các phương thức biểu hiện thời gian trong đoạn trường tân thanh

87 575 0
các phương thức biểu hiện thời gian trong đoạn trường tân thanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các phương thức biểu hiện thời gian trong Đoạn trường tân thanh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Truyện Nôm là một thể loại văn học độc đáo của Việt Nam vì chúng được viết bằng văn tự và thể thơ dân téc. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, kể từ truyện Nôm đầu tiên Lạc xương phân kính quốc ngữ truyện tương truyền của Đại Hưng hầu Nguyễn Thế Nghi (thế kỷ XVI) đến truyện cuối cùng Từ Thức lấy vợ tiên (1920) chóng ta đã có một kho tàng truyện Nôm đồ sộ với khoảng trên dưới 100 tác phẩm. Vì vậy, nghiên cứu truyện Nôm là việc làm có ý nghĩa khoa học. 1.2. Trong số các truyện Nôm thì Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du là một trong những đỉnh cao. Vì vậy nghiên cứu tác phẩm này có ý nghĩa làm rõ được đặc trưng thể loại. Với Đoạn trường tân thanh, truyện Nôm đã khẳng định một cách thuyết phục sự phong phú về ngôn ngữ còng nh sù hoàn thiện thể loại truyện Nôm trong văn học dân téc. 1.3. Từ trước đến nay, khi nghiên cứu Đoạn trường tân thanh, các nhà nghiên cứu đã chú trọng cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, đã có nhiều ý kiến thậm chí trái ngược nhau nhưng về nghệ thuật thì giới nghiên cứu đều công nhận Nguyễn Du là bậc thầy và chưa có một ai vượt qua được. Nghiên cứu nghệ thuật Đoạn trường tân thanh có nhiều phương diện, song ở đây chúng tôi chỉ chọn một khía cạnh nhỏ trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm là “thời gian”. Bởi thời gian trong tác phẩm không chỉ thể hiện diễn biến của cốt truyện mà còn đóng vai trò là môi trường để nhân vật bộc lé tính cách. Hiểu thời gian trong Đoạn trường tân thanh chóng ta sẽ hiểu được một vấn đề quan trọng về thế giới nghệ thuật còng nh thi pháp của tác phẩm. Với tư cách là giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy văn học, việc nghiên cứu Đoạn trường tân thanh sẽ tạo điều kiện cho người viết có dịp hiểu sâu thêm tác phẩm để giảng dạy được tốt hơn. 2. Lịch sử vấn đề Kể từ khi ra đời đến nay, Đoạn trường tân thanh đã được công chúng và các nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có không Ýt các cuộc tranh luận xung quanh việc tìm hiểu tác phẩm, thậm chí đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Nhưng riêng về vấn đề nghiên cứu “thời gian” trong tác phẩm thì phải đến giai đoạn sau 1975 mới có những bài viết, những công trình, những luận văn đề cập đến. Đáng kể nhất là cuốn Thi pháp Truyện Kiều của giáo sư Trần Đình Sử. Trong đó, tác giả bàn đến và đóng góp những phát hiện mới về thời gian nghệ thuật trong Đoạn trường tân thanh. Tác giả đã bàn đến sự xuất hiện trong tác phẩm dòng thời gian định mệnh, dòng thời gian tâm trạng của nhân vật, thời gian sự kiện, thời gian gấp khúc có tính liên tục, có nhịp điệu dồn dập, chống chéo, sự kiện này chưa xong sự kiện kia đã tới, gối đầu lên nhau, chồng chất xô đẩy nhau khi tai họa cũng như khi hạnh phóc. Ở cuốn Tìm hiểu Truyện Kiều của Lê Quế cũng nói đến thời gian, nhưng ở đây chủ yếu nói tới tuổi của chị em Kiều, thời gian và các sự kiện cụ thể xảy ra trong cuộc đời Kiều vào ngày tháng năm nào và trong bao nhiêu lâu. Theo Lê Quế tổng hợp và tính ra được “ Thời gian Thúy Kiều tiếp khách ở lầu xanh của Tó Bà là 4 năm 6 tháng, từ 1-7 năm nàng 22 tuổi cho đến hôm gặp Thúc Sinh 1-1 năm nàng 27 tuổi và toàn bộ thời gian mười lăn năm của Thúy Kiều gồm ba giai đoạn: ở lầu xanh của Tó Bà 4 năm 6 tháng. Quan hệ với Thúc Sinh 3 năm 7 tháng 15 ngày. Hội ngộ với Giác Duyên 6 năm 10 tháng 15 ngày. Tổng cộng là 15 năm”. [34- 109] Gần đây nhất là cuốn 200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều còng có bài Thời gian hiện sinh trong Đoạn trường tân thanh của Lê Tuyên mà Lê Xuân Lít đã sưu tầm và giới thiệu. Ở bài viết này tác giả chủ yếu đi vào ba loại thời gian: - Thời gian ngoại tại và sù chuyển vần. - Thời gian nội tâm và dòng tâm lý, trong loại thời gian này thì lại được chia thành những mảng nhỏ như: hiện hữu tính của thời gian tâm lý, hiện hữu tính và vị tri tính trong tác phẩm, biến thể tính của thời gian hiện hữu. - Thời gian xã hội và sự phối hợp giữa người cùng vũ trụ. Tác giả kết luận “ thời gian hiện sinh trong Đoạn trường tân thanh chỉ là một mối tương giao tất yếu và đương nhiên. Mối tương giao Êy đã đi từ ngoại giới đến con người và từ con người đạt đến một thể trung gian, tạo thành liên hệ giữa người và vũ trụ. Thể trung gian Êy là xã hội đã biểu dương qua xã hội âm tính của Đoạn trường tân thanh như một gạch nối tiếp giao giữa vô ngã của ngoại giới và bản ngã sâu đậm của con người” [ 924] Ngoài ra còn có một sè luận văn thạc sĩ cũng đã đề cập đến thời gian trong tác phẩm Đoạn trường tân thanh, nhưng là ở các khía cạnh khác nhau: Cuốn luận văn Thời gian tự sự trong Truyện Kiều của Nguyễn Du của Phùng Hữu Hải chủ yếu đi vào tìm hiểu thời gian tự sự và phương hướng vận dụng lý thuyết thời gian tự sự vào trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du. Ở cuốn luận văn này tác giả đã tìm hiểu được trình tự tự sự trong Đoạn trường tân thanh gồm có trình tự tự sự bị đảo ngược (trình tự thời gian hồi tưởng) và trình tự trần thuật có tính chất dự báo trước (dự cảm linh cảm). Ngoài ra cuốn luận văn này còn tìm hiểu được tốc độ thời gian nghệ thuật trong Đoạn trường tân thanh có thể biểu hiện bằng các hình thức như tỉnh lược, ngừng nghỉ, hoạt cảnh và lược thuật. Ở cuốn luận văn Một số phương tiện biểu thị ý nghĩa thời gian trong Truyện Kiều của Nguyễn Du của Phạm Thị Thu Phương lại chủ yếu đi vào tìm hiểu hình thức thời gian được biểu hiện bằng phương tiện từ vựng và một số cấu trúc cú pháp. Luận văn đi sâu tìm hiểu nội dung hai phương tiện từ vựng và một số cấu trúc để biểu thị các ý nghĩa thời điểm, thời lượng, tần suất trong Đoạn trường tân thanh. Tuy nhiên, các bài viết, các công trình này mới khảo sát một số mặt chủ yếu của thời gian nghệ thuật trong Đoạn trường tân thanh cho phép ta nhận rõ cá tính sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du mà chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể về từng loại thời gian. Vì vậy tìm hiểu yếu tố “thời gian” để từ đó thấy được sự độc đáo, sáng tạo và tài năng của Nguyễn Du khi vận dụng ngôn ngữ dân téc vào sáng tạo văn học là một vấn đề mới, cần thiết và được chúng tôi nghiên cứu một cách cụ thể. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là yếu tè “thời gian” trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du bao gồm: thời gian vũ trụ, thời gian sự kiện và thời gian tâm lý Về mặt văn bản, do tác phẩm được nhiều tác giả khảo đính, chú giải nên giữa chỳng cú sự khác biệt. Để tiện việc nghiên cứu chúng tôi chọn văn bản Đoạn trường tân thanh tương đối thông dụng do Đào Duy Anh khảo chứng, hiệu đính và chú giải của NXB Văn học ấn hành năm 2002. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thêm một số truyện Nụm khỏc để so sánh trong quá trình thực hiện luận văn. 4. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê – phân loại: Chúng tôi tiến hành tìm những dòng thơ có chứa các từ và cụm từ chỉ Thời gian. Đồng thời với việc thống kê, chúng tôi tiến hành phân loại chúng. Những từ và cụm từ chỉ thời gian bao gồm như: năm, thỏng, mựa, ngày, buổi….Từ kết quả thống kê, chúng tôi có thể đưa ra những nhận định hợp lí về thời gian trong tác phẩm có tác dụng như thế nào đối với ý đồ nghệ thuật của tác giả. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích những trường hợp cụ thể từng nhóm thời gian, từ đó rút ra kết luận cho từng nhóm. Qua đó, cũng thấy được sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du và tài năng của ông trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc vào sáng tác văn học. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: Hệ thống hóa, so sánh- đối chiếu trong quá trình làm luận văn. 5. Đóng góp mới của luận văn - Đây là lần đầu tiên luận văn đưa ra bản thống kê tương đối đầy đủ về “Thời gian” trong tác phẩm Đoạn trường tân thanh. - Đây cũng là lần đầu luận văn tiến hành phân loại “Thời gian” trong tác phẩm. - Trên cơ sở thống kê và phân loại, luận văn bước đầu đánh giá cách sử dụng “Thời gian” để phản ánh nội dung của tác phẩm. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của chúng tôi gồm 3 chương: Chương 1: Vài nét về thời gian, thời gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Văn học Việt Nam Trung đại. Chương 2: Các dạng thời gian và ý nghĩa của chúng trong Đoạn trường tân thanh. Chương 3: Các phương thức biểu hiện thời gian trong Đoạn trường tân thanh Cuối cùng là phần thư mục tài liệu tham khảo PHẦN NỘI DUNG Chương 1 VÀI NÉT VỀ THỜI GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI 1. Thời gian và thời gian nghệ thuật: 1.1. Thời gian Là khái niệm chỉ sự tồn tại của vật chất, gắn với sự việc, hoạt động, thời gian luôn hoạt động không ngừng, không quay ngược lại và không tồn tại riêng biệt. Nếu thời gian cơ học được đo bằng ngày, giờ, phỳt… mang tính chính xác, không thay đổi thì qua cảm nhận của con người, thời gian có thể là "khoảng", "chừng" hoặc cùng một đơn vị thời gian cơ học nhưng qua cảm quan của con người có thể dài, ngắn, nhanh, chậm khác nhau. Theo A.J.A.Gurevich. Khái niệm thời gian "thể hiện đầy đủ cảm quan và thế giới của thời đại, hành vi của con người, ý thức của nó, nhịp của cuộc sống, thái độ đối với sự vật" [13- 98] Khái niệm thời gian không chỉ mang tính vật lí, cơ học mà còn mang tính chủ quan của con người. Thời gian chỉ có thể đo được, cảm nhận được chứ không thể nắm bắt và nhìn thấy được. 1.2. Thời gian nghệ thuật Theo Trần Đình Sử, thời gian nghệ thuật là một yếu tố nghệ thuật của tác phẩm "vừa là phương diện của đề tài, vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản để tổ chức tác phẩm[10- 887] Theo Từ điển thuật ngữ văn học "Thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nú… Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảnh khắc dài trong chốc lát, có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của cỏc hỡnh tượng đời sống được ý thức… tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại để miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại…”[14- 272,273] Nhìn chung, thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật mang nhiều tính chủ quan, ước lệ, thể hiện cảm quan của tác giả về thế giới và con người. Thời gian trong tác phẩm thể hiện tính thẩm mĩ trong cách cảm nhận cuộc sống và tư tưởng tác giả. Thời gian nghệ thuật không đồng nhất với thời gian khách quan được đưa vào tác phẩm. Thời gian nghệ thuật được sáng tạo, nhào nặn cho phù hợp với ý đồ sáng tác, loại thể và phong cách tác giả. Điều này tạo sự đa dạng, sinh động cho thời gian trong tác phẩm. Thời gian nghệ thuật là yếu tố không thể thiếu để kết cấu tác phẩm, đồng thời giúp cho việc liên kết các yếu tố trong tác phẩm được chặt chẽ hơn. Thời gian nghệ thuật có đầy đủ các đặc trưng của thời gian, cũng vận động theo ba chiều: quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng thời gian nghệ thuật không nhất thiết phải tuân theo sự nghiêm ngặt của thời gian tự nhiên mà nó có thể dài, ngắn, nhanh, chậm tùy theo cảm nhận chủ quan của tác giả. Có khi trăm năm chỉ như thoáng chốc, như giấc mộng. Nhưng cũng có khi một giờ, một phút thậm chí một giây lại dài vô tận. Thời gian dồn nén hay kéo căng ra là do ý đồ của tác giả khi miêu tả, khắc họa. Nếu Vạn Hạnh Quốc Sư quan niệm "Thân như điện ảnh hữu hoàn vô" (có nghĩa là "Thân như bóng chớp có rồi không") đời người là chốc lát, thoáng qua, thì qua sự miêu tả của Nguyễn Du một đêm lại rất dài: "Đêm thu đằng đẵng nhặt cài then mây". Trong tác phẩm có thể bỏ qua một hoặc hai trong ba chiều vận động của thời gian khách quan. Nếu thời gian tự nhiên luôn vận động phát triển không ngừng thì trong tác phẩm có thể làm sống lại quá khứ hoặc hướng tới tương lai. Trong tác phẩm, có thể cùng tồn tại ba dạng thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai. Mỗi giai đoạn văn học, mỗi tác phẩm văn học có sự biểu hiện thời gian nghệ thuật khác nhau, thể hiện sự đa dạng của yếu tố nghệ thuật này. Chẳng hạn, chủ nghĩa lãng mạn phủ nhận trật tự thời gian khách quan. Các tác giả thường quay về quá khứ, về cõi tiên, cõi mộng, trốn tránh thực tại. Bởi vậy thời gian thường mơ hồ, mang tính siêu thực; thời gian được xây dựng thành thời gian lý tưởng, trừu tượng của tác giả. Thời gian cũng có thể hướng tới tương lai nhưng là tương lai xa xôi, ít có thực. Như vậy, khác với thời gian hiện thực khách quan, thời gian nghệ thuật cho phép sử dụng các kiểu cảm thụ thời gian mang tính chủ quan, thời gian nghệ thuật có thể trùng hợp với thời gian vật chất nhưng nó cũng có thể thoát khỏi sự vận động một chiều của thời gian tự nhiên để chuyển tải tư tưởng, cảm nhận của tác giả về thế giới, về đời sống xã hội. Thời gian trong tác phẩm văn chương chỉ trở thành nghệ thuật khi nó trực tiếp tác động vào nhân vật, vào môi trường mà ở đó diễn ra số phận của nhân vật và những biến động tâm tư của nhân vật. Nó cùng với những yếu tố khác góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển. Nó thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới, làm cho người đọc hoặc hồi hộp chờ đợi, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ. Thiếu sự cảm thụ, tưởng tượng của người đọc, thời gian nghệ thuật không xuất hiện. Như vậy, thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng phương tiện nghệ thuật. Nó thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Vấn đề thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có hai mặt cơ bản: quan niệm thời gian của nhà văn và tổ chức thời gian của tác phẩm. Quan niệm thời gian của nhà văn được bộc lộ trực tiếp và phổ biến hơn là được bộc lộ một cách gián tiếp qua cách tổ chức thời gian của tác giả. Đó là một trong những mặt hình thức bên trong của tác phẩm. Nó có quan hệ chặt chẽ với ý thức nghệ thuật của nhà văn. Tổ chức thời gian chính là cách xử lý thời gian, trong tác phẩm văn học của nhà văn để tạo ra thời gian nghệ thuật theo ý đồ của tác giả. Như vậy có thể nói, thời gian trong tác phẩm văn học là sự cảm nhận của tác giả, nó đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh, nờn nó là ý thức nghệ thuật của nghệ thuật. Nhưng thời gian nghệ thuật không phải là một khái niệm trừu tượng mà là một hình tượng nghệ thuật sinh động, nó không phải chỉ là cỏi dùng để phản ánh mà còn là cái được phản ánh. Do đó thời gian nghệ thuật vừa mang những đặc tính của thời gian hiện thực, thời gian khách quan – tức là nó có nhịp độ, có chiều hướng, có thể xác định được bằng các đại lượng…Vừa là một hình tượng nghệ thuật nờn nó có tính chất ước lệ nhất định. Đặc biệt trong Văn học trung đại, tính chất ước lệ càng được thể hiện rõ. Ví dụ “ Ba thu dọn lại một ngày dài ghờ” ( Truyện Kiều - Nguyễn Du) Hay câu: “Trời thu ba cữ duyềnh Tương một ngày” (Truyện Hoa Tiên- Nguyễn Huy Tự) Qua ví dụ này ta có thể nhận thấy các tác giả đã viết theo công thức [...]... mang tính ước lệ tượng trưng Những biểu tượng hình ảnh dùng để biểu hiện thời gian trong khúc ngâm đều gắn với thực tế đời sống, tạo nên sự phong phó trong cách thể hiện thông qua các hình tượng thời gian hiện lên tâm trạng nhân vật được bộc lé một cách tinh tế Và thời gian trong tác phẩm chính là thời gian tâm trạng, thời gian quá khứ, thời gian hiện tại và thời gian tương lai đều được nhìn qua tâm... sáng tạo như thế nào về các dạng thời gian trong tác phẩm? Chương 2 Ý NGHĨA CỦA CÁC DẠNG THỜI GIAN TRONG ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH 1 Thời gian vật lý 1.1 Thời gian thời tiết: (năm, tháng, mùa, ngày, buổi) Qua khảo sát 2005 dòng thơ chỉ thời gian vật lí thì thời gian chỉ thời tiết được Nguyễn Du sử dụng 147 lần chiếm tỉ lệ 71,70% và cụ thể được thể hiện qua từng mảng 1.1.1 Thời gian Năm 1.1.1.1 Thống kê... chất ước lệ tượng trưng Còn thời gian trong Hoàng Lê nhất thống chí, thời gian ở đây chỉ là thời gian sự kiện, thời gian triều đại và trong tác phẩm này không có thời gian tâm lý Thời gian ở đây được miêu tả thông qua các sự kiện, các hành động của nhân vật Dùa trên những mô hình chung của thời gian nghệ thuật trong văn học trung đại nói trên với tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, tác giả... tháng thanh nhàn 2875 1.1 2.2 Ý nghĩa Thời gian trần thuật trong tác phẩm Đoạn trường tân thanh không phải bị đứt đoạn khi tác giả dừng lại miêu tả sự kiện mà nó luôn mang tính liên tục Thời gian gắn liền với cuộc đời, với từng quãng đời, từng thời điểm nhân vật sống bên cạnh diễn biến của các sự kiện Trong thời gian thời tiết, bên cạnh thời gian năm còn có thời gian chỉ tháng Tháng xuất hiện trong. .. tựa ba thu) Tuy nhiên cách miêu tả thời gian đối với từng tác giả, tác phẩm cụ thể bao giờ cũng mang những nét đặc thù riêng Vậy vấn đề thời gian đã được Nguyễn Du xử lý như thế nào để tạo ra thời gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Đoạn trường tân thanh 2 Thời gian nghệ thuật trong Văn học Việt Nam trung đại Gắn kết với không gian nghệ thuật là thời gian nghệ thuật Thời gian nghệ thuật phải... được chứng minh qua thơ thiền thơ của nhà nho và thời gian lịch sử trong tương quan với thời gian vũ trụ Thơ thiền là thơ của các nhà sư, các sư sĩ làm để biểu hiện thiền lí , thiền cảnh, thiền tâm Trong thơ thiền thời gian là biểu hiện của thế giới sắc tướng, bề ngoài Vô thời gian mới là thời gian của chân như, thời gian trần tục được hình dung là thời gian dẫn đến sự hủy diệt, già cỗi, hư nát Xuân... 194] Trong Văn học Trung đại thì sự cảm nhận thời gian con người ngắn ngủi, chóng tàn với thời gian vũ trụ tĩnh tại, bất biến là hai chủ đế thời gian tiêu biểu Ngoài ra còn có thời gian lịch sử là sự hưng phế, đổi thay triều đại, là sự mở rộng thời gian con người Thời gian siêu nhiên tiên cảnh là một dạng đặc thù của thời gian vũ trụ, thời gian sinh hoạt với sáng, chiều, tối cũng là biểu hiện vừa của thời. .. thấy được thời gian trong Chinh phụ ngâm khúc là thời gian tâm trạng, thời gian tâm lý Quá khứ, hiện tại hay tương lai đều được nhìn qua tâm trạng của người chinh phụ; buồn thì thời gian trôi chậm, vui thì thời gian trôi nhanh và thời gian trong khúc ngâm này cũng được tính bằng các đơn vị năm, tháng, mùa, ngày, buổi và đã sử dụng các biểu tượng, tượng trưng Tuy nhiên ở tác phẩm này thời gian vẫn mang... Giác) Ở đây có thời gian luân hồi hoa rụng rồi nở, có thời gian đời người một đi không trở lại Đối lập lại thời gian Êy là chân như ngoài thời gian Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua trước sân một nhành mai (Mãn Giác) Thời gian thiền là một vô thời gian, bất biến, thường trụ bởi vì không sinh không diệt Trong thơ Không Lé có thoáng thời gian, vô thời gian trong giấc ngủ quên thời hiện tại “ Ngư... “tuyết đầy” là thời gian trần tục, bề ngoài Mặc dù nhìn nhận thời gian trần tục nhưng trên thực tế thơ thiền đã thấy tính bi kịch của thời gian cá nhân và tìm cách vượt qua Và thời gian tịnh diệt, vô sắc tướng cũng chính là thời gian vũ trô Do vậy ở đây không có quá khứ, không có tương lai chỉ có thời hiện tại vĩnh viễn Bên cạnh thơ thiền thì thời gian trong thơ của các nhà nho cũng là thời gian bất biến, . và thời gian nghệ thuật trong Văn học Việt Nam Trung đại. Chương 2: Các dạng thời gian và ý nghĩa của chúng trong Đoạn trường tân thanh. Chương 3: Các phương thức biểu hiện thời gian trong Đoạn. những phát hiện mới về thời gian nghệ thuật trong Đoạn trường tân thanh. Tác giả đã bàn đến sự xuất hiện trong tác phẩm dòng thời gian định mệnh, dòng thời gian tâm trạng của nhân vật, thời gian sự. độ thời gian nghệ thuật trong Đoạn trường tân thanh có thể biểu hiện bằng các hình thức như tỉnh lược, ngừng nghỉ, hoạt cảnh và lược thuật. Ở cuốn luận văn Một số phương tiện biểu thị ý nghĩa thời

Ngày đăng: 05/02/2015, 21:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan