Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm vú bò sữa trên địa bàn xã Vĩnh thịnh huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh phúc và một số biện pháp phòng trị

56 3.1K 3
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm vú bò sữa trên địa bàn xã Vĩnh thịnh  huyện Vĩnh Tường  tỉnh Vĩnh phúc và một số biện pháp phòng trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : Điều tra tình hình chăn nuôi bò sữa tại xã Vĩnh Thịnh Xác định tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú tại xã Vĩnh Thịnh – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc. Xác định nguyên nhân gây lên bệnh viêm vú. Tìm hiểu một số phác đồ điều trị bệnh viêm vú từ đó đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị.

Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Tiến – TYC55 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy,các cô giáo trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp tôi có những kiến thức cơ bản để thực hiện tốt báo cáo này. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn cô Lại Thị Lan Hương, tuy cô rất bận trong công việc nhưng luôn quan tâm,giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực tập. Đồng thời xin được gửi tới lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và cán bộ trạm thú y cơ sở xã Vĩnh Thịnh cùng các gia đình chăn nuôi bò sữa tại địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Sau cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ tôi trong khoảng thời gian thực tập để tôi vững yên tâm thực tập và hoàn thành báo cáo này. Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Văn Tiến Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam i Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Tiến – TYC55 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ v PHẦN I 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2 PHẦN II 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. CẤU TRÚC BẦU VÚ CỦA BÒ SỮA 3 2.1.1. Tuyến sữa 3 2.1.2. Bầu vú bò sữa 5 2.1.3. Quá trình tạo sữa ở bầu vú 6 2.1.4. Chu kỳ tiết sữa 7 2.1.5. Phản xạ tiết sữa 8 2.2. BỆNH VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA (BOVINE MASTITIS) 10 2.2.1 Một vài khái niệm cơ bản 10 2.2.2. Phân loại bệnh viêm vú 11 2.2.3. Các thể bệnh viêm vú cấp tính 12 2.2.4. Biến chứng của bệnh viêm vú 15 2.2.5. Những nguyên nhân chính gây bệnh viêm vú bò sữa 16 2.3. CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM VÚ 19 2.3.1. Phát hiện sữa viêm bằng giấy chỉ thị màu 19 2.3.2. Phương pháp thử cồn 20 2.3.3. Phương pháp thử nghiệm Blue Methylen (Blue Methylen Test) 20 2.3.4 Phát hiện sữa viêm bằng thuốc thử CMT (California Mastitis Test) 21 2.3.5. Thiết bị thử sữa phát hiện viêm vú 22 2.3.6. Thiết bị đo số lượng tế bào thể (Somatic Cell Counter) 22 PHẦN III 24 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. ĐỐI TƯỢNG 25 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 25 3.2.1. Tìm hiểu về đặc điểm thời tiết và khí hậu của xã Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Tường 25 3.2.2. Điều tra tình hình mắc bệnh viêm vú lâm sàng ở đàn bò sữa của xã trong 3 năm, từ 2012 - 10/2014 25 3.2.3. Điều tra những nhân tố ảnh hưởng đến bệnh viêm vú 25 3.2.4. Điều trị thử nghiệm viêm vú bò sữa bằng một số phác đồ 25 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam i Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Tiến – TYC55 3.3.1. Phương pháp lấy mẫu sữa 25 3.3.2. Chẩn đoán bằng phương pháp lâm sàng 26 3.3.3. Phương pháp kiểm tra viêm vú cận lâm sàng bằng thuốc thử CMT 27 (California Mastitis Test) 27 3.3.4. Xử lý số liệu 29 PHẦN IV 30 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 30 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 30 4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 30 4.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI XÃ VĨNH THỊNH, HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC 31 4.2.1. Cơ cấu đàn bò sữa của xã Vĩnh Thịnh qua các năm (2012- 10/2014) 31 4.2.2. Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm vú lâm sàng 32 Bằng phương pháp hồi cứu kết hợp với kết quả thống kê của thú y cơ sở tại phòng khuyến nông xã, và đã thu thập được kết quả về tỷ lệ viêm vú của đàn bò sữa nuôi tại xã Vĩnh Thịnh chúng tôi có bảng 4.2 32 4.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH VIÊM VÚ BÒ SỮA 33 4.3.1. Ảnh hưởng của mùa vụ trong năm đến bệnh viêm vú bò sữa tại xã Vĩnh Thịnh 33 4.3.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến bệnh viêm vú bò sữa 36 4.3.4. Ảnh hưởng của giống bò sữa đến bệnh viêm vú 37 4.3.5. Ảnh hưởng của vị trí lá vú đến bệnh viêm vú bò sữa tại xã Vĩnh Thịnh 39 4.3.6 Ảnh hưởng của phương pháp vắt sữa đến bệnh viêm vú 40 4.4. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM VÚ 41 PHẦN V 48 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 5.1. KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 I. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC 49 II. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 50 Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam ii Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Tiến – TYC55 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng tế bào bạch cầu trong sữa 21 (theo tài liệu của Jean-paul larpent - 1975) 21 Bảng 4.1 Cơ cấu đàn bò sữa nuôi tại Vĩnh Thịnh từ 2012 – 10/2014 31 Bảng 4.2 Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm vú lâm sàng 32 Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú bò sữa theo các mùa trong năm 34 Bảng 4.4 Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú theo lứa đẻ 36 Bảng 4.5. Kết quả điều tra bệnh viêm vú cận lâm sàng ở bò sữa xã Vĩnh Thịnh theo các giống bò 37 Bảng 4.6. Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú trên các lá vú 39 Bảng 4.7: Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú thể lâm sàng theo phương pháp vắt sữa tại xã Vĩnh Thịnh 40 Bảng 4.8: Kết quả điều trị bệnh viêm vú lâm sàng ở bò sữa 41 Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam iii Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Tiến – TYC55 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bầu vú bò sữa 5 (Nguồn: www.edis.ifas.ufl.edu) 5 Hình 2.2. Nang tuyến tiết sữa 5 (Nguồn: www.biology.arizona.edu) 5 Hình 2.3: Cấu trúc tuyến vú và nang tuyến (Theo: www.ag.ndsu.ed) 7 Hình 2.4. Chu kỳ tiết sữa ở bò sữa 8 Hình 2.5. Phản xạ tiết sữa 9 Hình 2.6. Bò bị viêm vú 10 Hình 2.7. Các tác nhân gây lây truyền bệnh viêm vú 17 (Nguồn: agrobit.com) 17 Hình 2.8. Quan hệ giữa các nguyên nhân gây bệnh viêm vú (Nguồn:www.ag.ndsu.edu) 18 Hình 2.9. Máy đếm tế bào thể của Delaval 24 (nguồn: www.delaval.com) 24 Hình 3.1. Lấy mẫu sữa 25 Hình 3.2. Phương pháp thử CMT 28 Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam iv Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Tiến – TYC55 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ (%) bò mắc bệnh viêm vú lâm sàng qua các năm 33 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ (%) bò sữa mắc bệnh viêm vú theo mùa 34 Biểu đồ 4.3. Kết quả xác định vị trí lá vú bò bị viêm 39 Biểu đồ 4.4. Biểu đồ tỷ lệ viêm vú theo phương pháp vắt sữa 40 Biểu đồ 4.5. Kết quả điều trị viêm vú lâm sàng 42 Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam v Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Tiến – TYC55 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi của nước ta có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sữa của người dân. Hiện nay nước ta có khoảng 200.000 con bò sữa tăng 14% so với năm 2013 và tăng 67% so với năm 2010, phân bố chủ yếu tại 5 vùng chăn nuôi trọng điểm là Mộc Châu, Hà Nội và các vùng phụ cận, Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh xung quanh, Lâm Đồng và một số tỉnh duyên hải miền trung, và đã sản xuất ra trên 450.000 tấn sữa tươi cho tiêu dùng và chế biến. Tuy nhiên với nhu cầu sữa tăng cao, nguồn nguyên liệu đầu vào vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được cho người tiêu dùng trong nước. Mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại, chủ yếu là sữa và kem cô đặc, pha chế. Hiện nay, vấn đề cần giải quyết của ngành chăn nuôi bò sữa là thức ăn, con giống và phòng bệnh. Một trong những bệnh đặc biệt nguy hại cho bò sữa phải kể đến chính là bệnh viêm vú. Bệnh không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con bò mà còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sữa. Viêm vú là bệnh phổ biến nhất trong chăn nuôi bò sữa, những tổn thất do viêm vú chiếm khoảng 26% tổng chi phí bệnh tật cho bò. Theo một số điều tra mới đây tình hình viêm vú ở một số địa phương chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh tại Việt Nam cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế: Mộc Châu (10%); Ba Vì (17,95%); Hà Nội (19,40%); Thành phố Hồ Chí Minh (23,43%). Trong khi đó chuẩn quốc tế là không vượt quá 12%. Xã vĩnh thịnh là vùng đồng bằng nằm tiếp giáp với huyện Ba Vì – Hà Nội, vùng đất có truyền thống chăn nuôi lâu đời có những trung tâm chăn nuôi nổi tiếng như Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Trung tâm dê thỏ Ba Vì… Vĩnh Thịnh còn có sông Hồng chảy qua, hàng năm bồi đắp phù xa và cung cấp nước tưới rất thuận lợi cho chăn nuôi. Bên cạnh điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi ấy cùng với những chính sách hỗ trợ của chính phủ, con người Vĩnh Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Tiến – TYC55 Thịnh đã tận dụng tốt cơ hội để phát triển nhanh chóng đàn bò sữa, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, công tác chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn, do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, kỹ thuật chăn nuôi – thú y còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong công tác vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường còn rất kém làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tật. Viêm vú là một vấn đề lớn đối với xã. Để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình chăn nuôi bò sữa và những nguyên nhân chính gây bệnh viêm vú trên đàn bò sữa tại xã Vĩnh Thịnh, qua đó giúp bà con chăn nuôi có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả khi xảy bệnh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm vú bò sữa trên địa bàn xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc và thử nghiệm một số biện pháp phòng trị”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Điều tra tình hình chăn nuôi bò sữa tại xã Vĩnh Thịnh - Xác định tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú tại xã Vĩnh Thịnh – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc. - Xác định nguyên nhân gây lên bệnh viêm vú. - Tìm hiểu một số phác đồ điều trị bệnh viêm vú từ đó đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị. Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Tiến – TYC55 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cấu trúc bầu vú của bò sữa 2.1.1. Tuyến sữa Tuyến sữa hay còn gọi là tuyến vú là cơ quan sản xuất ra sữa. Tuyến sữa có nguồn gốc từ da. Tuyến sữa bao gồm mô tuyến, mô liên kết, hệ cơ, các mạch máu, thần kinh. 2.1.1.1 Mô tuyến Mô tuyến là cơ quan tạo ra sữa ở bò. Mô tuyến gồm hai phần chính là hệ thống các tuyến bào và ống dẫn. Tuyến bào là đơn vị tiết sữa chủ yếu của tuyến sữa. Tuyến bào có số lượng rất lớn (trên 80.000 tuyến bào/cm 3 ). Tuyến bào có dạng khối cầu, mặt trong là các tế bào biểu mô tuyến (tế bào tiết sữa) là tế bào có nhiệm vụ phân tiết sữa. Chính giữa mỗi tuyến bào có một xoang gọi là xoang tiết. Xoang tiết ăn thông với ống dẫn sữa. Các tuyến bào hợp thành chùm gọi là chùm tuyến bào hoặc tiểu thùy. Bầu vú chia làm 4 phần, mỗi phần là tập hợp của nhiều tiểu thùy. Hệ thống ống dẫn sữa là hệ thống phân nhánh bắt đầu từ các ống dẫn sữa xuất phát từ xoang tiết (ống dẫn tuyến bào) rồi tập hợp vào ống dẫn trung bình và ống dẫn lớn. Các ống dẫn lớn này đổ về bể sữa. Bể sữa là một xoang rỗng, có thể tích tương đối lớn để chứa sữa từ những ống dẫn sữa đổ về. Bể sữa được thông ra ngoài qua các ống dẫn ở đầu núm vú, ở bò đầu núm vú có một dẫn thông với bể sữa. Bể sữa phân làm 2 phần: phần trên là bể tuyến, phần dưới là bể bầu vú. Giữa hai bể có nếp nhăn niêm mạc vòng. Cuối cùng là lỗ đầu vú. Cuối núm vú có hệ thống cơ thắt đầu núm vú ngăn không cho sữa tự chảy ra ngoài. 2.1.1.2. Mô liên kết Mô liên kết của tuyến sữa thực hiện chức năng định hình, bảo vệ cơ học và sinh học. Chúng bao gồm các tổ chức sau: • Da: bao bọc bên ngoài và hộ trợ sự định hình của tuyến. Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam 3 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Tiến – TYC55 • Mô liên kết mỏng: nằm kế phần da. • Mô liên kết dày: nằm liền sau lớp mô liên kết mỏng gắn vào phần da và tuyến thể bằng một lớp liên kết đàn hồi. • Màng treo bầu vú gồm các màng treo bên và màng treo giữa. • Các tổ chức liên kết đệm (mô mỡ). 2.1.1.3. Hệ Cơ Xung quanh các nang tuyến có các cơ biểu mô giúp co bóp đẩy sữa từ nang tuyến vào ống dẫn sữa. Xung quanh các ống dẫn sữa và bể sữa có hệ thống các cơ trơn. Phía đầu núm vú có hệ cơ vòng gọi là cơ thắt bầu vú. 2.1.1.4. Mạch máu Hầu hết máu cung cấp cho bầu vú do đôi động mạch âm ngoài cung cấp. Động mạch đi từ khoang bụng, thông qua rãnh bẹn, chui qua ống bẹn, quanh co uốn khúc làm cho tốc độ dòng chảy của máu chậm lại. Động mạch tuyến sữa là tiếp tục của động mạch âm ngoài. Khi đến tuyến sữa phân thành hai nhánh lớn là động mạch tuyến sữa trước và động mạch tuyến sữa sau. Một phần nhánh nhỏ động mạch dưới da bụng bắt nguồn từ động mạch tuyến sữa trước (trước khi động mạch này phân nhánh) cung cấp máu cho phần trước tuyến sữa. Động mạch đáy chậu bắt nguồn từ trong xương chậu cung cấp máu cho phần rất nhỏ phía sau bầu vú. Động mạch tuyến sữa trước, động mạch tuyến sữa sau, động mạch dưới da bụng, động mạch đáy chậu phân nhánh theo chiều dọc và ngang nhiều lần, cuối cùng thành các vi ti huyết quản bao bọc dày đặc quanh tuyến bào để cung cấp dinh dưỡng tạo sữa. Hệ thống tĩnh mạch tuyến sữa từ hai nửa sau của bầu vú thu thập máu vào tĩnh mạch tuyến sữa sau. Hai tĩnh mạch tuyến sữa sau thông với nhau trên bề mặt của tuyến thể. Tĩnh mạch đáy chậu cũng thu thập máu từ phần sau tuyến sữa và phần sau của cơ thể, sau đó đổ vào tĩnh mạch sữa sau. Tĩnh mạch tuyến sữa trước được tạo thành bằng sự thu nhận máu của phần trước bầu vú. Chúng nhập với tĩnh mạch dưới da bụng, sau đó đi vào thành bụng tạo thành tĩnh mạch sữa. Các tĩnh mạch tuyến sữa trước và sau được thông với nhau bằng tĩnh mạch nối Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam 4 [...]... Mối quan hệ giữa vị trí bầu vú với bệnh viêm vú + Ảnh hưởng của phương pháp vắt sữa đến bệnh viêm vú 3.2.4 Điều trị thử nghiệm viêm vú bò sữa bằng một số phác đồ 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp lấy mẫu sữa Hình 3.1 Lấy mẫu sữa Chuẩn bị ống nghiệm đựng sữa, ống nghiệm phải được đánh số, hấp sấy vô trùng Nguyên tắc đánh số của ống lấy mẫu sữa 1 .Vú phải trước 2 Vú phải sau Khoa Thú y – Học... tượng Đàn bò sữa nuôi trong hộ gia đình tại xã Vĩnh Thịnh - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Tìm hiểu về đặc điểm thời tiết và khí hậu của xã Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Tường 3.2.2 Điều tra tình hình mắc bệnh viêm vú lâm sàng ở đàn bò sữa của xã trong 3 năm, từ 2012 - 10/2014 3.2.3 Điều tra những nhân tố ảnh hưởng đến bệnh viêm vú + Ảnh hưởng của mùa vụ + Ảnh hưởng của lứa... người vắt sữa, mùi thuốc sát trùng bầu vú • Xúc giác: xoa bóp, massage bầu vú Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam 9 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Tiến – TYC55 2.2 Bệnh viêm vú trên bò sữa (Bovine Mastitis) 2.2.1 Một vài khái niệm cơ bản Hình 2.6 Bò bị viêm vú + Viêm vú (Mastitis) Bệnh viêm vú bò sữa là một phản ứng viêm của tuyến vú Viêm là sự đáp ứng của các mô tiết sữa trong từng núm vú đối với... bằng phương pháp lâm sàng • Kiểm tra bầu vú Kiểm tra trên lâm sàng bầu vú và tính chất sữa là một trong các yếu tố để chẩn đoán viêm vú Đây là biện pháp đơn giản và ít tốn kém mà người chăn nuôi có thể thực hiện Bằng biện pháp kiểm tra đơn giản, người chăn nuôi có thể phát hiện ra sớm bệnh viêm vú, nhằm giúp cho điều trị và tiên lượng hiệu quả trong khi điều trị • Các bước kiểm tra sữa và bầu vú + Kiểm... nếp nhăn và kích thước bầu vú trước và sau khi vắt sữa thay đổi rõ rệt Khối lượng và thể tích bầu vú tăng dần qua các lứa đẻ cho đến khi trưởng thành (lứa đẻ thứ 3) 2.1.3 Quá trình tạo sữa ở bầu vú Sữa được tạo ra từ các nang tuyến Từ nang tuyến sữa chảy vào các ống dẫn sữa nhỏ, từ ống sữa nhỏ tập hợp vào ống dẫn sữa, các ống sữa lớn chảy vào bể sữa Bể sữa là nơi dự trữ sữa Bầu vú có 4 bể sữa tách... thái sức khỏe bầu vú và tùy loại vi khuẩn gây bệnh 2.3.5 Thiết bị thử sữa phát hiện viêm vú Nguyên tắc hoạt động của máy là phát hiện sự thay đổi điện trở của sữa bò khi bò bị bịnh viêm vú tiềm ẩn Khi bò bị viêm vú tiềm ẩn, hàm lượng muối khoáng trong sữa sẽ tăng lên làm thay đổi điện trở của sữa • Cách sử dụng: bỏ một lượng sữa nhỏ vào cốc và bấm nút đo và chờ đọc kết quả hiển thị trên màn hình của... trùng và bắt đầu những tác động để hạn chế sự nhiễm và tiến đến tiêu diệt những tác nhân gây bệnh • Mối quan hệ giữa số lượng tế bào thể trong sữa và bệnh viêm vú: Các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng một con bò cái cho sữa không bị nhiễm trùng bầu vú sẽ có số lượng tế bào thấp hơn 100.000 tế bào trên ml và toàn đàn bò với một mức nhiễm thấp sẽ có số lượng tế bào thể của toàn đàn thấp hơn 100.000 tế bào trên. .. biện pháp sờ nắn bầu vú: Sờ nắn bầu vú được thực hiện khi đã vắt hết sữa trong bầu vú ra, xác định được tình trạng của bầu vú như trạng thái, kích thước đều đặn và rắn chắc bầu vú, tình trạng bên trong ống dẫn sữa của núm vú (sừng hóa, dầy cứng hay mềm mại), xoang sữa dưới gốc núm vú, độ di động giữa da vú với các phần mềm dưới da vú, xem độ đàn hồi, chắc chắn của da vú Kiểm tra các chùm mô tuyến vú. .. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 4.1.1 Điều kiện tự nhiên • Vị trí địa lý: Vĩnh Thịnh là một xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Vĩnh Tường, phía Bắc giáp xã Tuân Chính, phía Tây giáp xã An Tường, phía Đông giáp xã Phú Đa, phía Đông Nam giáp xã Vĩnh Ninh, phía Đông Bắc giáp xã Tam Phúc, phía Tây Nam giáp với Sông Hồng Vị trí của xã nằm hoàn toàn phía ngoài của đê trung ương,... vú không nhiễm khuẩn + Trên 200.000 tế bào trên ml sữa: bầu vú bắt đầu nhiễm khuẩn + Số lượng tế bào thể duy trì khoảng 400.000 tế bào trên ml hoặc cao hơn: viêm vú do lây nhiễm + Số lượng tế bào thể tăng đột ngột lên trên 500.000 tế bào trên ml sữa: viêm vú do môi trường chuồng trại ô nhiễm + Khi bị viêm vú cận lâm sàng, số lượng có thể lên đến hơn 3.200.000 tế bào trên ml sữa và duy trì trong thời

Ngày đăng: 07/02/2015, 14:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC HÌNH

  • DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

  • PHẦN I

  • MỞ ĐẦU

    • 1.1. Đặt vấn đề

    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    • PHẦN II

    • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

      • 2.1. Cấu trúc bầu vú của bò sữa

        • 2.1.1. Tuyến sữa

          • 2.1.1.1 Mô tuyến

          • 2.1.1.2. Mô liên kết

          • 2.1.1.3. Hệ Cơ

          • 2.1.1.4. Mạch máu

          • 2.1.1.5. Hệ thống lâm ba

          • 2.1.2. Bầu vú bò sữa

          • 2.1.3. Quá trình tạo sữa ở bầu vú

          • 2.1.4. Chu kỳ tiết sữa

          • 2.1.5. Phản xạ tiết sữa

          • 2.2. Bệnh viêm vú trên bò sữa (Bovine Mastitis)

            • 2.2.1 Một vài khái niệm cơ bản.

            • 2.2.2. Phân loại bệnh viêm vú

              • 2.2.2.1. Phân loại theo sự biểu hiện của triệu chứng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan