nội dung tư tưởng hcm về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

9 1K 1
nội dung tư tưởng hcm về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC A. Đặt vấn đề B. Giải quyết vấn đề I. Nội dung tư tưởng HCM về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: 1. Khái niệm sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong Tư tưởng HCM: 2. Phân tích nội dung tư tưởng HCM về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: 2.1 Sự gắn bó giữa cách mạng giải phóng dân tộc với sức mạnh vô sản thế giới: 2.2 Vai trò của Đảng ở việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: 2.3 Dựa vào mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân dân thế giới và không quên nghĩa vụ quốc tế: 2.4 Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng “là bạn với tất cả các nước dân chủ”: 3. Ý nghĩa của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: C. Kết thúc vấn đề A. Đặt vấn đề Trong hệ tư tưởng của người, độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn với đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế là nội dung cốt lõi trong tư tưởng Chủ tịch 1 Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh luôn xác định Sức mạnh của Việt Nam là ở sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân, là ở việc phát huy mọi nguồn lực của đất nước, đồng thời phải hoạt động tích cực để đặt Việt Nam vào dòng chảy chung của thế giới, tận dụng và phát huy sức mạnh thời đại, biết tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác quốc tế. Đó cũng chính là cơ sở để phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.“ Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại” là tư tưởng mang tính chiến lược cách mạng và rất sáng tạo của Hồ Chí Minh. Bài viết này ra đời nhằm mục đích đi sâu phân tích vào nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để từ đó cho thấy sự sáng suốt, đúng đắn trong tư tưởng của Người. B. Giải quyết vấn đề: I. Nội dung tư tưởng HCM về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 1. Khái niệm sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong Tư tưởng HCM: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tức là kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp vô sản, là phải xây dựng cho được khối liên minh chiến đấu giữa vô sản ở chính quốc với lao động ở thuộc địa, nhằm cùng một lúc tiến công chủ nghĩa đế quốc ở cả hai đầu. Chính vì thế, nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại có thể được chia ra làm 4 vấn đề chính: Sự gắn bó giữa cách mạng giải phóng dân tộc với sức mạnh vô sản thế giới; vai trò của Đảng trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phải dựa vào chính sức mình đồng thời tranh thủ sự trợ giúp của các nước trên thế giới và 2 không quên nghĩa vụ quốc tế; và cuối cùng là mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng là bạn với các nước dân chủ. 2. Phân tích nội dung tư tưởng HCM về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 2.1 gắn bó giữa cách mạng giải phóng dân tộc với sức mạnh vô sản thế giới Cuộc Cách mạng tháng 10 Nga thành công đã mở ra một thời đại mới- thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hay còn gọi là thời đại cách mạng vô sản. Thời đại mới này đã chấm dứt thời kì tồn tại biệt lập giữa các quốc gia, ngược lại, mở ra các mối quan hệ quốc tế rộng lớn giữa các dân tộc với nhau, khiến cho vận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của toàn nhân loại. Một loạt các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX như phong trào Cần Vương (1885-1896), phong trào Đông Du (1906- 1908) do không nhận thức được xu thế vận động và phát triển theo con đường cách mạng vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản của thời đại, nên đã phải chấp nhận thất bại. Không giống với các bậc tiền bối đi trước, Nguyễn Tất Thành xác định mục tiêu ra đi đúng đắn, phù hợp nên đã nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại, và cũng từ đó, Người làm tất cả để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, xóa bỏ “sự biệt lập”, làm cho các dân tộc thuộc địa đoàn kết lại và gắn bó với nhau hơn, khiến cho công nhân ở phương Tây hiểu đầy đủ và chính xác về vấn đề thuộc địa đồng thời cũng xác định cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Ngoài việc nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại, Hồ Chí Minh với việc kế thừa những phê phán của Lênin về những sai lầm của các lãnh tụ Quốc tế II, đã nhận thức một cách sâu sắc rằng cách mạng giải phóng các dân tộc ở 3 thuộc địa có một vai trò to lớn và không thể thiếu đối với thắng lợi của cách mạng vô sản, thậm chí nếu không có sự tham gia của các dân tộc thuộc địa thì không thể có cách mạng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, Người đưa ra ý kiến với Quốc tế cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp nên thành lập mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và nhân dân thuộc địa. Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn về mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng dân tộc với sức mạnh vô sản thế giới, Hồ Chí Minh đã xác định rõ đường lối của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản, nghĩa là có sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và Đảng của nó; đồng thời giai cấp vô sản ở chính quốc và nhân dân lao động ở thuộc địa phải tích cực phối hợp hành động và cổ vũ lẫn nhau. Đường lối đúng đắn đó của Người đã được kiểm nghiệm bằng các cuộc cách mạng ở một số nước thuộc địa nói chung và cuộc cách mạng ở Việt Nam nói riêng. 2.2 Vai trò của Đảng ở việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Có thể nói, Đảng giữ một vai trò quan trọng trong việc vận dụng một cách sáng tạo và phát triển không ngừng sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Vì thế, để có thể thực hiện được vai trò ấy, Hồ Chí Minh cho rằng Đảng cộng sản phải kiên trì đấu tranh chống mọi khuynh hướng xấu: chủ nghĩa vị kỉ, chủ nghĩa sôvanh, âm mưu chia rẽ dân tộc…nhằm tăng cường, củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, bên cạnh đó, phải tiến hành có hiệu quả việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Dựa trên những mục tiêu đã đề ra đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ đầy gian khổ của dân tộc ta, Hồ Chí Minh đã hiện thực hóa những vai trò đó bằng cách 4 giáo dục chủ nghĩa quốc tế vô sản cho dân tộc nhằm phân biệt rõ sự khác nhau giữa bọn đế quốc thực dân xâm lược, thống trị các dân tộc thuộc địa với giai cấp công nhân và nhân dân lao động yêu chuộng hòa bình ở các nước đế quốc; bên cạnh đó, cũng kiên cường đấu tranh chống mọi khuynh hướng cơ hội trong nội bộ dân tộc dựa trên cơ sở vừa phát huy sức mạnh dân tộc, vừa củng cố tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc cùng có chung mục tiêu đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Đó cũng chính là tinh thần yêu nước chân chính- một bộ phận của tinh thần quốc tế. Hồ Chí Minh cũng nhận ra rằng, sau khi giành được độc lập về chính trị , để tiến lên, các dân tộc thuộc địa chỉ còn có cách đi theo con đường xã hội chủ nghĩa bởi chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đảm bảo đem đến cho các dân tộc thuộc địa có được sự tự do và độc lập thật sự. Do vậy, trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin để cùng cố tình đoàn kết quốc tế, việc phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống lên thành chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa và kết hợp giáo dục lòng yêu nước gắn với yêu xã hội chủ nghĩa đã trở thành một nội dung mới của việc kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong những đường lối đúng đắn của Đảng. 2.3 Dựa vào mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân dân thế giới và không quên nghĩa vụ quốc tế: Trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa mối quan hệ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh luôn đề cao việc phát huy sức mạnh của chính dân tộc, luôn coi nguồn lực nội sinh đó mang một vai trò quyết định còn nguồn lực ngoại sinh (sức mạnh thời đại, sự giúp đỡ của nhân dân các nước trên thế giới) chỉ phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh. Người luôn nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, điều đó được thế hiện rõ khi vận dụng công thức của C. Mác, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ rằng: “…, công 5 cuộc giải phóng anh em chỉ có thể được thực hiện bằng sự nỗi lực của bản thân anh em”, Người cũng cho rằng: “Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước là quan trọng nhưng không được ỷ lại, không được mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập…” Nhưng theo Người, việc tranh thủ có được nguồn lực ngoại sinh hay cũng như là sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trên thế giới cũng hết sức quan trọng. Và để tranh thủ có được sức mạnh thời đại đó thì phải có đường lối độc lập, tự chủ đúng đắn, Đảng ta phải chủ động kết hợp mục tiêu đấu tranh của dân tộc với bốn mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội để thực hiện một cách tốt nhất lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chúng ta luôn thực hiện nhất quán quan điểm vừa kiên trì đường lối độc lập, tự chủ; vừa thắt chặt đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng tranh thủ cao nhất sự ủng hộ của nhân dân thế giới, tích cực thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. 2.4 Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng “là bạn với tất cả các nước dân chủ”: Trong quá trình ra đi tìm cứu nước, Hồ Chí Minh đã tận mắt chứng kiến rất nhiều những cuộc sống khổ cực, bị áp bức, bóc lột ở các nước thuộc địa cũng như là cả ở các nước chính quốc, từ đó, Người nhận thức được rằng: “…dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Chính vì thế, Hồ Chí Minh là người đầu tiên đặt nên nền móng cho tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân nhiều nước trên thế giới. Ngay sau khi giành được độc lập, Người đã tuyên bố rằng: “…thân thiện với tất cả các nước trên thế giới để giữ hòa bình”, “…đối với các nước Á châu là một thái độ 6 anh em, đối với ngũ cường là thái độ bạn bè”. Cũng như trong cuộc đời cách mạng của mình, Người luôn coi trọng, quan tâm đến xây dựng khối đoàn kết các dân tộc anh em , với tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em”. Và thái độ nhiệt thành đó của Người không ngoại trừ đối với bất cứ một quốc gia trên thế giới, kể cả đối với nước Pháp. Người còn viết: “Việt Nam sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp. Những người Pháp tư bản hay công nhân, thương gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghiênh họ như anh em bầu bạn”. Ngược lại, Người cũng rất kiên quyết cự tuyệt nếu người Pháp còn mong đưa tư bản đến để ràng buộc, áp chế Việt Nam. Bên cạnh đó, từ tình cảm, lòng thương yêu và khát vọng giải phóng dân tộc mình, Người cũng nhận thấy và cảm thông với nỗi thống khổ và số phận cùng cực của nhân dân các nước thuộc địa, xem nhân dân ở những nước đó như là “đồng bào”, như là “anh em”. Người còn là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng các tổ chức liên minh của các dân tộc thuộc địa như Liên minh các dân tộc thuộc địa (1921), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (1925)…Đối với các nước láng giềng và các nước trong khu vực, đặc biệt là hai nước Lào-Miên, Người luôn cho rằng phải xây dựng một mối quan hệ đặc biệt, làm sao để ba nước Đông Dương cùng nhau đoàn kết, liên minh trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác anh em. Đối với Trung Quốc, Người lại chủ trương xây dựng một mối quan hệ vừa là đồng chí, vừa là anh em. Sự đa dạng và linh hoạt trong đường lối ngoại giao của Người đã góp phần không nhỏ trong việc đưa Việt Nam lại gần và thân thiện với nhiều quốc gia trên thế giới. Như vậy, trong chính sách ngoại giao: độc lập, tự chủ, đoàn kết, hữu nghị, thêm bạn, bớt thù và làm bạn với tất cả các nước dân chủ, không gây thù chuốc oán với ai…để giữ vững mối quan hệ hòa bình, Người đã đặt nền móng cho 7 phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta ngay trong giai đoạn hiện nay 3. Ý nghĩa của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: Sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp to lớn giúp cho cách mạng chiến thắng kẻ thù. Vì nếu đại đoàn kết dân tộc hay sức mạnh dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi cho cách mạng Việt Nam thì đoàn kết quốc tế hay sức mạnh thời đại cũng là nhân tố quan trọng giúp cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội. C. Kết thúc vấn đề Những giá trị đích thực của quá khứ bao giờ cũng là bài học kinh nghiệm quý báu để lại cho hiện tại, soi sáng cho nhận thức và hành động của tương lai. Do vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức sức mạnh thời đại nói riêng, cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin vẫn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và nhân dân ta trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Bộ giáo dục đào tạo)- NXB Chính trị QG 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh- Một số nhận thức cơ bản (TS. Nguyễn Mạnh Tường)- NXB Chính trị QG. 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên)- NXB Chính trị QG. 8 4. Tài liệu trên 1 số trang báo điện tử và từ vi.wikipedia.org…. 9 . tư ng HCM về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 1. Khái niệm sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong Tư tư ng HCM: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. I. Nội dung tư tưởng HCM về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: 1. Khái niệm sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong Tư tư ng HCM: 2. Phân tích nội dung tư tưởng. nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để từ đó cho thấy sự sáng suốt, đúng đắn trong tư tưởng của Người. B. Giải quyết vấn đề: I. Nội dung tư tưởng

Ngày đăng: 08/02/2015, 16:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan