luan van thac sy

102 154 1
luan van thac sy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về lý luận Trước bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, yêu cầu đặt ra về chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên thế mạnh của một quốc gia. Cho đến nay, sau nhiều năm thực hiện cơ chế mở cửa thị trường, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cùng với việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm, công nghệ mới được ứng dụng, ngành nghề mới xuất hiện càng nhiều và đa dạng. Vì vậy, chú trọng phát triển nguồn nhân lực với chất lượng cao chính là chìa khóa để phát triển nền kinh tế. Nguồn nhân lực nói chung, nhân viên công tác trong các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, du lịch có chất lượng cao nói riêng đang thực sự trở thành yếu tố cơ bản cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế. Giáo dục Đại học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trong đó đội ngũ giảng viên trong nhà trường đóng vai trò quyết định chất lượng đào tạo. Đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng và Đại học có nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân vừa có đức lại vừa có trình độ kỹ thuật tiên tiến để góp phần "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước. Chính vì vậy mà việc Phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Đại học, Cao đẳng là việc làm cần thiết, cấp bách hiện nay. Nhà giáo là người tác động trực tiếp đến quá trình phát triển về đạo đức, tri thức và hình thành nhân cách của người học. Từ ngàn đời nay nhà giáo luôn được coi trọng. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên”; 2 “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, được nhân dân ta không ngừng vun đắp và phát triển. Bác Hồ nói: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Vai trò của thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục được khẳng định trong nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” và “khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ”. Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa IX ngày 15/06/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục, đã chỉ đạo: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2010 và chấn hưng đất nước. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ”. Về mặt lý luận, các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định tầm quan trọng của nhà giáo và công tác xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện là một trong những nội dung quan trọng của đổi mới công tác quản lý giáo dục. 1.2. Về thực tiễn Sinh viên các trường CĐ nói chung, Trường CĐ VH, TT & DL Nguyễn Du nói riêng sau khi tốt nghiệp ra trường là lực lượng lao động quan trọng tham gia trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, nhà trường phải đào tạo nên những sinh viên có trình độ chuyên môn cao, năng lực thực hành tốt, 3 năng động, sáng tạo và có đầy đủ phẩm chất của người lao động mới. Bên cạnh đó, Trường CĐ VH, TT&DL Nguyễn Du với nhiệm vụ đào tạo những thầy giáo, cô giáo đứng trên bục giảng thông qua dạy chữ để dạy người, những hướng dẫn viên, những cán bộ văn hoá, những diễn viên, nghệ sĩ, vận động viên những người làm công tác định hướng lý tưởng, thẩm mĩ. Cho nên, để làm được nhiệm vụ nặng nề ấy cùng với các nguồn lực khác như tài chính, cơ sở vật chất , nguồn lực con người đóng vai trò hết sức quan trọng. Nguồn lực con người ở đây chính là đội ngũ giảng viên của nhà trường. Đội ngũ ấy phải đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, hợp lý và đồng bộ về cơ cấu. Hiện nay, nhà trường vừa mới được nâng cấp lên trường CĐ, bởi vậy so với yêu cầu, nhiệm vụ mới của trường, đội ngũ giảng viên Trường CĐ VH, TT&DL Nguyễn Du còn những bất cập sau đây: - Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ mới. - Trình độ chuyên môn giảng viên ở từng khoa chưa đồng đều, kỹ năng sư phạm của một số giảng viên còn hạn chế. - Thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên chưa thường xuyên. - Tổ chức biên chế đội ngũ giảng viên chưa phù hợp với yêu cầu của trường CĐ. Do vậy, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Trường CĐ VH, TT&DL Nguyễn Du trở nên vô cùng cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sắp tới của nhà trường. Từ những lý do trên đây, chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề “Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hoá, Thể 4 thao và Du lịch Nguyễn Du, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành Quản lý Giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, đề xuất những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường CĐ VH, TT&DL Nguyễn Du, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới của nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể Đội ngũ giảng viên Trường CĐ VH, TT&DL Nguyễn Du, tỉnh Hà Tĩnh. 3.2. Đối tượng Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường CĐ VH, TT&DL Nguyễn Du, tỉnh Hà Tĩnh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được những giải pháp mang tính hệ thống,có cơ sở khoa học và thực tiễn thì có thể sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mới của nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài. 5.3. Đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Trường CĐ VH, TT&DL Nguyễn Du, tỉnh Hà Tĩnh. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây: 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 5 Sử dụng và phối hợp các phương pháp: tổng hợp, phân tích, phân loại dự báo, khái quát hóa các tài liệu khoa học có liên quan để xác định khái niệm công cụ và xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Để khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên Trường CĐ VH, TT&DL Nguyễn Du, tỉnh Hà Tĩnh và thu thập các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp: - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò - Phương pháp trao đổi - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Xử lý các dữ liệu thu được về mặt định lượng. 7. Đóng góp của luận văn 7.1. Về mặt lý luận Luận văn hệ thống hoá các vấn đề lý luận về giảng viên, đội ngũ giảng viên, làm rõ thêm một số đặc trưng của giảng viên ở Trường Cao đẳng Nghệ thuật, phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng. 7.2. Về mặt thực tiễn Luận văn khảo sát tương đối toàn diện thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng VH, TT&DL Nguyễn Du, tỉnh Hà Tĩnh; đưa ra các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi để phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường giai đoạn 2011 - 2015. 8. Cấu trúc luận văn 6 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Chương 3. Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Du, tỉnh Hà Tĩnh. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngày nay, các quốc gia coi giáo dục là nền tảng và là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội và hưng thịnh của mỗi quốc gia. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghệ thông tin, của nền kinh tế tri thức và xu thế hội nhập, toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực. Thế giới ngày nay đang diễn ra cuộc chạy đua quyết liệt để phát triển, trong đó tập trung vào phát triển kinh tế. Tuy nhiên để có thể thắng trong cuộc chạy đua này hoặc ít nhất không bị tụt hậu, các quốc gia cần phải đầu tư và chăm lo cho sự phát triển giáo dục của đất nước mình. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với những nước đang phát triển, như nước ta hiện nay. Sự đầu tư chăm lo phát triển giáo dục đi trước một bước, đón đầu các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, xã hội,… đã được các nước Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,… thực hiện có hiệu quả cao. Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ, quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội, đồng thời có tác động mạnh đến tiến trình phát triển của một quốc gia. Mặt khác chúng ta đều biết chất lượng giáo dục được đào tạo nên từ tổ hợp gồm nhiều yếu tố nhưng trong tổ hợp các yếu tố đó thì đội ngũ giáo viên là yếu tố quan 7 trọng và chủ yếu nhất quyết định chất lượng giáo dục, vì đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thi hành các mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục, với vai trò chủ đạo trong giáo dục đào tạo ở các trường. Do đó xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là một vấn đề được các nước quan tâm cho dù là nước lớn hay nước nhỏ, nước giàu hay nước nghèo, nước phát triển hay đang phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển, mô hình đào tạo đội ngũ giáo viên ở các nước trên thế giới và vận dụng phù hợp vào điều kiện nước ta là một yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay. Mô hình đào tạo giáo viên một số nước trên thế giới - Cộng hoà Liên bang Đức: Giáo viên chuyên nghiệp được đào tạo chính quy tại các khoa sư phạm kỹ thuật trong các trường Đại học theo mô hình thống nhất trong toàn Liên bang mà đầu vào là học sinh tốt nghiệp các trường nghề và sau khi học xong chương trình phải có hai năm làm việc theo nghề đã đào tạo sau đó mới được cấp bằng giáo viên. - Ở Mỹ: Mô hình đào tạo giáo viên đa dạng hơn, đầu vào là sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học kỹ thuật, các trường Cao đẳng cộng đồng… sau đó đào tạo tiếp nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên chuyên nghiệp. - Ở Australia: Giáo viên chuyên nghiệp được đào tạo tại các trường Đại học nhưng đầu vào là những người đã có tay nghề đang làm việc tại các cơ sở sản xuất. Nhìn chung mô hình đào tạo giáo viên ở các nước rất khác nhau, nhưng có một điểm chung: Đầu vào đều là những người có kiến thức, kinh nghiệm về một nghề nào đó sau mới được đào tạo thành giáo viên chuyên nghiệp. Ở Việt Nam, trong Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH TW khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW II khoá VIII về phương hướng phát triển giáo dục đào tạo khoa học công nghệ từ 2005 đến 2010 có ghi “tạo chuyển 8 biến cơ bản về chất lượng giáo dục trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên…” và ông cha ta thường nói “không thầy đố mày làm nên” điều này không ngoài ý khẳng định vai trò, công lao của người thầy đối với mỗi con người. Luật Giáo dục đã xác định rõ vai trò của giáo viên: “Nhà giáo giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục…” [21]. GS.TSKH. Nguyễn Minh Đường đề cập tới vấn đề Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới (Nhà in Bưu điện, Hà Nội, 1996). Trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ, kinh nghiệm của các quốc gia (tháng 10/2002, tập II), tác giả đã đưa ra một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 đó là việc hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Theo tác giả đó là một giải pháp quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện phát triển chiến lược giáo dục của nước ta trong giai đoạn này. Về vấn đề quản lý chất lượng và kiểm định đánh giá chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH được đề cập đến trong công trình nghiên cứu Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM của PGS.TS. Trần Khánh Đức. Một số công trình nghiên cứu sau đây cũng liên quan đến vấn đề xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên như Mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật của PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt (1990), Xây dựng mô hình giảng viên kỹ thuật ở trình độ Đại học cho các trường THCN - dạy nghề do PGS.TS. Nguyễn Đức Trí là chủ biên (1996), Xây dựng mô hình hoạt động cho giáo viên dạy nghề của Thạc sĩ Nguyễn Đăng Trụ (2004)… ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu có đề cập tới việc đào tạo giáo viên dạy nghề của Phan Chính Thức, Trần Hùng Lượng, Hoàng Ngọc Trí vào những năm 2003 - 2005. 9 Nhìn chung các công trình nghiên cứu nói trên đã có những tác động nhất định đối với công tác quản lý GD&ĐT nói chung và lĩnh vực xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng ở các cấp độ bình diện khác nhau. Trong đó các tác giả đã đề cập khá toàn diện cả về mặt lý luận và cả những giải pháp cụ thể được xác lập trên cơ sở khảo sát thực trạng của mỗi trường. Tuy nhiên vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường CĐ VH, TT&DL Nguyễn Du, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. Trong lúc đó một thực tế đặt ra là Trường CĐ VH, TT&DL Nguyễn Du mới được thành lập chưa được 01 năm và đang bước vào thời kỳ xây dựng đề án quy mô tổng thể giai đoạn 2010 - 2020, nên cần thiết phải có sự khảo sát cụ thể về thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên, nhằm đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực cho trường CĐ đa ngành với cốt lõi là các ngành nghệ thuật. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Giảng viên và đội ngũ giảng viên 1.2.1.1. Giảng viên Theo Từ điển tiếng Việt, giảng viên “là tên gọi chung người làm công tác giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp, các lớp đào tạo, huấn luyện, các trường trên bậc phổ thông” [24, 376]. Luật Giáo dục 2005, điều 70 quy định: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên, ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên” [21]. Theo phân loại hệ thống cán bộ, công chức nhà nước của Ban Tổ chức - CB Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), giảng viên có 3 bậc (gọi là ngạch), là: giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp. Mỗi ngạch có tiêu chuẩn nghiệp vụ riêng, quy định tại quyết định số 538/TCCP-BCTL, ngày 18/12/1995 của Ban Tổ chức - CB Chính phủ. 10 [...]... tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình, giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học” [26, 5] Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục” Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực thi các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục, với vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục đào tạo ở các trường, các

Ngày đăng: 07/02/2015, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan