GIAO AN LOP 3 MOT COT TUAN 22

21 266 0
GIAO AN LOP 3 MOT COT TUAN 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUẦN 22 Ngày soạn: 20/ 01/ 2013 Ngày dạy: Thứ Hai ngày 21 tháng 01 năm 2013 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 64 – 65 NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I/ MỤC TIÊU: Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật. Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. (TLCH 1, 2, 3, 4) Kể chuyện: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai. KNS: II/ PHƯƠNG PHÁP: III/ CHUẨN BỊ: Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi HS đọc thuộc lòng bài – TLCH bài Bàn tay cô giáo. Nhận xét – cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc: - GV đọc mẫu. - Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó. - Cho HS đọc nối tiếp từng câu. - Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn. - Hướng dẫn HS đọc đoạn 3: Hướng dẫn HS luyện đọc đúng lời nhân vật (giọng Ê-đi- xơn: reo vui khi sáng kiến lóe lên. Giọng bà cụ: phấn chấn. Giọng người dẫn chuyện: khâm phục). Chú ý những từ ngữ cần nhấn giọng. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi-xơn. Ông reo lên: - Cụ ơi ! Tôi là Ê-đi-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy. Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay Ê-đi-xơn bảo: - Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên. - Thế nào già cũng đến … Nhưng ông phải làm nhanh lên nhé, kẻo tuổi già chẳng còn được bao lâu đâu. - Giải nghĩa từ khó SGK. - Cho HS đọc từng đoạn theo nhóm. - Cho HS thi đua đọc theo nhóm. - 1 HS đọc cả bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Cho HS đọc đoạn 1 – TLCH. + Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn ? (Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày mò học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới.) + Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ? (… xảy ra vào lúc Ê-đi- xơn vừa chế tạo ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một trong những người đó.) - Nhận xét – tuyên dương. - Cho HS đọc đoạn 2, 3 – TLCH. + Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo ? (Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.) - Nhận xét – tuyên dương. - Cho HS đọc đoạn 4 – TLCH. + Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện ? (Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.) + Theo em, khoa học đem lại lợi ích gì cho con người ? (Khoa học cải tạo thế giới, cái thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.) - Nhận xét – tuyên dương. + Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ? (Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.) Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm: - GV đọc mẫu. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - Cho HS thi đua đọc các đoạn 3. - Nhận xét – tuyên dương. Hoạt động 4: Kể chuyện: - Cho HS nêu yêu cầu tiết kể chuyện - Hướng dẫn HS kể chuyện theo vai. - Cho HS thảo luận nhóm, phân vai tập kể lại câu chuyện. - Các nhóm thảo luận, phân vai, tập kể lại nội dung câu chuyện. - Nhắc HS thể hiện cử chỉ, điệu bộ sao cho phù hợp. - Các nhóm thi đua kể chuyện. - Nhận xét – tuyên dương – cho điểm. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò tiết sau. Rút kinh nghiệm: TOÁN TIẾT 106 LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: - Biết tên gọi các tháng trong năm; số ngày trong từng tháng. - Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm …) - Làm BT 1, 2, 3, 4. Dạng bài 1, bài 2 không nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp. II/ CHUẨN BỊ: Thước kẻ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi HS TLCH: + Tháng 1, 2, 4, 6, 7 ,8 ,9 có bao nhiêu ngày ? - Nhận xét cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: BT1: Xem lịch và TLCH: - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS xem lịch. - Cho HS hỏi – TLCH theo cặp. - Nhận xét – tuyên dương. Hoạt động 2: BT2: Xem lịch – TLCH: - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS xem lịch. - Cho HS TLCH bằng trò chơi “Đố bạn”. - Nhận xét – tuyên dương. Hoạt động 3: BT3: TLCH: - Cho HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. Hoạt động 4: BT4: Khoanh vào trước câu trả lời đúng:: - Cho HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS thi đua nhóm làm BT. - Nhận xét – sửa sai – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò – chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 20/ 01/ 2013 Ngày dạy: Thứ Ba ngày 22 tháng 01 năm 2013 CHÍNH TẢ (Nghe – viết) TIẾT 43 Ê-ĐI-XƠN I/ MỤC TIÊU: - Nghe – viết đúng bài chính tả. - Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT 2a. II/ CHUẨN BỊ: - Bảng phụ ghi đoạn văn – Phiếu học tập ghi BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Cho HS viết lại các lỗi sai của tiết trước. Nhận xét - sửa sai. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả: a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn - Treo bảng phụ ghi đoạn văn. - GV đọc bài chính tả. - Cho HS đọc đoạn văn nhiều lần. + Những chữ nào trong bài được viết hoa ? (Những chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng Ê-đi-xơn.)) + Tên riêng Ê-đi-xơn viết như thế nào ? (Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng.) b) Hướng dẫn trình bày + Chữ đầu đoạn được viết như thế nào ? (Viết hoa, cách lề vở 2 ô li.) c) Hướng dẫn viết từ khó - Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: d) Chép bài e) Soát lỗi g) Chấm bài Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả - Cho HS thi đua làm BT. BT 2a: Điền vào chỗ trống tr hay ch: Mặt tròn, mặt lại đỏ gay Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao Suốt ngày lơ lửng trên cao Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu ? (Mặt trời) - Nhận xét – sửa sai – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò – chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: TOÁN TIẾT 107 HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH , BÁN KÍNH I/ MỤC TIÊU: - Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, đường kính, bán kính của hình tròn. - Bước đầu biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. - Làm BT 1, 2, 3. II/ CHUẨN BỊ: Các vật hình tròn, compa, thước. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Cho HS quan sát lịch năm 2013 – TLCH: + Những tháng nào có 30 ngày ? Những tháng nào có 31 ngày ? + Ngày 21 tháng 2 là ngày thứ mấy ? + Tháng hai có mấy ngày thứ Tư, là những ngày nào ? - Nhận xét – cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn: - GV đưa một số vật có dạng hình tròn, giới thiệu cho HS biết đây là vật có dạng hình tròn. - Giới thiệu hình tròn vẽ sẵn trên bảng. - Giới thiệu HS tâm O, đường kính AB, bán kính OA, OB. - GV nêu nhận xét: Trong một hình tròn: Tâm O là trung điểm của đường kính AB. Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính. - Gọi HS nhắc lại. Hoạt động 2: Giới thiệu cái compa và cách vẽ hình tròn: - Cho HS quan sát compa và giới thiệu cấu tạo của compa cho HS nắm. - Giới thiệu: Compa dùng để vẽ hình tròn. - GV giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm.: Xác định khẩu độ compa bằng 2cm trên thước. Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay vòng để vẽ hình tròn. - Cho HS nhắc lại cách vẽ. - Nhận xét – tuyên dương. Hoạt động 3: Luyện tập: BT 1: Trả lời câu hỏi: - Cho HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS hỏi – TLCH theo nhóm. - 1 nhóm HS đại diện lên hỏi – TLCH trước lớp. - Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.s BT2: Vẽ hình tròn: - Cho HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS vẽ hình tròn. - Cho HS nêu cách vẽ hình tròn theo yêu cầu. - Cho HS vẽ hình tròn vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. BT3: Vẽ bán kính OM, đường kính CD – TLCH: - Cho HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS vẽ bán kính OM và đường kính CD. - Cho HS vẽ bán kính OM và bán kính CD vào vở. - Cho các cặp đôi hỏi – TLCH theo yêu cầu của bài. - 1 cặp đôi hòi – TLCH trước lớp. - Nhận xét – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT 43 RỄ CÂY I/ MỤC TIÊU: - Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ. KNS: II/ PHƯƠNG PHÁP: III/ CHUẨN BỊ: Các loại rễ cây, phiếu học tập. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi học sinh TLCH: + Chức năng của thân cây là gì ? + Thân cây được dùng để làm gì ? - Nhận xét – tuyên dương. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động: Làm việc với SGK: Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, yêu cầu quan sát, tìm điểm khác nhau của các loại rễ dựa vào các loại cây mà HS mang đến. + Nêu đặc điểm của các loại rễ ? - Tổ chức cho các nhóm trình bày. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét: Một loại có một rễ chính to và dài. Một loại có rễ mọc đều ra từ gốc. Kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ. - Cho HS quan sát hình 3, 4, 5, 6, 7 SGK TLCH: + Hãy cho biết hình vẽ cây gì ? Cây có loại rễ gì ? Hoạt động 2 : Làm việc với vật thật: Mục tiêu: Biết phân loại các rễ cây sưu tầm được: - GV nêu mục tiêu của bài. - Cho HS thảo luận nhóm, phân loại các rễ cây theo nhóm trên phiếu học tập. - HS thảo luận nhóm – phân loại rễ cây. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét – bổ sung – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò – Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 20/ 01/ 2013 Ngày dạy: Thứ Tư ngày 23 tháng 01 năm 2013 TẬP ĐỌC TIẾT 66 CÁI CẦU I/ MỤC TIÊU: - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 – Thuộc được khổ thơ mà em thích) KNS: II/ PHƯƠNG PHÁP: III/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ hướng dẫn đọc. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi HS đọc bài – TLCH bài Nhà bác học và bà cụ. - Nhận xét – cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc: - GV đọc mẫu. - Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó. - Cho HS đọc nối tiếp từng câu. - Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các dòng, các khổ thơ; nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm yêu quý của bạn nhỏ với chiếc cầu của cha: vừa vắc xong, yêu sao yêu ghê, yêu hơn cả, cái cầu của cha … - Giải nghĩa từ khó SGK. - Cho HS đọc khổ thơ theo nhóm. - Cho HS thi đua đọc theo nhóm. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Cho HS đọc bài thơ – TLCH. + Người cha trong bài thơ làm nghề gì ? (Cha làm nghề xây dựng cầu – có thể là một kĩ sư hoặc là một công nhân.) - Nhận xét – tuyên dương - Cho HS đọc khổ thơ 2, 3, 4 – TLCH: + Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì ? (Bạn nghĩ đến sợi tơ nhỏ, như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Bạn nghĩ đến gió, như chiếc cầu giúp sáo sang sông. Bạn nghĩ đến lá tre, như chiếc cầu giúp kiến qua ngòi. Bạn nghĩ đến chiếc cầu tre sang nhà bà ngoại êm như võng trên sông ru người qua lại. Bạn nghĩ đến chiếc cầu ao mẹ thường đãi đỗ.) + Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ? Vì sao ? (Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu trong tấm ảnh – cầu Hàm Rồng. Vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm nên.) - Nhận xét – tuyên dương. - Cho HS đọc bài thơ – TLCH: + Em thích nhất câu thơ nào ? Vì sao ? (Em thích nhất hình ảnh chiếc cầu làm bằng sợi tơ nhện bắc qua chim nước vì đó là hình ảnh rất đẹp, rất kì lạ. Tác giả quan sát và liên tưởng rất tinh tế mới thấy sợi tơ nhỏ là chiếc cầu của nhện. – Em thích hình ảnh chiếc cầu tre như chiếc võng mắc trên sông ru người qua lại. Được đi trên một chiếc cầu như thế thật là thú vị. - Nhận xét – tuyên dương. + Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào ? (Bạn yêu cha, tự hào về cha. Vì vậy, bạn thấy yêu nhất cái cầu do cha mình làm ra. - Nhận xét – tuyên dương. Hoạt động 3: Luyện đọc thuộc lòng: - GV đọc mẫu. - Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ. - Cho HS luyện đọc thuộc lòng bài thơ. - HS thi đua đọc thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn dò tiết sau. Rút kinh nghiệm: TOÁN TIẾT 108 VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN Giảm tải LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 22 TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO DẤU PHẦY, DẤU CHẤM, CHẤM HỎI I/ MỤC TIÊU: - Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm “Sáng tạo” trong các bài tập đọc, chính tả đã học (BT 1). - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT2 a/ b/ c hoặc a/ b/ d). - Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài (BT 3) HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT2. II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ BT 1, phiếu học tập BT3. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi HS làm lại BT2. - Nhận xét. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: BT 1: Tìm những từ ngữ chỉ trí thức và chỉ hoạt động của trí thức: - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS thảo luận nhóm tìm trong các bài tập đọc, chính tả tuần 21, 22 các từ chỉ trí thức và hoạt động trí thức. - Cho HS thảo luận nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Chỉ trí thức Chỉ hoạt động của trí thức Nhà bác học, nhà thông thái, nhà nghiên cứu, tiến sĩ Nghiên cứu khoa học Nhà phát minh, kĩ sư Nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, thiết kế nhà cửa, cầu cống … Bác sĩ, dược sĩ Chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh Thầy giáo, cô giáo Dạy học Nhà văn, nhà thơ Sáng tác - Nhận xét – sửa sai – tuyên dương. Hoạt động 2: BT2: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu: - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm vào vở. - Cho HS nêu kết quả bài làm trước lớp. a/ Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim. b/ Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng. c/ Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt. d/ Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. Hoạt động 3: BT3: Dấu chấm nào đặt đúng, dấu chấm nào đặt sai, sửa lại: - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Cho HS đọc truyện vui Điện tìm dấu chấm đặt thích hợp và không thích hợp. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS thảo luận nhóm làm BT trên phiếu học tập. Điện - Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì ? - Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét – sửa sai – tuyên dương. - Cho HS đọc lại câu truyện vui. + Truyện này gây cười ở chỗ nào ? (Hiểu nhầm ở chỗ điện phát minh trước vô tuyến. Nhưng người anh lại hiểu nhầm là không có điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến. Không có điện thì làm gì có vô tuyến.) 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. [...]... Quy tắc an: Nan thứ nhất ta nhấc 1 nan và đè 1 nan, nan thứ hai ta đè nan thứ nhất và nhấc nan thứ hai Tiếp tục thực hiện xen kẻ đến hết nan Khi an xong nan nào ta phải dồn nan đó khít lại với nan trước Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm an Bôi hồ và dán nan làm nẹp xung quanh 4 cạnh của tấm bìa hình vuông ban đầu - Nhận xét – bổ sung – tuyên dương Hoạt động 3: Thực hành: - GV cho HS thực hành an nong... CÔNG TIẾT 22 AN NONG MỐT I/ MỤC TIÊU: - Biết cách an nong mốt - Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau - an được nong mốt Dồn được nang nhưng có thể chưa khít Dán được nẹp xung quanh tấm an HS khéo tay: Kẻ, cắt được các nan đều nhau, an được tấm an nong mốt.Các nan an khít nhau Nẹp được tấm an chắc chắn Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm an hài hòa Có thể sử dụng tấm an nong... dụng cụ học tập 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động Hoạt động 1: Nhắc lại quy trình: - GV cho HS nhắc lại quy trình thực hiện an nong mốt Bước 1: Kẻ, cắt các nan an Cắt hình vuông có cạnh 9 ô Cắt theo các đưởng kẻ trên giấy đến hết ô thứ 8 Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm bìa có kích thước 1 x 9 ô Các nan ngang và nan dọc phải khác màu nhau Bước 2: an nong mốt bằng... 0 nhân 2 bằng 0, viết 0 1 nhân 2 bằng 2, viết 2 - Viết bảng: 1 034 x 2 = 2068 - Cho HS nêu lại cách thực hiện a/ Nhân có nhớ: - Viết bảng: 2125 x 3 = - Hướng dẫn HS thực hiện tính 2125 5 nhân 3 bằng 15, viết 5 nhớ 1 x 3 2 nhân 3 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7, viết 7 637 5 1 nhân 3 bằng 3, viết 3 2 nhân 3 bằng 6, viết 6 - Viết bảng: 2125 x 3 = 637 5 - Cho HS nêu lại cách thực hiện Hoạt động 2: Luyện tập: Bài... Ngày soạn: 20/ 01/ 20 13 Ngày dạy: Thứ Năm ngày 24 tháng 01 năm 20 13 CHÍNH TẢ (Nghe – viết) TIẾT 44 MỘT NHÀ THÔNG THÁI I/ MỤC TIÊU: - Nghe – viết đúng bài chính tả - Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi - Làm đúng BT 2b, 3b II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi BT 2b, 3b III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định 2/ KTBC: Gọi HS viết lại những từ đã viết sai ở tiết trước - Nhận xét 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu... LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: - Biết nhân số có bố chữ số cho số có một chữ số (có nhớ một lần) - Làm BT 1, 2 (cột 1, 2, 3) , 3, 4 (cột 1, 2) II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ BT2, 4 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định 2/ KTBC: Gọi HS làm BT: 1212 x 4 = 2005 x 4 = 2116 x 3 = 10 73 x 4 = - Nhận xét – cho điểm 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: BT1: Viết thành phép nhân và ghi kết quả: - Gọi... TẬP VIẾT TIẾT 22 ÔN CHỮ HOA P I/ MỤC TIÊU: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P (1 dòng), Ph, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Phan Bội Châu (1 dòng) và câu ứng dụng: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc – Đèo Hải Nam hướng mặt vào Nam (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ - Giáo dục BVMT: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua câu ca dao: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc – Đèo Hải Nam hướng... Nam (đầu dòng câu ứng dụng và danh từ riêng.) - Quan sát – nhận xét – sửa sai Hoạt động 3: Thực hành: Mục tiêu: Viết chữ P (Ph), B, C (Ch), T, G (Gi), Đ, H, N: 1 dòng – Phan Bội Châu: 1 dòng – Câu ứng dụng: 1 lần cỡ chữ nhỏ - Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút, chú ý độ cao, cách nối nét và khoảng cách các chữ, trình bày câu ứng dụng đúng mẫu - Cho HS viết vào vở - Quan sát hướng dẫn thêm cho HS - Thu... phép nhân - Làm BT 1, 2 (cột a), 3, 4 (cột a) II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi BT4 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1/ Ổn định 2/ KTBC: 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện nhân số có bốn chữ số cho số có một chữ số: a/ Nhân không nhớ: - Viết bảng: 1 034 x 2 = - Hướng dẫn HS thực hiện tính 1 034 4 nhân 2 bằng 8, viết 8 x 2 3 nhân 2 bằng 6, viết 6 2068 0 nhân... bảng con từ ứng dụng - Quan sát – nhận xét – sửa sai - Gọi HS đọc câu ứng dụng: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc – Đèo Hải Nam hướng mặt vào Nam - GV giải thích: Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, dài khoảng 60km, rộng từ 1 đến 6km Đèo Hải Vân ở gần bờ biển, giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng, cao 1444m, dài 20km, cách Huế 71,6km - Cho HS viết bảng con chữ Phá Tam Giang, Bắc, Đèo Hải Vân, . được các nan đều nhau, an được tấm an nong mốt.Các nan an khít nhau. Nẹp được tấm an chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm an hài hòa. Có thể sử dụng tấm an nong mốt. nhấc 1 nan và đè 1 nan, nan thứ hai ta đè nan thứ nhất và nhấc nan thứ hai. Tiếp tục thực hiện xen kẻ đến hết nan. Khi an xong nan nào ta phải dồn nan đó khít lại với nan trước. Bước 3: Dán nẹp. 8. Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm bìa có kích thước 1 x 9 ô. Các nan ngang và nan dọc phải khác màu nhau. Bước 2: an nong mốt bằng giấy, bìa. Quy tắc an: Nan thứ nhất

Ngày đăng: 07/02/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan