63-64-65 ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ Nguyễn Trãi A. Mục tiêu bài học Kiến thức - Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi. - Hiểu rõ giá trị lớn về nội dung, nghệ thuật của ĐCBN- bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền của dân tộc, áng văn sáng ngời tư tưởng nhân văn, kết hợp yếu tố chính luận và văn chương. Kỹ năng-Nắm được đặc trưng cơ bản của thể Cáo. Thái độ- Giáo dục bồi dưỡng tinh thần dân tộc, yêu quí di sản văn hoá dân tộc. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học. C. Cách thức tiến hành: Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận ,trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ - Đọc thuộc lòng đoạn 1, phân tích hình tượng nhân vật “ khách”? - Các bô lão kể về trận Bạch Đằng như thế nào? Ghi nhớ? 3. Bài mới Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt  Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả - Thao tác 1: Tìm hiểu cuộc đời + HS đọc SGK- trình bày những điểm cơ bản về truyền thống gia đình, sự kiện chính về cuộc đời NT? +GV: Kể cho HS nghe những giai thoại về NT (3 giọt máu của con rắn rơi xuống khi NT đang đọc sách báo trước điềm phải tu di tam tộc…) + GV: Sau khi tìm hiểu về NT em chú ý đặc điểm nào? A. Phần một: TÁC GIẢ I. Cuộc đời - 1380-1442, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại ( Chí Linh, Hải Dương) sau về Nhị Khê. - Gia đình: có truyền thống lớn yêu nước và văn học. + Cha: Nguyễn Phi Khanh học giỏi đỗ thái học sinh. + Mẹ : Trần Thị Thái con quan tư đồ Trần Nguyên Đán - Cuộc đời + Thuở ấu thơ chịu nhiều mất mát đau thương (mất mẹ, ông ngoại). + 1407: cha bị giặc Minh đưa sang Trung Quốc, khắc ghi lời cha dạy NT đã giúp Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh và chiến thắng vẻ vang. + Đầu 1428: hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước  bị nghi vấn, không được tin dùng. + 1439: về ở ẩn Côn Sơn. + 1440: Ra giúp nước khi Lê Thái Tông mời. + 1442: Bị án oan Lệ Chi Viên khép vào tội “Tru di tam tộc”. + 1464: Lê Thánh Tông minh oan cho NT.  NT là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hoá thế giới.  Một con người phải chịu oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử giai đoạn phong kiến Việt Nam. II. Sự nghiệp thơ văn Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 8 Tr ường THPT Long Trường – Q9 - Thao tác 2: Tìm hiểu sự nghiệp +GV: Trình bày những tác phẩm chính của NT? +GV: Thơ văn NT có những nội dung nào? + Bui một tất lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông (Thuật hứng 2) + Vườn quỳnh dầu chim kêu hót Cõi trần có trúc đứng ngăn (Tùng) + Phượng những tiếc cao diều hãy liệng Hoa thường hay héo cỏ thường tươi (Tự thuật 9) +GV: Nội dung chính của thơ trữ tình? Dẫn chứng? + GV phân tích ví dụ SGK. -Kình ngạc băm vằm non mấy khúc Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng (Cửa biển Bạch Đằng) -Nước non xanh thuyền gối bãi Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu 1. Những tác phẩm chính - Tác phẩm : +Chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập… + Chữ Nôm: Quốc âm thi tập (254 bài thơ) - Ngoài ra còn bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam (Dư địa chí). 2. Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất - Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất, để lại khá lớn văn chính luận; tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. + Quân trung từ mệnh tập: mang tính luận chiến bậc thầy (có sức mạnh bằng 10 vạn quân- Phan Huy Chú). + BNĐC: là áng văn yêu nước lớn, bản cáo trạng đanh thép, là bản anh hùng ca. - Nghệ thuật: đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực về đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén. 3. Nguyễn Trãi- nhà thơ trữ tình sâu sắc - Nguyễn Trãi vừa là người anh hùng vĩ đại vừa là con người trần thế.  Lí tưởng anh hùng: - Hoà quyện giữa nhân nghĩa với yêu nước thương dân. - Phẩm chất càng sáng ngời trong chiến đấu chống ngoại xâm chống cường quyền, bạo ngược vì công lí.  Con người trần thế: - Ông đau nỗi đau của con người - yêu thương con người - Khao khát sự hoàn thiện của con người, mơ ước xã hội thái bình thịnh trị “Dân Nghiêu Thuấn, vua Nghiêu Thuấn”. - Dành cho tình yêu thiên nhiên: có những bức tranh hoành tráng (chữ Hán), có khi xinh xắn phảng phất phong vị thơ Đường (chữ Nôm). Đặc biệt thiên nhiên rất bình dị, dân dã  tạo môi trường sống thanh tao, gắng giữ vẻ đẹp nguyên sơ (SGK). - Thơ NT nói về nghĩa vua tôi, tình cha con xiết bao cảm động (SGK). - Ca ngợi tình bạn. - Tha thiết với quê hương. 4. Nghệ thuật - Văn chương của NT là sự kết tinh 2 bình diện cơ bản: thể loại- ngôn ngữ (thể thất ngôn xen lục ngôn - việt hoá thơ Đường). Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 9 Tr ường THPT Long Trường – Q9 (BKCG- 26) -Quân thân chưa báo lòng canh cánh Tình phụ cơm trời áo cha (Ngôn chí 7) - “Bao giờ nhà dựng đầu non Pha trà nước suối gối hòn đá rơi” “ núi… anh tam”. (Lê Trí Viễn “ Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam”) +GV: Trình bày những nét chính về nghệ thuật?  Thao tác 3: Kết luận +GV: Chúng ta kết luận gì về cuộc đời, con người, nội dung và nghệ thuật thơ văn NT? +HS đọc to và rõ ghi nhớ. * Củng cố: - Qua phần tác giả em rút ra cho mình bài học gì?  Hoạt động 2: Tìm hiểu tác phẩm - Thao tác 1: Tìm hiểu chung + HS đọc tiểu dẫn. +GV: Phần tiểu dẫn giới thiệu nội dung gì? ( HS phát hiện - GV chốt ý lại) - Bố cục? - Chủ đề? + HS đọc bài Cáo theo từng đoạn ( tự hào, căm thù, mạnh mẽ… ) - Thao tác 2: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật bài cáo +GV: Em hiểu thế nào là nhân nghĩa? +GV: Vì sao giặc xâm lược nước ta là phi nghĩa mà ta chống xâm lược lại là chính nghĩa? - Sử dụng từ thuần việt, vận dụng thành công tục ngữ, ca dao và lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân III. Kết luận - Cuộc đời, con người: NT trở thành một hình tượng văn học kết tinh truyền thống văn hoá Lí – Trần( ½ đầu thế kỉ XV) mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới. - Nội dung văn chương: Hội tụ 2 nguồn cảm hứng lớn yêu nước - nhân đạo. - Nghệ thuật: ông là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng VH tiếng việt, với sáng tác bằng chữ Nôm góp phần làm cho tiếng việt trở thành ngôn ngữ dân tộc giàu và đẹp.  Ghi nhớ: SGK B. Tác phẩm: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ I. Tiểu dẫn 1. Hoàn cảnh sáng tác: SGK 2. Ý nghĩa của BNĐC: SGK 3. Thể loại: Cáo 4. Hiệu quả nghệ thuật của nhan đề: SGK 5. Bố cục:SGK 6. Chủ đề Bài cáo khẳng định tư tưỡng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt, tố cáo tội ác giặc Minh. Nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và tuyên bố kháng chiến thắng lợi rút ra bài học lịch sử. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đoạn 1: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc  Tư tưởng nhân nghĩa: - Nhân nghĩa: + Mối quan hệ tốt đẹp giữa người – người trên cơ sở tình thương và đạo lí. + Yên dân trừ bạo: tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên bình của người dân.  Nhân nghĩa gắn liền với chống xâm lược phù ta chính nghĩa, giặc phi nghĩa (vì bảo vệ độc lập dân tộc).  Chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 10 [...]... hùng văn có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương - Lập sơ đồ kết cấu của BMĐC và phân tích tác dụng của nghệ thuật F/ Dặn dò - Học thuộc lòng phần mở đầu - Soạn: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn TM Trương Hoàng Thảo Trang – Giáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 13 Trường THPT Long Trường – Q9 Tuần 22 Làm văn Tiết 66 TÍNH CHUẨN XÁC VÀ HẤP DẪN CỦA VĂN THUYẾT MINH A Mục tiêu bài học Kiến... cương trực dám đấu tranh chống cái ác trừ hại cho dân + GV hướng HS đến phần ghi nhớ  Ghi nhớ: SGK E/ Củng cố: -Phẩm chất của Ngô Tử Văn Trương Hoàng Thảo Trang – Giáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 34 Trường THPT Long Trường – Q9 - Giá trị hiện thực - Ý nghĩa phê phán của truyện F/ Dặn dò: - Soạn: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh   Trương Hoàng Thảo Trang – Giáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 35 Trường THPT... Bắc Giang - 1469 đỗ tiến sĩ, được Lê Thánh Tông tin dung và ban là Tao Đàn phó nguyên súy * Tác phẩm - 1439 Triều Lê đặt lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa… cho những người đỗ đạt cao để khuyến khích nhân tài - Bài kí do TNT soạn năm 1484, là một trong 82 văn bia ở Văn Miếu  Hoạt động 2: Tìm hiểu văn II Đọc – hiểu văn bản bản 1 Bài kí khẳng định tầm quan trọng của hiền + HS đọc to, rõ văn. .. Tiếng Việt kì? Đặc điểm của từng thời kì? - Có nguồn gốc bản địa - Thao tác 1: Tìm hiểu nguồn - Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á gốc và mối quan hệ b Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt +GV: Tiếng Việt là tiếng nói của dân - Tiếng việt thuộc họ Môn- khơ me Trương Hoàng Thảo Trang – Giáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 21 Trường THPT Long Trường – Q9 tộc nào? Vai trò? + GV: Tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu? +GV: Có quan hệ họ... Phương pháp: nêu ví dụ + Tác dụng: cho thấy lời nhận xét chuẩn xác có căn cứ - Văn bản 2: TM về bút danh Ba-sô + Phương pháp: chú thích , liệt kê Trương Hoàng Thảo Trang – Giáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 29 Trường THPT Long Trường – Q9 + Tác dụng: Giúp người đọc hiểu rõ ý nghĩa bút danh Ba-sô và những bút danh khác của ông - Văn bản 3: Cấu tạo tế bào cơ thể người + Phương pháp: dùng số liệu + Tác dụng:... Bài tập 2: về nhà làm +GV: Gợi ý cho HS về nhà làm E/ Củng cố - Tầm quan trong của phương pháp thuyết minh, 2 phương pháp thuyết minh mới học F/ Dặn dò: - Soạn: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên   Trương Hoàng Thảo Trang – Giáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 31 Trường THPT Long Trường – Q9 Tuần 25 Văn Tiết 74-75 CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN Nguyễn Dữ (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục)... hiện thực và nhân đạo cao, là “thiên cổ kì bút”(Vũ Khâm Lân) Trương Hoàng Thảo Trang – Giáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 32 Trường THPT Long Trường – Q9  Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản -Thao tác 1: Tìm hiểu việc làm chính nghĩa của Ngô Tử Văn - Phát vấn câu hỏi 1 GV hướng dẫn phát hiện từng ý: + Ngô Tử Văn đã làm gì? + Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào? -Thao tác 2: Ngụ ý phê phán của truyện +GV: Hồn tên... khách quan: + Thời gian làm huỷ hoại sách vở + Chiến tranh binh lửa làm thiêu huỷ thư tịch +GV: Nhận xét về nghệ thuật lập luận? * Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết phục, cách nói đầy hình tượng, lời lẽ thiết tha Trương Hoàng Thảo Trang – Giáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 16 Trường THPT Long Trường – Q9 - Thao tác 2: +GV: Phát vấn câu hỏi 2 SGK? 2 HĐL thuật lại công việc đã làm để sưu tầm thơ văn. .. nét về TQT ( 122 6-1300 ) - Là danh tướng Việt Nam, anh hùng dân tộc đủ các đức: Nhân, trí, dũng dược nhân dân tôn kính, phong thánh “Đức thánh Trần” và được thờ phụng ở nhiều đền trong nước c Chủ đề Qua việc khắc hoạ chân dung một nhân vật Trương Hoàng Thảo Trang – Giáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 24 Trường THPT Long Trường – Q9 lịch sử, đoạn trích ca ngợi phẩm chất, tài năng, đức độ của vị anh hùng TQT... dò- Soạn: Phương pháp thuyết minh Trương Hoàng Thảo Trang – Giáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 28 Trường THPT Long Trường – Q9 Tuần 25 Làm văn Tiết 73 PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH A.Mục tiêu bài học Kiến thức- Nắm được những kiến thức cơ bản về một số phương pháp thuyết minh cần gặp Kỹ năng- Bước đầu vận dụng được những kiến thức đã học để viết được những văn bản TM có sức thuyết phục cao Thái độ - Thấy được . bài văn tuyết minh.    Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 2 Tr ường THPT Long Trường – Q9 Tuần 20 Làm văn Tiết 60 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH A. Mục tiêu bài học: . của văn TM. Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 13 Tr ường THPT Long Trường – Q9 Tuần 22 Làm văn Tiết 66 TÍNH CHUẨN XÁC VÀ HẤP DẪN CỦA VĂN THUYẾT MINH A. Mục tiêu bài học Kiến. dò: - Viết bài làm văn số 5. Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2 19 Tr ường THPT Long Trường – Q9 Tuần 23 Làm văn Tiết 69 VIẾT BÀI VĂN SỐ 5 A. Mục tiêu bài học Kiến thức :

Ngày đăng: 08/02/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan