bai 22 sinh học 10

6 2.3K 2
bai 22 sinh học 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB Tuần: 05 Ngày dạy: 25/02/2013 Lớp dạy: 10C 1 Tiết PPCT: 24 Ngày soạn: 31/01/2013 GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY Họ và tên SV: Trần Ánh Loan MSSV: DSB091064 Ngành: Sư phạm sinh Trường TTSP: THPT Nguyễn Hữu Cảnh GVHD: Võ Thị Kim Loan BÀI 22. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, HS phải: 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm chung về vi sinh vật (VSV) - Nêu được 3 loại môi trường nuôi cấy VSV - Phân biệt được 4 kiểu dinh dưỡng ở VSV dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon. * Trọng tâm : - Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật 2. Kỹ năng - Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng. - Tìm kiếm và xử lí thông tin về các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật, các loại môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật, các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật. - Quản lí thời gian, đảm bảo nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Nhận thấy được vai trò quan trọng của vi sinh vật trong hệ thống sống. - Vận dụng kiến thức vào đời sống, - Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án - Tranh ảnh về VSV - PHT bài tập vận dụng tìm hiểu các loại môi trường 1. Dùng ngô (bắp), gạo để làm môi trường nuôi cấy VSV. Môi trường……………………………………………………………………… 2. Sử dụng 1 lít môi trường có thành phần: 10g đường, 5g NaCl, 2g MgCl và 900ml nước đê nuôi VSV Môi trường …………………………………………………………………………… 3. Sử dụng 1 lít môi trường có: 500ml nước quả nho +10g đường + 3g NaCl để nuôi VSV. Môi trường……………………………………………………………………………… 4. Môi trường gồm: 200g thịt + 10g H 2 O Môi trường……………………………………………………………………………… SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 1 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB 5. Môi trường gồm: (NH 4 ) 3 PO 4 – 1.5g + KH 2 PO 4 – 1g + MgSO 4 – 0.2g + CaCl 2 – 0.1g + NaCl – 5g Môi trường……………………………………………………………………………… 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK và dụng cụ học tập III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Trực quan – tìm tòi. - Vấn đáp – tìm tòi. - Thảo luận nhóm. - Diễn giảng nêu vấn đề - Độc lập nghiên cứu SGK IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giảng bài mới (38p) Câu dẫn: Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu xong về tế bào (cấu tạo, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng cũng như quá trình phân bào). Hôm nay ta sẽ nghiên cứu sáng một phần mới là Phần III. Vi sinh vật. Vậy VSV có cấu tạo, quá trình chuyển hóa vật chất và quá trình nhân lên như thế nào? Có khác gì so với tế bào hay không?. Sau khi học xong phần này chúng ta sẽ thấy được điều đó. Giờ chúng ta đi vào tìm hiểu nội dung bài đầu tiên: bài 22 Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VI SINH VẬT. (10 p) Mục tiêu: - Nêu được khái niệm chung về VSV. Cho được ví dụ VSV - Trình bày được đặc điểm chung của VSV - Giải thích được tại sao một số bệnh truyền nhiễm lại lây lan nhanh Cách tiến hành TỔ CHỨC CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GV: Cho học sinh xem một số hình ảnh về các loại VSV. Kết hợp với mục I SGK. GV hỏi : Những VSV này có đặc điểm chung gì? GV: Gợi ý cho HS trả lời + Cơ thể chúng là đơn bào hay đa bào? + Sự hấp thụ và chuyển hóa các chất, sinh trưởng và sinh sản như thế nào? GV: Nhận xét và liên hệ thực tế hỏi: Tại sao các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh? GV: Kết luận, nhận xét và mời một HS khác nhắc lại HS: Quan sát tranh. HS: Suy nghĩ và trả lời. HS: Lắng nghe, ghi chú và suy nghĩ trả lời HS: Lắng nghe và ghi chú I. Khái niệm vi sinh vật 1. Khái niệm - Là những sinh vật nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiên vi  VD: vi khuẩn, động vật nguyên sinh, nấm (nấm men, nấm sợi),… 2. Đặc điểm chung - Có kích thước hiển vi - Đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, hay tập hợp dơn bào. - Hấp thụ và chuyển hoá dinh dưỡng nhanh. - Sinh trưởng, sinh sản mạnh, phân bố rộng. Chuyển ý: Ta đã vừa tìm hiểu biết được thế nào là vi sinh vật. Vậy, chúng sống ở đâu trên hành tinh này và chúng có hình thức dinh dưỡng ra sao để có thể tồn tại và phát triển , ta sẽ tìm hiểu phần II/ Môi trường và các kiểu dinh dưỡng SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 2 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB Hoạt động 2 : TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC KIỂU DINH DƯỠNG Ở VI SINH VẬT (28 phút) Mục tiêu : - Nêu tên được các loại môi trường sống của VSV. - Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở VSV. Cách tiến hành TỔ CHỨC CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GV: Theo em, VSV có thể sống ở những nơi nào? GV: Nhận xét. VSV sống trong nước, không khí, đất, …. Đó là mội trường tự nhiên. GV: Trong môi trường tự nhiên vi sinh vật phân bố như thế nào ? GV: Vi sinh vật có ở khắp mọi nơi, để nghiên cứu và phân biệt chúng thì các nhà khoa học tiến hành nuôi cấy chúng trong phòng thí nghiệm (môi trường nhân tạo). Vậy với môi trường nhân tạo thì có những loại môi trường nào để nuôi cấy vi sinh vật ? GV: Nhận xét và chỉnh sửa. Chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm từng loại môi trường GV: Cho HS bài tập vận dụng xác định các loại môi trường nuôi cấy: 1. Dùng ngô (bắp), gạo để làm môi trường nuôi cấy VSV. 2. Sử dụng 1 lít môi trường có thành phần: 10g đường, 5g NaCl, 2g MgCl và 900ml nước đê nuôi VSV 3. Sử dụng 1 lít môi trường có: 500ml nước quả nho +10g đường + 3g NaCl để nuôi VSV. 4. Môi trường gồm: 200g thịt + 10g H 2 O HS: Suy nghĩ và trả lời HS: Lắng nghe và ghi chú HS: Suy nghĩ và trả lời HS: Lắng nghe, ghi chú và suy nghĩ trả lời câu hỏi tiếp theo HS: Lắng nghe và ghi chú HS: Theo dõi, suy nghĩ và trả lời II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng 1.Các loại môi trường cơ bản - Môi trường tự nhiên: cơm, quần áo, bánh mì, … - Môi trường phòng thí nghiệm (môi trường nuôi cấy): + Môi trường dùng chất tự nhiên: gồm các chất tự nhiên + Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng. + Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 3 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB 5. Môi trường gồm: (NH 4 ) 3 PO 4 – 1.5g + KH 2 PO 4 – 1g + MgSO 4 – 0.2g + CaCl 2 – 0.1g + NaCl – 5g GV: Chốt lại vấn đề. HS ghi bài Chuyển sang mục II.2 GV: Yêu cầu HS đọc vào SGK mục II.2 và bảng kiến thức trang 89 trả lời câu hỏi: + Ở VSV, người ta dựa vào đâu để phân thành các kiểu dinh dưỡng khác nhau ? (nguồn năng lượng và nguồn cacbon). + Có các kiểu dinh dưỡng nào ? (4 kiểu dinh dưỡng) GV: Nhận xét và y/c HS thảo luận nhóm trong 2 phút: Cho biết nguồn năng lượng và nguồn cacbon từng kiểu dinh dưỡng? cho vd ? GV: Cho HS nhận xét, bổ sung và nhắc lại. GV: Giảng giải bằng sơ đồ và kết luận. GV: Y/c HS trả lời câu hỏi lệnh SGK: Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn cacbon, VSV quang tự dưỡng khác với VSV hóa dị dưỡng ở chổ nào? GV: Nhận xét HS: Lắng nghe và ghi chú HS: Đọc nội dung sgk, suy nghĩ và trả lời HS: Lắng nghe, ghi chú suy nghĩ và trả lời HS: Nhận xét HS: Lắng nghe và ghi chú HS: Suy nghĩ và trả lời HS: Lắng nghe và ghi chú 2. Các kiểu dinh dưỡng : Tiêu chí phân biệt các kiểu dinh dưỡng: + Nhu cầu về năng lượng. + Nguồn cacbon. Có 4 kiểu dinh dưỡng ở VSV Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu Ví dụ Quang tự dưỡng Ánh sáng CO 2 VK lam, tảo dơn bào, VK lưu huỳnh màu tía và màu lục Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ VK không chứ lưu huỳnh màu lục và màu tía Hoá tự dưỡng Chất vô cơ (NH 4 + ,NO 2 - ) CO 2 Vk nitrat hóa, VK oxi hóa hiđrô, oxi hóa lưu huỳnh Hoá dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Nấm, ĐVNS, phần lớn VK không quan hợp 4. Củng cố (5p) Câu 1: Dựa vào nhu cầu của VSV đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu trong quá trình sống của chúng, người ta phân chia làm mấy kiểu dinh dưỡng ở VSV? A. 1 kiểu B. 2 kiểu C. 3 kiểu D. 4 kiểu Câu 2: VSV nào sau đây có kiểu dinh dưỡng quan tự dưỡng? A. Tảo dơn bào C. Vi khuẩn nitrat hóa B. Nấm D. Động vật nguyên sinh Câu 3: Đặc điểm chung của VSV là A. cơ thể rất lớn, đơn bào hay tập hợp đơn bào B. hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 4 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB C. cơ thể nhỏ bé, đa bào, phân bố rộng D. cả A, B và C Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Dựa vào nguồn cacbon và nguồn năng lượng VSV chia thành 4 loại: quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quan dị dưỡng, hóa dị dưỡng. B. Môi trường sống của VSV được chia làm 3 loại: môi trường dùng chất tự nhiên, môi trường tổng hợp, môi trường bán tổng hợp C. Tùy vào sự có mặc của oxi phân tử mà VSV có kiểu hô hấp hay lên men D. VSV sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng Câu 5: VSV sống trong môi trường giàu CO 2 và chất vô cơ là VSV loại nào? A. Quang tự dưỡng C. Quang dị dưỡng B. Hóa tự dưỡng D. Hóa dị dưỡng Câu 6: VSV sống trong môi trường giàu CO 2 và năng lượng của ánh sáng là VSV loại nào? A. Quang tự dưỡng C. Quang dị dưỡng B. Hóa tự dưỡng D. Hóa dị dưỡng Câu 7: VSV nào sau đây có kiểu dinh dưỡng hóa dị dưỡng? A. Vi khuẩn lam, tảo đơn bào B. Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh C. Vi khuẩn sắt D. Nấm, động vật nguyên sinh Câu 8: Khi có ánh sáng và giàu CO 2 , một loại VSV có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH 4 ) 3 PO 4 – 1,5; KH 2 PO 4 -1.0; MgSO 4 – 0,2; CaCl – 0,1; NaCl – 5,0. Đây là môi trường gì? A. Môi trường tự nhiên C. Môi trường tổng hợp B. Môi trường dùng chất tự nhiên D. Môi trường bán tổng hợp Câu 9: Dựa vào nguồn năng lượng là ánh sáng thì có mấy kiểu dinh dưỡng? A. 1 kiểu B. 2 kiểu C. 3 kiểu D. 4 kiểu Câu 10: Dựa vào nguồn cacbon chủ yếu là CO 2 thì có mấy kiểu dinh dưỡng? A. 1 kiểu B. 2 kiểu C. 3 kiểu D. 4 kiểu Đáp án: 1D 2A 3B 4B 5B 6A 7D 8D 9B 10B 5. Dặn dò (1p) - Đọc mục “Em có biết” - Học thuộc bài và trả lời câu hỏi cuối bài - Xem nội dung bài thực hành ĐÁP ÁN PHẾU HỌC TẬP 1. Dùng ngô (bắp), gạo để làm môi trường nuôi cấy VSV. Môi trường tự nhiên 2. Sử dụng 1 lít môi trường có thành phần: 10g đường, 5g NaCl, 2g MgCl và 900ml nước đê nuôi VSV Môi trường tổng hợp 3. Sử dụng 1 lít môi trường có: 500ml nước quả nho +10g đường + 3g NaCl để nuôi VSV. Môi trường bán tổng hợp 4. Môi trường gồm: 200g thịt + 10g H 2 O Môi trường tự nhiên SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 5 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB 5. Môi trường gồm: (NH 4 ) 3 PO 4 – 1.5g + KH 2 PO 4 – 1g + MgSO 4 – 0.2g + CaCl 2 – 0.1g + NaCl – 5g Môi trường tổng hợp GVHD giảng dạy duyệt Người soạn Võ Thị Kim Loan Trần Ánh Loan SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 6 . Giáo án sinh học 10CB Tuần: 05 Ngày dạy: 25/02/2013 Lớp dạy: 10C 1 Tiết PPCT: 24 Ngày soạn: 31/01/2013 GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY Họ và tên SV: Trần Ánh Loan MSSV: DSB0 9106 4 Ngành: Sư phạm sinh Trường. vai trò quan trọng của vi sinh vật trong hệ thống sống. - Vận dụng kiến thức vào đời sống, - Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo. biết thành phần hóa học và số lượng. + Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 3 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB 5. Môi trường

Ngày đăng: 08/02/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan