Đề kiểm tra chương di truyền

5 293 3
Đề kiểm tra chương di truyền

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khóa học LTĐH KIT-1 môn Sinh học (Thầy Bùi Phúc Trạch) Kiểm tra kết thúc chuyên đề 01 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - Câu 1. Mạch khuôn của gen có đoạn 3’ TATGGGXATGTA 5’ thì đoạn mARN được phiên mã từ mạch khuôn này có trình tự là : A. 3’ AUAXXXGUAXAU 5’. B. 3’ TAXATGXXXAAT 5’. C. 3’ UAXAUGXXXAAU 5’. D. 3’ AUAXXXGUAXAU 5’. Câu 2. Câu nói đúng về điều hòa hoạt động gen là A. Phiên mã và dịch mã có liên hệ ngược. B. Các gen hoạt động như nhau. C. Chỉ chất dinh dưỡng mới kích thích gen điều hòa. D. Sinh vật càng tiến hoá, ôperôn càng phức tạp. Câu 3. 2 gen cùng ở 1 lôcut là H và h , cùng dài 5100 Å, nhưng H có 1200 ađênin, còn h có 1350 ađênin. Khi cặp NST tương đồng mang cặp gen Hh không phân li ở kì sau I , còn kì sau II vẫn phân li , thì theo lí thuyết có thể tạo ra các giao tử với số lượng từng loại nuclêôtit là : A. G = X = 450 , A = T = 2550 ; giao tử khuyết nhiễm : A = T = G = X = 0. B. G = X = 600 , A = T = 2400 ; giao tử khuyết nhiễm : G = X = 300. C. G = X = 2550 , A = T = 450 ; giao tử khuyết nhiễm : G = X = 300. D. G = X = 2400 , A = T = 600 ; giao tử khuyết nhiễm : A = T = G = X = 0. Câu 4. Tế bào xôma của một loài nguyên phân 4 lần liên tiếp đã sinh ra các tế bào con có tổng cộng 126 NST. Bộ NST đơn bội của loài này là : A. 12. B. 7. C. 8. D. 4. Câu 5. Một mạch đơn của ADN có tỷ lệ (A+G) : (T+X)= 1/2 . Tỷ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN đó là : A. 1,5. B. 1. C. 2. D. 0,5. Câu 6. Vùng mã hóa của 1 mARN trưởng thành có 1500 ribônuclêôtit được 10 ribôxôm cùng dịch mã, thời gian dịch mã xong của mỗi ribôxôm là 10 giây, các ribôxôm trượt cách nhau 1 giây. Khi dịch mã xong toàn bộ mất thời gian là A. 19 s. B. 91 s. C. 90 s. D. 100 s. Câu 7. Bốn dòng ruồi giấm có trình tự các đoạn trên cùng NST số II như sau: Dòng 1 : A B C D E F G H I K ; Dòng 2 : A B F E H G C D I K ; Dòng 3 : A B F E H G I D C K ; Dòng 4 : A B F E D C G H I K . Dòng 3 được xác định là dòng gốc sinh ra các dòng kia toàn do đột biến đảo đoạn. Theo bạn, cơ chế hình thành các dòng là A. 3 → 4 → 1 → 2. B. 3 → 2 → 4 → 1. C. 3 → 1→ 4 → 2. D. 3 → 4 → 2 → 1. Câu 8. Dạng đột biến có thể không thay đổi số liên kết hyđrô và chiều dài gen vẫn như cũ là ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ 01 (THỜI GIAN: 50 PHÚT) Giáo viên: BÙI PHÚC TRẠCH Đây là đề kiểm tra kết thúc chuyên đề 1: Cơ chế di truyền và biến dị thuộc khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (thầy Bùi Phúc Trạch) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào, Bạn cần kết hợp làm đề thi này cùng với học các bài giảng thuộc chuyên đề này trong khoá học. Khóa học LTĐH KIT-1 môn Sinh học (Thầy Bùi Phúc Trạch) Kiểm tra kết thúc chuyên đề 01 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - A. mất 1 cặp và thay 1 cặp nuclêôtit. B. đảo 1 cặp và mất 1 cặp nuclêôtit. C. thêm 1 cặp và đảo 1 cặp nuclêôtit. D. thay 1 cặp và đảo 1 cặp nuclêôtit. Câu 9. Loại đột biến cấu trúc NST có thể làm cho 2 lôcut như nhau vốn ở cùng vị trí trên 2 NST tương đồng lại có thể cùng ở một NST là dạng A. mất đoạn. B. lặp đoạn. C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn. Câu 10. Đột biến gen có thể làm dịch mã không thực hiện được là đột biến ở A. codon kết thúc. B. codon mở đầu. C. codon đầu tiên. D. codon cuối cùng. Câu 11. Gen dài 5100 Å với tổng số liên kết hiđrô là 3900 khi nhân đôi 3 lần liên tiếp sẽ cần từng loại nuclêôtit tự do là A. G = X = 6300; A = T = 4200. B. A = T = 6300 ; G = X = 4200. C. G = X = 4800; A = T = 7200. D. A = T = 4800 ; G = X = 7200. Câu 12. Gen S có 186 xistôzin và tổng số liên kết hyđrô là 1068 bị đột biến thay 1 cặp nuclêôtit thành gen lặn s nhiều hơn S là 1 liên kết hyđrô. Số lượng mỗi loại nuclêôtit ở gen lặn s là : A. G = X = 450 ; A = T = 840. B. G = X = 480 ; A = T = 540. C. G = X = 187 ; A = T = 254. D. G = X = 186 ; A = T = 255. Câu 13. Một dung dịch nuôi cấy có 80 % ađênin (A) và 20 % uraxin (U) với đủ các điều kiện cần thiết để tạo thành các codon, thì có thể phát sinh tối đa số triplet chứa 3 A chiếm tỷ lệ là : A. 16 %. B. 12,8 %. C. 51,2 %. D. 38,4 %. Câu 14. Một operon ở vi khuẩn E. coli bao gồm : A. vùng vận hành (O), cụm gen cấu trúc và gen điều hòa (R). B. vùng vận hành (O), vùng khởi động (P) và cụm gen cấu trúc. C. vùng khởi động (P), cụm gen cấu trúc và gen điều hòa (R). D. vùng khởi động (P), vùng vận hành (O) và gen điều hòa (R). Câu 15. Nhận định nào dưới đây về NST nhân thực là sai ? A. 2 crômatit tương đồng khác nguồn có các locus như nhau. B. Mỗi NST đơn là một crômatit tách riêng. C. 2 crômatit cùng nguồn có 2 ADN giống nhau. D. NST kép gồm 2 crômatit khác nguồn. Câu 16. Ở người, đã phát hiện khoảng 200 gen giống nhau ở các NST khác nhau. Gen đó là : A. gen nhảy biểu hiện điều hòa ở mức phiên mã. B. gen tăng cường biểu hiện điều hòa ở mức trước phiên mã. C. gen lặp lại biểu hiện điều hòa ở mức trước phiên mã. D. gen kìm hãm biểu hiện điều hòa ở mức sau phiên mã. Câu 17. Phân tử ARN thông tin trưởng thành là A. mARN chỉ có các exon. B. mARN trực tiếp là khuôn dịch mã. C. mARN đã cắt hết intrôn. D. mARN vừa được tổng hợp xong. Câu 18. Nhận định về điều hòa gen nào dưới đây là sai? A. Sinh vật nhân sơ có ít loại gen cấu trúc hơn nhân thực. B. Sinh vật càng có nhiều mô biệt hóa, các gen điều hòa càng nhiều. C. Sinh vật nhân sơ chỉ điều hòa hoạt động gen ở mức phiên mã. D. Sinh vật nhân thực không có điều hòa theo cơ chế operon. Câu 19. Đặc điểm nào sau đây không phải là của thể dị đa bội? A. Cơ thể có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường. Khóa học LTĐH KIT-1 môn Sinh học (Thầy Bùi Phúc Trạch) Kiểm tra kết thúc chuyên đề 01 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - B. Cơ thể có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, năng suất cao. C. Cơ thể loại này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. D. Cơ thể dị đa bội được hình thành do đa bội hoá sau lai xa. Câu 20. Xét có 2 cặp NST A,a và B, b. Khi nhân đôi thì A sinh A’, a sinh a’, B sinh B’ còn b sinh b’. Các cặp NST chị em là : A. A với a, A’ với a’, B với b và B’ với b’. B. A với A’, a với a’, B với B’ và b với b’. C. A với a’, A’ với a, B với b’ và B’ với b’. D. A với A’, a với a’, B với b và B’ với b’. Câu 21. Cơ chế hoạt động chung của opêron là: A. Chất tín hiệu khởi động gen điều hòa để tạo ra prôtêin ức chế phiên mã. B. Chất tín hiệu gắn vào operon làm cho phiên mã không xảy ra. C. Chất tín hiệu gắn vào prôtêin ức chế làm cấu hình nó thay đổi. D. Chất tín hiệu gắn vào gen điều hòa làm nó không tạo ra prôtêin ức chế. Câu 22. Đột biến điểm dạng thay không gây hậu quả là: A. làm prôtêin thay đổi axit amin. B. làm chức năng prôtêin không đổi. C. làm số liên kết hyđrô ở gen luôn đổi. D. làm chiều dài gen không đổi. Câu 23. Cà độc dược dại có 2n = 24, thì có thể gặp nhiều nhất số loại thể bốn ở loài này là A. 12. B. 24. C. 1. D. 4. Câu 24. Gọi chức năng của các vùng gen cấu trúc là : 1 = tiếp nhận enzim sao mã; 2 = mang tín hiệu khởi động; 3 = kiểm soát phiên mã; 4 = chứa bộ mã của 1 pôlypeptit trọn vẹn; 5 = mang tín hiệu kết thúc phiên mã. Vùng điều hoà của gen cấu trúc có chức năng là A. 2, 3 và 4. B. 3, 4 và 5. C. 1, 2 và 3. D. 1, 3 và 5. Câu 25. Khi nhận định về vai trò của mạch gen làm khuôn cho phiên mã (mạch khuôn), thì câu nói sai là : A. Mạch khuôn là mạch mã gốc. B. Không có mã di truyền ở mạch khuôn. C. ARN được tạo ra từ mạch khuôn có mã. D. Mạch không phải khuôn là mạch có mã. Câu 26. Khi tế bào nhân thực tổng hợp prôtêin, thì axit amin luôn có mặt ở mọi chuỗi pôlypeptit sơ khai là: A. leu (lơxin). B. val (valin). C. met (mêtiônin). D. ala (alanin). Câu 27. Một đột biến điểm làm codon 5’GAA3’ trên gen biến đổi, nên triplet ở mARN ứng với nó bị đổi là 3’AAU 5’. Đây là loại đột biến A. vô nghĩa. B. câm. C. sai nghĩa. D. dịch khung. Câu 28. Một gen gồm 2398 liên kết phôtphođieste có A = 2G. Đột biến xảy ra làm gen thêm một đoạn có 40 A với 230 liên kết hyđrô. Gen đột biến có các loại nuclêôtit là : A. G = X = 840; A = T = 450. B. G = X = 500; A = T = 900. C. G = X = 450; A = T = 840. D. A = T = 950; G = X = 450. Câu 29. Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là A. điều hòa phiên mã. B. điều hòa dịch mã. C. điều hòa sản phẩm gen. D. điều hòa cấp cuộn xoắn của NST. Câu 30. Ở nhân thực, mạch đơn làm khuôn mẫu để phiên mã (mạch mã gốc) có đặc điểm: A. các codon hầu như không có mã di truyền. B. các exon không có mã xen kẽ các intron có mã. C. các codon có mã xen kẽ các intron không có mã. D. các codon có mã xen kẽ các codon không có mã. Câu 31. Phân tử mARN trưởng thành của sinh vật nhân thực được tạo ra theo các bước ở sơ đồ A. Gen → mARN sơ khai → tách êxôn → ghép intrôn → mARN. B. Gen → tách êxôn → ghép intrôn → mARN sơ khai → mARN. Khóa học LTĐH KIT-1 môn Sinh học (Thầy Bùi Phúc Trạch) Kiểm tra kết thúc chuyên đề 01 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - C. Gen → mARN sơ khai → tách intrôn → ghép êxôn → mARN. D. Gen → tách êxôn → mARN sơ khai → ghép intrôn → mARN. Câu 32. Ở vi khuẩn, gen điều hòa có vai trò là A. tổng hợp ARN-pôlymeraza để khởi động phiên mã. B. mã hóa prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành ở operon. C. mang thông tin tổng hợp chất tín hiệu kìm hãm phiên mã. D. tạo ra sản phẩm liên kết với operon ngăn cản phiên mã. Câu 33. Phân tử đóng vai trò giải mã trong tổng hợp prôtêin là A. tARN. B. ADN. C. mARN. D. rARN. Câu 34. Sản phẩm của phiên mã là A. pôlypeptit. B. ARN. C. mARN. D. tARN và rARN. Câu 35. Số codon không có timin (T) là A. 37. B. 32. C. 27. D. 16. Câu 36. Thể đột biến là A. sinh vật có đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. B. sinh vật có thể bị đột biến gen hay NST. C. sinh vật có đột biến sắp biểu hiện ra kiểu hình. D. sinh vật có đột biến gen hay nhiễm sắc thể. Câu 37. Sự trao đổi chéo không tương hỗ giữa hai NST tương đồng có thể làm phát sinh các loại đột biến là A. lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể. B. mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 38. Xét cặp tương đồng AA’. Nếu trong phát sinh giao tử mà có một số tế bào mang cặp NST này không phân li ở giảm phân II, còn GP I vẫn bình thường, thì có thể tạo ra các giao tử theo dự kiến là A. AA, A’A’ và 0. B. A, A’, AA’ và 0. C. A, A’, AA, A’A’ và 0. D. A,A’, A’A’ và 0. Câu 39. ADN có 2 mạch, nhưng chỉ 1 mạch mang mật mã , vậy mạch kia có thừa không ? A. Không, vì mạch kia để làm khuôn nhân đôi (tự tái bản). B. Thừa về mã di truyền, nhưng cần cho cấu trúc xoắn kép. C. Không, vì có 2 mạch thì ADN mới cấu trúc xoắn kép. D. Mạch kia cần cho cấu trúc xoắn kép , nhân đôi và phiên mã. Câu 40. Bộ ba mở đầu ở mARN của sinh vật nhân thực là A. 3’ GUA 5’. B. 3’ AUG 5’. C. 5’ AUX 3’. D. 5’ GUA 3. Câu 41. Đột biến gen thường rất có hại và tần số thấp nhưng lại là nguyên liệu quan trọng cho tiến hóa vì A. giá trị đột biến thay đổi tùy môi trường và tổ hợp gen. B. tổng tần số các giao tử có đột biến khá lớn. C. nó di truyền được và tỉ lệ tăng dần theo thời gian. D. A+B+C. Câu 42. Gọi: 1 = Hai đơn vị ribôxôm tách ; 2 = Hợp nhất hai đơn vị ribôxôm thành ribôxôm hoàn chỉnh; 3 = axit amin mở đầu bị enzim cắt rời khỏi chuỗi sơ khai; 4 = kéo dài pôlypeptit; 5 = Gắn axit amin mở đầu vào mã mở đầu. Thứ tự các bước sinh tổng hợp pôlypeptit là : A. 1 → 2 → 4 → 3 → 1. B. 2 → 5 → 4 → 3 → 1. C. 1 → 5 → 4 → 3 → 2. D. 2 → 5 → 4 → 1 → 3. Khóa học LTĐH KIT-1 môn Sinh học (Thầy Bùi Phúc Trạch) Kiểm tra kết thúc chuyên đề 01 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 - Câu 43. Một tế bào xôma với bộ NST lưỡng bội sau k lần nguyên phân liên tiếp sẽ sinh ra tối đa tổng số NST ở các tế bào con là : A. 2n(k 2 – 1). B. 2n.2 k . C. nk2. D. n2k. Câu 44. Ở cà chua, gen R quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen r quy định quả vàng. Cây tứ bội RRrr tự thụ phấn thì có thể sinh ra đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen theo lí thuyết tuân theo biểu thức : A. (1/6 RR + 4/6 Rr + 1/6 rr).(1/2 Rr + 1/2 rr). B. (1/6 Rr + 4/6 RR + 1/6 rr).(1/6 Rr + 4/6 RR + 1/6 rr). C. (1/6 RR + 4/6 Rr + 1/6 rr).(1/6 rr + 4/6 RR + 1/6 Rr). D. (1/6 rr + 4/6 Rr + 1/6 RR).(1/6 RR + 4/6 Rr + 1/6 rr). Câu 45. Ở ruồi giấm, một nhóm tế bào sinh tinh bị chiếu xạ gây đột biến cấu trúc ở 1 NST số II và 1 NST số III. Nếu giảm phân diễn ra bình thường, không trao đổi chéo, thì theo dự kiến tỉ lệ loại giao tử có mang NST đột biến trong tổng số giao tử là A. 0,25. B. 0,50. C. 0,75. D. 0,1. Câu 46. Theo mô hình ôpêrôn Lac, thì gen điều hòa ở E.coli sẽ hoạt động khi môi trường A. có đường lactô. B. không đường lăctô. C. có cả glucô và lăctô. D. A hay B hoặc C. Câu 47. Thực chất của dịch mã là A. chuyển đổi trình tự ribônuclêôtit thành trình tự đêôxiribônuclêôtit. B. chuyển đổi trình tự ribônuclêôtit thành trình tự axit amin. C. chuyển đổi trình tự nuclêôtit ở gen thành tính trạng. D. chuyển đổi trình tự ribônuclêôtit thành prôtêin bậc cao. Câu 48. Nhiều đột biến điểm trong tự nhiên thường vô hại cho thể đột biến vì A. nó chỉ làm thay đổi 1 axit amin. B. gen đột biến luôn là alen lặn. C. nó chỉ biến đổi 1 cặp nuclêôtit. D. tính thoái hóa (dư thừa) của mã di truyền. Câu 49. Xét 2 cặp NST A,a và B, b. Khi nhân đôi thì A sinh A’, a sinh a’, B sinh B’ còn b sinh b’. Sự trao đổi chéo giữa các cặp NST nào sau đây mới có ý nghĩa đổi mới vật chất di truyền ? A. A với a, A’ với a’, B với b và B’ với b’. B. A với A’, a với a’, B với b và B’ với b’. C. A với A’, a với a’, B với B’ và b với b’. D. A với a’, A’ với a, B với b’ và B’ với b’. Câu 50. Một phân tử mARN của E. coli có 20% U, 22% X và 28% A thì tỉ lệ từng loại nuclêôtit ở vùng mã hoá của gen tương ứng là A. G = X = 24% ; A = T = 26%. B. A = T = 48% ; G = X = 52%. C. A = T = 24% ; G = X = 26% . D. G = X = 62% ; A = T = 38%. Giáo viên : BÙI PHÚC TRẠCH Nguồn : Hocmai.vn . chiều dài gen vẫn như cũ là ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ 01 (THỜI GIAN: 50 PHÚT) Giáo viên: BÙI PHÚC TRẠCH Đây là đề kiểm tra kết thúc chuyên đề 1: Cơ chế di truyền và biến dị thuộc khóa. KIT-1 môn Sinh học (Thầy Bùi Phúc Trạch) Kiểm tra kết thúc chuyên đề 01 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - Câu 1. Mạch khuôn. nắm vững kiến thức phần cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào, Bạn cần kết hợp làm đề thi này cùng với học các bài giảng thuộc chuyên đề này trong khoá học. Khóa học

Ngày đăng: 08/02/2015, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan