Vui hoc Tieng Anh

3 180 0
Vui hoc Tieng Anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sự khác nhau giữa Talk,Tell, Say and Speak Chúng ta bắt đầu với “talk” trước nhé, đây là từ thể hiện hành động chuyện trò, trao đổi giữa hai hay nhiều người với nhau: talk to sb (nói chuyện với ai), talk about sth (trao đổi về chuyện gì)… I and my friends spent all day to talk about the vacation last summer. (Tôi và bạn bè dành cả ngày để chuyện trò về kì nghỉ mùa hè trước.) After talking to colleagues, I know more about the new company. (Sau khi nói chuyện với các đồng nghiệp, tôi hiểu rõ hơn về công ty mới.) Còn tell là động từ diễn tả hành động kể chuyện (tell sb sth), cho ai biết chuyện gì (tell sb about sth) hoặc bảo ai đó làm gì (tell sb to do sth). Ví dụ nhé: Our grandmother often told us legends when we were children. (Bà thường kể cho chúng tôi những câu chuyện cổ tích khi chúng tôi còn nhỏ.) My brother tells me to clean the floor. (Anh trai bảo tôi đi lau nhà.) Một từ nữa cũng chỉ hành động nói, đó là “say”, động từ này thường chú trọng về nội dung được nói ra. Chẳng hạn như: She always says she is only 18 years old but no one believes. (Cô ấy luôn nói mình chỉ 18 tuổi nhưng không ai tin cả.) John’s friends say Linh is the most beautiful girl in AAC. (Bạn của John nói rằng Linh là cô gái xinh nhất AAC.) Hãy xem ví dụ: I can speak not only English but also Chinese. (Tôi không chỉ nói được tiếng Anh mà còn nói được cả tiếng Trung.) Students listen attentively when the teacher speaks. (Các bạn sinh viên chăm chú lắng nghe khi cô giáo nói.) “Speak” là từ chỉ hành động nói đơn thuần nhất, rất dễ hiểu phải không các bạn! “Wear” khác gì với “Put on”? Wear và put on đều có nghĩa là mặc nhưng put on là động từ thể hiện hành động mặc vào, đeo (kính) vào, đi (giày) vào còn wear lại là động từ để chỉ trạng thái mặc thứ gì (quần áo, giày dép…). The skirt you’re wearing is also very cute. This is the first time I’ve seen it. (Chiếc váy em đang mặc rất dễ thương. Đây là lần đầu tiên anh nhìn thấy đấy.) It’ll be more beautiful if I put on these sunglasses. (Sẽ đẹp hơn nữa nếu em đeo cái kính râm này vào.) Wear và put on đều có nghĩa là mặc nhưng put on là động từ thể hiện hành động mặc vào, đeo (kính) vào, đi (giày) vào còn wear lại là động từ để chỉ trạng thái mặc thứ gì (quần áo, giày dép, I feel cold a little this morning, so I decide to put on my coach. (Sáng nay tôi thấy hơi lạnh, vì thế tôi quyết định khoác áo khoác vào.) Còn nếu dùng từ wear nhé: Today I wear a coach because it’s cold. (Hôm nay tôi mặc một chiếc áo khoác vì trời lạnh.) John wears a nice suit but he has to put on a raincoat because it starts to rain. (John mặc một bộ quần áo đẹp nhưng anh ấy phải mặc áo mưa vào vì trời bắt đầu mưa.) John, put your shoes on! We have some guests this afternoon. (John, đi giày vào! Chiều nay chúng ta có khách đấy.) Ngoài wear và put on, trong tiếng Anh còn có từ dress, có thể nói “wear a shirt”, “put on a shirt” nhưng không thể dùng “dress a shirt” vì từ này chỉ nói về hành động mặc quần áo nói chung. Get dressed quickly! We’re so late now. (Mặc quần áo nhanh lên! Chúng ta đang bị muộn đấy.) When I am sad, I often dress beautifully and go shopping. (Khi buồn, tôi thường mặc đẹp và đi mua sắm.) Tại sao “nhớ nhà” không phải là “Housesick”? Trong tiếng Anh, từ House chỉ căn nhà, chỉ một vật thể nhất định, còn từ Home chỉ nơi chúng ta ở hay nơi chúng ta có cảm giác thuộc về. House - Chỉ căn nhà, chỉ một vật thể nhất định. Home - Chỉ nơi chúng ta ở hay nơi chúng ta có cảm giác thuộc về. 2 từ này khác nhau ở mục đích nói, có thể rõ hơn qua các. Ví dụ: He’s just bought a doll’s house for his daughter on her birthday. It’s hard to get new houses in the city. They are extremely expensive. It’s not hard to build a house for your child; it’s hard to build him a home! Chính vì sự khác nhau này mà chúng cho có: Housework - việc nhà: các công việc liên quan đến căn nhà. Homework - bài tập cho về nhà. Và chúng ta cũng có Homesick là nhớ nhà chứ không phải Housesick, vì nhớ nhà ý là nhớ gia đình, nhớ nơi chúng ta thuộc về chứ không phải là nhớ cái căn nhà đó. Phân biệt “Hear” và “Listen” trong tiếng Anh Từ Hear và Listen trong tiếng Anh đều có thể dịch là nghe. Để dịch chính xác thì phải căn cứ vào văn cảnh, tuy nhiên để dễ hiểu hơn về cách sử dụng của 2 từ này có thể tạm dịch Hear là nghe thấy và Listen là lắng nghe. Hear và Listen đều có thể dịch là nghe. Trong tiếng Anh, để dịch chính xác thì phải căn cứ vào văn cảnh, tuy nhiên để dễ hiểu hơn về cách sử dụng của 2 từ này thì chúng ta hãy cứ tạm dịch Hear là nghe thấy và Listen là lắng nghe. • Hear - thể hiện tính thụ động • Listen - thể hiện tính chủ động Thụ động có nghĩa là tự dưng nó đến, nhiều khi bạn không biết trước, không trông mong và không kiểm soát được. Chủ động có nghĩa là bạn muốn nghe cái gì đó, bạn lắng nghe nó với sự chú ý, bạn chọn lựa để nghe nó. Nghe hơi máy móc nhỉ! Không sao, hãy xét các tình huống sau: Ai đó nói và chợt bạn nghe thấy, đó là Hear. Bạn nghe thấy và dường như đó là người quen của bạn đang nói nên bạn lắng nghe xem có phải đúng là người quen của bạn không, đó là Listen. Bạn nghe thấy tiếng xe cộ chạy qua, thật là ầm ĩ. Nhưng xe cộ chạy qua thì phải có tiếng rồi, đó là điều hiển nhiên, dù bạn có không muốn cũng phải nghe thấy. Đó là Hear. Bạn mở radio để nghe, vì bạn biết giờ này có chương trình ca nhạc mà bạn yêu thích và muốn nghe. Đó là Listen. • Did you hear what I just said? (Anh có nghe THẤY tôi vừa nói cái gì không?) Sorry, I wasn’t listening. (Xin lỗi thầy, em đã không chú ý LẮNG nghe.) • Did you hear that? (Cậu có nghe THẤY không?) What? (Cái gì cơ?) That! Listen, it comes again! (Đó! LẮNG nghe mà xem, lại nữa đấy!) • I know you’re in there! I heard the TV! (Mẹ biết con ở trong đó rồi! Mẹ đã nghe thấy tiếng TV rồi!) I listen to the radio every morning. (Sáng nào tôi cũng nghe radio.) Sự thụ động và chủ động còn được nhắc đến khi muốn biết sự khác nhau giữa See, Look và Watch nữa. • See - thể hiện tính thụ động • Look và Watch - thể hiện tính chủ động. Cách giải thích cũng tương tự như với Hear và Listen. Hãy xét một vài ví dụ cụ thể: • Wait, I think I see something! (Đợi đã, tôi nghĩ là tôi thấy cái gì đó) - bất chợt tôi nhìn thấy cái gì đó, tôi không biết trước và cũng không dự kiến sẽ nhìn thấy. • I looked at him. He’d changed a lot. (Tôi nhìn anh ấy. Anh ấy đã thay đổi nhiều quá.) - tôi nhìn một cách chăm chú, có chủ định vì đã lâu rồi tôi không gặp anh ấy nên muốn biết anh ấy thay đổi ra sao. • I looked out the window and saw him standing right at the door. (Tôi nhìn ra cửa sổ và thấy anh ấy đang đứng ngay ở cửa.) Tôi nhìn ra cửa là có chủ ý, và tôi điều khiển mắt tôi hướng ra cửa nên tôi dùng Look. Tôi không biết trước là sẽ thấy anh ấy, đây là sự việc bất ngờ. Tôi thấy anh ấy chỉ vì tôi nhìn ra cửa sổ thôi, vì vậy tôi dùng See. Riêng đối với Watch, hành động nhìn ở đây tiến thêm 1 bậc nữa thành “xem”, tức là nhìn chăm chú, có chủ đích, theo dõi một quá trình vận động nào đó. Ví dụ như tôi xem một trận bóng, một bộ phim, xem bố tôi sửa xe để học theo… Cách sử dụng "During", "For" và "While" Các giới từ during, for, và while thường được dùng với cụm từ chỉ thời gian. Chúng ta hãy xem sự khác nhau khi sử dụng giữa during, for, và while. Cách sử dụng "during" During là một giới từ được dùng trước một a danh từ (during + noun) để nói khi điều gì đó xảy ra. Nó không cho chúng ta biết nó xảy ra bao lâu. Ví dụ: "Nobody spoke during the presentation." "We get plenty of snow here during the winter." Cách sử dụng while Sử dụng while khi ta dùng để nói về hai việc xảy ra cùng một lúc. Độ dài của thời gian không quan trọng. Hãy nhớ là while được dùng với một mệnh đề gồm một chủ ngữ và một động từ (while + subject + verb). Ví dụ: "The phone rang while I was watching TV." "I met him while we were studying in the library." Cách sử dụng for For là một giới từ được sử dụng để nói về một khoảng thời gian một điều gì đó đã xảy ra. "Simon has been sleeping for 8 hours." "We waited for 30 minutes outside your house." . He’d changed a lot. (Tôi nhìn anh ấy. Anh ấy đã thay đổi nhiều quá.) - tôi nhìn một cách chăm chú, có chủ định vì đã lâu rồi tôi không gặp anh ấy nên muốn biết anh ấy thay đổi ra sao. • I looked. chứ không phải là nhớ cái căn nhà đó. Phân biệt “Hear” và “Listen” trong tiếng Anh Từ Hear và Listen trong tiếng Anh đều có thể dịch là nghe. Để dịch chính xác thì phải căn cứ vào văn cảnh, tuy. nhìn ra cửa sổ và thấy anh ấy đang đứng ngay ở cửa.) Tôi nhìn ra cửa là có chủ ý, và tôi điều khiển mắt tôi hướng ra cửa nên tôi dùng Look. Tôi không biết trước là sẽ thấy anh ấy, đây là sự việc

Ngày đăng: 08/02/2015, 02:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan