kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước và bài học kinh nghiệm vận dụng với việt nam

47 3.7K 17
kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước và bài học kinh nghiệm vận dụng với việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp hoá là con đường tất yếu để các nước đang phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu về kinh tế. Vào những năm 50 của thế kỷ XX, làn sóng công nghiệp hoá diễn ra ở nhiều nước đang phát triển với sựđa dạng về mô hình và cách thức tiến hành. Nhìn lại mấy thập kỷ qua, công nghiệp hoáở các nước đang phát triển đã có những thành công và hạn chế khác nhau. Thực tế, một số quốc gia đã trở thành nước công nghiệp mới. Một số quốc gia chuẩn bị gia nhập hàng ngũ các nước công nghiệp mới. Cũng trong hoàn cảnh ấy, sốđông các nước đang phát triển vẫn trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu về kinh tế. Hoà vào làn sóng công nghiệp hoá các nước đang phát triển, các nước ở khu vực Đông NamÁ qua mấy thập kỷ thực hiện công nghiệp hoáđã thu được những thành tựu quan trọng. Kinh tế tăng trưởng nhanh và cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá. Ở Việt Nam, từ 1986 đến nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng đãđem lại những thay đổi cơ bản cho đất nước. Trong điều kiện có nhiều khó khăn và những tác động tiêu cực từ trong đời sống kinh tế - chính trị quốc tế, kinh tế Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng cao so với một số nước trong khu vực và thế giới. Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Những thành tựu kinh tếđạt được đã vàđang tạo tiền đề cho đất nước đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tế công nghiệp hoá, hiện đại hoáở nước ta vẫn bộc lộ không ít vấn đề bất cập, đặc biệt là việc lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh quốc tế hoáđời sống kinh tế thế giới dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ thời đại. Việt Nam và các nước nằm trong vùng Đông Namá, cùng là thành viên của ASEAN. Hai nước có một sốđiểm tương đồng vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong tiến hành công nghiệp hoá. Do vậy việc nghiên cứu quá trình công nghiệp hoáở các nước này sẽ giúp cho chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm có tính chất tham khảo với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáở nước ta hiện nay. Vì vậy em chọn đề tài: "Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoáở một số nước và bài học kinh nghiệm vận dụng với Việt Nam" cho bài đềán của mình. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰ CTIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ I. Khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1. Các quan niệm về công nghiệp hoá Ngày nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá mang tính tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường để biến một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nền kinh tế hiện đại, mà công nghiệp có vai tròđặc biệt quan trọng. Với cách tiếp cận khác nhau thì quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng có những điểm không hoàn toàn giống nhau và tất nhiên sẽ dẫn đến những chính sách và giải pháp thực thi cũng khác nhau đối với từng nước, thậm chíđối với một quốc gia trong những thời kỳ lịch sử khác nhau. Điều đóđược thể hiện khá rõở sựđa dạng trong việc lựa chọn mo hình công nghiệp hoá, hiện đại hoáở các nước trên thế giới. Quan niệm đơn giản nhất cho rằng "Công nghiệp hoá làđưa tính đặc thù công nghiệp cho một hoạt động (của một vùng, một nước) với các nhà máy, các loại hình công nghiệp". Quan niệm này được hình thành trên cơ sở khái quát quá trình lịch sử công nghiệp hoáở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, các nước này chỉ chủ yếu tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp, nên sự chuyển biến của các hoạt động kinh tế - xã hội khác chỉ là hệ quả của quá trình phát triển công nghiệp, mà không phải làđối tượng trực tiếp của công nghiệp hoá. Quan niệm giản đơn trên đây có những mặt chưa hợp lý. Trước hết, nó không cho thấy mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá cần thực hiện. Thứ hai, nội dung quan niệm này gần nhưđồng nhất quá trình công nghiệp hoá với quátrình phát triển công nghiệp. Thứ ba, quan niệm này cũng không thể hiện được tính lịch sử của quá trình công nghiệp hoá. Do vậy, quan niệm này được vận dụng rất hạn chế trong thực tiễn. Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đãđưa ra định nghĩa sau đây (vào năm 1963): "Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội". Khái niệm này nói lên rằng công nghiệp hoá là quá trình bao trùm toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt tới không chỉ sự tăng trưởng kinh tế mà còn cả sự tiến bộ xã hội. Đồng thời quá trình công nghiệp hoá trong điều kiện ngày nay cũng gắn liền với quá trình hiện đại hoá nền kinh tế, trong mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, định nghĩa trên đây lại quá dài với ý tưởng dung hoà nhiều ý kiến khác nhau, nên nó mang tính chất một phương hướng thực thi hơn là một khái niệm. Một định nghĩa được dùng phổ biến ở nước ta hiện nay cóý nghĩa tương đối bao quát và phù hợp về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại ngày nay do Báo cáo Hội nghị Trung ương 7 (khoá VII) đưa ra là "quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - cong nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao". Định nghĩa này đã nói lên được phạm vi và vai tròđặc biệt quan trọng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển kinh tế - xã hội; gắn liền được hai phạm trù không thể tách rời là công nghiệp hoá và hiện đại hóa. Nó cũng xác định vai tròkhông thể thiếu của khoa học - công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2. "Công nghiệp hoá" và "hiện đại hoá" Công nghiệp hoá là quá trình trang bị công nghệ và thiết bị cơ khí hoá cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành chiếm vị trí quan trọng. Công nghiệp hoáđã làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất với kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản xuất truyền thống. Hiện đại hoá là quá trình thường xuyên cập nhật và nâng cấp những công nghệ hiện đại nhất, mới nhất trong quá trình công nghiệp hoá. Đa số các ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng hiện đại hoá là quá trình liên tục hiện đại nền kinh tế, thay đổi công nghệ cũ bằng công nghệ mới tiên tiến hơn. Thực chất, hiện đại hoá là cái đích cần vươn tới trong quá trình công nghiệp hoá. Cái đích này không cốđịnh hay duy nhất đối với một quốc gia hay một ngành nghề mà nó luôn thay đổi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ văn minh chung của nhân loại. Nó còn phụ thuộc cả và loại ngành nghề, từng khu vực khác nhau ngay trong một nước. Xu thế chung của thế giới ngày nay là thực hiện đổi mới công nghệ nhanh chóng, rút ngắn chu kỳ sống của mỗi loại công nghệ. Điều cần phấn đấu làđưa trình độ khoa học - công nghệ của đất nước theo kịp với trình độ hiện đại chung của thế giới. Tuỳđiều kiện cụ thể của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực hoạt động mà xác định trình độ công nghệ thích ứng. Quan niệm một cách giản đơn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá dẫn tới việc tiếp thu công nghệ không chọn lọc. Do sự thiếu hiểu biết và thiếu thông tin đã dẫn nhiều nước đang phát triển phải trả giá quá lớn và tốc độ hiện đại hoá không được đẩy nhanh. Vào cuối thế kỷ 20, với những thay đổi nhanh chóng của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ thì việc hiện đại hoáđối với các nước rất khóđạt được. Ngay cả những nước phát triển cũng dễ dàng bị tụt hậu. Vì vậy, các nước đi sau trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá buộc phải chia quá trình này thành nhiều giai đoạn với mục tiêu của giai đoạn sau là hiện đại hoá những gì mà giai đoạn trước đãđạt được. Đối với mỗi giai đoạn phát triển, người ta thường dùng một số chỉ tiêu nhằm đánh giá kết quả công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ví dụ như mức đóng góp của công nghiệp trong GDP, tỷ trọng lao động trong công nghiệp trong tổng lao động xã hội… Thực hiện công nghiệp hoá trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay, quá trình trang bị công nghệ cho các ngành phải gắn liền với quá trình hiện đại hoáở cả phần cứng và phần mềm của công nghệ. Quá trình này cũng đồng thời là quá trình xây dựng xã hội văn minh công nghiệp và cải biến các ngành kinh tế, các hoạt động theo phong cách của nền công nghiệp lớn hiện đại. Quá trình ấy phải tác động làm cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh vàổn định, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư, thu hẹp dần chênh lệch trình độ kinh tế - xã hội của đất nước với các nước phát triển. Trong đó những nước đi sau đã có một sốít nước (trong đó cóCác nước) thực hiện được hiện đại hoá tương đối cao trong thời gian ngắn. II. Bản chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trong điều kiện ngày nay, quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá dù trên góc độ nào đó cũng có phần khác với quá trình phát triển công nghiệp. tuy quá trình công nghiệp hoá có những đặc điểm riêng đối với từng nước, nhưng đó chỉ là sự vận dụng một quá trình có tính phổ biến cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước. Công nghiệp hoá, là quá trình có tác động rộng lớn và phức tạp, bản chất của quá trình này bao hàm trên các mặt sau đây: •Thứ nhất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một phương thức có tính chất phổ biến để thực hiện mục tiêu trong phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mỗi nước vì có hệ thống mục tiêu riêng của mình mà lựa chọn phương thức công nghiệp hoá phù hợp. Nhưng mục tiêu chung nhất của mọi quốc gia là nhằm tăng nhanh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất mọi mặt của mọi tầng lớp dân cư thông qua việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hiện đại, huy động và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của đất nước. •Thứ hai, công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá. Trong lịch sử công nghiệp hoáđã diễn ra hàng trăm năm ở các nước trên thế giới, công nghiệp hoá và hiện đại hoá luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì hiện đại hoáđểđạt tới trình độ kỹ thuật hiện đại nhất là một yêu cầu cơ bản của quá trình công nghiệp hoá. Thực tễ kỹ thuật hiện đại nhất đối với mỗi giai đoạn lịch sử có giới hạn nhất định và luôn luôn thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy, hiện đại hoá không phải là một quá trình độc lập mà là một hoạt động có tính liên tục của công nghiệp hoá gắn liền với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hay là một quá trình kế tiếp đểđạt được mục tiêu của công nghiệp hoá. Vào thế kỷ 18-19 ở Anh và Tây Âu thì hiện đại hoá là việc áp dụng máy móc với hệ thống động lực máy hơi nước thay thế cho lao động cơ bắp. Đến thế kỷ 20 cóđiện năng thì hiện đại hoá chính là dựa trên điện khí hoá như khẩu hiệu V.Lênin đã vạch ra cho nước Nga. Ngày nay, với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới thì hiện đại hoá gắn liền với tựđộng hoá, tin học hó và nền kinh tế tri thức. Nói chung, hiện đại hoá chính là chỉ phương tiện, điều kiện đểđạt tới mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá, vì vậy nó không thể tách rời công nghiệp hoá. •Thứ ba, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình tác động đến tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động của một nền kinh tế. Vì trong một chỉnh thể kinh tế của một quốc gia, các ngành các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Sự thay đổi ở ngành, lĩnh vực này sẽ dẫn tới sự thay đổi ở các ngành, các lĩnh vực khác. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân và cơ cấu lao động. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuyển dịch cơ cấu làm cho vị trí của ba khu vực kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ luôn luôn thay đổi. •Thứ tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự kết hợp chặt chẽ của các quá trình kinh tế - kỹ thuật - xã hội - môi trường. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sẽđem lại cho đất nước trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại, kinh tế ngày càng vững mạnh. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng nâng cao dân trí, mức sống dân cư và phát triển xã hội ngày càng văn minh. Như vậy, trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc thực hiện mục tiêu của quá trình kinh tế- xã hội. Trong khi đó, quá trình kinh tế - xã hội mang lại động lực quan trọng cho thực hiện mục tiêu của quá trình kinh tế - kỹ thuật. •Thứ năm, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn là quá trình mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Ngày nay, mở rộng phân công lao động quốc tế và xu thế toàn cầu hoá kinh tếđang diễn ra như một tất yếu. Mỗi quốc gia là một bộ phận của hệ thống kinh tế thế giới, chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới và có tác động ở mức độ khác nhau đến kinh tế của các nước khác. Vì vậy, việc xác định mục tiêu, phương thức công nghiệp hoá, hiện đại hoáở mỗi nước cần dựa trên cơ sở phân tích và dự báo những biến động kinh tế - xã hội chung của khu vực và toàn cầu. Việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc gia mở và tăng cường hợp tác kinh tế và phân công lao động quốc tế là xu hướng không cưỡng lại được của mọi quốc gia trên thế giới hiện nay. Giữa công nghiệp hoáở các nước đi theo con đường TBCN vàở nước ta và các nước theo con đường XHCN có những khác nhau về nhiều mặt, quan trọng nhất là về bản chất xã hội. Tuy cùng mục đích là biến một nền kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp, nhưng do chếđộ chính trị- xã hội nên mục tiêu của công nghiệp hoá của các nước khác nhau căn bản. Công nghiệp hoáở các nước TBCN nhằm thay đổi vàđưa đến thắng lợi của phương thức sản xuất TBCN mang lại lợi ích cho giai cấp tư sản, công nghiệp hoáở nước ta nhằm mục tiêu nâng cao phúc lợi xã hội, đời sống mọi mặt của nhân dân giữbền vững môi trường. Công nghiệp hoáở các nước TBCN đem lại phương tiện ngày càng tinh vi để giai cấp tư sản bóc lột nhân dân lao động và càng gây thêm phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng và mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội; còn ở nước ta nó sẽ tạo ra tiền đề cơ sở vật chất ngày càng hiện đại trong một nền kinh tế mà người chủđích thực là nhân dân lao động, nó gắn liền với công bằng xã hội và tiến bộ xã hội. Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoáở nước ta có thể tham khảo và vận dụng sáng tạo các kinh nghiệm về lựa chọn chiến lược, các giải pháp huy động vốn, giải pháp khoa học công nghệ, giải pháp kinh tế xã hội… của các nước đi trước nhằm mục tiêu hiện đại hoá nhanh và giữ vững bản chất xã hội của công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hưỡng XHCN. III. Các mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoáở các nước đang phát triển Trong lịch sử công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra trên thế giới hàng trăm năm qua có sựđa dạng về mô hình. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoáở các nước đang phát triển trong những thập kỷ gần đây. Đó là những nước trước đây vốn là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, đã giành được độc lập dân tộc, nền kinh tế trong tình trạng thấp kém. Do điều kiện kinh tế - xã hội như vậy, các nước có những điểm tương đồng với nước ta về xuất phát điểm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (chiến lược hướng nội) - Mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu (chiến lược hướng ngoại) - Mô hình công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhập (chiến lược hỗn hợp) Việc lựa chọn mô hình công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhập đang là vấn đề mới trong giai đoạn thử nghiệm vàđịnh hình. Điều chắc chắn trong quá trình triển khai sẽ phát sinh những hạn chếmới. Đây là những vấn đề mà các nước cần nắm bắt đểđiều chỉnh, khắc phục đểđạt được mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước mình. CHƯƠNG II KINHNGHIỆMCÔNGNGHIỆPHOÁ, HIỆNĐẠIHOÁ ỞMỘTSỐNƯỚCĐANGPHÁTTRIỂNCHÂUÁ Mấy thập kỷ qua, làn sóng công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra mạnh mẽở các nước đang phát triển. Do xuất phát điểm khi bước vào quá trình này có khác nhau và những định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá khác nhau nên công nghiệp hoá, hiện đại hoá có sựđa dạng về mô hình. Lịch sửđã ghi nhận những thành công và thất bại của nhiều quốc gia trong công nghiệp hoá. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáở một số nước và vùng lãnh thổ có nền kinh tế thấp kém và cóđặc điểm kinh tế - xã hội mang những nét tương đồng với nước ta nhưĐài Loan, Thái Lan, Malaysia… để làm rõ thêm thực tế trên. I. Công nghiệp hoá, hiện đại hoáở Thái Lan So với các nước đang phát triển ở châu Á như Nhật Bản hoặc các nước công nghiệp mới (Nics), Thái Lan là nước chậm trong phát triển công nghiệp. Tuy vậy, nước này đã nhận thức được tầm quan trọng của phát triển công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế, cũng như hiện đại hoá nền kinh tế. Tháng 10 năm 1954, Thái Lan đã công bố "Dự luật khuyến khích phát triển công nghiệp" và bắt đầu xúc tiến công nghiệp hoá với việc thành lập Ban đầu tư (BOI) năm 1959. Thực thi chính sách nghiêng về phát triển công nghiệp nhằm dùng công nghiệp hoá làm động lực phát triển toàn bộ nền kinh tế. Trong suốt những năm 60 qua 2 kế hoạch 5 năm (1961-1966), kế hoạch (1967-1971) Thái Lan nhấn mạnh vào việc phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu, với đặc trưng chủ yếu hướng vào thị trường trong nước. Nhà nước đã có những chính sách bảo hộ công nghiệp trong nước, khuyến khích các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động trong nước. Do vậy, công nghiệp trong nước đã có khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu ở các lĩnh vực: dệt, hoá chất, chế biến thực phẩm… Trong suốt thập kỷ 60, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 10%. Tuy vậy, chính sách công nghiệp hoá hướng nội ở Thái Lan cũng đã bộc lộ những hạn chế. Thứ nhất, do công nghệ hạn chế, Thái Lan vẫn phải nhập máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất và nguyên liệu thô. Điều này có nghĩa là chính sách thay thế nhập khẩu không đạt được mục đích đề ra mà chỉ làm thay đổi cơ cấu nhập khẩu. Thứ hai, chính sách thay thế nhập khẩu còn tác động đến việc sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên trong nước do kỹ thuật lạc hậu và trình độ quản lý kinh tế yếu kém, chi phí lao động cao, năng suất thấp. Thứ ba, thực hiện chiến lược này, nhà nước đã can thiệp quá sâu vào hoạt động của nền kinh tế và chính sách thay thế nhập khẩu làm cho công nghiệp trong nước phát triển chậm chạp, trì trệ do thiếu động lực cạnh tranh. Để khắc phục những hạn chế của chiến lược hướng nội, Thái Lan đã hoạch định lại chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ 1972 Thái Lan đã chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Các kế hoạch 5 năm 1972-1976, 1977-1981, 1982-1986, 1987-1990, 1991-1995 đã thực hiện điều chỉnh sự phát triển của công nghiệp nhằm tranh thủ các nhân tố thuận lợi bên ngoài kết hợp với việc sử dụng các lợi thế trong nước đểđa dạng hoá trong sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Nhà nước đã có những chính sách và biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá như khuyến khích đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư trong nước, chính sách miễn thuếđối với hàng nhập khẩu và kinh doanh nguyên vật liệu và tư liệu sản xuất nhập phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Từ cuối thập kỷ 80, Thái Lan đã lấy công nghiệp hoá chất làm trọng tâm, chúýđa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, coi dầu tư nước ngoài làđộng lực để phát triển kinh tế. Để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, Thái Lan vừa chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực vừa nhập khẩu công nghệ mới từ Nhật Bản và phương Tây. Thực tế cho thấy việc chuyển hướng chiến lược trong công nghiệp hoáđã mang lại những thành công đáng chúý. Trong thập kỷ 70, tốc độ tăng trưởng GDP đạt khá cao trung bình 10%/năm, từ 1980-1990 đạt 7,6%; 1991-1995 là 8,6%. Từ 1987-1990, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp Thái Lan bình quân là 15%. Những năm đầu của thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng kinh tế có chững lại nhưng tốc độ tăng trưởng công nghiệp vẫn có xu [...]... tới tiềm năng và lợi thế so sánh của con người và ất nước Việt Nam Từ những thành công trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các nước châu Á và cũng từ thực t ở Việt Nam thời gian qua, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cần quan tâm tới những vấn đề sau: II.Khả năng vận dụng một số kinh nghiệm của một số nước châu Á vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta hiện nay 1 Nâng... đề mang tính qui luật với tất cả các nước trên thế giới Để làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chương I luận án đã làm rõ khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mối quan hệ giữa hai phạm trù này trong tiến trình phát triển Luận án cũng làm rõ bản chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và các mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá các nước đang phát triển trong... nền kinh tếđều ở iểm xuất phát thấp, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp nhỏ bé và bị phụ thuộc vào nước ngoài Tuy vậy, chỉ trong vài ba thập kỷ, các nước này đã nhanh chóng vươn lên và thu được những thành công trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đài Loan đã trở thành nước công nghiệp mới Thái Lan vàMalaysia cũng được coi là những nước công nghiệp mới Thành công ấy đãđể lại những bài học kinh. .. Thứ tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá - con đường tất yếu để thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu của các nước đang phát triển Mục tiêu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ể hướng tới tăng trưởng trong phát triển Theo đuổi tăng trưởng kinh tếđã trở thành khát vọng của các nước đang phát triển Tuy vậy, kinh nghiệm ở Thái Lan, Malaysia, chiến lược trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải gắn liền với sựổn... nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phục vụ mục đích đạt tăng trưởng kinh tế cao và bền vững Với Việt Nam, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường theo xu thế mở cửa và hội nhập là vấn đề mới Nói tới vai trò Nhà nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hoá Việt Nam từ kinh nghiệm của các nước, đềán muốn tập trung vào hai khía cạnh: Nhà nước là... thành công của Đài Loan trong bước khởi đầu công nghiệp hoá là biết lấy nông nghiệp để nuôi dưỡng công nghiệp; biết dựa vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ với sự khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước để hình thành nên những chuỗi xí nghiệp hoạt động liên hoàn với nhau; biết nắm thời cơđể nhanh chóng đi vào một số ngành hiện đại nhưđiện tử, công nghiệp thông tin, hoá dầu… Tóm lại, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. .. và tiếp cận thị trường quốc tế của Malaysia còn hạn chế; Thứ ba, đầu tư cho nghiên cứu triển khai còn thấp Đó cũng chính là những thách thức trong điều chỉnh nhằm tiếp tục công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh hội nhập kinh tế IV Một số kinh nghiệm từ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thái Lan, Đài Loan vàMalaysia Nhìn chung Thái Lan, Đài Loan vàMalaysia khi bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. .. kinh tếđất nước CHƯƠNG III VẬNDỤNGMỘTSỐKINHNGHIỆMCỦAMỘTSỐNƯỚCCHÂUÁVÀOQ UÁTRÌNH CNH, HĐH ỞNƯỚCTA I Khái quát về tình hình công nghiệp hóa ở Việt Nam trong thời kỳđổi mới (từ 1986 - nay) 1 Một số ổi mới nhận thức của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa T Đại hội lần III 9 (năm 1960) đến nay, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quáđộ Đại hội III và ại hội IV... của các ngành công nghiệp trong nước, làm mất tính năng động và mất khả năng cạnh tranh của công nghiệp trong nước Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởcác nước, việc lựa chọn công nghiệp hóa thông qua hai giai đoạn cũng gợi mở cho Việt Nam những vấn đề cần giải quyết trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Kinh nghiệm thành công và hạn chế trong công nghiệp hóa ởcác nước châu Á cho... những bài học kinh nghiệm mà nhiều nước đang phát triển có thể học tập và tham khảo Thứ nhất, trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá các nước này đã biết đi lên từ nông nghiệp Bước đi khởi đầu là phát triển nông nghiệp, để lấy nông nghiệp nuôi dưỡng công nghiệp Những tiền đề mà nông nghiệp tạo ra cóý nghĩa rất quan trọng về cả phương diện kinh tế và xã hội Vì chính công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thể . nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta hiện nay. Vì vậy em chọn đề tài: " ;Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá một số nước và bài học kinh nghiệm vận dụng với Việt Nam& quot; cho bài đềán. công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước mình. CHƯƠNG II KINHNGHIỆMCÔNGNGHIỆPHOÁ, HIỆNĐẠIHOÁ ỞMỘTSỐNƯỚCĐANGPHÁTTRIỂNCHÂUÁ Mấy thập kỷ qua, làn sóng công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra mạnh m ở. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰ CTIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ I. Khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1. Các quan niệm về công nghiệp hoá Ngày nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá mang

Ngày đăng: 08/02/2015, 16:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan