Một số đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005-2008

92 572 1
Một số đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005-2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt rét là một bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây nên và do muỗi Anopheles truyền từ người bệnh sang người lành. Bệnh sốt rét tác hại trực tiếp đến thể chất, tính mạng con người và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng, của Quốc gia, thậm chí cả một khu vực trên Thế giới [1],[21], [22]. Theo báo cáo của WHO (1991): Sau 36 năm tiến hành tiêu diệt sốt rét và phòng chống sốt rét (1954-1991), trên toàn thế giới vẫn còn trên 2 tỉ người sống trong vùng sốt rét (gần 50% dân số thế giới) ở 100 nước, tử vong do sốt rét hàng năm từ 1- 2 triệu người và số mắc sốt rét mới hàng năm là 110 triệu người [2]. Trong thập kỷ qua, chương trình tiêu diệt sốt rét và phòng chống sốt rét tuy có mang lại một số kết quả. Song hơn 10 năm trở lại đây chương trình gặp một số khó khăn nên sốt rét vẫn được coi là một trong những bệnh xã hội gây tác hại hàng đầu cho nhân loại [37]. Tại Việt Nam vào những năm đầu thập kỷ 90, hàng năm cả nước có trên một triệu người mắc sốt rét, hàng nghìn người chết và hàng trăm vụ dịch sốt rét xẩy ra. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo trực tiếp của Bé Y tế, Chương trình Phòng chống sốt rét cùng với mạng lưới chuyên khoa các tuyến từ Trung ương đến thôn bản và cộng đồng đã tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét, tình hình sốt rét đã được cải thiện rõ rệt [22]. Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới có nhiều điều kiện thuận lợi để bệnh sốt rét phát triển, có tới 2/3 diện tích cả nước với khoảng 50% dân số sống trong vùng sốt rét lưu hành[38]. Chương trình Phòng chống sốt rét Quốc gia trong những năm qua đã thu được thành tựu đáng kể. Từ năm 1991 đến năm 2004, số ca sốt rét dương tính đã giảm từ 187.904 xuống 24.909. Số ca chết giảm từ 4.646 xuống còn 24 ca. Tuy nhiên, trong năm 2004 ở 61 tỉnh thành của cả nước vẫn có những ca sốt rét dương tính. Trong đó có 23 tỉnh tình hình sốt rét vẫn còn rất nghiêm trọng với 43 triệu dân nằm trong vùng có nguy cơ mắc sốt rét. Các điều tra cho thấy, người dân sống ở vùng sâu vùng xa ít tiếp cận với các dịch vụ y tế và ít sử dụng màn, chịu gánh nặng sốt rét lớn nhất. Bệnh sốt rét có ảnh hưởng đáng kể đến nghèo đãi và phát triển xã hội ở những vùng này. [9],[17].[23]. Điện Biên là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, có đầy đủ các điều kiện về địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội và những khó khăn về dịch vụ y tế ... Vì vậy tình hình sốt rét luôn phức tạp và trầm trọng với đỉnh cao là những năm 1980-1990 [2]. Bằng nhiều sự cố gắng trong tất cả các lĩnh vực, đến nay tình hình sốt rét tại Điện Biên đã tạm thời ổn định. Tuy vậy, Chương trình phòng chống sốt rét triển khai tại tỉnh Điện Biên chưa xây dựng và duy trì được các yếu tố bền vững để tiến tới đẩy lùi bệnh sốt rét. Các yếu tố dịch tễ bệnh sốt rét còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn và có xu hướng diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh sốt rét và đánh giá công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên giai đoạn từ năm 2005 - 2008 là hết sức cần thiết. Với những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Một số đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005-2008” với mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005 - 2008. 2. Đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống sốt rét của Trưởng trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn, bản, lãnh đạo chính quyền các cấp. 3. Mô tả thực trạng công tác quản lý, phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện

ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt rét là một bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây nên và do muỗi Anopheles truyền từ người bệnh sang người lành. Bệnh sốt rét tác hại trực tiếp đến thể chất, tính mạng con người và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng, của Quốc gia, thậm chí cả một khu vực trên Thế giới [1],[21], [22]. Theo báo cáo của WHO (1991): Sau 36 năm tiến hành tiêu diệt sốt rét và phòng chống sốt rét (1954-1991), trên toàn thế giới vẫn còn trên 2 tỉ người sống trong vùng sốt rét (gần 50% dân số thế giới) ở 100 nước, tử vong do sốt rét hàng năm từ 1- 2 triệu người và số mắc sốt rét mới hàng năm là 110 triệu người [2]. Trong thập kỷ qua, chương trình tiêu diệt sốt rét và phòng chống sốt rét tuy có mang lại một số kết quả. Song hơn 10 năm trở lại đây chương trình gặp một số khó khăn nên sốt rét vẫn được coi là một trong những bệnh xã hội gây tác hại hàng đầu cho nhân loại [37]. Tại Việt Nam vào những năm đầu thập kỷ 90, hàng năm cả nước có trên một triệu người mắc sốt rét, hàng nghìn người chết và hàng trăm vụ dịch sốt rét xẩy ra. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo trực tiếp của Bé Y tế, Chương trình Phòng chống sốt rét cùng với mạng lưới chuyên khoa các tuyến từ Trung ương đến thôn bản và cộng đồng đã tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét, tình hình sốt rét đã được cải thiện rõ rệt [22]. Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới có nhiều điều kiện thuận lợi để bệnh sốt rét phát triển, có tới 2/3 diện tích cả nước với khoảng 50% dân số sống trong vùng sốt rét lưu hành[38]. Chương trình Phòng chống sốt rét Quốc gia trong những năm qua đã thu được thành tựu đáng kể. Từ năm 1991 đến năm 2004, số ca sốt rét dương 1 tính đã giảm từ 187.904 xuống 24.909. Số ca chết giảm từ 4.646 xuống còn 24 ca. Tuy nhiên, trong năm 2004 ở 61 tỉnh thành của cả nước vẫn có những ca sốt rét dương tính. Trong đó có 23 tỉnh tình hình sốt rét vẫn còn rất nghiêm trọng với 43 triệu dân nằm trong vùng có nguy cơ mắc sốt rét. Các điều tra cho thấy, người dân sống ở vùng sâu vùng xa ít tiếp cận với các dịch vụ y tế và ít sử dụng màn, chịu gánh nặng sốt rét lớn nhất. Bệnh sốt rét có ảnh hưởng đáng kể đến nghèo đãi và phát triển xã hội ở những vùng này. [9],[17].[23]. Điện Biên là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, có đầy đủ các điều kiện về địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội và những khó khăn về dịch vụ y tế Vì vậy tình hình sốt rét luôn phức tạp và trầm trọng với đỉnh cao là những năm 1980-1990 [2]. Bằng nhiều sự cố gắng trong tất cả các lĩnh vực, đến nay tình hình sốt rét tại Điện Biên đã tạm thời ổn định. Tuy vậy, Chương trình phòng chống sốt rét triển khai tại tỉnh Điện Biên chưa xây dựng và duy trì được các yếu tố bền vững để tiến tới đẩy lùi bệnh sốt rét. Các yếu tố dịch tễ bệnh sốt rét còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn và có xu hướng diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh sốt rét và đánh giá công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên giai đoạn từ năm 2005 - 2008 là hết sức cần thiết. Với những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Một số đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005-2008” với mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005 - 2008. 2. Đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống sốt rét của Trưởng trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn, bản, lãnh đạo chính quyền các cấp. 3. Mô tả thực trạng công tác quản lý, phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH SỐT RÉT [26],[28],[31] - Khoảng 400 năm trước công nguyên, Hipocrate (Hy lạp) đã mô tả chi tiết các triệu chứng lâm sàng bệnh sốt rét. - 1880: Laveran (Pháp) lần đầu tiên phát hiện ký sinh trùng sốt rét trong máu bệnh nhân ở Algieria. - 1886 Golbi (Italy) phát hiện 2 loại KSTSR ở người là P.vivax và P.malariae. - 1889 – 1890: Celli và Marchiafava (Italy) phát hiện ra một loài ký sinh trùng sốt rét ở người là Plasmodium. - 1922: Stepphens, phát hiện một loại ký sinh trùng sốt rét: P.ovale. - 1897: Ronald Ross (Anh) lần đầu tiên phát hiện ký sinh trùng sốt rét phát triển ở cơ thể muỗi (An.Stephensi) tại Ên Đé. - 1898: Ronald Ross thí nghiệm ký sinh trùng sốt rét ở người và chim, xác định muỗi Anopheles là trung gian truyền bệnh sốt rét cho người. - 1898. Grassi, Bignami, Bastianelli (Ý) thí nghiệm toàn bộ chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét ở muỗi và người, họ đã khẳng định nghiên cứu của Ronald Ross. Từ kết quả trên, người ta đã tìm ra nguyên nhân của bệnh sốt rét là do ký sinh trùng sốt rét (mầm bệnh phát triển trong máu bệnh nhân). Và được muỗi Anopheles (trung gian truyền bệnh) đốt truyền từ người bệnh sang người lành (cơ thể cảm thụ). Như vậy nguyên nhân gây bệnh sốt rét do 3 yếu tố: - Ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium): Mầm bệnh 3 - Muỗi sốt rét Anopheles: Trung gian truyền bệnh - Con người: Cơ thể cảm thô Thiếu 1 trong 3 yếu tố trên thì không thể có quá trình sinh bệnh SR. Tuy nhiên những đặc điểm riêng biệt của mỗi yếu tố đều có liên quan đến quá trình sinh bệnh SR. 1.1.1. Mầm bệnh [24],[31]. - Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do KSTSR có gần 100 loại nhưng đến nay người ta mới biết có 4 loại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum. P.vivax, P.ovale và P.malariae. Người mang KSTSR có thể biểu hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình như rét run, sốt nóng, ra mồ hôi và khát nước. Cũng có thể biểu hiện các triệu chứng không điển hình như: sốt cao, nhức đầu, ớn lạnh, đau toàn thân, và còng cã thể không biểu hiện triệu chứng gì cả, đó là trường hợp người mang ký sinh trùng lạnh. Tuỳ theo loại ký sinh trùng sốt rét mang trong người mà bệnh nhân sốt mỗi ngày một cơn (P.falciparum). Hai ngày Một cơn (P.vivax). Ba ngày một cơn (P.malariae). Cơn sốt thường xuất hiện đúng giê, có tính chu kỳ rõ rệt ăn khớp với quá trình phát triển của KSTSR. Trong máu người mang KSTSR ta thường gặp hai thể. Thể vô tính (tư dưỡng phân liệt) và thể hữu tính (giao bào hay giao tử). Ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể người bệnh rất nhỏ và chỉ thấy được bằng kính hiển vi. Chu kỳ sống của KSTSR phải hoàn thành qua hai vật chủ: - Giai đoạn sinh sản hữu tính ở cơ thể muỗi (vật chủ chính) - Giai đoạn sinh sản vô tính ở cơ thể người (vật chủ phụ) và gây ra những hiện tượng bệnh lý. 4 Đời sống của KSTSR trong cơ thể người có hạn định, tuỳ theo loại ký sinh trùng sốt rét mà chúng tồn tại trong cơ thể người từ 6 tháng đến 3 năm. Một số trường hợp có thể tồn tại lâu hơn, trên 10 năm như (P.malariae). Một người nào đó muốn biết mình có mắc bệnh sốt rét hay không? cách chẩn đoán chính xác nhất là dựa vào kết quả xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu bằng kính hiển vi. 1.1.2. Trung gian truyền bệnh [24],[31]. Muỗi Anopheles là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt rét. Trên thế giới có khoảng 420 loài Anopheles khác nhau. Trong đó có khoảng 70 loài được xác định là vector truyền bệnh sốt rét. Do các đặc điểm về địa lý khí hậu và sinh thái của muỗi mà ở mỗi vùng mỗi nước có các loại truyền bệnh sốt rét chính khác nhau. Những yếu tố để xác định một loại muỗi là vector truyền bệnh sốt rét bao gồm: Nhiễm thoa trùng ở tuyến nước bọt; Ưa đốt người; Tần số đốt ngắn; Mật đé cao ở mùa sốt rét. Dưới đây là các loại vector truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam: - Loại truyền bệnh chính: + An. minimus: Muỗi sống ở bìa rừng, trong rừng, rừng savan, bọ gậy sống ở ven suối quang, nước chẩy chậm. + An.dirus : Muỗi ở rừng rậm, bìa rừng, rừng thưa, bọ gậy sống ở vũng nước đọng, dưới bóng râm trong rừng. - Loại truyền bệnh phụ: + An.aconitus , An.maculaus , An.jeyporiensis (vùng nói) + An.sundaicus , An.subpictus (ven biển nước lợ) 1.1.3. Cơ thể cảm thụ [24],[31]. Nói chung tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh SR nếu bị muỗi Anopheles nhiễm KSTSR (thể thoa trùng ở tuyến nước bọt) đốt. 5 Về lứa tuổi: Vùng sốt rét lưu hành, tỉ lệ nhiễm bệnh ở trẻ em bao giờ cũng cao, vì người lớn đã mắc sốt rét nên có miễn dịch (miễn dịch không bền vững), do đó làm giảm tỉ lệ nhiễm bệnh. Về giới tính: Không liên quan đến yếu tố cảm thụ sốt rét nên tỉ lệ mắc sốt rét tương đương giữa nam và nữ. Một số ngành nghề có liên quan đến rừng núi (làm việc trong rừng, ngủ lại trong rừng), thường có tỉ lệ mắc sốt rét cao. Dân cư từ vùng thành thị, đồng bằng vào vùng SR lưu hành dễ nhiễm bệnh SR và khi mắc bệnh SR, bệnh thường nặng vì chưa có miễn dịch sốt rét. 1.1.4. Định nghĩa ca bệnh Để chẩn đoán bệnh sốt rét người ta dựa vào định nghĩa ca bệnh bao gồm: - Bệnh nhân sốt rét: Có KSTSR thể vô tính trong máu, xét nghiệm bằng phương pháp giêm sa dương tính, hoặc dùng que thử chẩn đoán nhanh dương tính (nếu không có kính hiển vi). Bao gồm bệnh nhân sốt rét thường, bệnh nhân sốt rét ác tính và người mang ký sinh trùng lạnh (hiện tại không có sốt và không có sốt trong vòng 7 ngày gần đây). - Bệnh nhân nghi sốt rét (sốt rét lâm sàng) trường hợp không được xét nghiệm máu, hoặc xét nghiệm máu âm tính, hoặc chưa có kết quả xét nghiệm). Nhưng có 4 đặc điểm sau. - Hiện đang sốt (> 37,5 0 C) hoặc có sốt trong vòng 3 ngày gần đây. - Không giải thích được nguyên nhân gây sốt khác. - Đang ở hoặc có qua lại vùng sốt rét trong vòng 9 tháng gần đây. - Điều trị bằng thuốc sốt rét có đáp ứng tốt trong vòng 3 ngày. 6 1.2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH SỐT RÉT 1.2.1. Các yếu tố của quá trình dịch Dịch tễ học bệnh sốt rét là một phức hợp các yếu tố liên quan mắt xích với nhau: Nguồn bệnh: Là người mang ký sinh trùng sốt rét, có thể là bệnh nhân hoặc người mang ký sinh trùng không có triệu chứng (ký sinh trùng lạnh). Trung gian truyền bệnh (vector): Muỗi Anopheles đốt người có ký sinh trùng thể giao bào, muỗi phải sống đủ lâu để giao bào phát triển thành thoa trùng và phải đốt được một hoặc nhiều người. Cơ thể cảm thụ: Người lành, chưa có miễn dịch SR hoặc đã có miễn dịch nhưng đã giảm thấp. Nhiệt độ: Thời gian Một chu kỳ phát triển của Plasmodium trong cơ thể người phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời: > 14,5 o C đối với P.vivax, P.malariae, P.ovale; > 16 o C đối với P.falciparum. Nhiệt độ có liên quan đến tuổi thọ của muỗi, nhiệt độ ngoài trời từ 20 đến 30 o C, muỗi cái có thể sống trên dưới 4 tuần kể cả khi có nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Muỗi càng sống lâu càng thuận lợi cho chu kỳ phát triển ký sinh trùng trong cơ thể muỗi. Điều này có liên quan đến sự phát triển của muỗi theo mùa, hay mùa truyền bệnh. Những nước ôn đới, muỗi không phát triển vào những tháng lạnh, những nước nhiệt đới, cận nhiệt đới, muỗi phát triển quanh năm với đỉnh cao vào đầu và cuối mùa mưa. Rất hiếm tìm thấy muỗi Anophenles ở độ cao từ 2.000 - 2.500m. Thời gian mỗi chu kỳ tiêu sinh tuỳ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ thuận lợi từ 20 đến 30 o C [18],[44],[45]. Độ Èm: Ảnh hưởng đến tuổi thọ của Anophenles. Anophenles sống lâu khi có độ Èm tương đối cao (ít nhất > 60%) [41],[42]. 7 Lượng mưa và mùa mưa: Ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể muỗi. Khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho cả P.falciparum, P.malariae và P.ovale. Vùng cận nhiệt đới thuận lợi cho P.falciparum và P.vivax. Vùng ôn đới, P.vivax nhiều hơn P.falciparum, và P.malariae hầu như không có. Sinh cảnh: Ảnh hưởng chủ yếu đến vector truyền bệnh sốt rét, tạo nên những hình thái sốt rét khác nhau: Sốt rét rừng núi, sốt rét ven biển, sốt rét cao nguyên, sốt rét đô thị [41],[45]. Sinh học: Động vật rừng, động vật nuôi, thuỷ sản, tuỳ nơi, tuỳ lúc động vật có tác dụng là mồi thu hút muỗi đốt, do vậy làm giảm tiếp xúc người - muỗi. Nhiều loài thuỷ sản ăn bọ gậy và có thể làm phương tiện sinh học để chống muỗi. Các hoạt động của con người có tác động lớn đến tất cả các khâu lan truyền bệnh. Các hoạt động đó có thể làm tăng nguy cơ sốt rét. Giao lưu dân cư các vùng như di dân tự do, xây dựng, đường giao thông, nhà máy thủy điện, thói quen ngủ đêm tại nương rẫy không nằm màn đều có khả năng làm lan truyền bệnh sốt rét [41],[42]. Tuy nhiên có những hoạt động làm giảm sốt rét như khai thông mương máng, lấp hồ ao, phát quang bụi rậm, tăng đàn gia sóc, đô thị hóa, nâng cao mức sống của dân vv Ngoài ra, nhận thức và thu nhập kinh tế của người dân có tác động lớn đến công tác phòng chống sốt rét [36]. 1.2.2. Giám sát dịch tễ bệnh sốt rét [19], [24],[29],[32]. Giám sát dịch tễ bệnh sốt rét cần theo dõi liên tục tất cả các yếu tố, biến cố và sự tiến triển của bệnh có liên quan đến hiệu quả các biện pháp phòng chống, từ đó xem có đạt được mục tiêu của chương trình không. Cụ thể giám sát dịch tễ bệnh SR là: 8 - Một hệ thống công việc cố định, thường xuyên nhằm cung cấp các thông tin về bệnh sốt rét và các hoạt động phòng chống. - Cơ sở để giải quyết vấn đề, lập kế hoạch và tổ chức các biện pháp kỹ thuật cho chương trình PCSR. - Dự báo và phát hiện sớm nguy cơ dịch và dịch sốt rét để có biện pháp can thiệp sớm và hiệu quả. Mục đích của giám sát dịch tễ bệnh sốt rét bao gồm: - Xác định số ca mắc và hiện mắc là bao nhiêu ? - Xác định mức độ nghiêm trọng của ca bệnh và tử vong? - Xác định tác động của các ca mắc, chết do SR? (ảnh hưởng đến lao động, sản xuất xã hội, chi phí dịch vụ y tế v v ). - Xác định các yếu tố trực tiếp, gián tiếp, ảnh hưởng đến việc làm tăng số ca bệnh và lý giải nguyên nhân. - Đề xuất biện pháp can thiệp nào để thay đổi trạng thái? 1.3. PHÂN VÙNG DỊCH TỄ SỐT RÉT VÀ BIỆN PHÁP CAN THIỆP Hiện nay có nhiều cách phân vùng dịch sốt rét đã được áp dụng trong phòng chống SR: - Một sự tăng vọt chỉ số mắc mới trong một quần thể dân cư, mà trước đó bệnh chưa được phát hiện ở quần thể này (L.J. Bruce Chawatt, 1986). - Số ca mắc mới vượt quá bình thường tại một thời điểm, một địa dư nhất định (L.Molineaux, 1988) - Sự tăng nhanh đột ngột ca bệnh bất thường và có lan truyền bệnh tại chỗ (C. Delacollette,1996) Xác định được các vùng dịch tễ sốt rét theo mức độ lưu hành khác nhau và dân số nguy cơ của từng vùng. Xây dựng chiến lược, biện pháp can thiệp phù hợp làm cơ sở lập kế hoạch phòng chống sốt rét (phòng chống vector, 9 điều trị và quản lý bệnh nhân sốt rét theo từng vùng) là một công việc hết sức quan trọng [27],[32],[34], [35],[38]. * Vùng không có sốt rét lưu hành + Đặc điểm : - Địa lý: Đồng bằng, đồng bằng ven biển, thị trấn, thị xã, thành phè, núi cao>1000m (miền Bắc) > 1500m (miền Nam). - Sinh cảnh: Ruộng trồng lúa, trồng màu, rừng phi lao, không có khe suối, núi cao có rừng và thác. - Không có muỗi An.minimus, An.dirus, An.sundaicus - Không có KSTSR nội địa (không có lan truyền bệnhSR) ) + Biện pháp can thiệp: - Phát hiện, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh nhân SR, đặc biệt người mang KSTSR từ nơi khác về. - Quản lý dân di biến động đi và về từ vùng sốt rét lưu hành, cấp thuốc sốt rét và tẩm màn cho người đi vào vùng sốt rét. - Truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng. • Vùng nguy cơ sốt rét quay trở lại + Đặc điểm : Là các vùng SR lưu hành cũ, không còn ký sinh trùng nội địa trong vòng 5 năm trở lại đây. + Biện pháp can thiệp: - Giám sát dịch tễ SR thường xuyên. - Có biện pháp phòng chống vector thích hợp khi có KSTSR nội địa. - Phát hiện, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh nhân SR. - Quản lý dân di biến động đi và về từ vùng sốt rét lưu hành, cấp thuốc SR và tẩm màn cho người đi vào vùng SR. 10 [...]... sốt rét, sự lan truyền bệnh sốt rét, biết cách phát hiện bệnh sốt rét, biết các biện pháp diệt muỗi, ) - Thực hành về phòng chống bệnh sốt rét của đối tượng nghiên cứu • Thực trạng công tác quản lý phòng chống sốt rét 35 - Tình hình sốt rét tại địa phương: Bệnh nhân sốt rét, KSTSR, dịch sốt rét, tử vong do sốt rét - Tác động của bệnh sốt rét đến sức khỏe cộng đồng - Hệ thống tổ chức cán bộ phòng chống. .. hiện công tác phòng chống sốt rét tại địa phương - Sù quan tâm và chỉ đạo của chính quyền các cấp về công tác PCSR - Hoạt động truyền thông vận động cộng đồng phòng chống sốt rét - Khó khăn trong hoạt động phòng chống sốt rét tại địa phương Các chỉ số: - Tỉ lệ mắc sốt rét /1.000 dân - Tỉ lệ chết sốt rét /100.000 dân - Tỉ lệ bệnh nhân mắc sốt rét trung bình theo tháng trong năm - Tỉ lệ mắc bệnh sốt rét. .. . rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005-2008 với mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005 - 2008. 2. Đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống sốt. bệnh sốt rét. Các yếu tố dịch tễ bệnh sốt rét còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn và có xu hướng diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh sốt rét và đánh giá công tác phòng chống. chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên giai đoạn từ năm 2005 - 2008 là hết sức cần thiết. Với những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu Một số đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống sốt

Ngày đăng: 06/02/2015, 10:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan