xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại thành phố hồ chí minh chính sách và giải pháp

165 975 2
xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại thành phố hồ chí minh chính sách và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông đảo của một đô thị loại đặc biệt, có nhu cầu cao về tổ chức các hoạt động văn hóa cũng như hưởng thụ các dịch vụ văn hóa với chất lượng cao, vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính giáo dục. Những năm 1975-1985, các loại hình hoạt động văn hóa được nhà nuớc bao cấp về tài chính, kiểm tra nội dung chặt chẽ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ máy hoạt động văn hóa được tổ chức theo cách thức hoạt động trong cơ chế bao cấp như vậy. Nhưng, với xu thế phát triển nhanh của thành phố cùng với đà phát triển chung của cả nước, hoạt động văn hóa cần có một “chiếc áo” mới, thay thế cho cơ chế trước đây. Từ thực tiễn đó, Nghị quyết 90/1997/NQ-CP về Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa đã được ban hành vào ngày 21/8/1997. Tiếp theo đó, Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao được ban hành vào ngày 9/8/1999. Ngày 30/12/1999, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã công bố đề án Xã hội hóa hoạt động văn hóa. Các văn bản pháp quy ấy ra đời đã được các địa phương đón nhận, hoạt động văn hóa có nhiều chuyển biến theo huớng xã hội hóa. TP. Hồ Chí Minh, vốn đã có những hoạt động mang tính thử nghiệm về việc tổ chức dịch vụ văn hóa theo tinh thần đổi mới từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, đã triển khai khá nhanh chóng chủ trương xã hội hóa vào các lĩnh vực hoạt động, được ghi nhận bước đầu có những kết quả đáng khích lệ. TP. Hồ Chí Minh đã huy động được nhiều nguồn lực của xã hội phục vụ cho việc phát triển sự nghiệp văn hóa của thành phố. Nhiều công ty tư nhân trong lĩnh vực nghệ thuật đã và đang hoạt động. Nhiều phương thức xã hội hóa đã thành công, làm phong phú hơn đời sống văn hóa ở Thành phố. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều điều bất cập trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa, cũng như những mặt trái của xã hội hóa cũng chưa được chỉ rõ và chưa có chính sách cụ thể để điều chỉnh. Tiến trình xã hội hóa ở TP. Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều vấn đề được đặt ra, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu nhằm làm cho tiến trình ấy được đẩy mạnh đúng định hướng, góp phần xây dựng Thành phố văn minh hiện đại một cách bền vững, đồng thời phát huy vai trò của Thành phố là trung tâm khu vực phía Nam của đất nước. 2 Vì thế, đề tài “ . Hồ Chí Minh – Chính sách và giải pháp” đáp ứng cho nhu cầu trên. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc thuộc lĩnh vực của đề tài Tình hình nghiên cứu ngoài nước Thúc đẩy các hoạt động văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như nhắm đến việc giáo dục, định hướng xã hội đến các giá trị của cuộc sống là mục tiêu của nhiều nhà văn hóa, nhiều tổ chức hoạt động văn hóa trên thế giới. Trong khuôn khổ đề cương này, chúng tôi xin trình bày một số vấn đề từ Nhật Bản, Bungaria và Tây Ban Nha. Năm 1998, tác giả người Nhật là Michihiro Watanabe viết tham luận tiêu đề “Huy động nguồn lực cho hoạt động văn hóa” (Mobilizing resources for cultural activities) 1 , nhận định vấn đề cấp thiết đang đặt ra cho chính sách văn hóa của nhiều chính phủ trên thế giới đó là vấn đề đầu tư tài chính cho việc mở rộng các hoạt động sáng tạo, bởi vì các quỹ có sẵn hiện vẫn không thể đáp ứng nổi nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng gia tăng của người dân. Năm 2003, tác giả người Bungaria, Lidia Varbanova có bài nghiên cứu tựa đề “Cấp vốn các hoạt động văn hóa ở Đông Nam Châu Âu” 2 , đây là một nghiên cứu được ủy nhiệm bởi Chương trình Policies for Culture. Theo Lidia Varbanova, sau năm 1989 các chính phủ ở Đông Nam châu Âu bắt đầu tái thiết tổng thể chính sách văn hóa của họ để giảm thiểu sự tham gia trực tiếp của Nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa và tăng sự hỗ trợ gián tiếp thông qua một loạt các công cụ lập pháp. Mô hình Nhà nước là “chủ sở hữu chính” của ngành công nghiệp văn hóa đang dần được thay thế bằng mô hình Nhà nước là “người điều phối chính” thông qua các chức năng kinh tế và pháp luật. Javier Brun, Giám đốc Sở Văn hóa của Hội đồng thành phố Huesca (Tây Ban Nha) viết bài “Lĩnh vực văn hóa độc lập ở Tây Ban Nha” (2007) đăng trong Lab for Culture 3 phân tích về sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong các hoạt động văn hóa tại Tây Ban Nha. Ông cho biết các hoạt động văn hóa tại Tây Ban Nha được phân quyền cao. 1 http://www.powerofculture.nl/uk/archive/commentary/watanabe.htm 2 http://www.policiesforculture.org/dld/PfC_LVarbanova_FinancingSEE.pdf 3 http://www.labforculture.org/fr/annuaire/contenu/r%C3%A9gion-en-cible/espagne/le- secteur-culturel-ind%C3%A9pendant-en-espagne 3 Như vậy, vấn đề xã hội hóa các hoạt động văn hóa không phải là vấn đề của TP. Hồ Chí Minh, của riêng Việt Nam, mà là một vấn đề mang tính chất toàn cầu mà nhiều quốc gia phải có chiến lược. Tình hình nghiên cứu trong nước Công trình Xã hội hóa hoạt động văn hóa của Viện Văn hóa - Bộ Văn hóa Thông tin (năm 1996) do Lê Như Hoa chủ biên 1 tập hợp 33 bài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học nhằm làm sáng tỏ những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sát thực với ngành văn hóa. Mỗi tác giả tiếp cận vấn đề xã hội hóa ở những chuyên ngành khoa học khác nhau và từ đó đề cấp đến vấn đề xã hội hóa văn hóa với những trọng điểm khác nhau. Bài viết “Những vấn đề đặt ra trong công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa” của tác giả Lê Như Hoa mở đầu một số vấn đề lý luận như ý nghĩa của việc xã hội hóa hoạt động văn hóa, cách hiểu về xã hội hóa hoạt động văn hóa, lịch sử của việc xã hội hóa hoạt động văn hóa, vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Bài viết “Cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa và xã hội hóa văn hóa” của tác giả Huỳnh Khái Vinh đưa ra một số quan điểm cho quá trình từ văn hóa bao cấp đến văn hóa thị trường, về cơ chế xã hội hóa văn hóa và vấn đề định hướng xã hội hóa văn hóa. Tác giả Trường Lưu với bài “Văn hóa từ ý nghĩa xã hội tự thân đến tính xã hội hóa” cho rằng nhân dân vừa là người hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa, đồng thời là người tham gia các hoạt động văn hóa, sáng tạo ra của cải tinh thần” 2 . Với bài Xã hội hóa các hoạt động văn hóa và xã hội hóa kinh doanh văn hóa”, tác giả Trần Trọng Đăng Đàn cho rằng kinh doanh văn hóa là một vấn đề cần quan tâm nhiều nhất trong quá trình xã hội hóa các hoạt động văn hóa 3 . Trong bài “Mấy bài học quan trọng về xã hội hóa hoạt động văn hóa”, tác giả Huỳnh Quốc Thắng nhận định tính đa chủ thể là kết quả của vấn đề xã hội hóa các hoạt động văn hóa và cho rằng đấy là một vấn đề cần được xác định rõ của quá trình xã hội hóa văn hóa, và là một nội dung phải quan tâm và phải được xác định rõ. Về mặt thực tiễn, có hai bài viết đáng chú ý trong công trình này là bài viết “Xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở quận 1 – TP. Hồ Chí Minh” của Mạc Như Sương 4 và bài “Những vấn đề về xã hội hóa các hoạt động văn hóa (qua 1 Lê Như Hoa (chủ biên), Xã hội hóa hoạt động văn hóa, Nxb VHTT, Hà Nội, 1996. 2 Lê Như Hoa (chủ biên), Xã hội hóa hoạt động văn hóa, Nxb VHTT, Hà Nội, 1996, tr.43-53. 3 Lê Như Hoa (chủ biên), Xã hội hóa hoạt động văn hóa, Nxb VHTT, Hà Nội, 1996, tr.54-68. 4 Phó Chủ tịch UBND Quận 1. TP. Hồ Chí Minh, 1996. 4 thực tế huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) của Huỳnh Ngọc Trung 1 . Hai bài viết này phần nào khảo tả được một số trường hợp xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh cách nay hơn 12 năm. Công trình tập thể này cho thấy những cố gắng ban đầu của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong việc tìm kiếm, phát hiện quy luật cho hành trình xã hội hóa văn hóa của thành phố cũng như của cả nước. Công trình Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta hiện nay (1999) của Hoàng Vinh đã dành riêng chương thứ 13 để viết về vấn đề “Xã hội hóa các hoạt động văn hóa – một hướng đi quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa ở nước ta”. Tác giả đã phân tích từ quan niệm về văn hóa cho đến cách hiểu về xã hội hóa văn hóa; đưa ra những nguyên tắc của quá trình xã hội hóa văn hóa ở nước ta. Ngoài ra, đây cũng là công trình có phần trình bày khá công phu về thể chế văn hóa và mạng lưới thiết chế văn hóa, góp phần tạo cơ sở lý luận để nghiên cứu trường hợp vấn đề xã hội hóa hoạt động văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh. Năm 2000, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã cho xuất bản tập sách Xã hội hóa hoạt động văn hóa - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn do Đinh Xuân Dũng chủ biên. Cuốn sách gồm ba phần trong đó phần I trình bày “Một số hiểu biết cơ bản về xã hội hóa hoạt động văn hóa”, phần II chủ yếu đánh giá kết quả hoạt động và kinh nghiệm thực tiễn xã hội hóa hoạt động văn hóa ở các địa phương từ sự tập hợp các bài viết của các nhà quản lý văn hóa, các cán bộ hoạt động văn hóa. Đặc biệt, cuốn sách dành toàn bộ phần III, tập hợp đầy đủ các văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ VH-TT về vấn đề xã hội hóa hoạt động văn hóa. Trong công trình này, đáng chú ý là bài viết “Vài nét về xã hội hóa hoạt động văn hóa thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Hồng Liêm. Bài viết này đã phác thảo bức tranh toàn cảnh thực tiễn xã hội hóa hoạt động văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm cách nay gần tròn 10 năm. Năm 2006, Nguyễn Thanh Tuấn, trong công trình “Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay” đã nhận định “xã hội hóa văn hóa” như một tác nhân tích cực và ngày càng giữ vai trò chủ đạo đối với việc biến đổi văn hóa đô thị trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Theo ông, quá trình xã hội hóa văn hóa bao giờ cũng sản sinh ra hai loại dịch vụ văn hóa: dịch vụ vì lợi nhuận và dịch vụ phi lợi nhuận. Dịch vụ vì lợi nhuận phát triển theo các hình thức sở hữu tài sản văn hóa (công lập, bán công, dân lập, tư nhân…). Dịch vụ 1 Trưởng phòng VHTT-TTDL huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, 1996. 5 phi lợi nhuận gồm các hoạt động văn hóa tự nguyện, tự quản của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế 1 . Tháng 10 - 2006, các tác giả Đinh Văn Ân và Hoàng Thu Hòa đồng chủ biên công trình Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam. Công trình đóng góp vào việc làm rõ hơn quan niệm và thực tiễn về dịch vụ công và xã hội hóa cung ứng dịch vụ công, đồng thời kiến nghị một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng, phân phối, và quản lý 5 loại dịch vụ công rất quan trọng là giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học công nghệ, và thể dục thể thao. Các tác giả vạch ra những nhận thức không đúng về cơ chế xã hội hóa, đó là việc coi xã hội hóa là tư nhân hóa, hoặc coi xã hội hóa chỉ là sự đóng góp tiền của vật chất của nhân dân trong điều kiện ngân sách Nhà nước hạn hẹp, hoặc coi xã hội hóa chỉ được thực hiện trong các tổ chức ngoài Nhà nước cung ứng dịch vụ công, còn các tổ chức của Nhà nước cung ứng dịch vụ công thì không cần xã hội hóa. Cùng năm 2006, tác giả Trần Ngọc Khánh có bài viết “Góp phần xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa trong quá trình đô thị hóa hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh”. Theo Trần Ngọc Khánh, quá trình “xã hội hóa” các hoạt động thiết chế văn hóa ở nước ta hiện nay không chỉ là cuộc vận động “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, mà thực chất là nhằm xác lập vai trò tự quản của các cộng đồng, để cho cộng đồng có đủ khả năng tự tổ chức, vận hành và trang bị các thiết chế văn hóa để tự mình hoàn thiện, phát triển đa dạng các phương diện hoạt động trong đời sống xã hội” 2 . Vấn đề xã hội hóa các hoạt động văn hóa cũng được sự quan tâm của giới truyền thông. Giới này chú trọng đến việc áp dụng vào thực tiễn chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa. Trên tờ Hà Nội Mới ngày 10 tháng 5 năm 2006, có bài “Xã hội hóa hoạt động nghệ thuật: đáng khâm phục!” viết về mức độ xã hội hóa của thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật. Tác giả cho biết những kết quả ban đầu của quá trình xã hội hóa trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật được sự đánh giá cao của các chuyên gia tư vấn nước ngoài trong dự án “Báo cáo quốc gia về hiện trạng văn hóa Việt Nam”. Dự án này do Viện Văn hóa Thông tin thực hiện từ năm 2000 đến 2004 dưới sự tài trợ của Thụy Điển trong khuôn khổ “Hiệp định hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thụy Điển 1 Nguyễn Thanh Tuấn, Biến đổi văn hóa đô thị, Nxb VHTT & Viện Văn hóa, 2006, tr.166-170. 2 Trần Ngọc Khánh, “Góp phần xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa trong quá trình đô thị hóa hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh”, Khoa học Xã hội TP. HCM - Những vấn đề nghiên cứu, Trung tâm KHXH&NV TP. HCM, 2006. 6 trong lĩnh vực văn hóa thông tin”. Theo nhận định của bà Ritva Michel - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Phần Lan, “Ở nhiều nước châu Âu, rất khó duy trì hai loại hình Nhà nước và tư nhân cùng song song hoạt động như thế này. TP. Hồ Chí Minh làm được quả là đặc biệt”. Tuy thế, đoàn chuyên gia này cũng lưu ý đến tính giá trị của văn hóa” 1 . Trên Chuyên trang Điểm Bưu điện văn hóa xã của trang web Cổng phát triển Việt Nam ngày 9/3/2007 có bài “Xã hội hóa hoạt động văn hóa: trọng tâm là đời sống văn hóa”. Bài viết nhận định chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa đã thu hút các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động văn hóa với những kết quả đáng khích lệ, mà nổi bật nhất là các lĩnh vực xuất bản - in - phát hành sách; điện ảnh, bảo tồn bảo tàng” 2 . Trên báo Nhân Dân số ra ngày 31/12/2008 có bài “Xã hội hóa các hoạt động văn hóa nghệ thuật” do phóng viên Luân Vũ thực hiện. Phóng viên đã có buổi nói chuyện với NSND Lê Ngọc Cường (Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch) về chủ đề đời sống văn hóa nghệ thuật của đất nước hiện nay. NSND Lê Ngọc Cường nhận định rằng “Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hóa - nghệ thuật rất kịp thời, đúng đắn nhưng chưa có những chính sách cụ thể, kịp thời, chưa cụ thể hóa được bằng kế hoạch hành động. Đơn cử như chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật để khuyến khích mọi thành phần trong xã hội hăng hái tham gia thì phải đề ra được những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như ưu tiên, ưu đãi thuế.” 3 Tờ báo Đất Việt (22/8/2009) có bài viết “Sân khấu TP. Hồ Chí Minh sáng đèn nhờ xã hội hóa” của tác giả Võ Hà, phản ánh sự tương phản giữa một bên là hệ thống sân khấu, nhà hát tư nhân luôn sáng đèn với một bên là hệ thống sân khấu, nhà hát công do Nhà nước đầu tư thì vắng vẻ kéo theo nguy cơ “chảy máu” nhân tài… Có thể nói, nhờ cơ chế xã hội hóa, giới đầu tư tư nhân đã làm thay đổi bộ mặt sân khấu giải trí thành phố 4 . Tờ Sài Gòn Giải Phóng số ra ngày 02/08/2009 có bài “Đầu tư và hiệu quả” của tác giả Trần Bạch Tuyết cho thấy sự hoạt động vượt trội của các đơn vị sân khấu tư nhân đã đóng góp đáng kể vào sự sôi động của đời sống sân khấu và giúp cho công chúng có thêm nhiều sự lựa chọn. Vấn đề còn trăn trở là làm sao 1 Ngày 10/5/2006, http://www.hanoimoi.com.vn/vn/43/85910/ 2 http://www.vietnamgateway.org/vanhoaxa/dbdvhx.php?action=thongtin&chuyenmuc=0903&id 3 http://www.nhandan.org.vn/tinbai/?top=43&sub=79&article=138239 4 http://www.baodatviet.vn/Home/vanhoa/San-khau-TP-HCM-sang-den-nho-xa-hoi- hoa/20098/55232.datviet 7 đầu tư cho sân khấu một cách hiệu quả, làm sao khơi dậy được sự năng động và khát vọng sáng tạo của nghệ sĩ, thu hút được nhiều khán giả nhưng vẫn không bị “đánh mất mình” theo các chiều hướng lệch lạc.” 1 Báo Người Lao Động số ra ngày 17/9/2009 có bài “Xã hội hóa làm nên tác phẩm đỉnh cao” viết về sự thành công của các vở chính kịch với đề tài lịch sử do các sân khấu kịch theo mô hình xã hội hóa dàn dựng như Bí mật vườn Lệ Chi, Ngàn năm tình sử, Nỏ thần đã đạt được giá trị nghệ thuật lẫn giá trị kinh doanh. Bài báo đặt vấn đề là cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc về vai trò của các đơn vị hoạt động sân khấu xã hội hóa, để có chính sách hỗ trợ đúng mức của Nhà nước. Cái chính là sự hỗ trợ về mặt tinh thần cũng như cơ sở vật chất cho khối sân khấu xã hội hóa” 2 . Những công trình, bài viết đi trước là nền tảng khoa học quý giá, cung cấp lý luận cũng như thực tiễn giúp cho nhóm tập thể tác giả đề tài “Xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, Chính sách và giải pháp” tiến hành công việc nghiên cứu của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài có mục tiêu chung là: Nghiên cứu thực trạng xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh để đề xuất điều chỉnh chính sách, đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa một vài lĩnh vực hoạt động văn hóa. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: - Nhìn nhận, đánh giá thực trạng xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh, phân tích tìm ra nguyên nhân, cơ hội, thách thức trong tiến trình xã hội hóa - Đề xuất những vấn đề về quan niệm, về chính sách xã hội hóa nhằm thúc đẩy việc thực hiện chủ trương xã hội hóa phát triển đúng định hướng. - , thư viện, nhà văn hóa. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh từ khi có chủ trương xã hội hóa của Đảng và các chính sách của Nhà nước về XHH. 1 http://www.sggp.org.vn/theodongthoisu/2009/8/198698/ 2 http://tintuc.timnhanh.com/van-hoa-giai-tri/san-khau/20090917/35A9953C/Xa-hoi-hoa-lam- nen-tac-pham-dinh-cao.htm 8 Đề tài nghiên cứu hoạt động của cả đơn vị công lập, ngoài công lập đang hoạt động văn hóa tại TP. Hồ Chí Minh. Vì vậy, đề tài sẽ khảo sát, nghiên cứu ý kiến của những người hoạt động văn hóa, của công chúng tham gia các loại hình hoạt động văn hóa. 5. Giả thuyết nghiên cứu + V ễ hành phố á , trong khi ? Giả thuyết được đặt ra là khi nhà nước ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo sự công bằng giữa các đơn vị công lập và ngoài công lập. Như vậy, tất yếu có sự cạnh tranh giữa các đơn vị hoạt động nghệ thuật, không phân biệt công lập hay ngoài công lập. Tạo đươc sự cạnh tranh lành mạnh, cũng có nghĩa đã tạo được mối quan hệ nhằm phát huy thế mạnh của mỗi đơn vị. + Vì sao đến nay ở một thành phố dồi dào nguồn lực như TP. Hồ Chí Minh lại chưa ra đời nhiều bảo tàng tư nhân, chưa có thư viện tư nhân. Có phải chăng vì Bảo tàng, Thư viện là những lĩnh vực hoạt động khó tạo nên doanh thu cao, do vậy, tư nhân không chọn các lĩnh vực này để đầu tư. Vì thế nhà nước cần khuyến khích những người đam mê, yêu thích các lĩnh vực hoạt động này để họ biến những phòng lưu giữ các bộ sưu tập tại nhà, những tủ sách gia đình, trở thành bảo tàng tư nhân, thư viện tư nhân dưới sự bảo trợ của Nhà nước bằng nhiều loại chính sách. + Mô hình Công viên Văn hóa - Du lịch ra đời và hoạt động sôi nổi như Đầm Sen, Suối Tiên, phải chăng cũng là một dạng thức xã hội hóa trong lĩnh vực tổ chức đời sống văn hóa, vui chơi giải trí cho cộng đồng dân cư, cho cả khách vãng lai của thành phố. Nhưng, nó không thể thay thế được Nhà văn hóa (hoặc Trung tâm Văn hóa, Cung Văn hóa) ở thành phố, ở quận, huyện. Giả thuyết đặt ra là Nhà nước vừa tăng cường đầu tư cho hệ thống Nhà văn hóa công lập, vừa ban hành quy định đòi hỏi các Công viên Văn hóa – Du lịch cùng có trách nhiệm tổ chức các hoạt động phục vụ cộng đồng. Như thế cả hai cùng tồn tại, phát triển, đẩy mạnh hoạt động góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân thành phố. + Để nâng cao vai trò QLHCNN về văn hóa trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa, những vấn đề sau đây, có phải chăng là những vấn đề mà UBND Thành phố, Sở Văn hóa - Thể thao – Du lịch Thành phố cần quan tâm? 9 - Công bố quy hoạch về văn hóa trong quy hoạch chung của thành phố, của từng quận, huyện. - Ban hành nhiều chính sách cụ thể ở từng lĩnh vực hoạt động văn hóa. - Tăng đầu tư ngân sách cho hoạt động văn hóa theo hướng đầu tư tập trung, không dàn trải. - Thể hiện sự nghiêm minh trong quản lý Nhà nước về văn hóa. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu: - Các vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề xã hội hóa hoạt động văn hóa, chính sách văn hóa, - Thực trạng xã hội hóa hoạt động văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh từ khi có chủ trương xã hội hóa cho đến nay, - Nhận xét từ thực tiễn xã hội hóa hoạt động văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh thời gian qua, - Đề xuất giải pháp, bổ sung hoặc sửa đổi chính sách nhằm tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa ở các lĩnh vực hoạt động văn hóa. 7. Khách thể và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong môi trường hoạt động văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh. Đó là môi trường của một đô thị loại đặc biệt ở Việt Nam, đô thị đông dân nhất nước, có lượng khách vãng lai rất lớn đồng thời là môi trường của một thành phố với vai trò là trung tâm văn hóa, kinh tế của khu vực phía Nam cũng như của cả nước. Đề tài khảo sát, nghiên cứu: - Công chúng đang tham gia/thưởng thức/tham quan các hoạt động văn hoá, từ 18 tuổi trở lên. - Người hoạt động văn hoá đang hoạt động cho các đơn vị công lập và ngoài công lập. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: địa điểm hoạt động văn hoá tại các TP. Hồ Chí Minh. - Thời gian: từ năm 2005 đến 2010 (đặt trong mối quan hệ trước và sau khi có chủ trương xã hội hóa). 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Mô tả tóm tắt phƣơng pháp nghiên cứu 10 - Hướng tiếp cận xã hội học, nhân học. Đây là một trong những hướng tiếp cận chủ đạo của đề tài, thông qua các cuộc điều tra, khảo sát được tiến hành để góp phần nhận diện rõ thực trạng xã hội hóa các hoạt động văn hóa và làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến các mô hình thành công và không thành công. - Hướng tiếp cận sử học: Hướng tiếp cận này được đề xuất trên cơ sở quan niệm rằng bất cứ hệ giá trị nào cũng đều có nguồn gốc lịch sử của nó, không phải tập trung trình bày lịch sử các hoạt động văn hóa của thành phố mà là khám phá xu hướng xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở hướng tiếp cận như vậy, dự kiến các thao tác và kế hoạch nghiên cứu, khảo sát cụ thể của nhóm nghiên cứu như sau: - Tổ chức điều tra xã hội học, nhân học: bao gồm các phương pháp nghiên cứu định lượng (điều tra bằng bản hỏi), định tính (phỏng vấn chuyên gia), thảo luận nhóm tập trung, quan sát, ghi chép và phân tích hiện trạng của tình hình xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh. + Điều tra định lượng: Nhóm nghiên cứu đã điều tra 800 phiếu thông qua các hoạt động văn hoá tại TP. Hồ Chí Minh như điện ảnh, sân khấu (kịch, cải lương, xiếc…), thư viện, bảo tàng, Trung tâm Văn hoá/ Nhà văn hoá, lễ hội.v.v… Chia ra 2 nhóm đối tượng chính: Công chúng (540 phiếu), những người hoạt động văn hoá (260 phiếu). + Điều tra định tính (phỏng vấn chuyên gia): Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu 100 đối tượng trong từng hoạt động riêng biệt. Chẳng hạn, ở hoạt động điện ảnh bao gồm: đạo diễn, diễn viên, nhà quản lý đơn vị công lập/ngoài công lập, công luận (nhà báo), nhà quản lý Nhà nước, tác giả phim, công chúng xem phim… Còn đối với hoạt động bảo tàng bao gồm: nhà quản lý bảo tàng, cán bộ nghiệp vụ bảo tàng, nhà sưu tập tư nhân, nhà quản lý Nhà nước, công chúng tham quan… Trong hoạt động thư viện bao gồm: nhà quản lý thư viện công lập, người thành lập thư viện tư nhân, độc giả… Các cuộc phỏng vấn đều được ghi âm và được tổng hợp thành các biên bản phỏng vấn sâu. - Phương pháp nghiên cứu tham dự: Đề tài đòi hỏi nhóm nghiên cứu viên phải thâm nhập và tham gia vào một số loại hình dịch vụ văn hóa với vai trò người hưởng thụ qua đó có cái nhìn trong cuộc về các sản phẩm của mô hình xã hội hóa văn hóa. - Ngoài những phương pháp đã mô tả bên trên, nhóm nghiên cứu sẽ phối [...]... chính sách văn hóa, gồm các loại chính sách sau: - Chính sách về tổ chức quản lý hành chính Nhà nước, phân cấp quản lý, - Chính sách về hoạt động và hưởng thụ văn hóa, - Chính sách cho hoạt động sáng tạo, - Chế độ ưu đãi đặc thù, - Chính sách về xã hội hóa hoạt động văn hóa, - Chính sách về văn hóa đối ngoại 1.5 Quản lý hành chính Nhà nước Hệ thống Nhà nước bao gồm các cơ quan thực hiện chức năng lập pháp, ... 17 + Chính sách văn hóa là một tổng thể các nguyên tắc hoạt động, các cách thực hành, các phương pháp quản lý hành chính và giải pháp về ngân sách của Nhà nước dùng làm cơ sở cho các hoạt động văn hóa Một cách diễn đạt khác, Hội nghị bàn tròn về các chuyên gia văn hóa tại Monaco đã đưa ra quan niệm về chính sách văn hóa như sau: Chính sách văn hóa là một tổng thể những thực hành xã hội hữu thức và có... vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội hóa hoạt động văn hóa ở thành phố cần có tiếng nói chung từ những người hoạt động văn hóa nghệ thuật đến những nhà quản lý về văn hóa nghệ thuật 11 CHƢƠNG MỘT CƠ SỞ LÝ LUẬN Để nghiên cứu đề tài Xã hội hóa hoạt động văn hóa hoạt động văn hóa ở TP Hồ Chí Minh - Chính sách và giải pháp , chúng tôi căn cứ vào các cơ sở lý luận về văn hóa, về quản lý hành chính nhà nước... Chí Minh về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc3 Xét trên thực tế việc xây dựng bộ máy tổ chức của cơ quan quản lý văn hóa ở thành phố, chúng tôi đưa ra một cách phân loại các hoạt động văn hóa tại TP Hồ Chí Minh thành ba lĩnh vực cơ bản là văn hóa lịch sử (di sản văn hóa) , văn hóa nghệ thuật và văn hóa đời sống (trước đây thường được gọi là văn hóa cơ sở) 1.3 Xã hội hóa hoạt động văn hóa : Học viện Hành chính. .. “Những thành phần văn hóa: văn hóa nghệ thuật; văn hóa nếp sống; văn hóa khai trí; văn hóa giáo dục chính trị xã hội 2 Chuyên đề Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa (trong giáo trình Tư tưởng Hò chí Minh của Bộ Giáo dục và đào tạo), mục “Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực của văn hóa có đề cập đến ba lĩnh vực văn hóa giáo dục; văn hóa văn nghệ; văn hóa đời sống; đồng thời cũng đề cập đến tư tưởng Hồ Chí. .. tác văn hóa và hiểu biết về văn hóa của nhau là nền tảng cho hòa bình và hòa hợp”2 Nguyễn Văn Tình, Chính sách văn hóa trên thế giới và việc hoàn thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, 2009, tr.29 2 Nguyễn Văn Tình, Chính sách văn hóa trên thế giới và việc hoàn thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, 2009, tr.29 1 18 Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính. .. vực điện ảnh; Các hoạt động thuộc lĩnh vực mỹ thuật; các hoạt động thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; Các hoạt động thuộc lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng, thư viện; Các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin cơ sở; Các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa các dân tộc thiểu số; Các hoạt động thuộc quyền tác giả, nhuận bút; Các hoạt động thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu văn hóa phẩm; Các hoạt động thuộc lĩnh... ra các vấn đề như: - Chính sách văn hóa là một thành phần chủ yếu của tất cả các chính sách phát triển, - Trong thiên niên kỷ mới, chính sách văn hóa phải đi trước sự phát triển nhanh chóng của các nhu cầu văn hóa trong xã hội, - Chính sách văn hóa cần phải khuyến khích sự sáng tạo dưới mọi hình thức của mọi tầng lớp, cộng đồng nhằm làm giàu thêm đời sống tinh thần của nhân dân, - Chính sách văn hóa. .. hành chính sách khuyến khích tư nhân, các tổ chức xã hội, mọi người dân tham gia cung ứng Huỳnh Khái Vinh, Cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xã hội hóa hoạt động văn hóa, trong Xã hội hóa hoạt động văn hóa, Viện Văn hóa, Bộ Văn hóa - Thông tin, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1996, tr.31 1 22 dịch vụ công Nhà nước cần tạo ra một môi trường pháp lý chung, bình đẳng cho tất cả các đơn... tiêu của xã hội hoá là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp văn hoá và tạo điều kiện để toàn xã hội được thụ hưởng thành quả hoạt động văn hoá Vấn đề cũng sẽ được xem xét, đánh giá từ bên trong guồng máy của nhà nước đến bên ngoài xã hội 27 CHƢƠNG HAI HỒ CHÍ MINH 1 Tình hình thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại TP Hồ Chí Minh Ngay . lý, - Chính sách về hoạt động và hưởng thụ văn hóa, - Chính sách cho hoạt động sáng tạo, - Chế độ ưu đãi đặc thù, - Chính sách về xã hội hóa hoạt động văn hóa, - Chính sách về văn hóa đối. nghiên cứu đề tài Xã hội hóa hoạt động văn hóa hoạt động văn hóa ở TP Hồ Chí Minh - Chính sách và giải pháp , chúng tôi căn cứ vào các cơ sở lý luận về văn hóa, về quản lý hành chính nhà nước Đảng, Chính phủ, Bộ VH-TT về vấn đề xã hội hóa hoạt động văn hóa. Trong công trình này, đáng chú ý là bài viết “Vài nét về xã hội hóa hoạt động văn hóa thành phố Hồ Chí Minh của Lê Hồng Liêm.

Ngày đăng: 07/02/2015, 15:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan