nghiên cứu phương pháp bảo quản đay cho sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (p-rc-apmp)

106 418 0
nghiên cứu phương pháp bảo quản đay cho sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (p-rc-apmp)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ ************************ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2012 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN ĐAY CHO SẢN XUẤT BỘT HÓA NHIỆT CƠ TẨY TRẮNG (P-RC-APMP) Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương Cơ quan chủ trì: Công ty TNHH Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô Chủ nhiệm đề tài : Ks. Lương Thị Hồng 9590 Hà nội 12/2012 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN VẼ MỞ ĐẦU 1 PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐAY, PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT GIẤY HOÁ NHIỆT CƠ TẨY TRẮNG (P-RC-APMP) 3 1.1. Cây đay - nguyên liệu dùng cho sản xuất giấy 3 1.2. Phương pháp bảo quản đay 5 1.3. Công nghệ sản xuất bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng theo công nghệ P-RC-APMP 7 1.4. Định hướng nghiên cứu 11 PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.1. Đối tượng nghiên cứu 12 2.2. Hoá chất và thiết bị sử dụng 12 2.3. Phương pháp nghiên cứu 13 PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17 3.1. Tình hình khí tượng thủy văn tại Thạnh Hóa-Long An trong 5 năm lại đây 17 3.2. Sân bảo quản nguyên liệu 19 3.3. Phương pháp bảo quản đay 21 3.4. Tính chất của nguyên liệu bột giấy hóa nhiệt cơ từ đay sau thu hoạch 24 3.5. Tính chất của nguyên liệu và bột giấy hoá cơ tẩy trắng từ đay sau bảo quản theo các phương pháp khác nhau 25 3.6. Phương án kỹ thuật cho thiết k ế bãi chứa và tồn trữ nguyên liệu đay 35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1 : Thông số kỹ thuật bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng (P-RC-APMP) từ các loại nguyên liệu khác nhau 4 Bảng 1.2 : Thông số kỹ thuật giữa công nghệ APMP và BCTMP * từ nguyên liệu gỗ dương 8 Bảng 3.1 : Mực nước đặc trưng của sông Vàm Cỏ Tây năm 2006 17 Bảng 3.2 : Mực nước đặc trưng của sông Vàm Cỏ Tây năm 2007 18 Bảng 3.3 : Mực nước đặc trưng của sông Vàm Cỏ Tây năm 2008 18 Bảng 3.4 : Mực nước đặc trưng của sông Vàm Cỏ Tây năm 2009 18 Bảng 3.5 : Mực nước đặc trưng của sông Vàm Cỏ Tây năm 2010 18 Bảng 3.6 : Tính chất v ật lý của đay sau thu hoạch 24 Bảng 3.7 : Tính chất hóa học của đay sau thu hoạch 24 Bảng 3.8 : Tính chất của bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng từ nguyên liệu đay 25 Bảng 3.9 : Tính chất vật lý của nguyên liệu trong thời gian bảo quản 26 Bảng 3.10 : Thành phần hóa học của nguyên liệu 28 Bảng 3.11 : Tính chất của bột giấy hoá cơ tẩy trắng 30 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN VẼ Trang Hình 1.1 : Sơ đồ dây chuyền đóng kiện đay ở Mỹ 5 Hình 1.2 : Mô hình bảo quản đay tại Trung Quốc 6 Hình 1.3 : Mô hình bảo quản đay ở Băngladesh 7 Hình 3.1 : Lớp sỏi của sân bảo quản theo phương pháp xếp khối 19 Hình 3.2 : Lớp bê tông của sân bảo quản theo phương pháp xếp khối 20 Hình 3.3 : Các gờ bê tông của sân bảo quản theo phương pháp xếp khối 20 Hình 3.4 : Sân bảo quản đ ay theo phương pháp xếp đống tròn 21 Hình 3.5 : Bảo quản đay theo phương pháp xếp đống tròn, không có mái che 21 Hình 3.6 : Bảo quản đay theo phương pháp xếp đống tròn có mái che 22 Hình 3.7 : Phương pháp xếp đay thành khối 23 Hình 3.8 : Bảo quản đay theo phương pháp xếp khối có mái che và không có mái che 23 Hình 3.9 : Mảnh nguyên liệu đay sau 12 tháng bảo quản theo bốn phương pháp khác nhau 33 Hình 3.10 : Mảnh nguyên liệu đay bảo quản theo phương pháp xếp khố i 33 Hình 3.11 : Mảnh nguyên liệu bảo quản theo phương pháp xếp khối, có mái che sau 12 tháng 34 Hình 3.12 : Mảnh đay được bảo quản theo phương pháp xếp đống tròn không mái che 34 Hình 3.13 : Mảnh đay được bảo quản theo phương pháp xếp đống tròn có mái che 35 Bản vẽ số 1 : Mặt bằng bố trí gờ kê nguyên liệu 36 Bản vẽ số 2 : Mặt bằng bố trí sân nguyên liệu 37 1 MỞ ĐẦU Trong công nghiệp bột giấy được sản xuất theo hai phương pháp chính là phương pháp hoá học và phương pháp cơ học. Bột giấy sản xuất theo phương pháp cơ học có ưu điểm là hiệu suất cao, chi phí thấp đồng thời có những tính chất mà bột giấy hoá học không có được như độ đục cao, khả năng thấm hút mực in tốt. Phương pháp sản xuất cơ học đã được phát tri ển hơn 150 năm và luôn được cải tiến và phát triển không ngừng. Công nghệ thiết bị ngày càng hiện đại đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm giấy. Nguyên liệu được sử dụng cho sản xuất bột cơ học chủ yếu là từ gỗ với cả hai loại gỗ cứng và gỗ mềm. Trong những năm gần đây, nguyên liệu phi gỗ dùng cho sản xuất bột giấy cơ học cũng được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Những loại nguyên liệu này có ưu điểm là thời gian sinh trưởng ngắn, dễ trồng và nếu được thu gom và chế biến phù hợp sẽ cho chất lượng bột giấy tương đối tốt không thua kém nhiều so với bột giấy được sản xuất từ gỗ. Hơn nữa vi ệc sử dụng nguồn nguyên liệu này sẽ hạn chế sử dụng gỗ, bảo vệ được nguồn tài nguyên rừng. Một trong số các loại nguyên liệu phi gỗ được các nhà khoa học và sản xuất quan tâm là cây đay. Sản xuất bột giấy cơ học theo công nghệ P-RC-APMP lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam, qua dự án của Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An) với nguyên liệu là cây đay. Tuy nhiên, hiệ n tại dự án đã đổi chủ đầu tư (từ Cty đầu tư phát triển giao thông vận tải Tracodi sang Tổng công ty giấy Việt Nam), tiến độ của dự án triển khai chậm và gặp vướng mắc trong vấn đề nguyên liệu cho nhà máy, đặc biệt là công tác thiết kế kho bãi để tồn trữ và phương pháp bảo quản đay (trước đây nhà thầu không thiết kế hạng mục này, chủ đầu tư ch ưa thiết kế). Cây đay được trồng chủ yếu trong vụ hè thu (từ tháng 4 đến tháng 9). Thời gian thu hoạch đay lại vào mùa mưa lũ, các diện tích trồng sẽ bị ngập nước. Do vậy công tác thu hoạch và tồn trữ cần được nghiên cứu phù hợp, thích nghi với điều kiện tự nhiên của khu vực này. Do vậy, để dự án có tính khả thi đối với loại nguyên liệu này, cần thiết có những nghiên cứu bài bản về phương pháp bảo quản và tồn trữ nguyên liệu đay, nhằm ổn định chất lượng nguyên liệu và đảm bảo nhà máy hoạt động liên tục. Năm 2011 Bộ Công thương đã giao nhiệm vụ cho Viện công nghiệp giấy và xenluylô nay là Công ty TNHH Viện công nghiệp giấy và xenluylô thực hiện đề tài: Nghiên cứu phương pháp bảo quản đay cho sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩ y trắng (P-RC-APMP), với thời gian thực hiện là 24 tháng. Mục tiêu của đề tài là xây dựng được phương án kỹ thuật bảo quản và tồn trữ đay nhằm ổn định chất lượng cây đay trong thời gian dài (6 tháng đến 2 năm), bảo đảm tính khả thi về kinh tế - kỹ thuật 2 phục vụ công tác thiết kế bãi chứa và bảo quản nguyên liệu đay cho Nhà máy bột giấy Phương Nam. Nội dung nghiên cứu bao gồm: - Thu thập các thông tin về khí tượng thuỷ văn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong 5 năm trở lại đây. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản tới chất lượng nguyên liệu (hàm lượng các thành phần hoá học), chất lượng bột (độ trắ ng, tính chất cơ lý): + Bảo quản điều kiện ngoài trời: đóng kiện và xếp đống + Bảo quản trong điều kiện có mái che: đóng kiện và xếp đống - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản theo từng phương pháp tới chất lượng nguyên liệu (thành phần hoá học) và tính chất cơ lý của bột hoá nhiệt cơ. - Xây dựng phương án kỹ thuật cho thiết kế bãi chứa và tồn trữ nguyên liệu. 3 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐAY, PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT GIẤY HOÁ NHIỆT CƠ TẨY TRẮNG (P-RC-APMP) 1.1 Cây đay - nguyên liệu dùng cho sản xuất giấy Cây đay trên thế giới được chia ra làm hai loại là cây đay xanh (Jute plant) và cây đay cách (kenaf). Cả hai loại này đang được sử dụng chủ yếu cho lấy sợi và sản xuất bột giấy, song loại đay cách thường được dùng nhiều hơn. Cây đay xanh thuôc họ bông bút (Tiliacea) là cây phát triển tự nhiên ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đay xanh gồm hai giống mang tên khoa học là: Corchorus Capsularis L (đay xanh quả tròn) và Corchorus Olicorius L (đay xanh quả dài). Giống đay xanh quả tròn có xuất xứ gần biên giới Tây Nam Trung Quốc, phía bắc Miến Điện, bắc Ấn Độ và một số đảo của Indonecia, còn giống đay xanh quả dài thì tập trung ở một số vùng Châu Phi, Trung Đông song ngày nay chỉ có một số nơi trồng như: Băng la đét, Ấn Độ, Miến Điện, Nepal, Đài Loan, Braxin Nhìn chung giống đ ay này đều đâm cành ở ngang thân nên trở ngại cho việc lấy sợi và dễ nhiễm bệnh nên chúng đang dần được thay thế bằng các giống tốt hơn. Cây đay cách, tên khoa học là Hibicsuc Cannabinus L, thuộc họ cây bông vải (Malvaceae). Đay cách còn có nhiều tên gọi địa phương khác như: Ấn Độ gọi là đay Bimlipatam, sợi Rimli hay Mesta; Ai Cập gọi là Teal hay Til; Châu Phi gọi là Dah và Gambo Phân bố đay cách khá rộng lớn, chạy từ vĩ độ Bắc 45 0 ở Nga đến vĩ độ Nam 30 0 ở Nam Phi. Đay cách được trồng nhiều ở: Ấn Độ, Ai Cập, Nam Phi, Trung Quốc, Italia, Cu Ba, Indonecia, Iran, Philippin, Nhật, Mỹ, Thái Lan, Việt Nam Cây đay cách là cây hằng niên, thuộc thực vật thân thảo có chiều cao trung bình từ 3 - 4m, nhưng cũng có khi đạt từ 5 đến 6 m, đường kính từ 8 - 25mm, chu kỳ sinh trưởng từ 140 - 160 ngày, năng suất có thể đạt từ 20 - 26 tấn thân khô gió/ha (sợi có thể đạt 4,6 tấn/ha), khác với cây đay xanh, loài này trồng được cả trên đất cao, đòi hỏi ít lao động. Về đặc điểm sinh học, tùy từng giống mà lá có hình đơn hay kép, màu thân xanh hay đỏ. Lá đay cách có màu xanh mát, thân ít đẻ nhánh, bông màu kem, gần cuống hoa có màu đỏ tím hoặc đỏ thấm. Hoa nở trước khi mặt trời mọc và khép lại vào buổi trưa, mau tàn. Quả đay hình tròn có dáng trái lê, mặt ngoài sần sùi, kích thước 1,8 x 1,3cm, bên trong chứa 30 - 48 hạt Thân đay hình trụ, sợi đay hình thành từ các bó sợi được phân bổ làm nhiều lớp nằm giữ a lớp biểu bì ngoài và thân - lõi xốp phía trong. Sợi đay rất mảnh, đường kính 2 - 2,5µm, dài trung bình 2,5mm, hàm lượng xenlulo đạt tới 67%, hàm lượng lignin thấp 9,5% Nhìn chung xơ sợi đay rất tốt, bền nên từ xa xưa chúng đã được dùng để làm dây thừng chão, bao bố rất phổ biến. Tuy nhiên chúng mới được một số ít nước có 4 diện tích trồng lớn đưa vào sản xuất bột giấy thương mại như ở Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ (Công ty TNHH Bột và Giấy Phượng Hoàng ở Khon Kaen - Đông Bắc Thái Lan với công suất 70.000 tấn/năm, sản phẩm dùng để sản xuất giấy in giấy viết; Công ty Tribeni Tissues Ltd - Ấn Độ, sản phẩm dùng để sản xuất giấy đế cacbon và giấy cuốn thuốc lá). Cây đay được trồ ng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ rất lâu, được coi như cây bản địa của vùng, trước kia được trồng chủ yếu để lấy sợi. Diện tích trồng đay lớn nhất là địa bàn Tỉnh Long An, tính đến năm 1997 diện tích là 6.323ha, năm 2005 là 5.817 ha trong đó trồng lấy sợi là 5.653ha còn lại là để lấy hạt. Diện tích trồng đay năm 2007 đạt 9.000 ha. Tiêu thụ đay chủ yế u là Nhà máy Grandi - Sở Công nghiệp, Công ty đay sợi Sài Gòn. Tuy nhiên, sản phẩm của nhà máy đang giảm dần vì bao chứa sản xuất từ sợi đay đang dần được thay thế bằng các bao bì làm từ polyme có giá thành thấp và tiện lợi hơn. Do đó, cây đay gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy từ nguyên liệu cây đay đặt tại Long An sẽ mở ra một hướng mới cho ngườ i trồng đay. Bảng 1.1 Thông số kỹ thuật bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng (P-RC-APMP) từ các loại nguyên liệu khác nhau Các thông số kỹ thuật Đay cách Đay xanh Gỗ Dương Mức dùng NaOH, % 3,3 3,4 3,0 Mức dùng H 2 O 2 , % 2,5 2,6 1,5 Độ nghiền CSF, ml 220 230 200 Độ chặt, cm 3 /g 2,5 2,8 2,5 Chỉ số độ bền kéo, Nm/g 36 38 27 Độ trắng, %ISO 70 69 71 Độ đục, % 92 93 88 Chỉ số bục, kPa.m 2 /g 1,6 1,6 1,1 Độ tán xạ ánh sáng, m 2 /kg 67 69 53 Trước khi đầu tư xây dựng nhà máy, chủ đầu tư (trước đây là TRACODI) cũng đã tiến hành nghiên cứu khả thi vùng nguyên liệu cũng như khả năng áp dụng công nghệ mới trong sản xuất bột giấy cơ học tẩy trắng từ cây đay. Đối với cây đay, chủ đầu tư cũng đã kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ, Vi ện Cây công nghiệp - Bộ Nông nghiệp tiến hành thí nghiệm một số giống đay đã sơ tuyển như: giống đay cách Việt Nam (cây bản địa); đay cách HC-583; Việt Viên 4 ; Việt Viên 5; JRC 212; đay Everglade 41 (của Mỹ) về khả năng thích ứng đối 5 với môi trường và điều kiện sinh thái ở một số vùng của ĐBSCL như: Thốt Nốt - Cần Thơ; Huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp; Thạnh Hóa - Long An Kết quả cho thấy trên vùng đất đặc trưng của khu vực ĐBSCL: hay úng lút, đất chua phèn pH = 4 - 5 chỉ có 3 giống đay phù hợp, cho năng suất cao là đay cách Việt Nam, đay cách HC - 583 và đay cách Everglade 41: thời điểm trồng vụ hè thu; chu kỳ sinh trưởng 120 - 145 ngày; chiề u cao 2,8 - 2,9m; năng suất thân cây tươi đạt 55 - 60 tấn/ha; bẹ tươi 21 - 25 tấn/ha Hiện tại nguyên liệu đay sử dụng cho sản xuất bột cơ học nói chung và đặc biệt là bột giấy sản xuất theo công nghệ P-RC-APMP mới được hãng Andritz áp dụng tại một nhà máy do công ty Kenaf Industries, Texas - USA sở hữu với công suất 70.000 tấn/năm và gần đây nhất là dây chuyền công suất 100.000 tấn/năm cung cấp cho Nhà máy bột giấy Ph ương Nam đặt tại Long An - Việt Nam. 1.2 Phương pháp bảo quản đay Do đay là nguyên liệu thân thảo, thu hoạch hàng năm, dễ bị phân huỷ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Bởi vậy, các công đoạn sản xuất của nhà máy được thiết kế đồng bộ, tối ưu và phù hợp với điều kiện khí hậu, địa chất của các nước, đặc biệt trong khâu thu gom và tồn trữ và bảo quản nguyên liệu đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục. Các phương pháp bảo quản đay dùng cho công nghiệp giấy phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của từng nước. 1.2.1 Bảo quản đay ở Mỹ Đay được thu hoặc bằng máy công nghiệp. Sau thời gian để khô khoảng 10 ngày, đay được chặt mảnh và đóng ép thành kiện để bảo quản. Khi được đóng thành kiện th ể tích của đay có thể giảm đi đến 3 lần. Đay được đóng kiện có độ ẩm khoảng 10% - 12%. Các kiện sau đó được xếp chồng lên nhau tạo thành các đống nguyên liệu và bảo quản ngoài trời. Do điều kiện đất khô, không ngập nước, có tuyết về mùa lạnh nguyên liệu có thể tồn trữ và giữ được chất lượng trong thời gian từ 3 - 5 năm. 1.2.2 B ảo quản đay ở El Salvado Đay được thu hoạch trong khoảng thời gian giữa tháng 10 và 12, sau thu hoạch đay được để phơi khô ngoài ruộng khoảng 15 ngày. Đến khi độ ẩm của cây Hình 1.1 Sơ đồ dây chuyền đóng kiện đay ở Mỹ 6 đay giảm đến 20% thì các cây đay được bó thành bó và trở về sân bảo quản của nhà máy. Các bó đay khô được bảo quản trên sân bê tông với các gờ bê tông cao hơn mặt đất để thông gió. Các bó đay được xếp thành đống nằm trên các gờ bê tông theo từng lớp chồng lên nhau, các lớp được xếp đan chéo nhau. Trên cùng mỗi đống được che phủ bằng lớp nhựa vinyl hoặc một số loại lá cây để tránh mưa. 1.2.3 Bảo quả n đay tại nhà máy bột giấy và giấy Sekizan - Trung Quốc Đay được bảo quản trên các sân bê tông. Sân có các đường gờ bằng bê tông cao hơn mặt đất để thông gió và thoát nước. Các bó đay được xếp thành lớp, lớp nọ chồng lên lớp kia theo cách đan chéo nhau. Trên mỗi đống đay được phủ lớp nhựa hoặc một số loại thực vật (khuyến cáo là nên dùng lau sậy) để tránh mưa. Kích thước của mỗi đống đay là 4m (chiều rộng) x 30m (chiều dài) x 5m (chiều cao). Nếu trọng lượng riêng của đay bằng 0,25 thì mỗi đống sẽ có khối lượng đay tương đương 150 tấn. Giữa các đống có các khoảng trống để làm đường vào lấy nguyên liệu. 1.2.4 Bảo quản đay ở Băngladesh Thời kỳ thu hoạch đay là vào mùa mưa (giữ tháng bẩy đến cuối tháng chín), có độ ẩ m rất cao ở Bangladesh và tây Bengal (Ấn Độ). Hơn nữa số giờ nắng không nhiều và phần lớn thời gian là mưa. Sau khi thu hoạch độ ẩm trong cây khoảng 65 - 75%. Với độ ẩm như vậy nếu để đay nằm ngang sau 72 giờ nhiệt độ của nó sẽ lên tới 45 - 50 o C. Nhiệt độ tăng là do sự hoạt động của các vi sinh vật. Như vậy nếu để như vậy xơ sợi của cây nguyên liệu sẽ bị phân hủy. Hình 1.2 Mô hình bảo q uản đa y t ạ i Trun g Q uốc [...]... thành khối, bảo quản trong điều kiện có mái che và ngoài trời 11 PHẦN II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Nguyên liệu dùng cho nghiên cứu phương pháp bảo quản đay cho sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (P-RC-APMP) là giống đay cách, được trồng tại Thạnh Hóa - Long An Thời điểm thu hoạch vào tháng 9 niên vụ 2011 Khối lượng nguyên liệu dùng cho nghiên cứu là 64 tấn đay tươi... liệu đay có phủ nilon để mái che mưa Địa điểm bảo quản: tại Nhà máy bột và giấy Phương Nam 2.2.3 Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu gồm hai phần chính: - Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản và thời gian bảo quản tới chất lượng nguyên liệu: thành phần hoá học - Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bảo quản và thời gian bảo quản tới tính chất của bột giấy: độ trắng, tính chất cơ lý... 3.4.2 Tính chất của bột giấy hoá cơ tẩy trắng từ nguyên liệu đay Nguyên liệu đay sau thu hoạch được tiến hành sản xuất bột giấy hoá nhiệt cơ tẩy trắng theo công nghệ P-RC-APMP theo đúng quy trình đã được thiết lập Bột giấy sau tẩy trắng được xác định độ trắng, hiệu suất và tính chất cơ lý, kết quả được chỉ ra trong bảng 3.8 Bảng 3.8 Tính chất của bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng từ nguyên liệu đay STT Các thông... lý 2.2 Hoá chất và thiết bị sử dụng 2.2.1 Hoá chất - Hoá chất sử dụng trong nghiên cứu là hoá chất phân tích (PA) - Các loại hoá chất dùng cho xác định thành phần hoá học của nguyên liệu 12 - Các loại hoá chất dùng cho sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (P-RCAPMP) 2.2.2 Thiết bị - Máy nghiền bột tiêu chuẩn PFI, Áo sản xuất - Máy nghiền Hà Lan 20 lít, Đức - Máy nghiền bột cơ học do Ấn Độ sản xuất: +... đương với phương pháp xếp khối Độ trắng của bột giảm không nhiều, sau 12 tháng bảo quản giảm rõ rệt nhất, nhưng cũng chỉ xấp xỉ 6% so với bột giấy từ đay sau thu hoạch ở cả bốn phương pháp bảo quản Như vậy, đay nguyên liệu được bảo quản theo các phương pháp này có thể bảo quản được 8 tháng kể từ sau khi thu hoạch Với thời gian bảo quản này, bột giấy sản xuất từ đay theo công nghệ P-RCAPMP vẫn bảo đảm... vậy ở phương án bảo quản này đay nguyên liệu cũng chỉ đảm bảo được chất lượng cho sản xuất bột giấy với thời gian bảo quản là 8 tháng Độ trắng của bột giấy ở phương pháp bảo quản xếp đống tròn có mái che có giá trị cao nhất xấp xỉ với độ trắng của bột giấy từ đay sau thu hoạch từ sau 2 tháng đến 10 tháng bảo quản Nhưng đến sau 12 tháng độ trắng của bột giấy có giá trị tương đương với độ trắng của bột. .. các phương án bảo quản khác Do điều kiện thiết bị sản xuất bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng theo công nghệ PRC-APMP không thể xác định được hiệu suất của cả quá trình sản xuất bột giấy, nên hiệu suất được trình bày trong bảng 6 là hiệu suất tẩy bột giấy Các kết quả cho thấy thời gian cũng như phương pháp bảo quản không ảnh hưởng tới hiệu suất tẩy trắng của bột giấy hiệu suất cao tẩy trắng Các kết quả nghiên. .. Nguyên liệu đay sau thu hoạch và sau các thời gian bảo quản 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 8 tháng, 10 tháng và 12 tháng theo bốn phương pháp bảo quản khác nhau, được tiến hành sản xuất bột giấy hoá nhiệt cơ tẩy trắng theo công nghệ P-RCAPMP đã được xác lập trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2010: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột giấy APMP từ cây đay Việt Nam (Kenaf) Nhưng trong phần tẩy trắng, không... nguyên liệu cho thấy ở phương án bảo quản theo cách xếp khối có mái che và không có mái che, kết quả không gần như tương đương nhau Nhưng ở phương án xếp đống tròn có mái che và không có mái che thì kết quả có sự khác nhau rõ rệt 3.5.2 Tính chất của bột giấy hoá nhiệt cơ tẩy trắng Bột giấy hoá cơ tẩy trắng sản xuất theo công nghệ P-RC-APMP từ nguyên liệu đay sau bảo quản theo bốn phương pháp khác nhau... đay tươi 2.1.1 Sân bảo quản Sân bãi bảo quản nguyên liệu được đổ bê tông cao hơn xung quanh Trên mặt sân dùng cho bảo quản theo phương pháp xếp thành khối có đổ các gờ bê tông cao hơn mặt sân để thông gió và thoát nước 2.1.2 Các phương pháp bảo quản + Phương pháp 1: Đay được bó thành bó và được xếp theo phương thẳng đứng thành các đống tròn để bảo quản ngoài trời + Phương pháp 2: Đay được bó thành bó . VỀ CÂY ĐAY, PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT GIẤY HOÁ NHIỆT CƠ TẨY TRẮNG (P-RC-APMP) 3 1.1. Cây đay - nguyên liệu dùng cho sản xuất giấy 3 1.2. Phương pháp bảo quản đay 5 1.3 PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Nguyên liệu dùng cho nghiên cứu phương pháp bảo quản đay cho sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (P-RC-APMP) là giống đay cách, được trồng tại Thạnh. Nghiên cứu phương pháp bảo quản đay cho sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩ y trắng (P-RC-APMP), với thời gian thực hiện là 24 tháng. Mục tiêu của đề tài là xây dựng được phương án kỹ thuật bảo quản

Ngày đăng: 05/02/2015, 18:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan