nghiên cứu ứng dụng các tiêu chuẩn dinh dưỡng cho các vận động viên trẻ môn điền kinh và bóng rổ

123 909 5
nghiên cứu ứng dụng các tiêu chuẩn dinh dưỡng cho các vận động viên trẻ môn điền kinh và bóng rổ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH BÁO CÁO NGHIỆM THU NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN DINH DƯỠNG CHO CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN TRẺ MÔN ĐIỀN KINH VÀ BÓNG RỔ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: NGUYỄN HOÀN VŨ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 12 / 2009 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN VÀ PHỐI HỢP CHÍNH 1. CN. Nguyễn Hoàn Vũ Trường Nghiệp vụ TDTT TP. HCM 2. PGS. TS. Lê Nguyệt Nga Trường Đại học TDTT TP. HCM 3. ThS. Lý Đại Nghĩa Phòng Nghiên cứu Khoa học và Y học 4. ThS. Phạm Minh Tuấn Trường Nghiệp vụ TDTT TP. HCM 5. BS. Phạm Gia Tiến Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM 6. CN. Nguyễn Thanh Tú Trường Nghiệp vụ TDTT TP. HCM 7. CN. Nguyễn Đình Minh Câu lạc bộ Điền kinh Thống Nhất 8. CN. Trần Tiễn Nghiêm Minh Trung tâm TDTT Quận 1 2 MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 3 Các chữ viết tắt 5 Danh mục bảng, biểu, hình 6 Tóm tắt 9 ĐẶT VẤN ĐỀ 11 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẾ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13 1.1. Tổng quan về dinh dưỡng 13 1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng 13 1.1.2. Các chất dinh dưỡng 14 1.1.3. Sự chuyển hóa và quá trình sản sinh năng lượng 15 1.2. Dinh dưỡng và thể thao 37 1.2.1. Khái niệm về dinh dưỡng thể thao 37 1.2.2. Yêu cầu về dinh dưỡng hợp lý 43 1.3. Đặc điểm dinh dưỡng của các loại hình vận động 47 1.3.1. Ðặc điểm dinh dưỡng đối với tập luyện tốc độ 47 1.3.2. Ðặc điểm dinh dưỡng đối với tập luyện sức bền 48 1.3.3. Ðặc điểm dinh dưỡng đối với tập luyện sức mạnh 50 1.3.4. Dinh dưỡng trong thời kỳ thi đấu 50 1.3.5. Dược liệu ăn uống trong thể thao 54 1.4. Đặc điểm phát triển thể chất của VĐV Bóng rổ và Điền kinh 56 1.4.1. Đặc điểm sinh lý 60 1.4.2 Quá trình hồi phục khả năng hoạt động thể lực trong thể thao 63 1.4.3. Đặc điểm năng lượng hoạt động của Điền kinh và Bóng rổ 66 1.5. Các công trình nghiên cứu đã được công bố 67 1.5.1. Nước ngoài 67 1.5.2. Trong nước 68 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 69 2.1. Phương pháp nghiên cứu 69 3 2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu liên quan 69 2.1.2. Phương pháp điều tra, khảo sát 69 2.1.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp 69 2.1.4. Phương pháp nhân trắc 69 2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm 70 2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 70 2.1.7. Phương pháp y sinh học 71 2.1.8. Phương pháp sinh hóa 74 2.1.9. Phương pháp thống kê toán 75 2.2. Đối tượng nghiên cứu 75 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 75 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 76 3.1. Khảo sát hiện trạ ng dinh dưỡng của vận động viên trẻ Điền kinh (nội dung chạy) và Bóng rổ TP. HCM 76 3.1.1. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại 2 bếp ăn Tao Đàn (Bóng rổ) và Thống Nhất (Điền kinh) 76 3.1.2. Nghiên cứu xác định năng lượng cần thiết hằng ngày cho VĐV Điền kinh và Bóng rổ: 79 3.1.3. Thực trạng dinh dưỡng hiện tại của VĐV Điền kinh và Bóng rổ 84 3.2. Xây d ựng chế độ dinh dưỡng cho các giai đoạn huấn luyện. 86 3.2.1. Xác định thành phần dinh dưỡng cho từng giai đoạn huấn luyện 86 3.2.2. Xây dựng thực đơn bổ sung 89 3.2.3. Giới thiệu và hướng dẫn chuẩn bị thực đơn ở các giai đoạn huấn luyện 94 3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả do dinh dưỡng tác động đến thành tích thể thao thông qua một số chỉ tiêu đ ánh giá trình độ tập luyện 111 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm 111 3.3.2. Kết quả thực nghiệm 112 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 119 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TDTT thể dục thể thao HLV huấn luyện viên VĐV vận động viên TP. HCM thành phố Hồ Chí Minh DBTT dự bị tập trung NKTT năng khiếu tập trung GS giáo sư TS tiến sĩ VH, TT –DL văn hóa, thể thao và du lịch CLB câu lạc bộ VSANTP vệ sinh an toàn thực phẩm DD dinh dưỡng BR bóng rổ ĐK điền kinh 5 DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 1.1. Công thức tính chuyển hóa cơ sở theo cân nặng, trang 29. 2. Bảng 1.2. Hệ số hoạt động thể lực của người trưởng thành theo chuyển hóa cơ sở, trang 30. 3. Bảng 1.3.Nhu cầu năng lượng của các hoạt động có cường độ khác nhau, trang 31. 4. Bảng 1.4. Dự trữ năng lượng dưới dạng mỡ và glycogen ở đàn ông nặng 70kg, trang 34. 5. Bảng 1.5. Phân phối nhiệ t lượng của thức năng trong ngày, trang 46. 6. Bảng 1.6. Cấu tạo thức ăn của phương pháp bổ sung đường trực tiếp, trang 49. 7. Bảng 1.7. Lượng mồ hôi khi tập luyện, trang 55. 8. Bảng 1.8. Mô tả giữa môn thể thao và chiều cao, trang 57. 9. Bảng 1.9. Môn thể thao và tỉ lệ chiều dài chân/cơ thể, trang 58. 10. Bảng 1.10: Các chỉ số hình thái và chỉ số chức năng của vận động viên đ iền kinh, trang 58. 11. Bảng 1.11: Các chỉ số hình thái chức năng ở vận động viên bóng rổ đẳng cấp cao tương ứng với chiều cao cơ thể, trang 59. 12. Bảng 3.1. Các tiêu chuẩn đánh giá Vệ sinh an toàn thực phẩm, trang 76. 13. Bảng 3.2. Tóm tắt năng lượng tiêu thụ trong một ngày hoạt động của VĐV Bóng rổ, trang 80. 14. Bảng 3.3. Tóm tắt năng lượng tiêu thụ trong một ngày hoạt động của VĐV nữ môn Điền kinh, trang 82. 15. Bảng 3.4. Tóm tắt năng lượng tiêu thụ trong một ngày hoạt động của VĐV nam môn Điền kinh, trang 83. 16. Bảng 3.5. Thành phần các chất dinh dưỡng trung bình trong khầu hần/VĐV/ngày, trang 85. 17. Bảng 3.6. Phân bổ thành phần dinh dưỡng ở các giai đoạn huấn luyện cho VĐV Bóng rổ, trang 87. 18. Bảng 3.7. Phân bổ thành phần dinh dưỡng ở các giai đoạn huấn luyện cho VĐV Điền kinh nam, trang 88. 6 19. Bảng 3.8. Phân bổ thành phần dinh dưỡng ở các giai đoạn huấn luyện cho VĐV Điền kinh nữ, trang 89. 20. Bảng 3.9. Tương quan của khẩu phần hiện tại so với yêu cầu, trang 90. 21. Bảng 3.10. Các sản phẩm và thành phần dinh dưỡng, trang 91. 22. Bảng 3.11. Khẩu phần giới thiệu cho VĐV Điền kinh, trang 92. 23. Bảng 3.12. Khẩu phần giới thiệ u cho VĐV Bóng rổ, trang 93. 24. Bảng 3.13: Thành phần các chất dinh dưỡng trung bình trong khầu phần/VĐV/ngày, trang 98. 25. Bảng 3.14. Thực đơn mẫu giới thiệu trong giai đoạn chuẩn bị chung cho VĐV Điền kinh, trang 101. 26. Bảng 3.15. Thực đơn mẫu giới thiệu trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn cho VĐV Điền kinh, trang 102. 27. Bảng 3.16. Thực đơn mẫu giới thiệu trong giai đo ạn trước thi đấu cho VĐV Điền kinh, trang 106. 28. Bảng 3.17. Thực đơn mẫu giới thiệu trong giai đoạn chuẩn bị chung cho VĐV Bóng rổ, trang 107. 29. Bảng 3.18. Thực đơn mẫu giới thiệu trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn cho VĐV Bóng rổ, trang 108. 30. Bảng 3.19. Thực đơn mẫu giới thiệu trong giai đoạn trước thi đấu cho VĐV Bóng rổ, trang 109. 31. Bảng 3.20. K ết quả một số chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên Bóng rổ trước và sau khi áp dụng thực thực đơn mẫu, trang 113. 32. Bảng 3.21. Kết quả một số chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên Điền kinh trước và sau khi áp dụng thực thực đơn mẫu, trang 115. 7 DANH MỤC HÌNH 1. Hình 1.1. Sơ đồ chuyển hóa glucid, trang 16. 2. Hình 1.2. Sơ đồ chuyển hóa lipid, trang 18. 3. Hình 1.3. Sơ đồ chuyển hóa protid, trang 19. 4. Hình 1.4. Quá trình sản sinh acid lactic, trang 35. 5. Hình 1.5. Mối liên hệ giữa hoạt động của cơ và bơm canxi, trang 36. 6. Hình 1.6. Sơ đồ chuyển hóa creatine, trang 40 7. Hình 1.7. Sinh khả dụng của Creatine trong các môi trường hoạt động, trang 41 8. Hình 1.8. Ðồ thị thể hiện các loại thức ăn khác nhau ảnh hưởng t ới hàm lượng đường trong cơ vận động viên, trang 53 8 Tóm tắt đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng các tiêu chuẩn dinh dưỡng cho các VĐV trẻ môn Điền kinh và Bóng rổ”, Nguyễn Hoàn Vũ cùng các cộng sự - 2009. Dinh dưỡng thể thao là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến thành tích thể thao thông qua khả năng thực hiện lượng vận động đặc trưng môn thể thao của vận động viên trong quá trình tập luyện và thi đấu. Thực tiễn công tác đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh, chế độ dinh dưỡng cho vận động viên trong tập luyện chưa được quan tâm. Nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của dinh dưỡng trong t ập luyện thể thao được đa số HLV, VĐV cho là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhận thức một cách khoa học rõ ràng về vấn đề dinh dưỡng và ứng dụng kiến thức trong sinh hoạt tập luyện hiện nay thì còn nhiều hạn chế. Do vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về khẩu phần dinh dưỡng trong các giai đoạn huấn luyện. Từ những cơ sở lý luận về vai trò của dinh dưỡng đối với thành tích thể thao đỉnh cao, mục tiêu chính của đề tài là xây dựng, triển khai và đánh giá hiệu quả các chế độ dinh dưỡng phù hợp cho VĐV môn Điền kinh và Bóng rổ dưới lượng vận động chuẩn. Để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan, phương pháp điều tra- khảo sát, kiểm tra, thực nghiệm s ư phạm, nhân trắc, phương pháp y sinh học, sinh hóa và thống kê toán (SPSS v.11.5). Thực nghiệm trên 25 VĐV Điền kinh (nội dung chạy) và 13 VĐV Bóng rổ TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu: 1. Đề tài đã xác định thực trạng năng lượng cung cấp ở 2 môn đều thấp hơn yêu cầu. Thực trạng thành phần dinh dưỡng và tổng năng lượng cung cấp hàng ngày là 3429 Kcal/VĐV/ngày (thiếu 18,5%) ở môn Bóng rổ và 3531 Kcal/VĐV/ngày (thiếu 26%) ở môn Điền kinh, so với yêu cầu năng lượng cần thiết ở lần lượt từng môn là 4212,6 Kcal và 4763 Kcal. Ngoài ra, tỉ lệ đường/đạm/mỡ không cân đối, lượng mỡ quá cao so với yêu cầu và lượng đường và đạm thì chưa đạt. 2. Dựa theo nhu cầu năng lượng theo đặc điểm từng môn, đề tài đã giới thiệu khối lượng và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng, đồng thời giới thiệ u thực đơn mẫu cho VĐV Điền kinh và Bóng rổ ở 3 giai đoạn huấn luyện gồm: chuẩn bị chung, chuẩn bị chuyên môn và trước thi đấu. 3. Kết quả thực nghiệm thực đơn dinh dưỡng sau 3 tháng như sau: - Các chỉ số cân nặng, dịch nội bào, dịch ngoại bào, protein, khối mỡ, dung tích sống và VO2max của vận động viên Bóng rổ tăng có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Ngược lại các chỉ số công năng tim và thời gian chạy 5 – 10m giảm có ý nghĩa thống kê (p<0.05). - Các chỉ số dịch nội bào, dịch ngoại bào, protein, lượng khoáng, dung tích sống của vận động viên Điền kinh tăng có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Ngược lại các chỉ số công năng tim và thời gian chạy 5 – 10m, 30m của vận động viên Điền kinh giảm có ý nghĩa thống kê (p<0.05). - Các chỉ số sinh hóa quan tâm của 2 nhóm VĐV có ảnh hưởng đến sự mệt mỏi và h ồi phục thì thay đổi theo hướng tiến dần đến giới hạn mong muốn. 9 Reasearch to apply nutrition criteria to Basketball and Athletics young athletes, Nguyen Hoan Vu et al., 2009. The research purposes are to build and apply nutrition criteria to Basket ball and Athletics young athletes in Ho Chi Minh city. There were 25 Athletics young athletes and 13 Basketball young athletes who joined in this research as subjects. Results: 1. Determining the state of nutrition for Basketball and Athletics young athletes were lower than standard nutrition criteria. 2. Introducing the nutrition menus for Basketball and Athletics young athletes at three training periods include general preparation training period, specific preparation training period and pre-competition period. 3. The proposed manus has been applied on subjects in three months and resuls of post test are: - Weight, intracellular fluid, extracellular fluid, protein, fat mass, VO2max of Basketball athletes increase significantly (p<0.05). In contrast, Ruffier index, time in 5m, 10m-run decrease significantly (p<0.05). - Intracellular fluid, extracellular fluid, protein, mineral, fat mass of Athletics athletes increase significantly (p<0.05). In contrast, Ruffier index, time in 5m, 10m, 30m-run decrease significantly (p<0.05). - Bio-chemistrical indexes of both groups that relate to fatiques improve to desired level. 10 [...]... dinh dưỡng đối với thành tích thể thao đỉnh cao, mục tiêu chính của đề tài là xây dựng, triển khai và đánh giá hiệu quả các chế độ dinh dưỡng phù hợp cho VĐV môn Điền kinh và Bóng rổ dưới lượng vận động chuẩn Nội dung nghiên cứu: 1 Khảo sát thực trạng về dinh dưỡng của VÐV trẻ Ðiền kinh (nội dung chạy ngắn) và Bóng rổ 2 Xây dựng chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn huấn luyện 3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng. .. tài nghiên cứu sâu về khẩu phần dinh dưỡng trong các giai đoạn huấn luyện Từ thực trạng này, chúng tôi bước đầu nghiên cứu xây dựng và triển khai các tiêu chuẩn dinh dưỡng cho 2 trong số các môn trọng điểm của Thành phố là Điền kinh và Bóng rổ trong một chu kỳ huấn luyện mẫu với lượng vận động trong tập luyện cao và phù hợp với đặc điểm môn Mục tiêu của đề tài: Từ những cơ sở lý luận về vai trò của dinh. .. hiệu quả ứng dụng chế độ dinh dưỡng 12 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về dinh dưỡng: 1.1.1 Các khái niệm về dinh dưỡng Theo từ điển Oxford về khoa học thể thao và Y học thể thao: Dinh dưỡng là quá trình thu nhận và tiêu hóa các chất dinh dưỡng hoặc là sự nghiên cứu về thức ăn trong mối quan hệ với các quá trình sinh lý nhằm mục đích đạt được các chất dinh dưỡng đủ để duy trì sức... cho các hoạt động đòi hỏi lượng vận động rất cao như hoạt động TDTT, nên việc bổ sung thực phẩm dinh dưỡng (dạng viên nén, lỏng…) phù hợp với hoạt động thể chất là điều cần thiết để đảm bảo năng lượng cho hoạt động thể chất với lượng vận động cao Thực tiễn công tác đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh, chế độ dinh dưỡng cho vận động viên trong tập luyện chưa được quan tâm Nhận thức về tầm quan trọng và. ..ĐẶT VẤN ĐỀ Dinh dưỡng thể thao là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến thành tích thể thao thông qua khả năng thực hiện lượng vận động đặc trưng môn thể thao của vận động viên trong quá trình tập luyện và thi đấu Xét về góc độ khoa học sinh lý vận động, các hoạt động thể chất của từng môn thể thao đều sử dụng nguồn năng lượng chuyên biệt theo đặc điểm của môn thể thao (như hệ CPATP,... Steven Wootton: dinh dưỡng là một thuật ngữ mô tả quá trình cơ thể hấp thu những nguyên liệu có từ môi trường để cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết giữ cho cơ thể sống và khỏe mạnh [19] Theo GS TS Nguyễn Tài Lương và cộng sự thì dinh dưỡng là một khái niệm rất rộng và mang tính tổng quát cao Theo quan điểm của các nhà khoa học thì dinh dưỡng là một trong những yếu tố xã hội và sinh học... hoạt động sống và sức khỏe con người [4] Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một chế độ dinh dưỡng được xây dựng trên cơ sở khoa học đảm bảo sự hình thành và phát triển bình thường các cơ quan, đảm bảo sức khỏe và khả năng hoạt động thể lực cao cũng như kéo dài tuổi thọ của con người Các môn thể thao rất đa dạng và rất khác biệt về mức độ gắng sức và thời gian kéo dài sự gắng sức đó Mỗi loại hình đều có các. .. Nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của dinh dưỡng trong tập luyện thể thao được đa số HLV, VĐV cho là rất quan trọng Tuy nhiên, nhận thức một cách khoa học rõ ràng về vấn đề dinh dưỡng như: “Tập luyện sức nhanh thì cần chất dinh dưỡng nào? Lượng bao nhiêu? Chất dinh dưỡng đó có trong thực phẩm nào? Nếu chưa đủ thì bổ sung bằng dạng viên nén nào? ” và ứng dụng kiến thức trong sinh hoạt tập 11 luyện... thành, tăng trưởng và duy trì sức khỏe cho con người Các chất dinh dưỡng được phân loại như sau: 1.1.2.1 Các dưỡng chất sinh năng lượng Là các dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể, được cung cấp từ khẩu phần ăn hằng ngày với số lượng lớn, bao gồm: Chất đạm (Protein), Chất béo (Lipid, Fat), Chất bột đường (Carbonhydrates, Glucid) 1.1.2.2 Các vi chất Là các dưỡng chất không cung... hoạt động thể lực trong ngày Theo tổ chức Y Tế thế giới (1985) có thề tính năng Iượng cả ngày từ nhu cầu cho chuyển hóa cơ sở theo các hệ số sau: Bảng 1.2: Hệ số hoạt động thể lực của người trưởng thành theo chuyển hóa cơ sở [6] Loại lao động Nam Nữ Lao động nhẹ 1,55 1,56 Lao động vừa 1,78 1,61 Lao động nặng 2,10 1,82 c Năng lượng và hoạt động thể lực Hoạt động thể lực bao gồm hoạt động lao động và thể . HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH BÁO CÁO NGHIỆM THU NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN DINH DƯỠNG CHO CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN TRẺ MÔN ĐIỀN KINH VÀ BÓNG. triển khai và đánh giá hiệu quả các chế độ dinh dưỡng phù hợp cho VĐV môn Điền kinh và Bóng rổ dưới lượng vận động chuẩn. Để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương. (Bóng rổ) và Thống Nhất (Điền kinh) 76 3.1.2. Nghiên cứu xác định năng lượng cần thiết hằng ngày cho VĐV Điền kinh và Bóng rổ: 79 3.1.3. Thực trạng dinh dưỡng hiện tại của VĐV Điền kinh và

Ngày đăng: 08/02/2015, 20:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan