đề xuất giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương ở việt nam trong thời gian tới_2

16 684 1
đề xuất giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương ở việt nam trong thời gian tới_2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TIỂU LUẬN Môn học: PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Tên đề tài: “ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI” Giảng viên giảng dạy: TS.HOÀNG MAI Học viên thực hiện: LÊ CHÍ QUỐC MINH Lớp: Cao học HCC-Khóa 16M tại Huế Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 1 Thành phố Huế, tháng 3 năm 2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 5 I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 5 1.1. Khái niệm phân cấp quản lý nhà nước 5 1.2. Nội dung phân cấp quản lý nhà nước 6 II. HẠN CHẾ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY 7 III. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ 8 IV. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP QLNN 10 4.1. Nguyên tắc trong phân cấp quản lý nhà nước 10 4.2. Đề xuất giải pháp 11 KẾT LUẬN 15 L I M    U Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 2 Phân cấp trong hoạt động quản lý nhà nước là một chủ trương lớn, nội dung quan trọng được đề cập một cách có hệ thống và nhất quán trong các văn kiện của Đảng ta trong thời gian gần đây. Văn kiện Đại hội Đảng IX xác định “phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương” và “phân cấp mạnh và toàn diện giữa các cấp trong hệ thống hành chính nhà nước” là một trong những định hướng nhằm cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước. Đến Đại hội XI, tiếp tục khẳng định: “Thực hiện phân cấp hợp lý cho chính quyền địa phương đi đôi với nâng cao chất luợng quy hoạch và tăng cuờng thanh tra, kiểm tra, giám sát của trung uong, gắn quyền hạn với trách nhiệm đuợc giao”. Cùng với đó, công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã tạo ra những đòi hỏi phải đổi mới, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương nhằm phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phân cấp quản lý, đồng thời để đẩy mạnh cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay, trong thời gian qua Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực nhằm đổi mới và tăng cường phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương. Đặc biệt, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nuớc giai đoạn 2011-2020 ban hành theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 đã đề ra nhiệm vụ: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên, khoáng sản quốc gia; quy hoạch và có định huớng phát triển; tăng cuờng giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời đề cao vai trò chủ dộng, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành”. Thực hiện sự phân cấp quản lý nhà nước, bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, biểu hiện qua sự phát huy được tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương; khai thác các nguồn lực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phục vụ tốt hơn nhu cầu của tổ chức và lợi ích của nhân dân. Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 3 Tuy nhiên, quá trình đổi mới phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương vừa qua xét về tổng thể vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, còn nhiều hạn chế, bất hợp lý. Xuất phát từ những lý do trên cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, của khu vực, cũng như trên thế giới, việc nghiên cứu nội dung “Đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước giữa Trung ương và địa phương” là thực sự cần thiết. Qun nghiên cứu nhằm đề xuất những giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước giữa Trung ương và địa phương. NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC: Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 4 1.1. Khái niệm phân cấp quản lý nhà nước. Hiện nay, có một số quan niệm khác nhau xung quanh khái niệm “phân cấp”. Theo một số tác giả, phân cấp chính là phân quyền giữa trung ương và địa phương. Phân cấp là phân ra, chia thành các cấp, các hạng. Phân cấp có sự chuyển giao quyền lực quản lý xuống các cấp dưới để thực hiện cho sát dân và sát tình hình thực tiễn, đồng thời, để giảm bớt khối lượng cho cấp trên khỏi phải trực tiếp giải quyết những việc sự vụ. Việc phân cấp phải gắn trách nhiệm với quyền hạn rõ ràng và bảo đảm tính thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Có quan niệm khác cho rằng, phân cấp có thể theo hai hướng: một hướng nằm ngang là sự phân chia căn cứ vào sự khác nhau của các công việc của một cấp; hướng nằm dọc (thẳng đứng) là sự phân chia theo cơ cấu thứ bậc công việc giữa các cấp khác nhau. Có ý kiến cho rằng, cần phân biệt “phân cấp quản lý” với một số khái niệm gần với nó là phân công, phân nhiệm, phân quyền vì “phân công và phân nhiệm đều để chỉ sự xác định quyền hạn, trách nhiệm cả theo chiều ngang và chiều dọc. Thông thường, người ta sử dụng khái niệm phân công để chỉ quan hệ theo chiều ngang với dụng ý phân biệt nó với phân cấp. Nếu phân quyền được hiểu là phân giao quyền hạn cho một cơ quan hoặc một cấp chính quyền nào đấy thì thực ra sử dụng thuật ngữ phân công và phân cấp là đầy đủ và chính xác hơn”. Như vậy, cho đến nay, mặc dù được sử dụng một cách rộng rãi, song cách hiểu về phân cấp còn chưa hoàn toàn thống nhất. Hiện nay, căn cứ vào cách phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ mà ở Việt Nam hình thành các cấp chính quyền: trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Phân cấp quản lý nhà nước, trước hết được hiểu là phân cấp giữa trung ương với chính quyền cấp tỉnh; đồng thời, còn bao hàm cả phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau. Theo các văn kiện của Đảng, phân cấp được tiến hành theo hướng “phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ và trên cơ sở nguyên tắc “chính quyền trung ương quản lý tập trung một số lĩnh vực theo ngành dọc được xác định từ yêu cầu thực tế. Đối với một số lĩnh vực khác, trung ương trực tiếp quản lý một phần, còn một phần phân cấp cho địa phương quản lý”. Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 5 Trên tinh thần đó mà hiện nay, phân cấp được hiểu là việc chuyển giao nhiệm vụ, thẩm quyền từ cơ quan quản lý nhà nước cấp trên xuống cơ quan quản lý cấp dưới nhằm đạt mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả quản lý. Trên cơ sở những lập luận đó, có thể đưa ra khái niệm về phân cấp quản lý nhà nước như sau: Phân cấp quản lý nhà nước là sự phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa khối lượng và tính chất thẩm quyền với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp nhằm tăng cường chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. 1.2. Nội dung phân cấp quản lý nhà nước. Trong quản lý nhà nước đòi hỏi cần có sự phân công lao động để đạt được mục tiêu và hiệu quả quản lý. Để sự phân công đó đạt được độ chín về mặt khoa học, độ thuyết phục về tính thực tế và sự hứa hẹn về mức độ hiệu quả, cần bám sát và tiến hành theo nguyên tắc sau đây: - Khảo sát đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước với các nội dung: đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tế áp dụng các quy định đó trong việc phân cấp giữa trung ương - địa phương và giữa các cấp địa phương với nhau; - Phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất cập trong quản lý nhà nước về từng lĩnh vực công tác cụ thể; Từ đó, đề xuất nội dung phân cấp giữa các chủ thể quản lý theo tinh thần xác định rõ địa chỉ phân cấp và trách nhiệm của từng chủ thể. Việc đề xuất nội dung phân cấp có thể liên quan đến việc chuyển giao thẩm quyền từ trung ương cho địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới và không loại trừ trường hợp ngược lại, vì mục tiêu thống nhất quản lý nhà nước và vì tính hiệu quả, nhiệm vụ cấp dưới được kiến nghị chuyển giao lên cấp trên hoặc cấp trung ương. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân cấp quản lý nhà nước là một hệ thống quy định pháp luật về phân định thẩm quyền quản lý nhà nước và cơ chế thực hiện những thẩm quyền đó. Như vậy, suy cho cùng, phân cấp bao gồm các nội dung cụ thể như sau: Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 6 - Xác định những thẩm quyền đặc biệt của trung ương trong việc quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực công tác cụ thể nhằm bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước; - Xác định những thẩm quyền riêng của từng cấp chính quyền theo tiêu chí “cấp tốt nhất”; - Xác định thẩm quyền chung của hai (hoặc một số) cấp chính quyền và cơ chế phối hợp trong việc thực hiện thẩm quyền chung đó. Thực tiễn quản lý nhà nước cho thấy không loại trừ sự tác động của một số chủ thể lên cùng một đối tượng và khách thể quản lý. Trong trường hợp này, không nên tuyệt đối hoá việc phân định thẩm quyền theo nghĩa “mỗi việc chỉ do một chủ thể đảm nhiệm”. Vấn đề đặt ra là cần xác định phạm vi trách nhiệm của mỗi chủ thể “đồng quản lý” và có cơ chế quản lý thích hợp. - Quy định các điều kiện về tài chính, tổ chức, nhân sự để bảo đảm thực hiện thẩm quyền được phân định, đặc biệt là những thẩm quyền mới được chuyển giao; - Xác định cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện thẩm quyền là kết quả của phân cấp quản lý nhà nước. II. HẠN CHẾ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY: Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương, vừa qua xét về tổng thể vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, còn nhiều hạn chế, bất hợp lý: Phân cấp nhưng chưa bảo đảm quản lý thống nhất, còn biểu hiện phân tán, cục bộ; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; chưa chú trọng việc thanh tra, kiểm tra đối với những việc đã phân cấp cho địa phương. Chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ công, đại diện chủ sở hữu đối với các tổ chức kinh tế nhà nước và tài sản nhà nước. Chưa xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp, của tập thể và cá nhân đối với những nhiệm vụ đã được phân cấp. Phân cấp nhiệm vụ cho cấp dưới, nhưng chưa bảo đảm tương ứng các điều kiện cần thiết để thực hiện, còn thiếu sự ăn khớp, đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 7 vực có liên quan, chưa tạo điều kiện thực tế cho địa phương chủ động cân đối các nguồn lực và các nhu cầu cụ thể của mình. Một số nội dung phân cấp đã được pháp luật quy định nhưng chậm được triển khai thực hiện hoặc thực hiện không triệt để. Mặt khác, các quy định phân cấp hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn của mỗi khu vực, vùng lãnh thổ, chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn. III. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ: Những hạn chế, bất cập trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân: nhận thức, quan điểm về các chủ trương, giải pháp phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh chưa rõ ràng, rành mạch, thiếu nhất quán, lo ngại phân cấp mạnh dẫn đến tình trạng cục bộ, cát cứ, phân tán. Trong tổ chức chỉ đạo còn thiếu quyết tâm, mạnh dạn từ xây dựng, ban hành thể chế, chính sách đến tổ chức thực hiện; chưa chú trọng tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng với yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới. Những nguyên nhân trên được cụ thể hóa qua các điểm sau: Chủ trương và nhận thức về việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung, phân cấp nói riêng còn chưa đủ rõ. Về việc tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các văn kiện của Đảng thường chú trọng và nhấn mạnh nguyên tắc phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, chưa đề cập nguyên tắc về mối quan hệ giữa trung ương - địa phương mà hiện nay một số ý kiến cho rằng, đó là nguyên tắc phân quyền theo chiều dọc. Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương được nêu trong các Nghị quyết của Đảng nhưng dưới góc độ phương thức hoạt động của Nhà nước mà không phải với tính chất là nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước thuộc nội dung quy định của Hiến pháp. Vị trí, mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và bộ máy hành pháp mà đại diện là Chính phủ chưa được nhận diện rõ. Nội dung đánh giá về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân thường được gắn với Quốc hội, xuất phát từ tư duy về tính Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 8 hệ thống của các cơ quan quyền lực nhà nước. Do vậy, các nhận định thường tập trung vào hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, chưa đề cập về phân cấp là quan hệ hiện hữu giữa Chính phủ với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Hướng kiện toàn chính quyền địa phương chưa đủ rõ và điều này tác động đến xu hướng cũng như biện pháp phân cấp. Cũng như, nội dung của chủ trương “bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của trung ương” chưa được làm sáng tỏ cả về lý luận cũng như trên phương diện thể chế, dẫn đến sự chủ quan khi lập luận về nhu cầu quản lý thống nhất từ phía trung ương đối với một số lĩnh vực. Tiêu chí trao quyền (hay ngược lại) cho một cấp địa phương thiếu nhất quán. Đã có ý kiến về sự cần thiết quản lý thống nhất theo ngành dọc một số lĩnh vực như an ninh, quốc phòng, tư pháp hay bảo đảm tính tập trung cao độ trong quản lý nhà nước trên địa bàn đô thị. Chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ chưa được điều chỉnh lại phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện mới làm cơ sở cho việc phân định thẩm quyền giữa trung ương - địa phương. Việc phân cấp được tiến hành thuận lợi khi thẩm quyền của các chủ thể chuyển giao và được chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn được phân định rõ. Trong khi đó, Luật Tổ chức Chính phủ chưa được sửa đổi; chức năng quản lý “vĩ mô” và những lĩnh vực cần quản lý tập trung, thống nhất theo ngành dọc chưa được nghiên cứu đầy đủ về lý luận và chưa đỉ thuyết phục về thực tiễn. Thể chế về phân cấp chưa được bảo đảm thực hiện bằng một cơ chế với các biện pháp đồng bộ. Chủ trương của Đảng cũng như quan điểm được quán triệt chung khi phân cấp là việc chuyển giao nhiệm vụ phải song hành với trao quyền hạn, bảo đảm tương xứng về khả năng thực hiện, kể cả về tổ chức, tài chính, nhân sự và mức độ chuẩn bị của chủ thể được phân cấp. Tuy nhiên, do thiếu tính tổng thể và sự đồng bộ nên có những lĩnh vực được phân cấp nhưng trên thực tế triển khai thiếu hiệu quả. Chất lượng, năng lực của cán bộ, công chức nói chung và địa phương, nói riêng là lực cản đáng kể đối với các mục tiêu và tham vọng cải cách trên nhiều lĩnh vực. Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 9 Chính quyền địa phương chưa thực sự phát huy trách nhiệm khi tham gia hình thành thể chế về phân cấp. Theo quy định hiện hành, việc xây dựng pháp luật phải có sự tham gia của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp. Tuy nhiên, một số dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề án mặc dù có ý kiến của các địa phương nhưng không đủ thuyết phục cơ quan chủ đề án hay thậm chí, còn xuôi chiều theo dự kiến của trung ương. IV. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC: 4.1. Nguyên tắc trong phân cấp quản lý nhà nước: Phân cấp QLNN giữa các cấp chính quyền địa phương nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở phân định rõ, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền Nhà nước, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu và lợi ích của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thực hiện phân cấp QLNN cần phải tuân thủ một số nguyên tắc để mang lại hiệu quả cao, đó là: Thứ nhất, phải tuân thủ nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ những nhiệm vụ QLNN của các sở, ngành với nhiệm vụ QLNN của các cấp chính quyền địa phương đối với hoạt động kinh tế -xã hội trên địa bàn. Thứ hai, phân cấp phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, đặc thù của ngành, lĩnh vực, điều kiện và khả năng phát triển của từng địa bàn; với từng loại hình đô thị, nông thôn, với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Thứ ba, bảo đảm nguyên tắc hiệu quả, việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời hơn và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp và Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 10 [...]... cụ thể phân cấp QLNN về kinh tế - xã hội ở cấp mình một cách có hiệu quả, trách nhiệm này thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND ở từng cấp 4.2 Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước trong thời gian tới: Hiệu quả phân cấp trung ương - địa phương là vấn đề liên quan tới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và vì thế, cần được giải quyết một cách tổng thể, với yêu cầu và xu... chịu trách nhiệm của chính quyền dịa phương trong việc quyết định và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong phạm vi đuợc phân cấp KẾT LUẬN Phân cấp đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết trong thực thi quyền lực nhà nước ở nhiều quốc gia trong những thập niên vừa qua, đặc biệt là ở những nước đang phát triển có cơ cấu tập quyền như Việt Nam Phân cấp cho địa phương là Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học... công cụ, biện pháp thúc đẩy và bảo đảm hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước Quá trình này đã đem lại những lợi ích thiết thực trong thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương Về cơ bản, phân cấp là quá trình chuyển đổi cấu trúc quyền lực chính trị từ “cứng nhắc” sang linh hoạt, quyền lực nhà nước từ tập trung sang phi tập trung hoá; hạn chế một phần quyền lực của chính quyền trung ương và tăng dần quyền... một số giải pháp sau: Một là, Cần triển khai chủ trương tổ chức hợp lý chính quyền địa phương Với mục tiêu này, cần có cơ sở lý luận vững chắc để hình thành các luận điểm, giải quyết một cách triệt để các vấn đề: Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 11 - Hoàn thiện cơ sở pháp lý để tổ chức lại chính quyền địa phương Việc đề xuất, xây dựng một số giải pháp quan trọng nhằm đổi mới tổ chức và hoạt... quản lý mà bản thân các đơn vị hành chính được gọi là trung gian - Xác định mô hình tổ chức chính quyền địa phương Cần tiếp tục nghiên cứu để có chủ trương rõ ràng, định hướng mô hình tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các thiết chế khác (nếu có) Xác định vai trò và địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính ở địa bàn nông thôn và đô thị - Phân cấp hợp lý giữa Chính phủ và. .. chính quyền địa phương các cấp trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nuớc, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ, đồng thời đề cao vai trò chủ dộng, tinh thần trách nhiệm và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nuớc của từng cấp, từng ngành Theo đó, cần thực hiện các nội dung sau: - Thực hiện quản lý nhà nuớc... suốt từ Trung ương đến địa phương, bảo dảm Chính phủ quản lý thống nhất về thể chế, chính sách, chiến luợc, quy hoạch, thanh tra, kiểm tra; đồng thời phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nuớc trên địa bàn theo quy dịnh của pháp luật; - Tuân thủ nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân. .. và các địa phương bảo đảm tính thống nhất, khả năng kiểm soát của trung ương và sự chủ động của địa phương Hiện nay, ngoài các Luật có tầm bao quát như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, phân cấp quản lý nhà nước được quy định trong các luật chuyên ngành khác Việc điều chỉnh lại quan hệ phân cấp sẽ là phức tạp nếu kéo theo nhu cầu sửa đổi văn bản lập pháp Bên... Trách nhiệm giải trình; - Sự tuân thủ các qui định của pháp luật; - Đảm bảo công khai, minh bạch, sự giám sát của nguời dân; - Trình dộ, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; Ba là, xác định rõ mục tiêu của phân cấp giữa trung uong và địa phương, tức là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ, các Bộ, co quan ngang Bộ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giữa chính... khẳng định định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp đã bổ sung nguyên tắc về mối quan hệ phân công, phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Nhưng quan hệ giữa trung ương và địa phương chưa được nghiên cứu thấu đáo để ghi nhận bằng quy định lập hiến Với khung hiến định như hiện nay, không thể tiến hành cải cách chính quyền địa phương bằng việc sửa các luật vốn . CHÍNH TIỂU LUẬN Môn học: PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Tên đề tài: “ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI” Giảng viên giảng. Chủ tịch UBND ở từng cấp. 4 .2. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước trong thời gian tới: Hiệu quả phân cấp trung ương - địa phương là vấn đề liên quan tới tổ chức và hoạt động. hiện thẩm quyền là kết quả của phân cấp quản lý nhà nước. II. HẠN CHẾ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY: Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương, vừa qua xét về tổng thể

Ngày đăng: 07/02/2015, 22:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan